Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Nakulapità

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Nakulapità

HĀLIDDIKĀNI

Sáng nay mình học kinh Hāliddikānisutta. Kinh này hơi dài một chút. Đoạn số 3 có “Các câu hỏi của Māgandiya”, sẽ lưu ý chỗ này.

Ngài Mahā Kaccāna (Kaccāyana) là Đệ nhất luận nghĩa. Mỗi một vị Phật Chánh Đẳng Giác, có mấy chục đệ tử đại thanh văn, mỗi vị sở hữu một sở trường, một biệt hạnh độc đáo ví dụ Đệ nhất đầu đà, Đệ nhất phấn tảo y, Đệ nhất luận nghĩa… Vị Đệ nhất luận nghĩa này đứng hàng đầu trong khả năng giải thích rộng rãi những câu nói hoặc pháp thoại vắn tắt. Ngài Mahā Kaccāna là vị có rất nhiều hảo tướng. Đời ngài có nhiều huyền thoại, chẳng hạn như có một người đàn ông vừa nhìn thấy ngài liền khởi tà tâm nghĩ “với ánh mắt, màu da, bờ môi đó mà nếu là người nữ thì đẹp biết bao”, chỉ nghĩ như vậy mà bị nghiệp chuyển đổi giới tính ngay tức thì. Hôm nay chúng ta về Thái Lan, nhìn thấy ngoài chợ hoặc trên đường phố, hoặc trong chùa có bức tượng một nhà sư mập mập, bụng to, đắp y Nam Tông, (nếu mặc kiểu TQ là thần tài, Phật Di Lạc hoặc Bố Đại Hòa Thượng), trái tai dài, hai tay đặt trên bụng, theo truyền thuyết của Thái Lan thì đó là ngài Mahā Kaccāna. Vì ngài đẹp quá nên khi xuất hiện trước đám đông ngài dùng thần thông để tạo ra thô tướng cho bình thường. Vô Google đánh chữ ‘sankatchai’ cũng thấy tượng ông sư, đó chính là ngài. Chúng tôi cũng từng có dịp đi New York ghé trong viện bảo tàng Metropolitan Museum thấy tượng của ngài và người ta có ghi rõ tên của ngài bên dưới. Bà con nào có dịp đi New York thì biết bảo tàng này có tượng của ngài. Vì vị này là Đệ nhất luận nghĩa nên ông cư sĩ Hāliddikāni nghe một đoạn kinh mà không rõ ý nghĩa lắm đã tìm đến hỏi ngài.

Ngồi xuống một bên, gia chủ Hāliddikāni nói với Tôn Giả Mahā Kaccāna:

– Thưa Tôn Giả, Thế Tôn đã nói trong phẩm thứ tám, trong tập: “Các câu hỏi của Māgandiya” như sau:

“Bậc Thánh bỏ gia đình,

Du hành không trú xứ,

Ðối với dân trong làng,

Không tác thành hệ lụy.

Tuyệt không các dục vọng,

Không ước vọng hão huyền,

Chấm dứt mọi tranh luận,

Bất cứ với một ai”.

Với lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, thưa Tôn giả, ý nghĩa cần phải hiểu một cách rộng rãi như thế nào?

Thời Đức Phật có một ông Bà-la-môn tên là Bavari, 120 tuổi, có 16 ngàn đệ tử. Ông nghe Phật ra đời nhưng vì lớn tuổi quá rồi không đi được đường xa nên cử 16 đệ tử lớn, giỏi nhất đến viếng Đức Phật, hỏi đạo và về kể lại cho ông nghe. Ông dặn đệ tử thế này: “Đến đó đừng hỏi gì hết, cứ quan sát xem Thế Tôn có đủ 32 tướng tốt hay không.” Họ chỉ đếm được tướng nào bên ngoài thôi, còn hai tướng kín lưỡi dài rộng và mã âm tàng thì Đức Phật chỉ dùng thần thông cho riêng họ thấy thôi. Mã âm tàng (vatthuguyha) là bộ phận sinh dục ngoài, giống như của con ngựa, khi nào xài thì mới có đủ còn khi không xài thì chỉ là cái túi da. ‘Vatthu’: vật; ‘guyha’: giấu kín. Tiếng Thái gọi là ‘khuy’– do họ đọc sai chữ ‘guyha’. Sẵn đây nói luôn, của người nữ thì đọc là ‘hỉ’, người Huế mà đi qua Thái Lan nói cuối câu hay có chữ ‘hỉ’ thì người Thái nghe khó chịu lắm.

Theo trong kinh Veda của Bà-la-môn thời đó, người nào có đủ 32 tướng thì người đó nói cái gì là đúng sự thật, không nói hai lời. Ông Bavari còn dặn, sau khi quan sát 32 tướng thì đừng nói ra mà chỉ hỏi trong lòng, nếu đó là một vị Phật thì Ngài sẽ biết và Ngài sẽ trả lời.

