Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Những Gì Được Ăn

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Những Gì Được Ăn

TRĂNG RẰM (tt)

Chúng ta trở lại bài kinh Trăng Rằm, hôm đó chúng tôi giải thích dở dang. Bài kinh Trăng Rằm có nhiều đoạn:

Đoạn 1. Năm thủ uẩn là gì.

Đoạn 2. Năm uẩn lấy gì làm chỗ dựa.

Đoạn 3. Sự chấp thủ nằm trong hay ngoài năm uẩn.

Đoạn 4. Có sự sai khác nào trong niềm đam mê năm uẩn.

Đoạn 5. Dựa vào đâu đề cập về năm uẩn.

Đoạn 6. Giải thích năm uẩn.

Đoạn 7. Thân kiến là gì? Là sự chấp ngã trong năm uẩn.

Đoạn 8. Chuyện cần làm đối với năm uẩn (cần thấy, cần bỏ, cần có).

Đoạn 9. Quán chiếu năm uẩn thế nào để chấm dứt phiền não.

Đoạn 10. Phá nghi cho một tỳ kheo.

Bài kinh này là bài kinh căn bản cho giáo lý Phật pháp, đồng thời cũng là bài kinh căn bản cho tất cả những người muốn tìm hiểu về giáo lý và cũng là bài kinh căn bản cho hành giả Tứ Niệm Xứ. Chính Đức Phật xác nhận nhiều lần, suốt thời gian hoằng pháp 45 năm của Ngài, chỉ nói đến hai vấn đề, khổ và diệt khổ.

Có một bài kinh này rất thú vị, một tỳ kheo hỏi Đức Phật: Bạch Thế Tôn, làm thế nào để chấm dứt đau khổ? Ngài dạy, chỉ cần thấy cái gì là đau khổ thì sẽ thoát khổ. Đó là năm uẩn, Danh Sắc, 12 Xứ, 18 Giới là sự có mặt của phiền não, tức thái độ nhận thức thương ghét đối với năm uẩn. Toàn bộ những thứ này đều là khổ, trực tiếp hay gián tiếp. Khi thấy được Khổ đế, mới thấy được Tập, Diệt, và Đạo. Biết mình đang lạc đường mới nghĩ đến việc tìm đường đúng mà đi. Biết mình bệnh mới có thể chữa bệnh.

