Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Vườn Hoa Hoan Hỷ

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Vườn Hoa Hoan Hỷ

Am Tranh

Hôm qua chúng ta đã có trang blog của Vietheravada, trong đó có điểm đặc biệt là mỗi bài học đã qua chúng ta có phần chánh kinh và phần chú giải Pāḷi. Xin thưa với đại chúng một điều đó là một phần ba tâm nguyện của tôi đã được thực hiện với cái room và với trang blog Vietheravada. Tôi mong rằng nếu không ai làm thì mình là người khởi xướng cũng được. Phải xây dựng cho Phật tử một thói quen đó là nghiên cứu kinh điển phải tới nơi tới chốn, chứ nếu nghe kinh tạng theo kiểu suy diễn thì nguy nhiều chỗ. Điều thứ nhất, Chánh pháp khó gặp thân người khó được mà mình không được nghe phần giải thích của bậc hiền thánh thì thật là điều hoang phí. Điều thứ hai là hiểu lầm kinh điển thì chỉ mang họa chứ không có được phúc. Điều thứ ba là kinh điển được diễn dịch một cách tùy tiện thì sau này bất cứ ai cũng có quyền suy diễn kinh điển, khi đó thì PG chỉ có mất thôi. Thân người khó được Chánh pháp khó gặp mà chỉ được nghe ý riêng của giảng sư thì quá hoang phí, giống như thay vì vô rừng được ngắm cảnh ăn trái ngon thì lại vô rừng chỉ ăn toàn nấm độc. Nếu các vị nghi ngờ điều tôi vừa nói thì vào Trung Bộ Kinh xem bài Kinh Ví dụ Con Rắn. Người bắt rắn không khéo sẽ bị rắn cắn, người học hỏi Phật ngôn mà học không đúng cách, học hiểu lầm, ngộ nhận thì sẽ mang họa thôi. Tôi lấy ví dụ này quí vị nghe là bắt buộc phải tin, mình học kinh điển mà học không đúng mức, có thể dễ duôi hơn. Các đây hai hôm, một Phật tử người VN rất giỏi ngoại ngữ đến nói với tôi: Sư nói ghê quá đi, Sư nói thân người khó được, cơ hội sa đọa rất dễ. Sao con nghe vài vị sư Tích Lan nói rằng, mình thọ tam qui ngũ giới rồi, trong đời sống mình sống tròn trách nhiệm bổn phận với gia đình thì chắc chắc sanh thiên thôi, vì đâu có được bao nhiêu người qui y Tam Bảo, đâu có bao nhiêu người giữ được năm giới, sống tròn trách nhiệm với gia đình theo tinh thần Phật tử, đâu có bao nhiêu người biết hộ trì Tam Bảo… như vậy là dứt khoát phải sanh thiên rồi. Cổ nghe vậy xong thì thấy nhẹ nhàng quá. Tùy quí vị muốn nghĩ sao thì nghĩ, cứ xem cách diễn dịch, một người thì làm cho người ta sợ, một người thì làm cho người ta thấy thanh thản. Hoặc tôi xin phép ví dụ một chuyện nữa chắc làm phiền nhiều người trong room, đó là khi tôi nghe HT Nhất Hạnh giảng về thiền, tôi thấy tôi không sợ luân hồi, Hòa thượng nói mình cũng quán chiếu, hít vô thở ra mỉm cười, nhưng sự vô thường theo HT thì giảng đẹp lắm, đó là sự đắp đổi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Cái cao siêu ở đây thì HT nói rất là đúng, nhưng chỗ HT dẫn mình vào thì làm cho mình có cái nhìn khác về dòng sinh tử. HT nói mình đi từ cái thân này qua cái thân khác giống như sự luân lưu hoán chuyển của dòng nước hoặc một chiếc lá, từ cái này biến mất thành cái khác và tiếp tục phục vụ nữa. Nước lúc nào ở dưới cống dưới mương, bây giờ bốc hơi về trời làm mây bay rồi rơi xuống nuôi cây cỏ vạn vật trên hành tinh này, rồi một lúc nào đó hư hao rã mục hóa thân vào đất từ đó có cái khác sinh sôi nẩy nở lên. Sống bằng tâm niệm như vậy, khi ta uống một ly nước ta cũng đang cảm nhận trở về cái lòng đất mẹ. Khi ta cầm một đóa hoa hãy trân quí nó, và khi bước đi trên đất ta có cảm giác đang dẫm trên hình hài em bé hồng hào, do đó lòng ta lúc nào cũng cẩn trọng nhẹ nhàng hết, phải trân quí yêu thương bảo vệ môi trường v.v… Tôi nghe một hồi tôi có cảm giác chuyện luân hồi không phải là chuyện mình phải lìa bỏ nữa.

Hôm nay chúng ta có blog Vietheravada rồi, có phần chánh kinh của HT Minh Châu và chú giải Pāḷi. VN không phải là không có người đọc được Pāḷi, ví dụ thầy Đỉnh (TT Ngộ Đạo ngày xưa), chưa kể các vị tăng sinh đặc biệt là Tích Lan, khả năng đọc Pāḷi không khó khăn. Những ngọa hổ trong làng cư sĩ VN, họ bỏ công ra dùi mài để đọc hiểu thì chuyện đó không có khó. Hôm nay chúng ta có nhiều bản dịch trên internet: bản tiếng Thái, Anh, Đức, chưa kể tiếng Tàu nữa. Tôi từng thấy bản dịch Thắng Pháp Tập Yếu Luận bằng tiếng Tàu, và bản chú giải Abhidhamma cũng bằng tiếng Tàu. Có những vị sư người Hoa, chẳng hạn như sư Dhammajoti – vị sư TQ nghiên cứu Abhidhamma, một tay uyên bác về A Tỳ Đàm, Pāḷi, Sanskrit, đặc biệt có bằng tiến sĩ với luận án nghiên cứu về A-tỳ-đàm PG Các Bộ Phái, viết rất nhiều sách, nên mình cũng có niềm tin lớn rằng với người nghiên cứu VN dùng internet và có khả năng ngoại ngữ nữa thì cả đời này không bao giờ đọc hết tài liệu mà mình cần. Ngày hôm qua tôi nói, nếu có hỗ trợ thì nên hỗ trợ các cơ sở, tổ chức trực tiếp ảnh hưởng đến chuyện hoằng pháp nhiều hơn là xây chùa. Chùa chỉ là chỗ cho tăng ni ở, đừng chỉ chú trọng tới chùa mà quên chuyện hoằng pháp, nếu tập trung song song cả hai thì tốt.

[16] Ly thân ác pháp, đính hôn thiện pháp.

Sáng nay mình làm việc với bài kinh Am Tranh. Thời Đức Phật chuyện chư thiên đến hầu Ngài rất là thường. Có một người khuất mặt tìm đến Đức Phật để hỏi đạo, trước hết, vị này đọc một bài kệ mà ý nghĩa phải nói là nếu có học đạo thì mình đoán mò ra được, còn người không học đạo thì thấy bài kệ kỳ lạ vì vị này và Thế Tôn biết rõ nhau. Giữa những người có thần thông họ nói chuyện như vậy đó, giống như những người đánh cờ tướng bằng miệng, không có bàn cờ:

“Ngài không có am tranh,

Ngài không có tổ ấm,

Ngài không có dây giăng,

Ngài thoát khỏi hệ phược.”