Khi đến hỏi đạo, quan sát 32 tướng tốt của Đức Phật, 16 người này hỏi thầm trong lòng những thắc mắc của mình. Đức Thế Tôn đang thuyết pháp thấy 16 người này, Ngài dừng lại, Ngài đọc được tâm của họ và trả lời cho từng người. Hội chúng rất ngạc nhiên vì sao Ngài chuyển sang đề tài khác. Toàn bộ 16 người đó đều chứng quả thánh nhân, có người đi xuất gia, và có người vẫn là cư sĩ để trở về gặp lại sư phụ của mình. Toàn bộ cuộc vấn đáp giữa Thế Tôn và 16 người này được đúc kết lại thành bài kinh Parayanasutta trong Suttanipata, HT Minh Châu dịch là Kinh Tập, Tiểu Bộ Kinh. Vào Tiểu Bộ Kinh tìm giùm tôi kinh Đến Bờ Kia, nếu tôi nhớ không lầm. Câu hỏi của ông Hāliddikāni là một câu trích ra từ bài kinh đó. Bài kinh này theo chúng tôi là bài kinh có nội dung rất là sâu.

“Okaṃ pahāya aniketasārī”: Bậc thánh bỏ gia đình, du hành không trú xứ.

‘Oka’: nơi chốn mình cư trú dài hạn (nhà cửa).

‘Okaṃ pahāya’: sau khi lìa bỏ nhà cửa.

‘Niketa’: trú xứ, nhà cửa.

‘Aniketasārī’: sống trong tâm niệm của kẻ không nhà, sống không vọng động.

*Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức):

– Sắc uẩn: là tất cả vật chất trong ngoài chúng sinh.

– Thọ uẩn: là các cảm giác của thân tâm.

– Tưởng uẩn: là khía cạnh kinh nghiệm của tâm thức lúc biết cảnh.

– Hành uẩn: là khía cạnh thiện ác của tâm thức

– Thức uẩn: là sáu thức.

Cái gì mình biết được bằng thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác cái đó gọi là Cái gì mình biết được bằng thần kinh thị giác, thần kinh thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác cái đó gọi là sắc uẩn.

Tất cả những good hay bad feeling của chúng ta dầu là thân hay tâm đều được gọi là Tất cả những good hay bad feeling của chúng ta dầu là thân hay tâm đều được gọi là thọ uẩn. Nóng quá, lạnh quá hay khó chịu là thọ khổ; lúc vui gọi là thọ hỷ; cảm giác dễ chịu của thân là thọ lạc. Gọi chung tất cả cảm giác dễ chịu khó chịu của thân là thọ uẩn, trong chi pháp A-tỳ-đàm gọi là Tâm sở thọ.

Tưởng uẩn là khía cạnh kinh nghiệm. Không một cái gì mình chưa từng biết qua trong dòng sinh tử, cái biết nào cũng là sự lặp lại. Mình biết cái đó là hình vuông chớ không phải hình tròn, màu đen chớ không phải màu trắng, đẹp chớ không phải xấu v.v… trong cái biết này có khía cạnh kinh nghiệm, khía cạnh này gọi là tưởng uẩn. Nếu là một người Campuchia, từ nhỏ được nghe được thấy được học về nghệ thuật Campuchia, sẽ thích nghe nhạc ngũ cung, thích điệu múa truyền thống của Miên, thích những kiến trúc Angkor, nghe mùi mắm bò hóc thấy thơm. Ngược lại những người chưa từng biết gì về Campuchia thì rất có thể họ không thích, chẳng hạn như tôi – người đang hầu chuyện với quí vị, tôi là một tu sĩ Nam Tông biết cũng kha khá về nghệ thuật văn hóa Campuchia, từng ở chùa Miên; nghe nhạc ngũ âm của họ, nhìn trang phục của họ, nhìn Angkor tôi cũng không thích, tôi thấy nặng nề. Vì sao, vì tôi bị ám ảnh bởi những cái hiện đại nhẹ nhàng của Nhật, sự thoải mái trong nghệ thuật của Tàu, chẳng hạn vậy. Tôi dựa vào những cái biết về Tàu, về Nhật, về Campuchia mà cho ra những cái biết là “cái này nặng nề quá”, chớ nếu tôi được sinh ra trong rừng thì đâu có biết, đó gọi là tưởng uẩn. là khía cạnh kinh nghiệm. Không một cái gì mình chưa từng biết qua trong dòng sinh tử, cái biết nào cũng là sự lặp lại. Mình biết cái đó là hình vuông chớ không phải hình tròn, màu đen chớ không phải màu trắng, đẹp chớ không phải xấu v.v… trong cái biết này có khía cạnh kinh nghiệm, khía cạnh này gọi là tưởng uẩn. Nếu là một người Campuchia, từ nhỏ được nghe được thấy được học về nghệ thuật Campuchia, sẽ thích nghe nhạc ngũ cung, thích điệu múa truyền thống của Miên, thích những kiến trúc Angkor, nghe mùi mắm bò hóc thấy thơm. Ngược lại những người chưa từng biết gì về Campuchia thì rất có thể họ không thích, chẳng hạn như tôi – người đang hầu chuyện với quí vị, tôi là một tu sĩ Nam Tông biết cũng kha khá về nghệ thuật văn hóa Campuchia, từng ở chùa Miên; nghe nhạc ngũ âm của họ, nhìn trang phục của họ, nhìn Angkor tôi cũng không thích, tôi thấy nặng nề. Vì sao, vì tôi bị ám ảnh bởi những cái hiện đại nhẹ nhàng của Nhật, sự thoải mái trong nghệ thuật của Tàu, chẳng hạn vậy. Tôi dựa vào những cái biết về Tàu, về Nhật, về Campuchia mà cho ra những cái biết là “cái này nặng nề quá”, chớ nếu tôi được sinh ra trong rừng thì đâu có biết, đó gọi là tưởng uẩn. Trình độ chúng sanh chia ra nhiều cấp cũng dựa vào kiểu sống thế nào qua tưởng uẩn. Người kém nhất thì chỉ biết hưởng dục, trăm phần trăm dựa vào tưởng uẩn nghèo nàn. Người khá hơn một tí, tu tập thiền định, dựa vào các đề mục, cũng là sống nặng về tưởng uẩn nhưng cao cấp hơn. Càng bớt lệ thuộc vào tưởng uẩn thì lòng càng nhẹ nhàngNếu tôi là người hưởng dục, không biết đạo, không biết tu thiền, tôi gặp cái này tôi thích tôi gặp cái kia tôi ghét, tôi nghe cái này tôi thích tôi nghe cái kia tôi ghét, tôi ngửi mùi này tôi thích tôi ngửi mùi kia tôi ghét, tôi nếm cái này tôi thích tôi nếm cái kia tôi ghét, tôi đụng cái này tôi thích tôi đụng cái kia tôi ghét, tôi suy nghĩ chuyện này tôi thích suy nghĩ chuyện kia tôi ghét; tổng cộng có tới 12 trường hợp (thích, ghét, ghét, thích) tôi sống bằng tưởng uẩn. Người chứng Sơ thiền trở lên thì họ đã tạm thời lìa xa năm dục rồi, họ không còn sống nặng về năm trần, không còn để ý cái đó đẹp hay xấu, họ chỉ tập trung vào đối tượng đề mục (màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, hư không, ánh sáng, hơi thở ra vô v.v… trong 40 đề mục); cũng chỉ là tưởng, chưa phải là trí, nhưng ít ra họ chỉ còn tập trung vào tưởng uẩn cảnh pháp. Họ bớt lệ thuộc vào tưởng uẩn, thay vì 12 lần tưởng uẩn thì họ chỉ 1 lần tưởng uẩn.