Trước hết là phải thấy được vấn đề của mình thì mới giải quyết được vấn đề, nếu không thấy thì làm sao giải quyết được. Có một chuyện nhỏ sáng nay, tôi phải dọn cái bàn để đặt cái máy bắt đầu buổi giảng. Mấy hôm nay nhà có khách, trên bàn có một ít thứ vặt vãnh như một hộp kẹo, một hộp bánh, tách trà, khách đi rồi còn nằm ở đó. Phía dưới có bụi mà không lau được. Nhìn thấy cái bàn ớn quá mà không biết bắt đầu từ chỗ nào, tôi đứng suy nghĩ một lát tôi thấy chuyện đầu tiên phải dời những thứ này đi trước mới có chỗ trống lau bụi, lau xong rồi mới ra ngoài kia lấy cái máy vô để đó ghim điện. Có người cười thầm sao chuyện dọn bàn khó như vậy. Rất là khó, mới liếc qua là nhức đầu rồi. Tôi nghĩ đầu tiên là phải đi tìm vấn đề của cái nhức đầu, rồi dọn nó trước. Nếu không tìm ra cái căn cơ, nền tảng vấn đề thì làm sao giải quyết được nó đây. Phải biết sự có mặt của mình trên đời là khổ, khi biết được như vậy thì mới nghĩ đến chuyện giải quyết nó. Vì vậy, muốn biết làm thế nào để thoát khổ thì trước hết phải thấy được cái gì là đau khổ. Ở đây, thấy sự có mặt của năm uẩn, 12 Xứ, 18 Giới, Danh Sắc, phiền não là khổ. Phiền não là thái độ thích hay ghét đối với năm uẩn. Nói chi pháp thì Khổ – Tập là hai nhưng nói tổng quát thì Khổ – Tập chỉ là một vấn đề Khổ. Ví dụ, bịnh và nguyên nhân sinh bịnh là khác nhau, nhưng khi cần chỉ nói một vấn đề: bịnh hoạn. Vì vậy, chính Đức Phật nói: Trong cả đời hoằng pháp ta chỉ nói hai vấn đề: Khổ và con đường thoát Khổ. Lúc này bốn Đế chỉ còn lại hai vấn đề: Khổ – Tập là một; Diệt – Đạo là một. Đối với Khổ, cần nhận thức. Đối với Tập, cần diệt trừ. Đối với Diệt đế, cần chứng ngộ. Đối với Đạo đế thì cần tu tập để chứng ngộ Diệt đế. Nói chi tiết là như vậy. Tập đế là niềm đam mê trong Khổ đế. Khổ đế là mọi hình thức tồn tại, hiện hữu. Diệt đế gồm có hai: Hữu dư Niết bàn thì vắng mặt Tập đế, Vô dư Niết bàn thì vắng mặt cả Khổ và Tập đế. Đạo đế là con đường thoát khổ vốn nằm trong Khổ đế. Con chó, con chuột đam mê trong đời sống của con chó con chuột; ông hoàng đế có những đam mê của hoàng đế; kỹ nữ, ăn cướp, mỗi một hoàn cảnh sống đều có đam mê trong đó, bằng cách này hay cách khác, kể cả những người mở miệng ra là nói “tôi giờ không thích cái gì”. Nhìn họ tôi nhớ câu nói của ông cậu của ngài Xá Lợi Phất, Dighanakha (Trường trảo = móng tay dài). Ông này gặp Đức Phật và nói: Thưa Sa-môn Gotama sao con không thích cái gì trên đời này, không có gì trên đời này làm cho con thích. Ông ta nói vậy với mong đợi Ngài khen và cũng nghĩ mình giống như Ngài. Đức Phật trả lời: Ông nói rằng ông không thích cái gì hết nhưng ông có thấy thích thú vừa lòng trong cái suy nghĩ đó không? Không thích là vì chưa gặp đúng cái món mình thích, và còn tùy hoàn cảnh đồng tiền, sức khỏe, gia đình, những nhân tố trong đời sống của mình có vấn đề hay không, cho phép mình thích hay không. Một anh chàng nhà quê chân phèn không biết gì trong giới thượng lưu nên tưởng mình không thích; cứ nghĩ là uống rượu đế ăn cá nướng ngồi ngoài ruộng thoải mái hơn ngồi khách sạn năm sao uống rượu Tây có hoa hồng, nhạc nhẹ, nến thơm.

Nội dung bài kinh này, một vị tỳ kheo là thầy dạy của năm trăm vị tỳ kheo khác, trong một pháp hội, đã đặt ra chín vấn đề lớn để hỏi Thế Tôn. Đó là những câu hỏi mang ý nghĩa đúc kết giáo lý trong nhận thức và nền tảng để hành trì. Muốn đi theo một tôn giáo, đường lối, tôn chỉ nào đó trước hết phải có nhận thức đó là gì, tại sao mình theo. Trong đạo Phật, mọi sự không dừng lại ở đó, sau nhận thức là phải sống theo nhận thức đó, đó là hành trì.

*Ba bước đi trong Phật pháp:

Pariyatti: lý thuyết để nhận thức.

Paṭipatti: sự hành trì dựa trên nhận thức đó.

Paṭivedha: sự chứng nghiệm có được từ việc hành trì.

Từ thời rất xưa, các vị tiền bối của Nam tông VN gọi ba bước này là pháp học, pháp hành và pháp thành.