Chữ ‘dây giăng’, trong bản Pāḷi là ‘santānakā’. Chữ này rất nhiều nghĩa, tôi không hiểu vì sao HT Minh Châu dịch là ‘dây giăng’. ‘Santānakā’ là ‘sự nối dõi’, ‘tiếp nối’ từ đời này sang đời khác. ‘Santānakā’còn có nghĩa ‘rễ phụ’. Nếu ai đó hỏi tôi chọn giùm trong tiếng Pāḷi 10 từ quan trọng nhất về những vấn đề lớn của Phật pháp để người Phật tử học thuộc lòng thì một trong những từ đó phải có từ ‘Santāna’. Chữ này vô cùng quan trọng, vì đối với một người không phải là Phật tử thì họ chỉ có hai cách nghĩ về bản thân mình:

1. Chết rồi là hết, kiếp trước không có, kiếp sau không có, do điều kiện đặc biệt ngẫu nhiên nào đó tôi có mặt trong đời này, xong rồi thì thôi, người chết hết việc – đó là đoạn kiến.

2. Không rõ tôi từ đâu tới nhưng biết tôi đi vất va vất vưởng từ đời này sang kiếp khác, cái thân này mất đi thì cái vong hồn của tôi tiếp tục đi nữa, mãi hoài trong nhân gian – đó là thường kiến.

Người Ấn Độ thì nghĩ rằng khi chết rồi thì có lúc làm trùn làm dế, làm trâu làm bò, có tu hành thì trở lên làm người, cứ như vậy, khi nào có tu tập đầy đủ công đức thì lúc nào đó trở về hợp nhất với Phạm Thiên chí tôn trên cõi Phạm Thiên, vì mỗi chúng ta là từng mảnh vụn lấy ra từ Đại ngã của Phạm thiên; những mảnh vụn này trên đường lưu lạc thu gom công đức thì ngày trở về với nguồn cội nhập một với Phạm Thiên nhanh hơn, con đường ngắn hơn, còn nếu không tu hành công đức gì hết thì mảnh vụn sẽ rời xa nguồn gốc trôi dạt hết từ đời này sang đời khác – đó là quan điểm của Ba-la-môn giáo ngày xưa. Ngày nay thì đạo ông bà, đạo ông tư bà tám, yoga, khí công…; cuối cùng đi đến một nhận thức rất là mơ hồ mà mình không bao giờ bỏ thời gian ra để kiểm chứng đúng hay sai đó là sống sao chết vậy; chết đời này sanh ra đời khác. Những nhận thức thường kiến giống nhau là có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, đi hoài đi mãi. Theo tinh thần PGNT thì điều này tuyệt đối không có, mà là nhân tạo ra quả, trong quả đó nếu có tu tập thì chấm dứt sanh tử, nếu không thì nhân sanh tử tạo ra quả sanh tử. Ví dụ, do nhân sinh tử tôi có tham có si có tâm thiện tâm thiền, khi tôi có tác động vào những tâm đó thì trong vô số kiếp luân hồi có lúc thiện lúc ác. Lúc thiện trổ tôi sanh làm người, đó là quả lành của một tâm thiện. Nhưng trước khi mang thân người thì tôi đã trải qua vô số điều thiện điều ác, đủ duyên thì mới trổ quả. Chẳng hạn như tôi là người đàn ông VN tên Lê Văn Tèo, do một cái phước A1 nào đó tôi được mang thân người làm đàn ông, nhờ phước A2 tôi sanh trong gia đình giàu có, thông minh học giỏi, nhưng vì cái nghiệp A3 mà tôi bịnh hoạn hoài nên lấy xong bằng tiến sĩ ba mươi mấy tuổi thì chết yểu. Trong thời gian tôi sống, do phước nào đó tôi rất thành công trong danh lợi, quyền hành chức vụ, nhưng do nghiệp nào đó trong quá khứ tôi hay bị hiểu lầm. Một kiếp sống là một cơ hội lớn cho nhiều ác nghiệp và thiện nghiệp của đời trước trổ quả, có những nghiệp nhẹ (nghiệp bình dân), còn như nghiệp nặng thì mất mạng, chuyển sang kiếp sống khác. Hãy nhớ Lê Văn Tèo bây giờ không phải là con người của một kiếp trước nào đó mà chỉ là kết quả của một kiếp trước nào đó thôi. Cái nhân không phải là quả mà quả cũng không phải là nhân. Nhân là cái tạo ra quả, và quả là cái được tạo ra, là sản phẩm của nhân chứ không phải là nhân. Không bao giờ có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, mà tất cả được diễn ra theo lực đẩy: nhân tạo ra quả, quả tạo ra nhân khác, quả đi ra từ nhân nhưng không phải là nhân, sự kết nối đó gọi là ‘…; cuối cùng đi đến một nhận thức rất là mơ hồ mà mình không bao giờ bỏ thời gian ra để kiểm chứng đúng hay sai đó là sống sao chết vậy; chết đời này sanh ra đời khác. Những nhận thức thường kiến giống nhau là có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, đi hoài đi mãi. Theo tinh thần PGNT thì điều này tuyệt đối không có, mà là nhân tạo ra quả, trong quả đó nếu có tu tập thì chấm dứt sanh tử, nếu không thì nhân sanh tử tạo ra quả sanh tử. Ví dụ, do nhân sinh tử tôi có tham có si có tâm thiện tâm thiền, khi tôi có tác động vào những tâm đó thì trong vô số kiếp luân hồi có lúc thiện lúc ác. Lúc thiện trổ tôi sanh làm người, đó là quả lành của một tâm thiện. Nhưng trước khi mang thân người thì tôi đã trải qua vô số điều thiện điều ác, đủ duyên thì mới trổ quả. Chẳng hạn như tôi là người đàn ông VN tên Lê Văn Tèo, do một cái phước A1 nào đó tôi được mang thân người làm đàn ông, nhờ phước A2 tôi sanh trong gia đình giàu có, thông minh học giỏi, nhưng vì cái nghiệp A3 mà tôi bịnh hoạn hoài nên lấy xong bằng tiến sĩ ba mươi mấy tuổi thì chết yểu. Trong thời gian tôi sống, do phước nào đó tôi rất thành công trong danh lợi, quyền hành chức vụ, nhưng do nghiệp nào đó trong quá khứ tôi hay bị hiểu lầm. Một kiếp sống là một cơ hội lớn cho nhiều ác nghiệp và thiện nghiệp của đời trước trổ quả, có những nghiệp nhẹ (nghiệp bình dân), còn như nghiệp nặng thì mất mạng, chuyển sang kiếp sống khác. Hãy nhớ Lê Văn Tèo bây giờ không phải là con người của một kiếp trước nào đó mà chỉ là kết quả của một kiếp trước nào đó thôi. Cái nhân không phải là quả mà quả cũng không phải là nhân. Nhân là cái tạo ra quả, và quả là cái được tạo ra, là sản phẩm của nhân chứ không phải là nhân. Không bao giờ có một cái gì đó đi từ đời này sang kiếp khác, mà tất cả được diễn ra theo lực đẩy: nhân tạo ra quả, quả tạo ra nhân khác, quả đi ra từ nhân nhưng không phải là nhân, sự kết nối đó gọi là ‘Santāna’.

