Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Những Gì Được Ăn

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Những Gì Được Ăn

“37) Sau khi phân tán, vị ấy trú, với tâm giải thoát như vậy. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy được chư Thiên với Thiên chủ, Phạm thiên chúng với Phạm thiên đảnh lễ, dầu cho ở xa”

38) Ôi, ta đảnh lễ Ông,

Bậc người như lương mã!

Ôi, ta đảnh lễ Ông,

Là bậc tối thắng nhân!

Ta không có chấp trước,

Ðối tượng Ông Thiền tư!”

Ý của Đức Phật trong đoạn này là với một vị sống lìa bỏ đam mê chấp thủ trong năm uẩn thì ngay đến Phạm thiên là hạng chúng sinh cao cấp nhất trong Tam giới vẫn phải cúi đầu kính lễ. Ở đây xin nhắc quí vị nghe một đoạn kinh khác trước khi giảng chỗ này: Lần đó chư thiên cõi Đạo Lợi nhìn thấy Đức trời Đế Thích đứng một mình chắp tay nhìn về phía chân trời, mà họ nhìn quanh không thấy ai. Chư thiên có thiên nhãn giống nhau, nhìn quanh không thấy ai để cho Đế Thích chắp tay như vậy, các vị hỏi: Thiên Chủ đang lễ bái ai vậy? Đế Thích trả lời: Các ngài không thấy nhưng ta có nghĩ tới một số đối tượng và nghĩ họ đáng để cho ta tôn kính nên ta đảnh lễ, nhưng không có người nào cụ thể làm sao các ngài thấy được. Chư thiên hỏi họ là ai. Đế Thích trả lời: Ta đang nghĩ đến những người con hiếu thảo với cha mẹ; ta đang nghĩ đến những người vợ làm tròn phụ đạo; ta đang nghĩ đến những người trong xã hội nhân loại sống làm tròn trách nhiệm của mình; ta nghĩ đến những người đó và có lòng tôn kính họ; bởi vì, những người như vậy trong thế giới loài người cũng không nhiều, họ chính là châu báu, là đối tượng hiếm có trong đời vì vậy ta chắp tay đảnh lễ. Đó là một bài kinh cho mình thấy, dù mình là nhân loại nhưng nếu có đời sống đức hạnh, là một người có tâm lành thì chư thiên cũng tôn trọng và quí mến mình.

Còn trong bài kinh này Đức Phật xác nhận chuyện này lần nữa nhưng ở mức độ cao cấp hơn. Bài kinh trích dẫn ở trên Đế Thích bày tỏ lòng tôn kính đối với những người cư sĩ sống viên mãn với bổn phận của mình trong nhà, trong xã hội, trong chòm xóm láng giềng. Còn ở đây Đức Phật dạy một vị tỳ kheo luôn luôn sống chánh niệm, tỉnh giác, dù là phàm nhưng lìa bỏ lòng đam mê trong năm uẩn thì Phạm thiên cũng tôn kính. Vì sao? Bởi vì ngay cả Phạm thiên cũng còn niềm đam mê trong thiền, trong hào quang, trong tuổi thọ, trong cảnh giới của họ, trong đời sống an lạc của họ. Họ thấy cõi Người có những vị mang thân nhân loại mà lòng không hề vướng bận chấp trước đam mê, đối với họ là chuyện rất đặc biệt hiếm hoi và rất đáng tôn kính.

Chú giải của hai đoạn kinh 37, 38 này có kèm một câu chuyện về một vị tỳ kheo tên là Nītatthera. (Tên là Nīta, gọi thêm Thera là trưởng lão với nghĩa tôn kính)

Nīta’: người đã trải qua sự huấn luyện, đào tạo tốt đẹp (well trained, well educated).