Bài kinh này gồm mười đoạn, có nội dung đủ để hỗ trợ cho cả ba bước đi này. Hành giả Tứ Niệm Xứ cũng cứ theo bài kinh này, người nghiên cứu Phật pháp cũng bắt đầu từ bài kinh này, người sơ cơ không biết gì về Phật pháp đọc bài kinh này cũng sẽ biết thế nào là khổ, mình là ai, từ đâu đến, sẽ đi về đâu.

Năm uẩn là gì?

Y cứ bốn đại gọi là sắc uẩn. Tôi nói điều này quí vị sẽ sốc. Mình học chút ít khoa học, Phật pháp biết lơ mơ nên mình thấy danh thì mơ hồ trừu tượng, sắc pháp là những gì mình sờ chạm. Tại sao gọi là ngũ uẩn giai không? Tại sao cái gì cũng gọi là không hết? Suññatā. Tiếng Mỹ là ‘Mtness’, ‘emptiness’. Cái gọi là Cái gọi là niềm vui gồm có hai: thiện thọ hỷ và tham thọ hỷ. Tâm nào cũng có mấy chục tâm sở (mental factors) trong đó. Nỗi khổ niềm đau của chúng sinh cũng chỉ là hai tâm sân hoặc tâm thân thức thọ khổ. Thất tình, làm ăn thua lỗ, thất tình, mang tiếng, bãi nhiệm … tất cả những nỗi buồn đó chỉ có hai tâm sân hoặc tâm thân thức thọ khổ. Giai không nghĩa là đem chia ra thì không còn gì hết, đó là tinh thần. Còn về vật chất, khi mình cầm cái ly trên tay, mình sờ chạm nó được, biết nó nóng lạnh cứng mềm, thô nhám hay trơn láng… Trọng lượng của cái ly này là 25g. Chia 25g này ra một tỷ, lấy một phần tỷ chia tiếp, chia đến tận cùng còn lại một đơn vị nhỏ nhất là photon. Cái mình gọi là vật chất, khi chia đến tận cùng bằng số thì mình không còn sờ chạm được nữa, chỉ còn là cảm nhận, hình dung, liên tưởng về nó mà thôi. Nghĩa là, cuối cùng rồi thì vật chất cũng chỉ là những trạng thái. Trạng thái là gì? Đất là cái gì cho ta cảm giác cứng mềm. Nước là cái gì tạo nên hiện tượng tan chảy và ngưng tụ. Lửa (theo trong A-tỳ-đàm) là cái gì mà ta gọi là nhiệt độ dù lạnh hay nóng. Gió trong Phật pháp, nói rốt ráo là cái gì tạo nên các hiện tượng áp suất, xê dịch (còn gọi là “sự căng phồng”).

Dựa vào cái gì mà có năm uẩn? Dựa vào bốn đại mà gọi đó là sắc uẩn. Do có sự tiếp cận giữa sáu căn với sáu trần nên mới có thọ uẩn (feelings), cũng từ xúc mà có tưởng uẩn (perception). Từ sáu xúc mà có hành uẩn, tức các khía cạnh thiện ác (good or bad factors) trong tâm. Từ 6 xúc có 6 tưởng, 6 thọ, 6 hành. Do có 6 căn và 6 trần cộng lại mới có sáu thức, tức thức uẩn.

Tôi không dám mở lời, tôi nói rằng tôi ước có lớp A-tỳ-đàm, tôi đã có lớp Kinh Tạng này mà thêm lớp A-tỳ-đàm nữa là tôi chết. Muốn học A-tỳ-đàm thì phải ngưng lớp Kinh Tạng chớ một tuần đã mất của tôi đã ba ngày lẻ rồi. Nói đừng buồn chớ cái người của mình cũng trời ơi đất hỡi lắm. Mình dạy mà mình không thấy mặt, mình giảng sơ sài thì không được mà giảng chi tiết thì… Cho đến hôm nay tôi vẫn nghĩ rằng hơn một nửa trong đây không hiểu cái khỉ gì hết hoặc đang ngủ. Cho nên tôi mất hứng dữ lắm. Bữa nay tôi bị ràng buộc vấn đề thời gian, cái công mình đã đi một năm rồi. Cũng gần xong rồi, tôi cũng mong trong đời của tôi, tối thiểu cũng giảng gần hết Kinh Tạng. Trung Bộ tôi giảng ba lần, 152 bài. Trường Bộ tôi giảng một lần, 34 bài. Bây giờ thêm một lớp Tương Ưng 7700 bài nữa thì coi như một đời mình ăn cơm của người ta mình trả bao nhiêu đó cũng được rồi. Bây giờ đã đi được một năm rồi.