 

Chữ ‘kuṭikā’ ở đây HT Minh Châu dịch là ‘am tranh’ nhưng ‘kuṭikā’ không có nghĩa là ‘am tranh’. Trong tiếng Mỹ gọi là hut, nghĩa là lềuchòi. ‘Am tranh’ thì nghe sang quá nhưng nghĩa hơi hẹp. Dụng ý của vị này là muốn nói cái bào thai, bụng mẹ, ‘kuṭikā’là cái lều nhỏ hay cái nhà tạm không lớn.

‘Kulāvakā’ còn có nghĩa là ‘tổ ấm’. Từ gốc của nó là ‘tổ chim’ (nest), dịch là tổ ấm nghe rất hay nhưng đâu phải tổ nào cũng ấm đâu, nhất là khi tổ đó có cô vợ tào lao.

Khi vị Thiên nói Đức Phật không có gì hết, không có am tranh, tổ ấm, không người nối dõi, không hệ phược, Đức Phật xác nhận đúng, thì vị Thiên đó mới hỏi ngược lại: “Con nói am là gì? Nói tổ ấm là gì? Nói dây giăng là gì? Nói hệ phược là gì?”. Đức Phật trả lời: “Ông nói am là mẹ, Nói tổ ấm là vợ, Nói dây giăng là con, Nói hệ phược là ái”. Theo chú giải, sở dĩ ‘túp lều’ (am tranh) là ‘mẹ’ vì mỗi con người trước khi đi vào đời, trạm đầu tiên chính là bào thai của người mẹ, bào thai đó ẩn dụ là cái túp lều. Tổ chim là vợ bởi vì đó là cái có được sau khi con chim lớn lên, tự đi kiếm ăn được và ra sức làm cái tổ. Người đàn ông khi có gia đình sau giờ phút bôn ba kiếm ăn bên ngoài thì trở về với người vợ chờ ở nhà như con chim sau một ngày đi kiếm ăn tối trở về cũng có chỗ trú vào tổ qua đêm. Vì vậy mới dẫn tới cái ẩn dụ người vợ là tổ chim. Người con là ‘sự nối dõi’ vì con cái là hình ảnh trung thực của mình, là phản ảnh của mình, là hình bóng trên vách hay trong gương của mình, là phiên bản của mình. Vì vậy, đối với rất nhiều người, họ có thể bỏ chồng bỏ vợ nhưng không thể bỏ con bởi vì đứa con là sự kết nối trực tiếp giữa họ và chúng. Trên tất cả, chính cái tham ái ràng buộc cả ba thứ này lại với nhau. Một vị La-Hán trước khi chứng đạo có thể có mẹ, có vợ, có con, sau khi chứng La-Hán rồi nhìn lại họ bằng một tâm trạng rất là khách sáo, xem đó là ba chúng sinh như bao chúng sinh khác, mặc dù đạo đức xã hội phải có trách nhiệm, một A-la-hán cũng giúp mẹ, giúp vợ, giúp con trong chừng mực nào đó. Có một vị tỳ kheo chứng A-la-hán khi được bạn bè hỏi: Ngài đi tu có nhớ con không? Vị này nói: Nhớ chứ, con của mình sao mình không nhớ. Nhưng một thời gian sau khi chứng A-la-hán rồi thì ngài trả lời khác hơn một chút. Đức Phật xác nhận, đối với một vị La-Hán, trước khi đi xuất gia cũng có những tình cảm này kia nhưng khi đi xuất gia rồi thì cũng có thể có những quan hệ nhưng cái nhìn của vị ấy về mọi sự đã khác đi. Vì sao? Vì cái quan trọng là cái thứ tư, đó chính là khi ái không còn thì ba cái kia cũng không còn tác dụng cũ, không còn cuốn hút cũ. Tổ ấm là tình cảm vợ chồng, cái chòi chỉ cho bà mẹ, sự nối dõi chỉ cho đứa con, nhưng cả ba không còn là vấn đề đối với một người không còn tham ái nữa. Dĩ nhiên những người ở trong room này là cư sĩ thì vẫn còn có một mái ấm gia đình, tuy nhiên bài kinh này cho chúng ta nhận thức quan trọng đó là: đối với ác pháp, nếu chưa ly dị được thì phải ly thân. Nếu có những điều tốt trong đạo mình chưa làm được như đi xuất gia hoặc tham dự các khóa thiền thì cũng chuẩn bị tâm lý điều kiện để mai này có thể làm được những điều đó, đối với thiện pháp chưa kết hôn thì đính hôn trước. Nếu mình vẫn còn có ‘cái chòi’, ‘cái am’ thì phải chịu thôi, phải lo cho cái am cái chòi đó, phải có trách nhiệm, tuy nhiên hãy chuẩn bị đời sống tâm lý, thường thường tâm niệm “tôi sẽ làm chuyện đó”, để việc mình mong muốn sẽ gần hơn. Nếu duyên không đủ, lỡ may chết đi thì cũng ra đi trong tâm trạng một người đã xuất gia, đã tu thiền tâm lý, cái này còn quí hơn là xuất gia hình thức, tu thiền hình thức.

 

SAMIDDHI

Ngài Samiddhi rất đẹp. Gần chỗ ở của ngài có một suối nước nóng, sáng sáng ngài đến đó tắm xong rồi đi bát. Một hôm có cô tiên nữ (địa cư thiên) nói với ngài:

“Không hưởng, Ông khất thực,

Nay khất thực, không hưởng,

Hãy hưởng rồi khất thực,

Chớ uổng phí thời gian.”

Theo chú giải, ‘hưởng’ ở đây nghĩa là hưởng thọ năm dục, sống đời cư sĩ. Cô tiên hỏi, tại sao ngài buông bỏ đời sống dục lạc, (không hưởng = không chịu sống đời cư sĩ; khất thực = sống đời xuất gia), chính vì ông đi xuất gia nên ông không có cơ hội hưởng thụ đời sống dục lạc của cư sĩ, thôi thì bây giờ ông quay về đời sống hưởng thụ đi rồi đi tu sau, chứ không là uổng phí thời gian lắm, đó là nội dung bốn câu đầu. Ngài Samiddhi trả lời:

“Thời Ông, ta không biết.

Thời ta, ẩn không hiện.

Không hưởng, ta khất thực,

Không uổng thời gian ta.”

Chữ “thời” trong chánh tạng Pāḷi là “Kāla”, nhưng trong chú giải là “Māraṇa kāla” là thời điểm từ trần. Tôi nghi người dịch ở đây không phải là HT Minh Châu, vì nếu là ngài Minh Châu thì ngài sẽ đọc chú giải. Ở đây không thể gọi là “Ông” được mà phải là “nàng” hay “cô”.

“Kālaṃvohaṃ na jānāmi, channo kālo na dissati;

Tasmā abhutvā bhikkhāmi, mā maṃ kālo upaccagā’’ti.

Khi nào cô chết thì ta không biết, lúc nào ta qua đời ta cũng không biết, đó là lý do tại sao mà ta không sống đời cư sĩ mà ta sống đời xuất gia, chỉ như vậy thì ta mới không hoang phí, cuộc đời của ta.

‘Upaccagā’: để trôi đi, hoang phí

Câu Pāḷi này được dịch sát, và cộng với sự gò bó theo thể văn kệ nên câu kinh đã mù mịt rồi càng mù mịt thêm.

“Này Tỷ-kheo, hãy thọ hưởng các ái dục của người đời. Chớ có bỏ hiện tại mà chạy theo những gì bị thời gian chi phối”.