Hành uẩn, khía cạnh thiện ác của tâm thức. Người không có thiền thì có đủ 12 bất thiện. Người chứng thiền thì tạm thời lìa bỏ năm triền cái, lâu mau tùy trường hợp. Ngay trong hành uẩn đã có chênh lệch, người có tu thiền chỉ còn có năm triền cái (tham dục, sân độc, hoài nghi, hôn thụy, trạo hối). Tham dục thì thích sắc, hình ảnh, âm thanh, mùi vị.., muốn đắc Sơ thiền thì phải lìa bỏ dục. Sân là bất mãn, hờn giận, bực bội. ghen tuông… muốn đắc Sơ thiền phải đẩy những thứ này qua một bên. Chỉ có thánh nhân mới trừ được dục và sân, còn muốn đắc Sơ thiền thì những thứ này phải lắng đọng, vắng mặt. Vì vậy ngay trong thế giới phàm phu, tưởng uẩn và hành uẩn của người có tu cũng khác với người không tu.

Thức uẩn là cái biết đơn thuần của 6 căn, mắt chỉ thấy cảnh sắc, tai chỉ nghe…, chỉ nói khía cạnh biết của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Tuy nhiên, thức uẩn không bao giờ đi một mình, nó được hình thành bằng cách cộng hưởng với 3 uẩn kia. Vì vậy năm uẩn được chia hai là sắc uẩn (thuộc về sắc pháp, vật chất) và danh uẩn là thọ, tưởng, hành, thức.

Trước đây mình không chánh niệm, gặp cái gì việc đầu tiên là để cho thọ điều khiển mình. Thọ của mình là thọ phản xạ: dễ chịu, khó chịu. Người tu thiền Quán thì không để cho thọ điều khiển, khó chịu thì họ biết là khó chịu, dễ chịu họ biết là dễ chịu. Khi biết như vậy thì nó không trở thành áp lực tâm lý cho họ. Mình mà phản ứng là mình bị thua cuộc ngay từ cái thọ uẩn.

Không tu tập Tứ Niệm Xứ thì khi đối cảnh mình để mặc cho những suy diễn, liên tưởng, hình dung làm việc. Ví dụ có người bên cạnh đặt cái ly kêu cái cộp, hành giả tu thiền quán thì nghe biết là nghe, đang nghe, nghe thấy sự bực mình họ biết đây là nghe, hoặc biết đây là tâm sân. Còn người không tu thiền Quán thì bắt đầu suy diễn: để ly như vậy là dằn mâm xáng chén, người gì mà thiếu ý tứ, để như vậy là để vô mặt mình v.v… Người tu Tứ Niệm Xứ dừng lại rất sớm ở thức uẩn, nghe biết là nghe, khó chịu biết là khó chịu, họ dừng lại không đi xa hơn nữa. Thiền Chỉ dừng lại ở tưởng uẩn đơn giản. Không tu gì hết thì chìm sâu trong tưởng uẩn phức tạp. Tu Tứ Niệm Xứ thì hạn chế tối đa chức năng (function) của tưởng uẩn, thấy chỉ biết là thấy, nghe chỉ biết là nghe, nhờ vậy hành uẩn của hành giả sẽ bớt được khía cạnh bất thiện. Chúng ta thì thường khi tiếp xúc là để cho tưởng uẩn tung hoành, để thọ uẩn nắm đầu mình từ đó hành uẩn toàn là bất thiện. Người có tu Tứ Niệm Xứ thì khác, khi biết đó là dễ chịu hay khó chịu là ghi nhận liền (ghi nhận tùy thân quán, thọ quán, tâm quán hay pháp quán) và không suy diễn gì hết; thân quán chỉ ghi nhận là nghe (đây là đang nói về trường hợp ‘nghe’); thọ quán thì chỉ ghi nhận cảm giác (feeling) lúc nghe dễ chịu hay khó chịu; tâm quán thì ghi nhận tâm này là sân hay tham; pháp quán là ghi nhận đây là Triền cái nào, Giác chi nào, Xứ nào trong 12 xứ.