Thân kiến (sakkāya) là gì? Thân kiến là sự lầm tưởng năm uẩn là Tôi, Của Tôi. Ahaṅkārachấp rằng đây là chấp rằng đây là Tôi, Tôi là cái này, cái nọ. Mamaṅkārā là chấp rằng đây là Của Tôi. Phải là vị sơ quả Tu-đà-hoàn mới chấm dứt được thân kiến. Có khi mình không hề nghĩ đến hai chữ “tôi, của tôi”, nhưng mình nhìn về cuộc đời này luôn luôn từ góc độ “tôi, của tôi”. Chính vì luôn nhìn mọi sự trên cuộc đời này từ góc nhìn “tôi, của tôi” nên mới có sự thích (tham) và ghét (sân). Si thì luôn theo sát hai phiền não đó. Quí vị thử đi, khi gặp nhau trong một thời điểm hoàn cảnh lẽ ra phải chào mà họ làm lơ thì mình nghĩ sao. Nếu mình thấy quê, thấy bực, thì phải chánh niệm, à thì ra mình đối diện vấn đề từ góc nhìn “tôi, của tôi”. Khi còn thân kiến, chúng ta luôn luôn trong trạng thái của một con chó dữ, luôn sẵn sàng phản ứng với tất cả những gì mình thấy, mình nghe. Ngày chưa biết đạo mình trách đủ thứ, biết đạo rồi mình giữ giới, bắt đầu có búa trong tay, mình dùng búa để đập thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện; mình tu tập thiền chỉ để có cái búa Tâm sở định đập năm Triền Cái, mình tu thiền Quán đập Ái, Mạn, Kiến; nhưng khổ một chỗ, đập tan hoang rồi còn một cái không cách nào đập được đó chính là cái búa trên tay. Ngày xưa mình thích tiền bạc, thích danh, thích nhan sắc, thích sức khỏe, giờ hiểu đạo, không thích gì hết, trong đầu mình chỉ có Tam bảo, đi đứng nằm ngồi chánh niệm tỉnh giác. Có một điều: Khi còn thân kiến, chúng ta luôn luôn trong trạng thái của một con chó dữ, luôn sẵn sàng phản ứng với tất cả những gì mình thấy, mình nghe. Ngày chưa biết đạo mình trách đủ thứ, biết đạo rồi mình giữ giới, bắt đầu có búa trong tay, mình dùng búa để đập thân nghiệp bất thiện, khẩu nghiệp bất thiện; mình tu tập thiền chỉ để có cái búa Tâm sở định đập năm Triền Cái, mình tu thiền Quán đập Ái, Mạn, Kiến; nhưng khổ một chỗ, đập tan hoang rồi còn một cái không cách nào đập được đó chính là cái búa trên tay. Ngày xưa mình thích tiền bạc, thích danh, thích nhan sắc, thích sức khỏe, giờ hiểu đạo, không thích gì hết, trong đầu mình chỉ có Tam bảo, đi đứng nằm ngồi chánh niệm tỉnh giác. Có một điều: tôi đang ngon lành, đang ngon lành, tôi đang tu, đang tu, tôi đang hiểu được lý tam tướng, đang hiểu được lý tam tướng, tôi đang hiểu được lý duyên khởi, trong khi những người kia họ không được như đang hiểu được lý duyên khởi, trong khi những người kia họ không được như tôi. Họ may mắn mang thân người nhưng không biết Phật pháp. Họ biết Phật pháp nhưng chỉ biết cúng bái cầu lộc chứ không biết học hỏi giáo lý. Họ học hỏi giáo lý nhưng không biết hành trì giáo lý. Riêng tôi, được thân người, được học chánh pháp, tôi học giáo lý; Họ may mắn mang thân người nhưng không biết Phật pháp. Họ biết Phật pháp nhưng chỉ biết cúng bái cầu lộc chứ không biết học hỏi giáo lý. Họ học hỏi giáo lý nhưng không biết hành trì giáo lý. Riêng tôi, được thân người, được học chánh pháp, tôi học giáo lý; tôi có hành trì, có giới, có định, có tuệ; đây là công đức của có hành trì, có giới, có định, có tuệ; đây là công đức của tôi, đây là sự thành tựu của tôi, không bao lâu nữa , đây là sự thành tựu của tôi, không bao lâu nữa tôi sẽ đắc chứng, đắc chứng đạo quả của sẽ đắc chứng, đắc chứng đạo quả của tôi, Niết bàn của , Niết bàn của tôi, sự giải thoát của , sự giải thoát của tôi… Đập tan hoang hết nhưng cuối cùng tôi còn chừa lại cái búa của … Đập tan hoang hết nhưng cuối cùng tôi còn chừa lại cái búa của tôi! Không ai hiểu được lý vô ngã như là ! Không ai hiểu được lý vô ngã như là tôi, không ai hiểu được lý duyên khởi như là , không ai hiểu được lý duyên khởi như là tôi… Cuối cùng, tôi cũng như bao nhiêu cái tôi khác.