Vị tiên nữ chưa chịu dừng lại, còn cố nói thêm: Ngài còn trẻ quá mà, ngài cứ quay lui với đời sống thế tục đi, hãy hưởng thụ đi tại sao cứ lìa bỏ cái hiện tại và chạy theo cái phù phiếm (kālikā), ngài khỏe trẻ đẹp, nhựa sống căng tràn (hiện tại trước mắt), bận tâm chi đến chuyện chết chóc, xa vời.

‘Kālikā’: ‘phù phiếm’, HT Minh Châu dịch là “thời gian chi phối”.

Ngài trả lời: Ta đâu có chạy theo phù phiếm, chính ta là người sống trong hiện tại mới đúng đó chứ. Thì ra cái “hiện tại” của nàng là nàng nói cái trẻ cái khỏe cái đẹp. Còn hiện tại của ta là danh sắc, những buồn vui thiện ác đang diễn ra trong từng phút, sống nhìn ngắm những cái đó mới là sống trong hiện tại. Còn nàng hiểu sống hiện tại là tận hưởng các điều kiện rất đỗi thế tục là hiểu theo cách hiểu tầm thường ở thế gian. Rõ ràng giữa một người có đạo và người không có đạo nhận thức về đời sống khác nhau xa lắc. Người thì nói đời sống ngắn quá không hưởng thì uổng – đó là ma nói. Nói theo lời Phật thì đời sống ngắn quá thì thời gian đâu mà hưởng. Ta không có nhiều thời gian để ngồi hưởng thụ đời sống để rồi một ngày nào đó lăn đùng ra mà chết, lạnh ngắt, vô duyên. Tuổi của tôi bây giờ là gần 50 rồi, không biết là già hay trẻ, nhưng có một chuyện mà tôi cứ ngại hoài, cái ngại này nhiều người nghe sẽ nói rằng, khi nào tới hẵng hay, Sư tu mà có gì đâu Sư sợ. Nghe cách nói của họ thì rất là cao siêu. Tôi sợ nhất là ở gần những người như vậy, họ tưởng suy nghĩ của họ cao siêu minh triết lắm. Nhưng sao mình không lo được, một đêm nào đó phát hiện ra một bên tay không nhấc lên được, đó là nhẹ, còn nặng là mình phát hiện ra toàn thân mình chỉ còn cái đầu suy nghĩ được mà thôi. Miệng nói không được, thân dưới thì không nghe mình nữa, tay chân thì như thể không mắc mớ gì mình nữa hết. Hãy thử tưởng tượng coi ngày đó mình sống ra làm sao và làm ơn nhớ giùm chuyện này, chuyện này quí vị không thể ngồi làm thơ được đâu. Đó là, vợ mình chồng mình con mình, lúc mình còn ok thì họ cư xử khác, một ngày nào mình tiêu tiểu tại chỗ, không còn làm ra tiền nữa, không còn nói năng được nữa, các mối quan hệ xã hội đã vô hiệu, thì lúc đó đừng trách người ta trở mặt. Sống thì không thể nào không chuẩn bị tâm lý cho ngày xấu nhất. Từng đi tụng kinh cho những người nằm liệt giường, tôi biết, con cháu nó để cho hôi rình, có quí sư quí thầy tới thì nó dọn chút đỉnh. Với cái mùi phảng phất còn lại thì tôi cảm nhận người này đã từ lâu rồi họ sống hôi thúi dữ lắm, nằm lâu quá lở loét mà con cháu thì không trở mình, chỉ lo trở mặt. Càng thúi càng hôi thì càng bực mình tủi thân, bực dọc rồi thì con cháu càng có cớ để xa lánh. Nhà cao cửa rộng không thiếu thứ gì nhưng chết khát không biết kêu ai, nửa đêm đau bụng đi ra quần mà không gọi được con cháu vì chúng lo ngủ, lo coi phim, lo chơi… Ngài Samiddhi nhớ đến những điều đó nên nói với tiên nữ: khi nào ta chết thì ta cũng không biết, đó là lý do mà ta không sống đời cư sĩ mà phải đi xuất gia. Nàng tiên nữ mới nói thêm: sao ngài lại bỏ hiện tại mà chạy theo những cái phù phiếm. Ngài Samiddhi trả lời: sống như tôi mới là sống không phù phiếm, các dục là vui ít khổ nhiều. Tiên nữ hỏi thêm: Ngài nói ngài sống trong hiện tại, lìa bỏ phù phiếm, các dục là vui ít khổ nhiều, ngài có thể nói vì sao ngài lại nói như vậy hay không. Ngài Samiddhi trả lời: Tôi mới xuất gia, được nghe làm sao tôi lặp lại y vậy, muốn hiểu sâu hơn xa hơn thì đến gặp Thế Tôn và hỏi đi. Theo chú giải, tiên nữ nói chung quanh Thế Tôn lúc nào cũng đông chư thiên và các bậc đại uy lực không dễ gì gặp được, mang thân nữ này tới đó không tiện. Ngài Samiddhi nói nếu như vậy thì đi chung với ngài. Khi đến nơi, đảnh lễ Thế Tôn xong, ngài Samiddhi thưa lại với Đức Thế Tôn cuộc nói chuyện giữa hai người và nói: cổ đi đâu mất rồi. Tiên nữ khi đó mới lên tiếng: Xin ngài cứ hỏi Thế Tôn đi, tôi đã đến đây rồi tôi theo ngài mà ngài không thấy. Lúc nói chuyện thì tiên nữ hiện hình cho ngài thấy, còn lúc đi theo thì lại ẩn thân. Quí vị không quan tâm đến những vấn đề siêu hình hay những vấn đề mang tính cách khó tin thì cứ bỏ chuyện này qua một bên, tôi cũng vốn là người thiên hạ vô địch nghi ngờ không có tin linh tinh, có nhiều chuyện trong chú giải là hệ quả tất yếu của một sự giao thoa văn hóa, nghĩa là khi Thế Tôn Niết bàn rồi thì các vị biên soạn một bối cảnh văn hóa nào đó, trong điều kiện xã hội nào đó dứt khoát phải đính kèm theo đó sự vay mượn. Ví dụ như hôm nay nghe những vị hòa thượng có chút tân học như HT Thiên Ân, HT Nhất Hạnh, HT Minh Châu nói chuyện, hoặc đọc sách của các vị đó thì sẽ thấy phảng phất bóng dáng, hơi hướng của thời đại rất đậm nét, còn nếu như nghe HT Trí Quảng, HT Thanh Từ thì không thấy nhiều lắm bóng dáng thời đại trong đó. Ở đây cũng vậy, những vị biên soạn chú giải toàn những người uyên bác, sở hữu học vấn thế tục rất là sâu rộng. Chẳng hạn trong phần đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo có nói về thân thế của ngài Buddhaghosa, hoặc là trong Mi Tiên phần đầu nói về ngài Na Tiên (Nāgasena) hoặc trong chú giải bộ Luận Điểm (Kathāvatthu) nói về ngài Moggaliputta Tissa. Moggaliputta Tissa là vị chủ trì kỳ kiết tập thứ 3 và là chủ biên để san định bộ Kathāvatthu – bộ thứ năm của A-tỳ-đàm. Cả ba vị này có một sở học cực kỳ đáng nể. Chưa kể bên Bắc Tông có các ngài như Vasubandhu (Thế Thân), Asaṅga (Vô Trước), Aśvaghoṣa (Mã Minh), hoặc ngài Nāgārjuna (Long Thọ), rất là uyên bác, nên khi họ biên soạn dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm của họ những kiến thức vay mượn từ bên ngoài rất nhiều, gọi là giao thoa văn hóa. Đó là lý do vì sao có nhiều điểm trong chú giải giống như sự vay mượn từ bên ngoài, ví dụ trong Thanh Tịnh Đạo, phần giải về chữ ‘. Lúc nói chuyện thì tiên nữ hiện hình cho ngài thấy, còn lúc đi theo thì lại ẩn thân. Quí vị không quan tâm đến những vấn đề siêu hình hay những vấn đề mang tính cách khó tin thì cứ bỏ chuyện này qua một bên, tôi cũng vốn là người thiên hạ vô địch nghi ngờ không có tin linh tinh, có nhiều chuyện trong chú giải là hệ quả tất yếu của một sự giao thoa văn hóa, nghĩa là khi Thế Tôn Niết bàn rồi thì các vị biên soạn một bối cảnh văn hóa nào đó, trong điều kiện xã hội nào đó dứt khoát phải đính kèm theo đó sự vay mượn. Ví dụ như hôm nay nghe những vị hòa thượng có chút tân học như HT Thiên Ân, HT Nhất Hạnh, HT Minh Châu nói chuyện, hoặc đọc sách của các vị đó thì sẽ thấy phảng phất bóng dáng, hơi hướng của thời đại rất đậm nét, còn nếu như nghe HT Trí Quảng, HT Thanh Từ thì không thấy nhiều lắm bóng dáng thời đại trong đó. Ở đây cũng vậy, những vị biên soạn chú giải toàn những người uyên bác, sở hữu học vấn thế tục rất là sâu rộng. Chẳng hạn trong phần đầu của bộ Thanh Tịnh Đạo có nói về thân thế của ngài Buddhaghosa, hoặc là trong Mi Tiên phần đầu nói về ngài Na Tiên (Nāgasena) hoặc trong chú giải bộ Luận Điểm (Kathāvatthu) nói về ngài Moggaliputta Tissa. Moggaliputta Tissa là vị chủ trì kỳ kiết tập thứ 3 và là chủ biên để san định bộ Kathāvatthu – bộ thứ năm của A-tỳ-đàm. Cả ba vị này có một sở học cực kỳ đáng nể. Chưa kể bên Bắc Tông có các ngài như Vasubandhu (Thế Thân), Asaṅga (Vô Trước), Aśvaghoṣa (Mã Minh), hoặc ngài Nāgārjuna (Long Thọ), rất là uyên bác, nên khi họ biên soạn dễ dàng bắt gặp trong tác phẩm của họ những kiến thức vay mượn từ bên ngoài rất nhiều, gọi là giao thoa văn hóa. Đó là lý do vì sao có nhiều điểm trong chú giải giống như sự vay mượn từ bên ngoài, ví dụ trong Thanh Tịnh Đạo, phần giải về chữ ‘bhagava’ vay mượn nguyên vẹn từ bộ Yoga Sutra của Patañjali, tôi tin hai người này (không biết ai trước ai sau) tham khảo cùng một nguồn chung, có những câu chuyện y chang như Ngàn Lẻ Một Đêm, Âu Cơ trăm trứng. Bởi vậy, tôi ngờ ngợ rằng trong một thời điểm nhất định nào đó có một sự vay mượn giữa các nguồn thông tin. Học đạo phải biết gạn đục khơi trong, kế thừa có phê phán. Cái nào tương ứng với Kinh tương đồng với Luật thì ghi nhận. Có hai cách để chấm dứt hoài nghi là đi tìm câu trả lời hoặc để sang một bên không nghĩ đến nữa. Có nhiều thắc mắc tôi đi tìm câu trả lời nhưng có những thắc mắc không cấp thiết, vì đời ngắn quá, cái gì cũng đi tìm thì không đáng. Trước mặt Thế Tôn, sau khi ngài Samiddhi thưa lại toàn bộ cuộc đối thoại giữa ngài và tiên nữ xong, Đức Phật tổng kết những gì cô tiên nói và những gì ngài Samiddhi nói, Đức Phật biết cô tiên đang thắc mắc những gì, nên Ngài mới đọc bài kệ để giải tỏa thắc mắc đó. Đây là bài kệ theo bản dịch của HT Minh Châu:

