Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 

Chương 6: Tương Ưng Phiền Não 

CON MẮT

“3) Này các Tỷ-kheo, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai là tùy phiền não của tâm…”.

Nội dung đoạn số 3 này: Niềm đam mê trong 6 căn chính là phiền não của tâm. (Ở đây ngài Minh Châu không dùng chữ ‘phiền não’ mà dùng chữ ‘tùy phiền não’, trong trường hợp này thì đồng nghĩa.)

“4) Này các Tỷ-kheo, khi nào vị Tỷ-kheo đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ.”

Đoạn 4 trên đây có một sự hiểu lầm. Chữ ‘Đoạn 4 trên đây có một sự hiểu lầm. Chữ ‘khamati’là ‘kham nhẫn’, nhưng ở đây là chữ là ‘kham nhẫn’, nhưng ở đây là chữ ‘khāyati’ có nghĩa là ‘trở thành’, ‘giống như’ (to seem to be, to appear like) chớ không phải là ‘kham nhẫn’. Đây là sự nhầm lẫn thôi, dịch nhiều quá, ngó nhiều quá mệt thì lộn thôi.

Đoạn kinh (3) và (4) dịch lại thế này: “Niềm đam mê trong 6 căn chính là phiền não của tâm. Khi nào đối với sáu căn không còn tiếp tục đam mê nữa thì lúc đó tâm mình Đoạn kinh (3) và (4) dịch lại thế này: “Niềm đam mê trong 6 căn chính là phiền não của tâm. Khi nào đối với sáu căn không còn tiếp tục đam mê nữa thì lúc đó tâm mình hướng về ly dục”.

Bài kinh này nếu không có ai hướng dẫn giải thích, không có chánh tạng chú giải thì rất tối nghĩa, khô khan mịt mù. Nhưng nội dung bài kinh này rất là sâu: Toàn bộ sự hiện hữu ở đời là khổ. Các khổ đều đi ra từ niềm đam mê trong sáu căn.

Do tiền nghiệp quá khứ mà mình sanh ra trong đời này, tùy ở hoàn cảnh môi trường nào mà mình có niềm đam mê khác nhau. Giả dụ, tôi và các vị đang cùng có mặt trên trái đất này, ngày này, tháng này năm này, nhưng rõ ràng trong room này, những người nam đang nghe chúng tôi nói, tôi nghĩ rằng họ có những cái thích không giống tôi, và người nữ thì bên cạnh có những cái thích giống tôi thì họ có vô vàn những cái thích không giống tôi. Chúng ta khác nhau nhiều lắm. Chính từ những cái khác này, cộng với duyên nghiệp chúng sinh, mới tạo ra bao nhiêu thứ sai biệt về văn hóa, nghệ thuật, thời trang, ẩm thực v.v… Ngay cả phương tiện đi lại thì Paris Hilton thích xe của mình (chiếc BMW hay chiếc Bentley) sơn màu hồng phấn (pink); mấy đại gia Trung Đông thì thích mạ vàng; bên Nga thì họ cầu kỳ hơn, họ cẩn pha lê swarovski. Chỉ trong chiếc xe lăn bánh trên đường, xê dịch từ điểm này qua điểm kia thôi mà đã có quá nhiều sai biệt về sở thích rồi, nói chi trong chuyện ăn uống, du lịch… thì đều khác nhau hết. Nói gọn lại, trong thế giới này, bao nhiêu thứ sai biệt đều đi ra từ sở thích và duyên nghiệp của chúng sinh. Ví dụ như tôi thích cái đó nhưng duyên nghiệp của tôi không được như quí vị tôi chuyển qua cái thích khác. Giả dụ tôi thích ăn đồ sống, tôi có phước sanh ra làm con người thì tôi ăn gỏi ngựa, gỏi cá sống, ăn sushi; còn nếu vô phước thì tôi sanh làm con cọp con bẹo, những loài ăn thịt sống. Chỉ vậy thôi, chẳng qua là duyên nghiệp đẩy vô cảnh giới đó, chớ không có cái gì hay ho, độc đáo, tốt đẹp trong cuộc đời này hết.

Nội dung bài kinh này: Toàn bộ thế giới quẩn quanh trong niềm đam mê sáu căn. Ngày nào không còn tiếp tục đam mê trong sáu căn thì mới thật sự là giải thoát.