Cái gì là chuyện cần làm đối với năm uẩn?

Trước hết ta phải thừa nhận rằng, trong Trước hết ta phải thừa nhận rằng, trong năm uẩn có ngọt, có đắng. Vị ngọt của năm uẩn là cái gì khiến ta ham thích, người không học đạo khi nhìn về cuộc đời, tức năm uẩn, chỉ thấy được khía cạnh đầu tiên và duy nhất này. Vị đắng của năm uẩn là những gì khiến ta đau và khổ ở thân hay tâm. . Vị ngọt của năm uẩn là cái gì khiến ta ham thích, người không học đạo khi nhìn về cuộc đời, tức năm uẩn, chỉ thấy được khía cạnh đầu tiên và duy nhất này. Vị đắng của năm uẩn là những gì khiến ta đau và khổ ở thân hay tâm. Adīnava, chữ này ngài Minh Châu dịch là ‘nguy hiểm’, nhưng ta phải hiểu là vị đắng hay bề trái. Phải thấy được cái ngọt là phù du. Phải thấy được cái đắng là cái đáng chán đáng sợ. Từ đó mới có sự ly tham để lìa bỏ (‘nissarana’: ‘xuất ly’; ‘assāda’: ‘vị ngọt’). Toàn bộ hành trình tu học là nhận thức được rằng mọi hiện hữu là khổ (trong đó có cả ngọt lẫn đắng), từ đó nhàm chán và lìa bỏ. Việc phải làm đối với năm uẩn là vậy.