Chúng sanh được hiểu biết,

Những điều được nói lên,

Và chấp trước thái độ,

Trên những điều được nói.

Nếu họ không liễu tri

Những điều được nói lên,

Họ đi đến trói buộc.

Do thần chết chi phối,

Nếu họ liễu tri được

Những điều được nói lên,

Họ không có tưởng tri,

Những điều được nói ra.

Ðối với vị như vậy,

Lỗi lầm nhất định không.

Nếu các Ông có biết,

Hãy nói lên Dạ-xoa.

Quí vị đọc bản tiếng Việt vậy mà hiểu được là thiên tài rồi. Ở đây chúng ta dựa vào chú giải xem nói gì.

“Akkheyyasaññino sattā, akkheyyasmiṃ patiṭṭhitā;

Akkheyyaṃ apariññāya, yogamāyanti maccuno.

Akkheyyasaññino’ là ‘ngôn ngữ’, ‘biểu tượng’. Thế giới chúng ta đang sống là thế giới của ngôn ngữ, của biểu tượng. Chỉ nhìn cái logo là biết ngay Mercedes, Channel hay Gucci vv… Toàn bộ thế giới này đều sống chìm sâu trong biểu tượng và từ ngữ. Thế giới của tục đế (sammuti), chế định (paññatti – còn gọi là thi thiết, giả lập), biến kế sở chấp (skt: parikalpita). Cùng cọng cải, bỏ xíu muối xíu đường, gọi là ‘dưa’. Trái ớt là ‘chili’, ngâm xong gọi là ‘pickle’ (dưa ớt). Cũng người con gái đó mà chưa chồng là ‘thiếu nữ’, lấy chồng thành ‘thiếu phụ’, có thai gọi là ‘thai phụ’, chồng lăn đùng ra chết gọi là ‘góa phụ’, chồng đi lính ở nhà một mình là ‘cô phụ’, cạo đầu đi tu thành ‘ni cô’, tu lâu thành ‘ni sư’ v.v… Vì vậy gọi đây là thế giới của thi thiết, giả lập.

Câu trả lời của Đức Phật không thể hay hơn. Ngài nói rằng thế giới này buồn hay vui là do mình, mình thích cái này ghét cái kia vì mình chìm sâu trong tục đế, trong chế định, trong những cái giả lập, chìm sâu trong thế giới ước lệ. Buồn vui gì cũng đi ra từ sự chấp trước của mình trong nhận thức, nếu một người hiểu được bản chất chân đế của các pháp thì họ không còn cái gì để thích hay để ghét nữa. Trong trường hợp này Đức Phật đã trả lời cho cô tiên nữ: Sống trong hiện tại của cô là hưởng thụ những gì trước mắt, còn sống hiện tại của ta là ghi nhận những gì đang diễn ra trước mắt. Có hai cách sống trong hiện tại: 1. Hưởng thụ nó. (đi xuống) 2. Quan sát nó. (đi lên). Biểu hiện chỉ là biển hiệu, biển hiệu cũng chỉ là biểu hiện. Thiên đường nào cũng chỉ là cõi thương điền –“thương hải biến vi tang điền” (biển xanh hóa thành nương dâu).