Khi đi tu thiền theo thầy, có những thiền sư nặng về thân quán, có những thiền sư nặng về thọ quán, hoặc tâm quán, pháp quán, ví dụ ngài Mogok, ngài Ledi nghiêng nặng về thọ quán, ngài Shwe Oo Min nặng về tâm quán. Thiền sư chỉ là chỗ tham khảo, bậy nhất là mình nghe người ta chỉ vì mến, vì thích khuôn mặt, giọng nói, kiểu sống của người ta. Điều quan trọng là mình xem con đường của họ đi có hợp với mình hay không. Trong kinh nói rõ, Tứ Niệm Xứ là tùy cơ tánh của mỗi người mà mình chọn lấy một đề mục thích hợp. Có người chỉ làm một việc ghi nhận thân quán; nghe biết là nghe, ngửi biết là ngửi, đi biết là đi…; chỉ bao nhiêu đó đủ đắc A-la-hán. Có người hỏi sao chỉ biết như vậy thôi mà đắc A-la-hán? Cứ ghi nhận đi, một ngày nào đó thông qua cái đi, cái đứng, cái nằm, cái ngồi này mình sẽ nhận ra được cái gọi là tôi, cái gọi là của tôi chỉ quẩn quanh trong những động tác vô thường này thôi. Hồi nãy ngồi bây giờ chuyển qua nằm, nằm đã rồi chuyển qua đi, đi mỏi rồi chuyển qua ngồi, ngồi mỏi rồi chuyển qua nằm, cả đời mình chỉ toàn là động tác chớ không có cái gì hết, và thế là họ đắc ngay chóc chỗ đó. Mình sống phóng dật thì mình không ngờ rằng cái gọi là đời sống của mình toàn là sự ráp nối mà mình cứ tưởng là cái gì đó là một, là liên tục, là thuần chất, là chắc chắn (unique, solid, pure, massive). Tất cả chỉ là sự ráp nối, tạm thời, phù du, đắp đổi mà thôi. Do duyên Ba-la-mật chín muồi mà có người chỉ quan sát sự thay đổi của thân cũng đủ đắc, có người chỉ quan sát các cảm xúc của thân hoặc quan sát tâm trạng cũng đủ đắc, có người nhận diện nó thuộc về cái nào trong Thất Giác Chi, trong Năm Triền, trong 12 xứ, trong Bốn Đế v.v… cũng đắc.

Sáng hôm nay mà các vị không nghe giảng kinh này thì rất là uổng. Hôm qua nay tôi cứ than phiền bực mình hoài có lẽ quý vị nghĩ tại sao giảng pháp mà lại bực. Tôi phải khoe một chuyện nhỏ, nói ra là hết, mong rằng trong room này hôm nay hoặc có ai đó nghe lại điều chỉnh lại cách nghĩ của mình giùm. Không biết họ cố ý phá hay là sao mà đã mấy ngày liên tục, cứ canh đúng ngày giảng của tôi là kêu phone nửa khuya, kêu bằng skype hoặc kêu phone mà giấu số, tôi không biết đó là ai, mà phá rõ ràng. Họ biết tôi có một chuyện nữa, tôi ngủ mà giựt mình là không ngủ lại được. Già rồi, gần 50 rồi, giựt mình là ngủ không được, nhất là bực mình nữa chứ. Tôi có ba lý do ngủ không được: thứ nhất tôi rất là active, nhiều khi nửa đêm khát nước, buồn ngủ muốn chết, đi toilet hoặc uống nước là cái đầu tôi nó làm việc liền nên tôi khó ngủ trở lại; thứ hai là cái computer nằm ngay góc đầu mình, hễ giựt mình, cái đầu làm việc là cái tay mò lên bàn phím, cho nên khó ngủ vô cùng. Ngày hôm qua tôi bỏ lớp vì nó kêu tôi lúc một giờ mấy sáng là tôi thức luôn cho đến lúc tôi chịu hết nổi. Sáng muốn ráng vào giảng cho bà con mà chịu không nổi, đành phải vào gõ mấy chữ, mệt mà bực đến mức không thể viết nhiều, viết không lịch sự “sáng nay thứ bảy không có buổi giảng kinh tạng”. Hết. Tôi để alarm trong ipad nên tôi khóa rồi là ngủ luôn. Khóa người ta là khóa mình luôn. Phải dời lại bữa nay mà tiếc lắm vì bài kinh này không giảng không được, giảng năm uẩn rồi đó nghen, giờ quay trở lại bài kinh.