Ở đây Đức Phật dùng ngôn ngữ của vị Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài dùng chữ “vô thường biến đổi” cho chữ “bề trái của năm uẩn”, Ngài không tả rõ trong bài kinh này. Vô thường của Sắc uẩn là lúc nó trẻ, lúc nó già, lúc nó tươi, lúc nó héo. Vô thường của Thọ uẩn là lúc vui lúc buồn mà ai cũng thấy rằng đời sống này buồn nhiều hơn vui. Vô thường của Tưởng uẩn: thọ, tưởng, hành không rời nhau, nên nói thọ vô thường thì tưởnghành cũng vô thường. Ví dụ, nhớ một kỷ niệm cũ mình thấy thích quá, nhưng bây giờ nó không còn nữa, đó là sự vô thường về danh uẩn. Cách đây mấy phút, nghĩ cái đó thấy vui mà bây giờ lại buồn, lại đau, lại nhớ vì không còn nữa. Không có niềm vui nỗi buồn nào kéo dài thiên thu, và sự hạnh phúc an lạc cũng không kéo dài thiên thu. Mọi thứ phải đắp đổi cho nhau. Vì vậy Lão Tử mới nói: Khi gặp chuyện buồn lo thì hãy nhớ sau đó chắc chắn sẽ là chuyện vui và khi vui thì phải nhớ sau chuyện vui chắc chắn là chuyện buồn. Hồi đó tôi đọc cái đó tôi khó chịu lắm, sao lại dám xài chữ ‘chắc chắn’. Nhưng đúng là như vậy, khi cái buồn đi đến tận cùng thì nó sẽ hết buồn và cái vui đi đến tận cùng thì nó sẽ hết vui. Và đời sống này chỉ gồm hai thứ buồn vui đó thôi. Đó là sự vô thường của danh uẩn gồm thọ, tưởng, hành. Và thức cũng vậy, sự vô thường của thức là lúc phải thấy cái này, lúc phải nghe cái kia, có lúc không được đầy đủ sáu căn, (bị khiếm khuyết chẳng hạn). Sự vô thường của thức uẩn là cái tâm nào của mình rồi cũng có lúc biến mất,xuất hiện rồi biến mất, dầu muốn dầu không ta không thể kéo dài sự tồn tại của nhãn thức trong một ngày, trong một tháng, trong một năm. Cho nên ở đây phải hiểu bề trái của năm uẩn (nói ngắn gọn) là sự vô thường. Thấy được như vậy thì mới có ly tham, và từ ly tham mới có giải thoát (ly tham tức là buông).

Nên nhận thức ra sao về năm uẩn để chấm dứt ý niệm chấp ngã? (Đoạn 13).

Vị tỳ kheo hỏi nên nhận thức ra sao về năm uẩn để chấm dứt ý niệm chấp ngã. Ngài dạy: Nên quán chiếu rằng năm uẩn trong mọi tình trạng, hoàn cảnh, thời điểm đều là vô ngã, vô thường, có 11 trường hợp.

(Tôi cố ý dịch lại hết chứ ngó nguyên chánh kinh thì ‘phê’ lắm, như chén thuốc Bắc. Tôi gom chén thuốc Bắc thành một viên thuốc tễ thôi, còn đưa cho quí vị một tay viên xí muội, một tay miếng cam thảo nữa. Tới nước này mà không chịu hả họng cho tui dzọng dzô thì không biết bao giờ hết bệnh.)

Quán chiếu rằng năm uẩn trong mọi tình trạng, hoàn cảnh, thời điểm nghĩa là cái gì thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, xa, gần, thô, tế, thắng (tốt), liệt (xấu)… hoàn cảnh nào đi nữa cũng là vô ngã vô thường. Mình có là ăn mày, du đãng, kỹ nữ, thầy tu… gì đi nữa thì năm uẩn cũng luôn luôn trong tình trạng vô ngã, vô thường. Trong trường hợp đó, với cách quán chiếu này cộng với sự đầy đủ Ba-la-mật thì chấm dứt được ý niệm chấp ngã. Ý niệm chấp ngã nghĩa là sự nhìn về thế giới, nhìn về con người, nhìn về chúng sinh từ góc độ Quán chiếu rằng năm uẩn trong mọi tình trạng, hoàn cảnh, thời điểm nghĩa là cái gì thuộc về quá khứ, hiện tại, vị lai, xa, gần, thô, tế, thắng (tốt), liệt (xấu)… hoàn cảnh nào đi nữa cũng là vô ngã vô thường. Mình có là ăn mày, du đãng, kỹ nữ, thầy tu… gì đi nữa thì năm uẩn cũng luôn luôn trong tình trạng vô ngã, vô thường. Trong trường hợp đó, với cách quán chiếu này cộng với sự đầy đủ Ba-la-mật thì chấm dứt được ý niệm chấp ngã. Ý niệm chấp ngã nghĩa là sự nhìn về thế giới, nhìn về con người, nhìn về chúng sinh từ góc độ tôi, của tôi.