Sông kia rày đã nên đồng.

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai.

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

(Sông Lấp – Trần Tế Xương)

Hễ còn sống trong thế giới phàm phu thì còn thương thích ghét sợ, tham ưu, và còn bị trói buộc, bị gò bó trong sự thương thích ghét sợ. Nếu liễu tri được những gì được nói ra ở đây (Akkheyya – biểu tượng, ngôn ngữ) thì không có tưởng tri, thế giới này sống bằng tưởng. Cái biết của trí là nó như thế nào mình thấy nó như vậy (see as they are). Khổ thay mình sống toàn bằng cái kinh nghiệm, ký ức, từ chỗ cha mẹ, thầy cô, sách báo, truyền thông… dạy mình; những gì mình nghe suốt cuộc đời, nó trở thành vốn liếng. Ví dụ như tôi lớn lên trong văn hóa Hồi giáo, tôi nhìn mọi thứ dưới góc độ của kinh Qr’an, tôi lớn lên trong môi trường Cơ-đốc-giáo, tôi nhìn mọi thứ qua lăng kính Tân Ước và Cựu Ước v.v… cho nên, theo chú giải, người ta sống chìm đắm trong thế giới của tưởng (biết bằng kinh nghiệm, hồi ức, tích lũy cũ), biểu tượng, ảo tượng; từ đó có những từ giải thiêng, giải ảo, cái gì biết thì nói biết. Có câu thơ tôi rất thích:

Ta về khai giải bùa thiêng yểm

Thức dậy đi nào, gỗ đá ơi

Hãy kể lại mười năm chuyện cũ

Một lần kể lại để rồi thôi

(Ta về – Tô Thùy Yên)

[17] Chúng sinh có tám cách nhìn về ngũ uẩn

Đời sống nhiều lúc cần phải tháo gỡ những mặt nạ của thần tượng. Mình cứ trùm lên nó một bức màn sương khói mờ ảo rồi tự mình làm khó mình thôi. Nếu như nó thế nào mình nhìn thấy thế ấy thì mọi sự đơn giản hơn nhiều. Đức Phật dạy chính vì còn sống trong thế giới của thế giới tưởng tri, cái biết vay mượn từ người khác, nên chúng sinh có tám cách nhìn (lăng kính) về ngũ uẩn. (nói thơ mộng một chút là nhìn về thế giới quanh ta): Đời sống nhiều lúc cần phải tháo gỡ những mặt nạ của thần tượng. Mình cứ trùm lên nó một bức màn sương khói mờ ảo rồi tự mình làm khó mình thôi. Nếu như nó thế nào mình nhìn thấy thế ấy thì mọi sự đơn giản hơn nhiều. Đức Phật dạy chính vì còn sống trong thế giới của thế giới tưởng tri, cái biết vay mượn từ người khác, nên chúng sinh có tám cách nhìn (lăng kính) về ngũ uẩn. (nói thơ mộng một chút là nhìn về thế giới quanh ta): (1) Tham ái: Người tham ái nhiều thì nhìn đời qua lăng kính của tham ái, Người tham ái nhiều thì nhìn đời qua lăng kính của tham ái, (2) Sân hận: người sân hận nhiều nhìn đời qua lăng kính của sân hận. Thí dụ đứng trước một bụi hoa hồng, người tham ái sẽ nói rằng: Gai nhiều vậy mà cũng có bông hả trời. Người sân nhiều thì sẽ nói: Bông đẹp như vậy mà gai tùm lum. . (3) – (4) – (5). Si. Phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế. Người si nhiều thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si: phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế, nhìn đâu cũng hoang mang hết. Người si nhiều thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si: phóng dật, hoài nghi, chối bỏ 4 Đế, nhìn đâu cũng hoang mang hết. (6) – (7) Tà kiến. (Thường kiến, đoạn kiến) Người nhìn đời qua lăng kính tà kiến có khuynh hướng đoạn kiến thì thích học thuyết nào củng cố, ủng hộ quan điểm đoạn kiến của họ, ví dụ họ thích triết học Mác – Lê vì hợp với suy nghĩ của họ, thích thuyết tiến hóa của Darwin…; người thường kiến khoái những quan điểm tà ma, vong hồn v.v… Chúng ta thường tìm hiểu cái mình thích hơn là cái mình cần, tùy thuộc và căn cơ sở tánh của mỗi người mà chúng ta có nhiều cách nhìn về cuộc đời. (Thường kiến, đoạn kiến) Người nhìn đời qua lăng kính tà kiến có khuynh hướng đoạn kiến thì thích học thuyết nào củng cố, ủng hộ quan điểm đoạn kiến của họ, ví dụ họ thích triết học Mác – Lê vì hợp với suy nghĩ của họ, thích thuyết tiến hóa của Darwin…; người thường kiến khoái những quan điểm tà ma, vong hồn v.v… Chúng ta thường tìm hiểu cái mình thích hơn là cái mình cần, tùy thuộc và căn cơ sở tánh của mỗi người mà chúng ta có nhiều cách nhìn về cuộc đời. (8) ngã mạn.

 

Theo chú giải bài kinh:Theo chú giải bài kinh: “Ratto hi rāgavasena patiṭṭhito hoti, duṭṭho dosavasena, mūḷho mohavasena, parāmaṭṭho diṭṭhivasena, thāmagato anusayavasena, vinibaddho mānavasena, aniṭṭhaṅgato vicikicchāvasena, vikkhepagato uddhaccavasena patiṭṭhito hot” người nặng về tham ái thì sống an trú (qua lăng kính) theo cách của tham ái, nặng về sân thì nhìn cuộc đời theo lăng kính của sân, nặng về si thì nhìn cuộc đời qua lăng kính của si, nặng về tà kiến thì nhìn cuộc đời từ lăng kính của tà kiến…

“““thāmagato anusayavasena” thāma: ‘cứng nhắc’, anusaya: ‘khuynh hướng’ (mix tendencies –trộn lẫn các khuynh hướng). Có người nặng về tham, về sân, hoặc về si, nhưng có người tổng hợp luôn cả thiện lẫn bất thiện, tánh rất nóng nhưng lại rộng rãi hoặc có trí tuệ nhưng tánh bỏn xẻn, “mix” là như vậy đó, có lúc ác đi chung với ác, có khi ác đi chung với thiện trong một con người, lúc vầy lúc khác, nên chữ thāma ở đây có thể dịch là ‘sự lì lợm’. Đức Phật trả lời: sở dĩ Samiddhi nói Samiddhi sống trong hiện tại là bởi vì Samiddhi nói riêng và những người như Samiddhi nói chung không còn tiếp tục theo đuổi chìm sâu chìm đắm trong thế giới của ảo tưởng, ảo tượng, của ngôn ngữ nữa, mọi thứ được nhìn bằng trí tuệ như thật. Muốn có cái nhìn đúng đắn thì phải né cho bằng được cách nhìn theo kiểu tám lăng kính này, thay thế cách nhìn sai lạc bằng ba cách nhìn đúng đắn tức cách nhìn bằng trí tuệ. Ở đây gồm ba thứ trí:

[18] Ba thứ trí.