Sau khi nghe ông Hāliddikāni hỏi, ngài Mahā Kaccāna trả lời: Năm uẩn chính là cái nhà của thức, của tâm, của ý. Bản thân thức uẩn cũng là cảnh của chính nó. Đời sống của ta chỉ là sự hiện hữu của năm uẩn bằng cách lăn trôi chìm đắm trong đó. Mình thấy mệt quá mình đi ngủ, buổi sáng mình thức dậy là thấy không thể không làm vệ sinh cá nhân, phải súc miệng rửa mặt chứ. Đó là làm việc với năm uẩn. Rồi kể từ lúc đó mình coi cái gì dễ chịu cái gì khó chịu chịu. Vì sao mình mở tủ lạnh bỏ cái này vô miệng mà không phải là cái kia, sao mình chọn mặc cái áo màu xanh mà không phải cái màu xám, không phải sọc mà là ca rô, không phải quần jean lành mà quần jean xé tả tơi. Khi tra chìa khóa vào ổ khóa xe đầu mình nghĩ cái gì mà mình bấm nút cho cửa gara nâng lên, tại sao mình không de lui mà ngừng lại móc phone ra gọi cho ai, tại sao không gọi cho thằng Tèo mà gọi cho thằng Tý, sao không nói chuyện A mà lại nói chuyện B.

Ở đây (trong room) có người không biết có phải thiền sư không mà phán một câu: “Sư khó tu thiền”. Tôi thấy câu đó là bắt đầu tôi khó thiệt rồi đó. Sẵn đây tôi bày các vị một chuyện, đừng bao giờ tin mình là vô địch. Theo kinh nghiệm của tôi, muốn cái gì phải sống một mình, dầu mình có giỏi cách mấy. ‘Một mình’ theo trong kinh không phải là ở nhà một mình, ăn một mình, ngủ một mình, mà một mình là mình cắt mọi liên hệ. Cắt mọi liên hệ thì tự nhiên sẽ ok thôi.

Toàn bộ đời sống của mình trong một ngày, trong một tháng, trong một năm và cả đời chỉ là sự vật lộn, chìm sâu, lăn trôi trong năm uẩn, đó là lý do ngài Mahā Kaccāna nói rằng năm uẩn chính là cái nhà của thức nhà của tâm.

“Bậc Thánh bỏ gia đình,

Du hành không trú xứ”

‘Bỏ gia đình’, tức là ‘bỏ nhà cửa’. Trong tiếng Mỹ chữ ‘family’ khác với chữ ‘house, home’. Tôi nhớ tôi đã có một bài giảng nói về sự khác biệt rất lớn giữa ‘‘Bỏ gia đình’, tức là ‘bỏ nhà cửa’. Trong tiếng Mỹ chữ ‘family’ khác với chữ ‘house, home’. Tôi nhớ tôi đã có một bài giảng nói về sự khác biệt rất lớn giữa ‘home’ và ‘ và ‘house’. Người tu hành có ‘house’ nào cũng được nhưng với ‘home’ thì phải cẩn thận và có lựa chọn. Câu kệ trên nghĩa là bậc thánh dù ở trong cái ‘house’nào đi nữa các ngài luôn có ý thức rất rõ cái ‘home’ của mình là gì. ‘Home’ nói theo khía cạnh tôn giáo, tư tưởng, tâm linh một chút, nó là cái gì mình an trú, chìm đắm trong đó. Quê hương của mình cũng gọi là ‘home’. ‘Home’ là ‘cõi đi về’ của thân, tâm, tình cảm. Còn ‘house’ chỉ là kiến trúc có mái che nắng che mưa cho thân xác. Bậc thánh mang cái thân này, có năm uẩn này, coi nó là cái nhà để mình làm việc chớ không chìm đắm trong đó, coi nó là house chớ không phải là home, còn mình thì mình sống trong đó, chìm đắm chìm sâu trong đó, nó vừa là ‘house’ vừa là ‘home’. Quí vị hãy coi kỹ giải thích của ngài: Hễ còn thích thú đam mê trong đó được gọi là ‘sống có nhà’ tức là sống có home. Thế nào là sống không nhà? Sống không nhà có nghĩa là ‘house’ thì ok nhưng ‘home’ thì không, vị đó không tiếp tục đam mê trong năm uẩn, biết rõ sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, thức là vô thường, luôn ý thức như vậy. Biết rõ chuyện gì là chuyện phải làm, biết rõ tất cả chuyện phải làm là bổn phận (duty) chớ không có cái gì là gánh nặng (burden) trên vai hết. Chồng thì chăm sóc vợ con, vợ thì quan sát chồng con, con thì quan sát cha mẹ, nhà cửa, đó là duty chớ không phải burden. Với người không tu tập thì mọi thương ghét đều là gánh nặng. Với người có tu tập thì chỉ có chuyện phải làm và phải tránh, ngoài ra, gì cũng là khách lạ, mình không welcome thì họ tự bỏ đi.

“Ðối với dân trong làng,

Không tác thành hệ lụy”.