Không có tôi, của tôi, vậy ai là người tạo nghiệp thiện ác và ai sẽ là người chịu quả thiện ác?

“14) Lúc bấy giờ, một Tỷ-kheo khác khởi lên suy nghĩ sau đây: “Nếu Ngài nói sắc là vô ngã, thọ… tưởng… các hành… thức là vô ngã, thời các nghiệp do vô ngã tạo ra, thời ngã nào lãnh thọ?”

Đoạn 14 là thắc mắc của một tỳ kheo trong pháp hội này mà cũng là thắc mắc của 99.9% người Phật tử.

Sau khi nghe Đức Phật giảng, vị này suy nghĩ như sau, nếu Thế Tôn dạy rằng mọi sự đều lắp ráp, mọi sự đều là vô ngã, vô thường, không có tôi và của tôi, vậy thì ai là người tạo nghiệp thiện ác và ai sẽ là người chịu quả thiện ác (quả khổ, quả vui)?

Đức Phật nhắc lại, không cần thiết phải có người tạo nghiệp và hưởng quả mà tất cả đều là sự vận hành của năm uẩn. Không do ai làm và chịu hết.

Vị tỳ kheo này theo thói quen nghĩ rằng phải có người làm việc thiện, phải có người làm việc ác rồi khi quả trổ rồi thì phải có người hưởng chứ. Ngài dạy rằng không cần phải có ai hết, mà ở đây toàn bộ là năm uẩn.

Ví dụ như có một ông thợ máy nói với tôi như thế này: “Sư ơi, cái xe năm bảy trăm ngàn mà tháo nó ra thì cũng y chang như mấy cái xe kia vậy thôi, cũng là một đống đồ parts, phụ tùng thôi.” Tôi nói: “Ông nói vậy tôi không đồng ý, cái xe nào cũng là lắp ráp vậy cái gì chạy trên đường? Ông nói trên đời không có cái gì là xe hết, toàn đồ ráp, vậy hồi nãy ông tới đây bằng gì, rồi chiều nay ông chở vợ con đi chùa bằng cái gì? Một lát nữa ông rời đi bằng cái gì? Sáng nay trên xa lộ có hai cái gì tông nhau rồi chết bốn người, không có xe thì đó là cái gì?”

Có người hỏi tôi tại sao phải phân tích ra làm gì vậy; có xe hay không có xe thì có khác chi nhau? Khác nhau xa lắm! Khi ta hiểu mọi thứ là lắp ráp thì thái độ của ta đối với chuyện đời sẽ khác đi. Dĩ nhiên, cái hiểu đó phải có được từ đời sống, từ sự thấm thía, thể nghiệm, thân chứng sau một quá trình chánh niệm liên tục; phải là một nhận thức không vay mượn từ sách vở hay băng giảng, không từ một người nào khác; phải do chính mình.