Quí vị trong room nếu là Bắc Tông chắc biết câu kinh này: “Đức Phật là bậc Lưỡng túc tôn. Chánh pháp của Thế Tôn là Ly dục tôn…”. Nghĩa là trong các loài hai chân thì Đức Phật là số một; trên đời này có biết bao nhiêu hệ thống triết lý tôn giáo, pháp môn hành trì v.v… tất cả các tư tưởng, tôn giáo, pháp môn đó mà không dẫn đến ly dục thì còn quẩn quanh. Bà-la-môn giáo ngày xưa có khả năng tu tập thiền định đắc chứng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nhưng rồi sống hết tuổi thọ trên cõi Phạm thiên Vô sắc đó rồi cũng sanh trở xuống. Hễ ly dục thì sanh về cõi Sắc, ly Sắc thì sanh về cõi Vô sắc. Tới đó là cao nhất, rồi quay trở xuống đơn vị gốc là cõi Dục. Chánh pháp của Thế Tôn được gọi là Ly dục tôn nghĩa là chủ trương lìa bỏ tất cả niềm đam mê dù đam mê trong Dục hay trong Thiền. Cần thì tu thiền, lấy Thiền làm phương tiện để tu tập tuệ quán (tức là lấy Định làm nền tảng cho Tuệ) nhưng không đam mê trong các thiền định và thần thông.

Tinh thần cốt lõi của chư Phật là ly dục, nhờ vậy lìa bỏ Tập đế. Dứt trừ Tập đế thì không còn Khổ đế; chứng ngộ Diệt đế, và con đường ly dục đó chính là Đạo đế.

Bài kinh này đọc lướt qua không thấy gì nhưng đây là bài kinh có nội dung về Bốn Đế. Bài kinh này tuy ngắn nhưng vẽ lại diện mạo và bản chất của thế giới này: quẩn quanh trong niềm đam mê sáu căn.

“4)….Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ”. Chỗ này ngài Minh Châu dịch ‘kham nhẫn’ là sai. Trong chánh kinh, chữ này là “kammaniyaṃ khāyati”.“Kammaniyaṃ”nghĩa là ‘tự tại’ (useful, helpful).

Một người còn phàm không tu hành, phiền não đầy ắp, trốn khổ tìm vui nhưng không mấy khi được toại nguyện. Một người ly dục, trước tiên là không thích gì hết nên họ không bị thất vọng. Một người tu tập pháp ly dục, dù chưa thành thánh, cảnh giới họ đi về vẫn là cảnh giới cao cấp, sanh ra muốn gì được nấy nhờ tu hành hạnh không thích gì hết.

Ly dục có hai cấp độ: Cấp một: nhờ ly dục mà có ngũ thông, sinh hoạt như ý; cấp hai: Chứng lậu tận thông, tức tứ đạo La-Hán; cộng chung là lục thông (chaḷabhiññā). Thân với tâm họ là một, họ muốn sao cũng được, còn mình thì thân với tâm là hai. Ví dụ, như một người liệt, họ muốn giơ tay nhưng không được, họ muốn nói nhưng lưỡi không làm việc. Còn mình, mình không bị liệt, mình muốn đi đâu thì đi, nhưng mình còn những hạn chế như phải có tiền, có passport, có visa, mình bị ràng buộc quá nhiều. Người không phiền não lại cộng với có thần thông nữa thì họ không bị ràng buộc.

(Đoạn 4) “…tâm vị ấy hướng về ly dục” tâm vị ấy trở nên dễ sử dụng, dễ điều khiển”.

Chữ Tâm’ ‘ở đây ám chỉ cho tâm hành giả đang tu Chỉ và Quán.

‘Ly dục’ (nekkhamma) ở đây ám chỉ cho 4 đạo, 4 quả và Niết bàn (navalokuttaradhamma: 9 Pháp Siêu thế).

Quí vị đã nghe xong bài kinh Con Mắt. Hễ mình còn có tham dục trong sáu căn thì mình còn bị giới hạn sinh hoạt. Ngày nào mình ly dục thì tâm mình trở nên tự tại và đời sống của mình cũng tự tại. Sự tự tại đó gọi là “kammaniyaṃ khāyati”

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app