‘Làng’ ở đây chỉ cho đời sống thế gian. Mọi thương ghét đều là gánh nặng nghĩa là người nào tôi ghét cứ ám tôi hoài, vật gì tôi ghét cứ ám tôi hoài. Mà thương cũng vậy, chính vì tôi thích món đó nó mới làm khổ tôi, tôi phải làm sao để có được nó. Người tôi thương, cha tôi, mẹ tôi, anh tôi, em tôi, vợ tôi, con tôi, chồng tôi, họ ám trong lòng tôi, mỗi lần nghĩ về họ tôi thấy nặng nề, phải lo cho họ, lo bằng cảm giác nặng nề, nghe họ có chuyện gì thì mình chịu không nổi. Với người có tu đúng mức thì họ có hai việc phải làm: cần làm hoặc cần tránh, còn mọi thứ chỉ là khách lạ. Khánh lạ là không mở cửa, không nghênh đón, không mời thì họ tự bỏ đi. Một người không tu thì cái mình thương cũng welcome mà ghét cũng welcome. Ghét nó mà cứ nhớ hoài thì cũng là mở cửa đón nó. Quí vị có nhớ chuyện con khỉ hôm trước không, có một thiền sinh hỏi thiền sư: Vọng tâm là gì? Vị thiền sư đưa cho thiền sinh một tờ giấy: “Đêm nay con về cứ nhìn vô tờ giấy này, tha hồ nhớ vợ, nhớ con, nhớ nhà nhớ cửa, được quyền suy nghĩ mọi chuyện, nhưng có một chuyện cấm không được nghĩ tới, đó là con khỉ, sáng mai cho thầy biết kết quả.” Sáng hôm sau thiền sinh đến gặp thiền sư: “Sư phụ ôi, con khổ tâm quá, nếu hình ảnh con khỉ không đáng nhớ thì sư phụ đừng nhắc tới, đàng này sư phụ dặn con nên con tưởng hình ảnh đó là xấu, nên tránh, suốt đêm nhìn tờ giấy thì con cứ thấy con khỉ nhảy tưng tưng trên đó.” Bởi vậy có câu hát “khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”. Phạm Công Thiện có câu thơ:

Paris chiều nay nhân loại ngủ

Em đi đi và nhớ quên anh.

Câu này tôi khoái nhất trong thơ ca VN. Em đi đi và nhớ khóa cửa, nhớ tắt đèn, nhớ mở phone là được, ác ở chỗ em đi đi và “nhớ quên anh”, làm sao mà quên được!

“Du hành không trú xứ” là ở đâu thì ở, vị thánh chỉ có ‘house’ mà không có ‘home’. Nội dung bốn câu kệ đầu tiên là chỉ có sống trong ‘house’ mà không chìm trong ‘home’. Trong đời sống còn có chỗ đam mê là còn có cái nhà để về. Đàng này, chuyện phải làm thì làm, chuyện phải tránh thì tránh, còn ngoài ra cái gì cũng chỉ là khách lạ bên đường, không mở cửa chào đón thì họ sẽ ra đi. Người như vậy gọi là du hành không trú xứ (vô trụ xứ). Đây là nội dung phần đầu của bài kinh này.

“Gāme akubbaṃ santhavāni:” không tạo thêm những mối mật thiết với đời. (Tôi cố ý bỏ đi một chữ ‘muni’, nghĩa là ‘bậc thánh’). Trong chú giải nói rõ đừng để buồn vui của người khác trở thành nỗi ám ảnh của mình. Quí vị để ý, buồn vui của quí vị luôn luôn gắn bó mật thiết với người khác. Hôm nay tôi vui vì tôi nhận được tin xa, đứa con học điểm cao, tôi mừng vì chú bác vừa cất nhà, tôi buồn vì trong gia đình có người bị tai nạn v.v… Theo nội dung kinh này thì bản thân mình mình lo còn chưa xong, nên hạn chế nghĩ đến người khác. Nói như vậy không phải là ích kỷ mà là tránh bận lòng những gì không cần thiết. Tôi nhớ có một câu chuyện rất vớ vẩn nhưng dùng minh họa cho trường hợp này thì rất là ok. Ngày kia người ta thấy trên đường một người gánh hai cái bình gốm rất lớn, rất đẹp. Đang gánh thì bị trượt vỏ chuối, hai cái bình vỡ tan. Ông tỉnh bơ gác đòn gánh trên vai và đi tiếp. Mọi người hai bên đường kêu ông: “Hai bình rớt mà ông không hay hả”. Đi chậm lại một chút, ông trả lời: “Tôi biết chớ nhưng biết làm gì bây giờ, đứng láng cháng mất công phải dẹp nữa, thôi đi luôn, tôi đang bận ghê lắm.” Mình bắt chước chuyện này thì không được, nhưng tôi thích câu chuyện này ở chỗ thái độ tâm lý của ông này. Ở đây cũng vậy, hạn chế những gì thật sự không cần thiết, riêng chuyện của mình đã mệt mỏi rồi. Quí vị để ý đi, hơn phân nửa bận tâm của mình là chuyện không cần thiết, Đức Phật gọi là “tác thành hệ lụy”. Gāme akubbaṃ santhavāni, bậc thánh không tác thành hệ lụy, không làm thêm ràng buộc với đời.

“Kāmehi ritto” nghĩa là ‘ly dục’

‘Ritto’: rỗng không. Từ ngữ căn ‘ric’ có nghĩa là tobe left (bị bỏ lại)

“Apurakkharānoti vaṭṭaṃ purato akurumāno”

‘Apurakkharāno’: không hướng về luân hồi nữa. Ngài Minh Châu dịch là “Không ước vọng hão huyền

“vaṭṭaṃ purato kurumāno”: hướng đến luân hồi, hướng về sinh tử.

‘Kurumāno’ (từ động từ karoṭi): hướng về luân hồi.