Lạc đề một chút, nhưng cũng là chuyện nên nói. Trên đời này có một trong những cái làm cho tôi thấy khó chịu, phản cảm nhất đó là tên Pāḷi của tăng ni Phật tử VN. Tên Pāḷi hay như vậy, trùng trùng điệp điệp như vậy mà người Việt mình nghèo lại khoái tên Pāḷi cứ ngồi cộng lại như Thiện Tâm là Kusala Citta, trong khi đó chữ Pāḷi mang nghĩa ‘thiện tâm’ đó có đến một tỷ. Vào facebook gặp nhiều cái tên Pāḷi, biết họ ham lắm. Giống như trong tiếng Anh, nếu quí vị có học tiếng Anh thì nghĩ xem cái tên của một người như thế này nó xấu cỡ nào: beautiful mind, intelligence. Nếu con gái, lấy tên Sophia (nghĩa là thông minh) thì hay biết chừng nào. Nói lạc đề nhưng rất là cần thiết, mai này Thái, Lào, Miên họ gặp được họ cười mình, đặt tên ghép kiểu đó rất là kỳ. Giống như trang trí nội thất mà cứ thấy cái gì đó hay hay rồi ráp vô thì cái nhà mình còn thua cái Miếu Bà nữa. Thôi vụ này bỏ qua. Trở lại câu chuyện trong chú giải.

Một ngày kia, có vị Phạm thiên sau khi xả định xong mới dùng thiên nhãn quan sát thế giới loài người từ cõi Phạm thiên. Vị ấy nhìn thấy một vị tỳ kheo A-la-hán đang đi trên con đường để tìm những vải cũ, dơ người ta liệng bỏ để đem về giặt sạch, nhuộm rồi may y để mặc. Vị Phạm thiên biết rõ vị này là một vị La-Hán nên vị Phạm thiên rất hoan hỉ với vị ấy. Vị Phạm thiên này là một Đại Phạm thiên. Đại Phạm thiên là một vị Phạm thiên có nhiều đồ chúng, người hầu, tùy tùng chung quanh cũng là Phạm thiên. Xin nói thêm một chút vì bà con sẽ thắc mắc sao cõi Dục giới thì có người hầu chứ sao cõi Phạm thiên cũng có người hầu. ‘Hầu’ ở đây không có ai hầu ai hết. Hầu là như vầy: Mỗi tầng thiền đều có Một ngày kia, có vị Phạm thiên sau khi xả định xong mới dùng thiên nhãn quan sát thế giới loài người từ cõi Phạm thiên. Vị ấy nhìn thấy một vị tỳ kheo A-la-hán đang đi trên con đường để tìm những vải cũ, dơ người ta liệng bỏ để đem về giặt sạch, nhuộm rồi may y để mặc. Vị Phạm thiên biết rõ vị này là một vị La-Hán nên vị Phạm thiên rất hoan hỉ với vị ấy. Vị Phạm thiên này là một Đại Phạm thiên. Đại Phạm thiên là một vị Phạm thiên có nhiều đồ chúng, người hầu, tùy tùng chung quanh cũng là Phạm thiên. Xin nói thêm một chút vì bà con sẽ thắc mắc sao cõi Dục giới thì có người hầu chứ sao cõi Phạm thiên cũng có người hầu. ‘Hầu’ ở đây không có ai hầu ai hết. Hầu là như vầy: Mỗi tầng thiền đều có thượng, trung, hạ theo căn cơ.