Ví dụ như nhà tôi gần biển, buổi trưa quí vị hỏi tôi ở đây có gần biển không, buồn quá, ra đó chơi. Tôi nói, xe hư rồi, giờ ra đó phải đi bộ, mà xa lắm, nóng muốn chết luôn. Bữa nay gần 40 độ C, khoảng 100 độ F, hai bên toàn cát không, ở đây mà đi ra đó là gần 3 cây số, rồi đi bộ trở về nữa, ông nghĩ làm sao mà ra đó chơi. Tôi nói như vậy thì ổng không đủ sợ. Ổng cứ đi. Khi đi rồi thì ổng mới biết thế nào là sức nóng gần 100 độ F. Dưới chân thì cát nóng, trên đầu thì nắng rát mặt, người mệt lả dần. Ra chưa tới biển mà nhìn thấy hoa nắng chập chờn, chập chờn trong không khí. Lúc đó cái sợ này là cái sợ của quí vị, chứ hồi nãy trong nhà tôi nói mà quí vị không ngán. Khi quí vị đi rồi quí vị mới thấy. Tôi cố ý dài dòng để cho quí vị thấm thía chỗ này. Khi quí vị nghe giảng kinh thì không bằng quí vị tu tập Tứ Niệm Xứ, khi ngồi xuống theo dõi, biết rõ, biết ngồi xuống, biết mông chạm, biết hai đầu gối chạm. Biết xong rồi ngồi yên theo dõi hơi thở, biết hơi thở ra vô, đang nhớ chuyện gì đó, biết phóng tâm; vui quá biết cái vui này là tâm tham, cái vui này là tâm thiện v.v… Khi theo dõi một thời gian quí vị sẽ thấy cái tâm không đứng yên. Theo dõi một lát thì bắt đầu thấy cái lưng đau, đầu gối đau như ai chẻ xương vậy. Khi theo dõi rồi thấy vấn đề đổ đến dồn dập như vậy quí vị mới biết thì ra năm uẩn này là gánh nặng. Còn bây giờ quí vị không tu cái gì hết, ngày nào cũng vô nghe giảng ngáp lên ngáp xuống thì không cách chi thấy năm uẩn là gánh nặng. Chỉ có làm như tôi vừa nói mới thấy năm uẩn là gánh nặng. Mà lạ lắm, khi thấy năm uẩn là gánh nặng bằng sự thực chứng của mình, khi nhận ra nó là gánh nặng thì cũng là lúc quí vị bỏ từ từ gánh nặng đó, gánh nặng bắt đầu nhẹ dần, dù chưa có đắc gì hết. Cái này thì không cách nào cảm nhận được trừ phi mình tu chánh niệm.

Còn như hồi đó đến giờ mình không thấy gì hết, cứ lăng xăng lăng xăng ăn chè ăn cháo, vui chơi, mua sắm, tưởng là vui, nhưng không! Mai này sống chánh niệm một chút thì sẽ thấy rằng những thứ đó thật sự là tào lao, thật sự là không cần thiết. Tôi không phải là thiền sư, tôi không phải là hành giả, tôi bê bối dễ duôi, phóng dật, nhưng trong trường hợp này quí vị phải tin tôi: Không có sống chánh niệm thì đừng hòng hiểu Phật nói cái gì, hiểu lan man thì ok, nhưng hiểu thấm thía thì chỉ có người sống chánh niệm.

Ở đây vị tỳ kheo thắc mắc Thế Tôn dạy rằng cái gì cũng vô ngã, vô thường, chỉ có năm uẩn chứ không có ông A, bà B, vậy ai là người tạo nghiệp thiện ác, ai là người chịu quả khổ vui. Phật dạy rằng cái gọi là người tạo chỉ là năm uẩn, cái gọi là người chịu quả khổ vui cũng chỉ là năm uẩn mà thôi. Sáng hôm nay mình đã học xong bài kinh cuối cùng của phẩm Những Gì Đáng Được Ăn. Ngày thứ Ba mình sẽ học phẩm mới, phẩm này học sướng lắm, học ào ào. Sáng nay tôi cố ý giảng chậm bài kinh này, quần tan nát cái gọi là Bốn Đế, cái gọi là năm uẩn, để mấy bài kinh sau cứ thế lướt qua thì mới hy vọng có khả năng học hết Tương Ưng. Và nhớ một cái là khi tôi nhắc đi nhắc lại những điều căn bản thì phải nhớ để mai mốt khỏi mất công, hỏi là biết liền, chứ không phải cà rờ, ấm ớ. Hồi nãy có nhân vật Phù Du nhắc một chuyện mà tôi rất thích đó là đập tan hoang chỉ còn lại cái búa trên tay. Đó chính là cái công án mà tôi muốn trao cho bà con trong room. Coi chừng đó, đập tan hoang cái gì cũng nát chỉ còn lại cái búa. Cái búa đó là gì? Tôi giỏi, tôi hay, tôi có giới, tôi có định, tôi có tuệ… 

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app