Học gì thì học, nếu quí vị còn có điều kiện, còn có thời gian, có khả năng, thì cũng nên học tiếng Pāḷi để đọc mấy cái này cho sướng. Đọc bản tiếng Anh, tiếng Thái không có đã, vì qua bản dịch của người ta, mình không được cái tâm cảm không giống như đọc Pāḷi. Người ngoại quốc giỏi tiếng Việt cách mấy đi nữa đọc truyện Kiều cũng khó có tình cảm như người VN vì đó không phải là ngôn ngữ của họ. Mình đọc thơ Đường, dầu mình giỏi cách mấy đi nữa cũng không thể bằng cảm giác của người Tàu. Dĩ nhiên là VN cũng có người giỏi, mê thơ Tàu, nhưng ngày nào mình còn bị ám ảnh đây là tiếng ngoại quốc thì cảm xúc vẫn xa lạ. May mắn là Tàu gần mình nên mình đọc thơ Đường bằng bản tiếng Hán cũng có tâm tình cần có. Kinh Phật cũng vậy, đọc bản Pāḷi mình sẽ có được cảm giác không giống đọc bản tiếng Anh tiếng Thái.

Thích một bức tranh đẹp là chìm sâu trong năm uẩn. Màu sắc, hình ảnh của bức tranh là sắc uẩn. Nhìn một bức tranh tôi biết rõ nó là trường phái gì, trừu tượng (abstract) hay ấn tượng (impressionist), thì tôi mới thưởng thức được nó. Khi thưởng thức như vậy là tôi đang chìm trong tưởng uẩn, ngay lúc tôi đam mê là tôi đang chìm sâu trong thọ uẩn. Thức uẩn ở đây là cái biết của mắt. Chỉ riêng việc thưởng thức bức tranh thôi là đã chìm sâu trong năm uẩn. Đam mê món ăn ngon, món mỹ phẩm, bộ quần áo, mắt kính đồng hồ, xách tay giày dép đều là chìm sâu trong năm uẩn. Người không đam mê trong năm uẩn là người sống không nhà một cách đúng nghĩa, không hướng về nẻo luân hồi, không màng việc tranh đấu hơn thua với đời.

Đoạn cuối bài kệ:

“Kathaṃ na viggayha janena kayirā”

Chấm dứt mọi tranh luận, Bất cứ với một ai”.

Không còn tha thiết, không còn hứng thú trong chuyện hơn và thua nữa. Lúc đó mình chỉ sống đúng mức thôi, cái gì cần làm thì làm, cái gì cần tránh thì tránh. Ngoài ra là những khách lạ. Nếu như vậy thì còn bụng dạ nào nghĩ đến chuyện hơn thua với đời nữa. Đây là một bài kinh mà tôi cho rằng là bài kinh căn bản của phạm hạnh. Bài kinh này gom gọn giáo lý của ba tạng. Toàn bộ tạng Luật chỉ nhắm đến hai nội dung là nên làm và nên tránh, toàn bộ A-tỳ-đàm tạng là phân tích chi tiết hai việc đó. Ví dụ tạng Luật cấm không nghe nhạc, không tiếp xúc gần gũi với người khác phái; tỳ kheo ở một trú xứ nên làm gì với khách tăng, khách tăng nên làm gì với vị tỳ kheo thường trú một chỗ; việc gì tỳ kheo nên làm và không nên làm với cư sĩ. Tạng A-tỳ-đàm sẽ giải thích tại sao việc đó bị cấm làm, vì việc đó được làm bằng tâm tham, tâm sân, tâm si v.v… Tại sao phải tránh? Bởi vì tất cả những việc làm nào bị tác động bởi phiền não sẽ dẫn đến sa đọa. Hành trình sa đọa như thế nào? Ba hành sẽ tạo ra 32 thức, thức tạo ra 19 quả tái tục, tạo ra danh sắc tái tục… sầu bi khổ ưu não, hình thành nên dòng sinh tử. Đó là lý do tại sao phải giữ Luật. Tôi nói câu này khó nghe, buổi giảng hôm nay mỗi người tốn một ngàn đô la để nghe vẫn còn rẻ như rác còn không thì quí vị treo cái giò lên thòng cái đầu xuống đất để nghe vẫn phải treo, vì vậy phóng tâm là uổng lắm nghen.

Như vậy thì toàn bộ tạng Luật chỉ có hai nội dung là chuyện nên làm và chuyện không nên làm còn tạng A-tỳ-đàm giải thích tại sao nên làm và không nên làm. Toàn bộ tạng Kinh là những minh họa cụ thể cho hai tạng kia. Chẳng hạn như lần đó Đức Thế Tôn đến nơi đó, gặp ai đó, họ hỏi đạo Ngài, Ngài giải thích, trong lời giải thích của Ngài có một phần của tạng Kinh một phần của A-tỳ-đàm, một phần của tạng Luật. Tạng Kinh là kể lại những cơ hội Đức Phật và đệ tử của Ngài thuyết hai tạng kia.

HÀLIDDIKÀNI (2)

Nội dung kinh Hāliddikāni (2) nhắc lại một đoạn trong kinh Đế Thích Sở Vấn Sakkapanhasutta, Trường Bộ Kinh.

“3) Thế Tôn đã nói trong tập Các Câu hỏi Của Sakka như vầy: “Những Sa-môn, Bà-la-môn nào được giải thoát với sự đoạn tận khát ái..”