Ví dụ có ba người A, B, C cùng đắc thiền. A là một người đắc thiền nhưng trí chậm, Ba-la-mật còn yếu, dù cũng đắc sơ thiền, cũng dẹp yên năm triền cái, cũng có được năm chi thiền nhưng chậm, không nhập thiền xuất thiền nhanh như ý, cũng không có khả năng quán sát chi thiền nhanh như ý. Trong khi B, C quan sát chi thiền nhanh hơn, họ nhìn vào tâm sơ thiền của mình thấy rõ đây là tầm, đây là tứ, cái này còn thô, bỏ đi; bỏ tầm bỏ tứ mới đắc nhị thiền, bỏ hỷ mới đắc tam thiền, họ nhìn cái tâm của họ như nhìn chén đậu, thấy có sạn có sỏi thì nhặt ra, có cọng rơm thì lấy ra. Riêng A thì chỉ thấy chén đậu và enjoy (hoan hỷ) với chén đậu đó, đó là bậc hạ. Bậc trung thì có thể bỏ ra những hột đậu đen đậu xanh. Bậc thượng thì thấy ra trong đó những hạt sỏi sạn nhỏ xíu như hạt cát ở đáy chén. Cùng đắc như nhau nhưng có người có khả năng nhìn rõ cái mình đắc để bỏ đi cái gì cần bỏ và biết nhàm chán cái mình vừa đắc. Đây là điểm son đáng để bà con lưu ý. HọVí dụ có ba người A, B, C cùng đắc thiền. A là một người đắc thiền nhưng trí chậm, Ba-la-mật còn yếu, dù cũng đắc sơ thiền, cũng dẹp yên năm triền cái, cũng có được năm chi thiền nhưng chậm, không nhập thiền xuất thiền nhanh như ý, cũng không có khả năng quán sát chi thiền nhanh như ý. Trong khi B, C quan sát chi thiền nhanh hơn, họ nhìn vào tâm sơ thiền của mình thấy rõ đây là tầm, đây là tứ, cái này còn thô, bỏ đi; bỏ tầm bỏ tứ mới đắc nhị thiền, bỏ hỷ mới đắc tam thiền, họ nhìn cái tâm của họ như nhìn chén đậu, thấy có sạn có sỏi thì nhặt ra, có cọng rơm thì lấy ra. Riêng A thì chỉ thấy chén đậu và enjoy (hoan hỷ) với chén đậu đó, đó là bậc hạ. Bậc trung thì có thể bỏ ra những hột đậu đen đậu xanh. Bậc thượng thì thấy ra trong đó những hạt sỏi sạn nhỏ xíu như hạt cát ở đáy chén. Cùng đắc như nhau nhưng có người có khả năng nhìn rõ cái mình đắc để bỏ đi cái gì cần bỏ và biết nhàm chán cái mình vừa đắc. Đây là điểm son đáng để bà con lưu ý. Họ nhìn lại mỗi tầng thiền mình đắc bằng cái tâm nhàm chán, nhờ vậy họ mới đi xa được. Theo tôi được biết người học A-tỳ-đàm VN ít được nhắc điều này, cứ lo cắm đầu học Sơ thiền gồm mấy chi, Nhị thiền gồm mấy chi mà không được học chỗ này, vì cái này nằm bên Kinh Tạng. Bậc thượng trí khi tu thiền Chỉ đắc được Sơ thiền, họ có khả năng nhàm chán Sơ thiền vì họ thấy vấn đề của nó, thấy mặt trái của nó, nhờ vậy họ mới lên được Nhị thiền. Khi đắc Nhị thiền họ vẫn thấy vấn đề của nó, cũng lợn cợn lấn cấn, lại nhàm chán và hướng tới các tầng thiền cao hơn. Giống như một người có trình độ học thức, lại có tiền, khi cất xong cái nhà, nhìn thấy kiến trúc, trang trí nội thất của ngôi nhà có vấn đề, thế là họ chán, họ đập ra xây cái khác, hoặc mua ngôi nhà khác. Còn mình dốt, thiếu kiến thức, đã vậy lại không có tiền, cất được ngôi nhà cấp bốn bằng gạch sơ sài trên lợp tôn dưới láng xi măng là mừng lắm rồi. Mỗi ngày mang cọc vé số đi bán tối về nấu đại mì tôm ăn là mừng lắm. Người có tiền thì khác, như bà đại gia gì đó ở ngoài Bắc, cất cái nhà trăm tỷ rồi buồn buồn thấy xấu quá nên đập cất nhà khác. Tôi không kêu gọi các vị phá của, phá tiền, nhưng cái tinh thần ở đây tôi muốn nói là người có tiền, có trình độ mới thấy chán cái nhà đang ở, chán cái xe đang đi, nhờ vậy người ta mới có cái nhà mới, có cái xe mới. Mình thì có chiếc xe cà tàng, cái nhà xiêu vẹo nhưng không có khả năng chán, ngán được nó thì làm sao có nhà mới.