1. Ñātapariññā: quán trí. Biết rõ đây là năm uẩn, đây là bốn khía cạnh thực tính của năm uẩn. (Nói năm uẩn nhưng phải hiểu ngầm là tất cả các pháp chân đế hữu vi, ví dụ như tâm, tâm sở và sắc pháp…)

+ lakkhaṇa: bản tướng – characteristic (ví dụ bản tướng của tín, niệm, tàm, quý, thọ, tưởng, tư… mỗi cái nó là cái gì)

+ rasa: chức năng – function

+ paccupaṭṭhāna: đặc điểm nổi bật của nó là gì

padaṭṭhānā: nhân tố cần thiết của nó là gì

Trong chú giải nói 5 uẩn chứ thực tế có 70 pháp thực tính (sabhāva)

2. Tīraṇapariññā: Trí thấy được 42 khía cạnh tam tướng của năm uẩn.

3. Pahānapariññā: Sau khi hai trí (1) và (2) chín muồi rồi cộng với Ba-la-mật tròn đủ thì tự nhiên sẽ dẫn đến trí thứ ba này- Thánh trí.

Trong đạo Phật nguyên thủy, kẻ nào thấy kiêu ngạo trong giới luật thanh tịnh, kẻ đó bị đứng ở đó; kẻ nào bị chựng lại trong hạnh bố thí, cho rằng mình là vô địch về bố thí, kẻ đó khá không nổi. Hãy nhớ rằng tất cả các thiện pháp mình làm chỉ mang ý nghĩa thuốc chữa bệnh. Ta có học cái gì đi nữa, giữ giới gì đi nữa mà những cái đó không ảnh hưởng gì đến phiền não của ta hết thì cái đó phải xét lại. Cái biết nào có khả năng can thiệp tác động mạnh hoặc yếu, trực tiếp hay gián tiếp, tương đối hay tuyệt đối lên tâm tư phiền não của mình thì cái biết đó mới xài được, cái biết nào chỉ biết cho vui được chăng hay chớ thì phải xét lại. Dù có bố thí trì giới, học thuộc lòng Tam Tạng đi nữa mà công đức tu hành, phước báu, thiện sự đó không ảnh hưởng gì tâm tánh của mình thì lấy gì kiêu ngạo đây. Người học đạo phải nhớ tại sao có 3 trí này và trí thứ ba mới quan trọng.

Katamā pahānapariññā? Thế nào là trí đoạn diệt? “Evaṃ tīrayitvā” sau khi vượt qua giai đoạn đó thì “aggamaggena pañcasu khandhesu chandarāgaṃ pajahati” mới đến giai đoạn chấm dứt được tham dục trong năm uẩn bằng thánh đạo cao nhất. Tu hành là một hành trình mà mọi thứ cần phải được vượt qua. Nietzsche nói: mới đến giai đoạn chấm dứt được tham dục trong năm uẩn bằng thánh đạo cao nhất. Tu hành là một hành trình mà mọi thứ cần phải được vượt qua. Nietzsche nói: Con người là cái gì đó cần phải vượt qua. Tôi rất tâm đắc với câu nói đó, ta hôm nay phải hơn được ta ngày hôm qua, ta năm nay phải hơn được ta năm ngoái và ta năm sau phải khá hơn ta năm này đó mới là một hành trình đẹp còn nếu đứng yên tại chỗ thì hãy nhớ trong đời không có sự đứng yên, chỉ có sự thụt lùi. Hành trình tâm linh mà không đi tới nghĩa là đang thụt lùi, chứ không phải như hành trình cuộc đời.

Tiên nữ hỏi một đằng Đức Phật trả lời một nẻo nhưng cô tiên này lắng nghe và hiểu hết: chúng sanh trong đời đa phần sống chìm sâu trong ngôn ngữ và biểu tượng vì lo nhìn ngắm thế giới này qua tám lăng kính; toàn bộ những hệ thống tư tưởng triết học, kinh tế, chính trị, tôn giáo đều được đánh giá từ lăng kính chủ quan rất nhiều. (Như hôm nay công nghệ Bắc Hàn nhắm đến chuyện bóng đá, Nam Hàn thì lo electronic và công nghệ giải trí. Chỉ nhìn hướng đi công nghệ của mỗi nước thì mình đoán được tương lai của đất nước đó. Singapore phát triển theo lăng kính của họ, không giống Brunei, Brunei phát triển giống hướng của Đài Loan, Đài Loan phát triển giống hướng của Thái Lan…) Vì vậy Đức Phật dặn hãy coi chừng kẻo nhìn ngắm thế giới này lọt vào lăng kính chủ quan, hãy nhớ nhìn ngắm thông qua ba trí tuệ. Trong cái nhìn của một hành giả tu Tứ Niệm Xứ, cái quan trọng không phải là được cái tuệ gì, mà là bỏ được cái gì, đó mới là cái hành giả cần bận tâm. Cứ bỏ đi rồi tự nhiên sẽ đắc, chứ cứ nghĩ đến cái đắc thì không bỏ được gì hết.

Cô tiên nữ xin Đức Phật giảng tiếp:

Bằng, thắng hay thua Ta,

Nghĩ vậy đấu tranh khởi;

Cả ba không dao động,

Bằng, thắng không khởi lên.

Nếu như Ông có biết,

Hãy nói lên, Dạ-xoa.

Hôm trước tôi có kể câu chuyện, một vị cư sĩ đến thăm một vị thiền sư và đề nghị vị thiền sư giảng cho mình tinh thần thiền học vắn tắt, vị thiền sư cầm một cây que kéo một đường trên đất và hỏi, đường vạch này dài hay ngắn. Cư sĩ nói chỉ một đường làm sao có ngắn có dài, phải so với cái gì để có thể nói dài hay ngắn. Sau khi trả lời vị thiền sư xong thì cư sĩ này liễu ngộ: thấy chỉ biết là thấy thôi không có so sánh thì sẽ không có tham và ưu vì thế giới này là thế giới của tưởng tri, chúng ta thích ghét cái gì đó vì có tưởng tri – cái biết dựa trên kinh nghiệm. Hành giả Tứ Niệm Xứ thì nhìn cái gì biết cái đó, cái biết của thức, của tưởng, của trí. Cái biết của tưởng là cái biết y cứ trên kinh nghiệm kiến thức cũ đã qua, cái biết của thức là cái biết đơn thuần dựa trên các giác quan, cái biết của trí là biết bằng một trong 3 trí ở trên. Thông thường một người không biết đạo thì chỉ biết bằng hai trí, dùng mắt tai mũi lưỡi chụp hình cái này cái kia, đánh giá nhận thức, nhận diện đối tượng đó thông qua cái tưởng, cái kinh nghiệm cũ; mình luân hồi vì mình có so sánh. Khi Đức Phật nói hãy bỏ cái nhìn qua 8 lăng kính chủ quan mà hãy nhìn qua 3 lăng kính khách quan thì tiên nữ không hiểu gì hết, nên Đức Phật nói đừng so sánh nữa, nó như thế nào thấy nó như thế ấy, còn so sánh đối chiếu thì còn vấn đề. Trong bản dịch của HT Minh Châu cứ dùng chữ “Ông” là vì không đối chiếu chú giải.