Ở đây dùng chữ ‘tập’ là kẹt quá. Phải dịch lại “Thế Tôn đã nói trong kinh Sakkapanha như vầy…”. Chuyện hơi dài một chút. Đế Thích là thiên vương cai quản cõi Đao Lợi. Vào thời kỳ Bồ tát Tất Đạt bỏ ngai vàng đi tu thì vua trời Đế Thích già lắm rồi, sống cạn tuổi đời của ổng rồi. Một trăm năm nhân loại chỉ bằng một ngày đêm trên cõi Đao Lợi của Đế Thích, trong khi đó Đức Phật chỉ trụ thế có 80 năm. Khi Ngài thành Phật rồi, một hôm đức trời Đế Thích nhận ra những dấu hiệu mình sắp chết, đó là hào quang lu mờ, nghe mỏi mệt, tràng hoa héo úa, đổ mồ hôi.

Sanh về trời chỉ đơn giản giống như tỉnh giấc thấy mình có mặt ở nơi chốn thơm ngát mát lạnh. Đọa địa ngục thì giống như tỉnh giấc thấy mình trong microwave, tiếng la hét của hàng triệu người, mùi máu mùi phân nước tiểu nồng nặc, nhiệt độ mấy chục ngàn độ C. Trong kinh nói chỉ cần đốm lửa nhỏ bằng hột cải ở địa ngục mà đem lên cõi Người thì cây cối chết sạch hết. Quí vị có thể không tin nhưng tôi nghĩ chuyện đó bình thường bởi vì theo khoa học thì nhiệt độ trên trái đất này cũng có nơi vầy nơi khác. Có nơi một năm lượng mưa chưa được một centimet, có nơi thì lượng mưa một năm lên đến hai mét. Trên trái đất này đã thế này thế kia thì nói chi trong vũ trụ mênh mông thì cái gì cũng có. Quí vị hỏi tôi có thấy địa ngục không thì ngay kiếp này tôi không có thấy, nhưng hỏi tôi có tin không thì tôi chỉ nói rằng nếu có thì không có gì lạ hết. Tâm hồn đó, kiểu sống đó thì phải về nơi thích hợp thôi. Khi Đế Thích thấy những dấu hiệu mình sắp chết nên sợ hãi đi xuống hầu Phật. Chuyện dài lắm, trong bài viết Bản Tình Ca Duy Nhất trong Kinh Điển Pāḷi của tôi có nhắc chút tình tiết về chuyện này. Đế Thích nghe Phật xong rồi thì chết lập tức trước mặt Thế Tôn. Chết đây là như thế nào? Khi mình đủ phước về trời, mình có hình dáng mặt mũi như thế nào thì mình sống hết tuổi thọ mặt mũi mình vẫn không thay đổi, không bị lão hóa như nhân loại. Không cần trang điểm bơm vá, làm thẩm mỹ. Nhan sắc đó cứ xài suốt mùa thu cho đến khi thấy năm hiện tượng trên là chết thôi chớ không bệnh hoạn ho hen sổ mũi. Đế Thích biến mất như một tia sáng bị tắt, lập tức tái sanh trở lại làm Đế Thích như cũ, chuyện xảy ra nhanh bằng tốc độ của tâm, nên chỉ có Đế Thích và Thế Tôn biết thôi. Lúc đó Đế Thích đắc Tu-đà-hoàn rồi. Cuộc hầu pháp của Đế Thích với Thế Tôn được gom lại thành bài kinh Đế Thích Sở Vấn (Trường Bộ Kinh).

Hôm nay ông Hāliddikāni này muốn hiểu thêm nên trích một đoạn trong bài kinh Đế Thích Sở Vấn mà ông đã từng được nghe và hỏi ngài Mahā Kaccāna. Ngài Mahā Kaccāna giải thích: Ai đối với năm uẩn mà còn thấy hay thấy đẹp thì còn thích thú trong đó, còn thích thú trong đó thì còn sinh tử. Còn đối với người đã lìa bỏ, không chấp trước trong năm uẩn nữa thì người đó không còn tái sinh. Ở đây ngài nói đến trường hợp thánh trí, bởi vì chỉ có thánh trí mới có sự chấm dứt tuyệt đối sự ham thích trong năm uẩn, còn người phàm có biết đạo, tu hành tinh tấn đến mấy đi nữa thì cũng chỉ là đá đè cỏ mà thôi. Nghĩa là thay vì mình cuốc xới lượm từng cọng rễ thì mình lấy đá đè lên, mai này dẹp đá đi thì cỏ đó tiếp tục mọc nữa.

Tam Tạng kinh điển có nhiều bao nhiêu đi nữa thì gom lại chỉ có Tứ Niệm Xứ mà thôi: biết rõ mình là gì (trí), biết rõ mình đang ra sao (niệm). Biết rõ mình là gì tức biết rõ đây là danh, đây là sắc; biết rõ đây là tâm tham, biết rõ đang thích, biết rõ đang khó chịu…; cái biết đó là cái biết của trí. Biết rõ mình đang ra sao, đang đi, đang bước, đang nhai, đang nuốt, biết cay, biết đắng, đó là niệm; trong lúc cay thấy khó chịu, biết mình sân v.v… Nếu mình tu theo thân quán, biết rõ là nhai nuốt; tu thọ quán biết rõ dễ chịu, khó chịu; tâm quán biết rõ đây là tham hay sân; pháp quán biết rõ đây là dục triền cái, sân triền cái, hỷ giác chi, trạch giác chi, định giác chi, xả giác chi v.v…; biết rõ đây là khổ, đây là tập. Với năm uẩn, biết rõ nó là gì, đang ra sao.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app