Ở đây, vị Đại Phạm thiên là người cũng đắc như các Phạm thiên khác nhưng huệ căn nhiều hơn, và các vị Phạm thiên khác biết vậy, có lòng nể trọng, nên họ vây quanh và trở thành đồ chúng tùy tùng. Vị Đại Phạm thiên này nhìn thấy vị tỳ kheo A-la-hán đi kiếm vải may y nên ngài chắp tay. Trong kinh kể lại câu chuyện đó bằng câu rất là hay:

“Tā devatā sattasatā uḷārā,

Brahmā vimānā abhinikkhamitvā;

Nītaṃ namassanti pasannacittā,

‘Khīṇāsavo gaṇhatipaṃsukūlaṃ’.

‘‘Tā devatā sattasatā uḷārā,

Brahmā vimānā abhinikkhamitvā;

Nītaṃ namassanti pasannacittā,

‘Khīṇāsavo kayiratipaṃsukūlaṃ’’’.

Một vị Phạm thiên có bảy trăm đồ chúng tùy tùng, đi ra khỏi lâu đài của mình, nhìn thấy ngài trưởng lão Nīta như vậy, họ có niềm tin và lòng tịnh tín nơi ngài, cả bảy trăm vị đều đảnh lễ. Câu sau này mới hay: Một vị Phạm thiên có bảy trăm đồ chúng tùy tùng, đi ra khỏi lâu đài của mình, nhìn thấy ngài trưởng lão Nīta như vậy, họ có niềm tin và lòng tịnh tín nơi ngài, cả bảy trăm vị đều đảnh lễ. Câu sau này mới hay: ‘Khīṇāsavo gaṇhati paṃsukūlaṃ’. Họ đảnh lễ trưởng lão Nīta và nói với nhau: “Hãy nhìn kìa, một vị La-Hán đang nhặt vải dơ”.

Đoạn sau cũng như vậy, bảy trăm vị Phạm thiên đảnh lễ trưởng lão Nīta và nói “Hãy nhìn kìa, vị La-Hán đang làm việc với vải dơ”… “Hãy nhìn kìa, vị La-Hán đang giặt vải dơ”, “Hãy nhìn kìa, vị La-Hán đang nhuộm vải dơ”, “Ôi, hãy nhìn kìa vị La-Hán đang mặc y được may từ vải dơ”

‘paṃsakūla’ (phấn tảo y) là y được may từ vải lượm đâu đó. Người có khả năng mặc được lá y đó bằng sự thanh thản. Đó là sự đáng kính. Vị ấy phải có nội tâm lìa bỏ sáu trần như thế nào đó mới có thể mặc được lá y như vậy trong khi có khả năng mặc lá y tử tế, có nguồn gốc sạch sẽ hơn. Tôi dịch ra không còn hay như nguyên tác nữa:

‘Khīṇāsavo gaṇhati paṃsukūlaṃ’.

Vị La-Hán đi nhặt vải dơ.

‘Khīṇāsavo kayirati paṃsukūlaṃ’

Vị La-Hán đang làm việc với vải dơ.

‘Khīṇāsavo dhovati paṃsukūlaṃ’;

Vị La-Hán đang giặt vải dơ.

‘Khīṇāsavo rajati paṃsukūlaṃ’;

Vị La-Hán đang nhuộm vải dơ.

‘Khīṇāsavo pārupati paṃsakūla’’’nti.

Vị La-Hán đang mặc y được may từ vải dơ.