 

Dạ Xoa không có nghĩa là quỉ. Trong Tika (chú giải của chú giải) giải thích đây chỉ là cách gọi chung cho hàng phi nhơn có phước. Thỉnh thoảng Đức Phật không có gọi tên mà gọi là “Aggi” – Aggivessana những người thờ lửa, (nghĩa bóng là) người sống có nhiệt huyết, đây là cách xưng hô phổ biến trong xã hội Ấn Độ đương thời để tỏ lòng tôn kính người trước mặt (kính ngữ). Có trường hợp Ngài gọi các vị tỳ kheo là Brahmana, ví dụ ngài Angulimala đi bát về bị ném đá chảy máu, Đức Phật nói “Này Bà La Môn hãy kham nhẫn, so với những gì ngươi đã làm thì còn quá nhẹ”. Hoặc một lần Ngài nói chuyện với ngài Mục Kiền Liên (lúc mới tu) đang buồn ngủ: “Này Bà La Môn hãy lấy hai tay tự mình xoa bóp, lấy nước lạnh rửa mặt, hãy nháy mắt nhìn lên sao trời…”

Sau khi nghe Đức Phật thuyết xong, cô tiên nữ đắc Tu-đà-hoàn.

“Pāpaṃ na kayirā vacasā manasā,

Kāyena vā kiñcana sabbaloke;

Kāme pahāyasatimā sampajāno,

Dukkhaṃ na sevetha anatthasaṃhita’

Khắp thế giới chớ làm,

Ðiều ác thân, miệng, ý,

Từ bỏ mọi ái dục,

Chánh niệm, tâm tỉnh giác,

Không khổ hạnh ép xác,

Vô bổ, không lợi ích.

Không làm các điều ác qua khẩu (chánh ngữ), không làm ác qua thân (chánh nghiệp), không ôm ấp bất cứ gì trong cuộc đời này. Kiñcana: chấp trước. Sampajāno: (tỉnh giác) chỉ cho chánh kiến và chánh tư duy. Người học Tứ Niệm Xứ phải biết trong kinh Tứ Niệm Xứ chữ “tỉnh giác” là trí tuệ. Nếu chia Bát Thánh Đạo ra Tam học thì chánh kiến chánh tư duy thuộc về tuệ học; Chánh niệm – cần – định thuộc về định học; Chánh ngữ – nghiệp – mạng thuộc về giới họcKāme pahāyāti, “lìa dục” ở đây ám chỉ đời sống lợi dưỡng và “không sống khổ” ở đây là không khổ hạnh.

Câu kệ này của cô tiên nữ là tóm tắt bài kinh Chuyển Pháp Luân: Đề nghị tu tập Bát chánh đạo, lìa xa hai con đường khổ hạnh lợi dưỡng. Nội dung (bài kệ) cô tiên nữ nói với Thế Tôn: Con hiểu lời dạy của Thế Tôn như thế này: Không làm các điều ác qua thân khẩu ý, không chấp trước bất cứ cái gì ở đời, lìa dục (từ bỏ các dục) sống chánh niệm (là gồm cần – định – niệm) tỉnh giác (là gồm chánh kiến – chánh tư duy.)

Hãy từ bỏ tính toán, Không chạy theo hư tưởng,

Từ bỏ mọi tham ái, Ðối danh sắc ở đời,

Vị ấy đoạn triền phược, Không lo âu, không ái.

Chư Thiên và loài Người, Ðời này hay đời sau,

Ở cảnh giới chư Thiên, Hay tại mọi trú xứ,

Tìm cầu nhưng không gặp, Vết tích của vị ấy.

Pahāsi saṅkhaṃ na vimānamajjhagā, acchecchi taṇhaṃ idha nāmarūpe;

Taṃ chinnaganthaṃ anighaṃ nirāsaṃ, pariyesamānā nājjhagamuṃ;

Devā manussā idha vā huraṃ vā, saggesu vā sabbanivesanesu;

Sace vijānāsi vadehi yakkhā’’ti.

“Tính toán” ở đây là sự so sánh. Pahāsi saṅkhaṃ: Sự so sánh, sự đánh giá theo cách nghĩ tục đế. “Không chạy theo hư tưởng” nghĩa là đừng chạy theo cái biết thuần túy kinh nghiệm, chủ quan, từ đó không tiếp tục ôm ấp đam mê danh sắc nữa.

“Triền phược” (gantha) ở đây gồm 4 phược: dục, tà kiến, ngã chấp… Lìa bỏ những cái đó gọi là chinnagantha.

Không lo âu, không ái” là không tham và không ưu.

Khi sống với nhận thức đúng đắn qua chân đế, từ bỏ cách nhìn phiến diện nông nổi theo cách tục đế chế định thì không bị ràng buộc nữa, không tiếp tục sống trong sự thương thích ghét sợ nữa và với một người như vậy thì một khi viên tịch không ai có thể tìm thấy dấu vết dầu ở bất cứ đâu trong thế giới này. Đức Phật nói trên đời này có ba hạng người (theo Tăng Chi Bộ Kinh):

[19] Ba hạng người.

1/ Dễ ước lượng: Người làm ác, nhìn là biết đời sau sanh ra nặng là bị đọa, nhẹ là đời sống cực khổ.

2/ Khó ước lượng: Người làm thiện, sống thiện, rất khó hình dung tương lai của người đó, nếu phước trổ thì cuộc sống họ hạnh phúc, có thể làm Chuyển Luân Vương thay đổi càn khôn vũ trụ. Người có phước báo mới có thể điều hành thế giới, được thế giới nể phục, thế giới này thuộc về những người trí, người có phước.

Người làm phước nhưng tánh tình không tốt, không thể biết được kiếp sau họ như thế nào, họ có thể nhờ phước trở thành vua, hoàng hậu… nhưng lại ác như Hitler, Polpot chẳng hạn. Họ làm phước nhiều nhưng không đi kịp với đức nên không thể ước lượng được sau này họ sẽ thành người thế nào trong vũ trụ này

3/ Không thể ước lượng: thánh nhân. Người như bài kệ đang học: từ bỏ cách nhìn thế gian, sống lìa bỏ hư tưởng, nhờ đó không tham đắm trong cuộc đời này nữa. Người này ngay khi còn sống đã khó dò tìm tung tích của họ nói gì sau khi viên tịch. Ma Vương từng nói với Đức Phật (sau khi Đức Phật thành Phật được 7 năm): Bạch Thế Tôn, con từng theo dõi Thế Tôn từ khi Thế Tôn rời khỏi hoàng cung, tu khổ hạnh, rồi Thế Tôn thành Phật, suốt 7 năm trời con có cảm giác con giống như con quạ nhìn hòn đá mà tưởng là cục mỡ. Con theo dõi Thế Tôn mà không biết Thế Tôn là người như thế nào, lẽ ra lúc đáng bực mình thì cũng không thấy Thế Tôn bực mình, lúc tưởng Thế Tôn sẽ rất là vui, rất là thích thú nhưng Thế Tôn vẫn trơ trơ không vui không thích thú vì chuyện đó, và Thế Tôn an lạc với cái kiểu sống của Thế Tôn mà con không thể hiểu nỗi. Ngài Xá Lợi Phất mà chỉ hiểu được Đức Phật một phần nhỏ xíu thôi thì làm sao Ma vương hiểu được Thế Tôn. Ngay lúc Thế Tôn còn sống đã không thể ước lượng nói gì mai này Thế Tôn viên tịch thì chốn đi về của Như Lai càng mịt mù, diệc vô sở lai mà tòng vô sở khứ, không có dấu vết đến và đi. Đó chính là cái khó ước lượng của một bậc thánh.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app