PĀRILEYYA

Một lần đó có hai vị tỳ kheo xích mích với nhau về sinh hoạt. Một vị tỳ kheo – vốn là Pháp sư giỏi kinh điển – vào trong nhà tắm, vệ sinh cá nhân rồi đi ra mà quên úp gáo nước xuống. Theo Luật là phạm, không úp như vậy thì nước sẽ đọng, đáy gáo bị nhớt, nếu gáo bằng sắt hay đồng thì sẽ bị teng. Một vị tỳ kheo khác – là một vị chuyên về Luật, đi vào sau, thấy vậy khó chịu và kể với người khác. Các đệ tử vị Luật sư này truyền miệng nhau đến tai các đệ tử của vị Pháp sư kia, họ nói chuyện bé mà xé ra to, có một miếng nước trong gáo mà đi nói xấu như vậy không phải là trượng phu. Thế là hai bên hiềm khích và dẫn đến mâu thuẫn lớn, lớn đến mức không thể dàn xếp được, (trong kinh kể là có sự dàn xếp của chư thiên mà không được). Đức Thế Tôn nghe vậy gọi hai phía lên hỏi chuyện. Ngài dạy, nếu có thể thông cảm thì bỏ qua, không nên gây như vậy. Hai vị thưa: “Bạch Thế Tôn, đây là chuyện của chúng con, xin Thế Tôn hãy an dưỡng, sống an lạc đừng bận tâm chuyện của chúng con.”

Quí vị nghe có đã không? Ngài là bậc chí tôn vô thượng, là Bậc Đạo sư, mà họ phản ứng như vậy. Họ kêu Ngài an nghỉ, “rest in peace” đi. Dĩ nhiên Thế Tôn không giận như một vị đạo sư phàm phu. Ngài là một vị Chánh Đẳng Giác, cả thế giới này có kình chống hay có quỳ dưới chân Ngài thì cái tâm của Ngài cũng vậy. Ngài không thấy phiền hà gì hết. Ngài thấy cần nghỉ ngơi và không muốn nghe chuyện đôi bên nữa, nên Ngài đi vào rừng. Trong rừng có một con voi chúa cũng không muốn phiền hà bởi những con voi khác nên cũng tách bầy sống một mình. Con voi gặp được Đức Phật, voi vốn là một vị Bồ tát có linh tánh, rất khôn. Voi không biết Phật là ai nhưng mến con người đang ngồi trước mặt mình nên đã đem trái cây đến cho Đức Phật. Suốt mùa an cư đó không có ngài Ānanda bên cạnh, con voi đó đã cúng dường Ngài suốt mùa. Sau đó chư tăng vào rừng gặp Đức Phật, chư tăng đã vào rừng nhiều lần thăm Ngài, và bài kinh này là một trong những lần đó.

Chuyện các vị tỳ kheo gây gổ ở trên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết, vì tôi không muốn kể quá nhiều về chư thiên, về phép lạ, thần thông như nhiều vị thuyết pháp khác. Quí vị vào đọc cuốn Chú Giải Kinh Pháp Cú của ngài Pháp Minh, câu chuyện các tỳ kheo ở Kosambi để biết thêm chi tiết.

Theo tôi, bài kinh này rất sâu, được xem là nội dung của Phật pháp. Khi chư tăng đi vào hầu Phật, Đức Phật thuyết pháp cho họ nghe. Trong chánh tạng chỉ nói là các vị hoan hỉ chớ không nói Ngài giảng điều gì. Trong số chư tăng đó, có một vị suy nghĩ thế này: Mình thấy được cái gì, mình hiểu ra được cái gì, mình nhận thức như thế nào mà để cho phiền não có thể mất được, bởi vì rõ ràng khi đi xuất gia thì cũng hiểu được nhiều điều, nghe Đức Phật và các vị trưởng lão thuyết pháp thì cũng hiểu nhiều điều; khi Đức Phật vừa thuyết pháp xong mình cũng có thêm những nhận thức, nhưng hiểu như thế nào và biết như thế nào thì mới dẫn đến sự chấm dứt phiền não, chứ còn kiểu hiểu như trước đây thì cũng như không.

Có rất nhiều chuyện chúng ta biết nhưng cái biết đó không đủ thay đổi cuộc đời của mình. Ví dụ chúng ta biết thừa cholesterol có thể gây hại cho tim nhưng mình thích cái gì thì cứ ăn cái đó. Thích ăn ngọt thì cứ ăn ngọt còn sự hiểu biết về chuyện tiểu đường không đủ làm cho mình sợ. Cái biết của người học ngành Y, ngành Dược hoặc những người có thân nhân chết vì bệnh nào đó mới đủ làm họ sốc, cái biết trở thành dấu ấn và đủ để họ thay đổi đời sống. Còn cái biết của một anh nhà quê ít học, cái biết của một đứa bé, chỉ nghe người ta nói bớt ăn cái này, kiêng cữ cái kia… đó là cái biết lơ mơ không đủ thấm, cho đến khi nào bác sĩ đưa ra “lời phán quyết” thì mới sốc. Phật pháp cũng y như vậy, có những cái thấy cái biết nhưng không làm mình thay đổi, và có những cái thấy cái biết theo cấp độ nào đó đủ để cho mình lìa bỏ phiền não. Biết điều này mới thấy rằng việc thuộc lòng Tam tạng hay tinh thông giáo lý vẫn chưa đi đến đâu, khi nào những nhận thức đó đủ tác động lên nội tâm của mình để mình thay đổi thành con người khác tốt hơn, chánh niệm nhiều hơn, trí tuệ nhiều hơn, khiêm tốn, kham nhẫn giỏi hơn, hành xả giỏi hơn, tín tâm mãnh liệt hơn thì cái biết ấy mới gọi là hữu dụng. Còn những nhận thức có để mà có, để thấy mình hay hơn, giỏi hơn mà con người mình vẫn không khá hơn thì nhận thức đó có vấn đề. Vị tỳ kheo trong bài kinh này suy nghĩ, mình cũng thấy nhiều, biết nhiều sao phiền não vẫn còn y nguyên; mình cần phải biết là hiểu như thế nào, thấy như thế nào để phiền não chấm dứt.

Thế Tôn với tâm của mình biết được suy nghĩ của vị tỳ kheo này nên đã dạy như sau:

Như Lai đã nói rõ về 37 Pháp trợ Bồ đề; là những chuyện nên làm. Toàn bộ giáo pháp của Như Lai chỉ có hai chuyện: chuyện nên làm và chuyện nên tránh. Có nhiều người chỉ nghe Như Lai dạy những điều nên làm và họ đã đắc quả, nhưng có những người phải được nghe Như Lai nói những điều nên tránh thì họ mới đắc. Và có những người phải nghe cả hai: chuyện nên làm và chuyện nên tránh thì họ mới đắc được. Như Lai đã giảng cho các ngươi nghe 37 pháp Bồ đề phần, đó là những chuyện nên làm, gồm Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, Tứ Như Ý Túc, Ngũ căn, Ngũ lực… đó là những pháp nên hành trì.

Có lúc Phật pháp được trình bày như là những chuyện nên làm, có khi chỉ nói về những việc nên tránh. Ví dụ không nên sát sanh, không nên trộm cắp, không nên dối gian, tham lam sân hận… và rốt ráo nhất là không nên chấp thủ, không nên đam mê nắm níu, bất mãn trong sáu trần, không nên thêm bớt, điều chỉnh cái nhìn của mình đối với sáu trần rồi thích cái này, ghét cái kia.

Phàm phu thường chỉ có hai cách nhìn về bản thân (năm uẩn): bằng thường kiến hay đoạn kiến. Do vô minh trong 4 Đế nên mới dẫn đến ba Hành (Xem lại phần Duyên khởi). Đã là phàm phu thì trong lúc trốn khổ tìm vui chắc chắn lọt vào một trong hai tà kiến: thường kiến và đoạn kiến[1]. Cả hai loại tà kiến này đều có mặt trong chuỗi duyên khởi ở mỗi người, nằm trong Hành, Ái, Thủ, Nghiệp hữu…, người thì nặng về thường kiến, người thì nặng về đoạn kiến. . Cả hai loại tà kiến này đều có mặt trong chuỗi duyên khởi ở mỗi người, nằm trong Hành, Ái, Thủ, Nghiệp hữu…, người thì nặng về thường kiến, người thì nặng về đoạn kiến. Còn là phàm phu thì ai cũng có chủng tử của hai loại tà kiến này, tùy người mà loại nào mạnh hơn.

Ở bài kinh này Đức Phật dạy: Vị tỳ kheo phải quán chiếu năm uẩn để thấy rằng xưa nay ta sống trong tà kiến và tham ái đối với năm uẩn. Vị ấy thấy rõ năm uẩn là Tam tướng, tham ái, và tà kiến là động cơ chính của dòng duyên khởi; và cả hai loại tà kiến này hay nói chung toàn bộ dòng chảy duyên khởi đều là vô thường, vô ngã.

Ở những bài kinh khác Đức Phật dạy mình quán chiếu năm uẩn là vô thường vô ngã, nhưng ở kinh này Ngài dạy thêm một bước nữa, Ngài dạy rằng hành giả cầu đạo giải thoát phải có khả năng quán chiếu năm uẩn và nhận diện được tà kiến của mình trong năm uẩn. Nhận diện như thế nào? Phải biết rõ đây là thường kiến, đây là đoạn kiến, và biết rõ toàn bộ đời sống này được lắp ráp bởi những nhân duyên gồm: tham ái, vô minh, tà kiến; và bản thân những nhân duyên đó cũng là vô ngã, vô thường.

Một bài kinh khác Đức Phật dạy muốn cầu đạo giải thoát thì phải quán chiếu năm uẩn để thấy rằng bản thân năm uẩn là vô ngã, vô thường; tất cả những đau khổ hay hạnh phúc nào có được từ năm uẩn cũng vô ngã, vô thường.

Một bài kinh khác Ngài dạy rằng phải quán chiếu năm uẩn là vô ngã, vô thường, để thấy khổ hay vui từ năm uẩn cũng vô ngã, vô thường. Thấy được tham ái, tà kiến, vô minh, trong năm uẩn cũng là vô ngã, vô thường; thấy được trí tuệ trong Tam tướng, năm uẩn cũng là vô ngã, vô thường, nhờ vậy không chấp thủ rằng ‘Ta tu tập’, ‘Ta sẽ chứng ngộ’.

Trước khi mình chưa học đạo, mình coi nhan sắc này là của mình, mình đẹp nhất làng, giàu nhất xóm, học giỏi nhất trường… tới khi biết đạo thì thấy những điều đó đều là sương khói. Khi mình vô chùa, mình giữ giới, mình hành thiền mình học giáo lý, nhưng khổ nỗi, khi tu được ba mớ mình thấy mình hay quá sức hay, giỏi quá sức giỏi. Thân người khó được chánh pháp khó gặp trong khi mình thì vừa có thân người vừa gặp chánh pháp, vừa học giáo lý, vừa hành thiền, vừa giữ giới, mình quá sức ngon lành. Nghĩa là mình bỏ sợi xiềng bằng xích để bị trói trong cái xiềng bằng vàng. Rồi sau đó khi mình tu tập Tứ Niệm Xứ, mình có dịp biết thêm nữa, mình thấy rằng giữ giới, bố thí, học giáo lý không chưa đủ, phải chánh niệm tỉnh giác để thấy đi đứng nằm ngồi, buồn vui thiện ác mọi thứ trong đời sống này đều là lắp ráp. Khi thấy như vậy mình nói: Tôi hiểu rồi, thân này không phải là tôi, đây là đồ lắp ráp và hôm nay tôi đã có trí tuệ để thấy được điều đó. Mức độ này, theo Đức Phật nói thì giống như con chó bị cột vào cây, dù có cào cắn, quào, quơ cách mấy cũng bị quẩn quanh chỗ bị cột. Cũng vậy, phàm phu chấp hết cái này đến cái khác, đến lúc cuối cùng quán chiếu năm uẩn thấy tất cả là vô ngã, vô thường lại rơi vào chấp khác: Tôi hôm nay đã thấy được năm uẩn là vô ngã, vô thường, tôi hôm nay thấy được mọi sự là lắp ráp, tôi hôm nay là người không còn chấp thủ v.v…, tôi thế này, tôi thế khác mà cuối cùng quên mất rằng chẳng có cái tôi nào. Vấn đề nằm ở chỗ đó. Vì vậy Đức Phật dạy, khi không biết Phật pháp, tất cả phàm phu đều đam mê trong sáu trần năm uẩn, và trong sự đam mê đó luôn luôn có sự có mặt của tà kiến (thường kiến và đoạn kiến). Ngài dạy, phải quán chiếu năm uẩn là vô ngã, vô thường, bản thân nhận thức đó cũng vô ngã, vô thường. Dù có chấp thủ năm uẩn bằng quan điểm thường kiến hay đoạn kiến thì phải tâm niệm rằng, hãy nhớ rằng tà kiến đó chỉ là Hành trong 12 duyên khởi và Hành cũng chính là Ái, là Thủ, Nghiệp hữu.

Trong đời của tôi, tôi gặp rất nhiều người rơi trong hoàn cảnh này, đụng đâu chấp đó, theo trong kinh nói là y như con khỉ, buông cái cành này thì chụp cái cành kia. Ngày trước thì ham mê danh lợi, nhan sắc, quyền lực, tiếng tăm tài sản, vào đạo rồi thì đam mê, chấp thủ, nắm níu cái khác. Nắm níu về đức hạnh, kiến thức, thiền định, trí tuệ… Giáo lý của Đức Phật dạy mình buông, dạy mình đi ra. Trên đường đi ra khỏi rừng mà lại dừng chân quá lâu ở một nơi chốn thì biết kiếp nào mới ra khỏi rừng. Muốn ra khỏi rừng thì cái gì mình thấy trên đường đi cũng chỉ là cái để lại để từ biệt. Trên đường đi mà gặp con suối đẹp quá, cất cái nhà nơi đó ở lại mười hai năm; đi ngang rừng phong lan quá đẹp, ngừng lại cất cái nhà ở mười lăm năm… Cứ vậy thì làm gì có thời gian ra khỏi rừng? ‘Cất nhà’ nghĩa là dừng lại với nó. Có biết bao nhiêu người mang tiếng là con Phật nhưng lại khoái cất nhà. Trong kinh dạy khi thành đạo rồi thì tất cả chư Phật đều quán chiếu thấy rằng, bấy lâu nay trong dòng sinh tử luân hồi mình khoái cất nhà, kể từ bây giờ mình không còn cất nhà nữa. Vì vậy, các ngài có câu kệ giống nhau:

Lang thang bao kiếp luân hồi,

Tìm không gặp kẻ xây ngôi nhà này!

Ôi! Đời sống thật buồn thay!

Bèo mây bến cũ vần xoay lối về.

Hỡi này anh thợ nhà kia,

Rui mè kèo cột gãy lìa nát tan.

Bao tham ái thảy tiêu tàn,

Tâm ta thắng đạt, Niết Bàn thảnh thơi.”

Không cất nhà nữa, ra khỏi rừng thì cứ thẳng đường mà đi. Đừng có thấy ngồ ngộ thì dừng lại cất nhà. Cứ giữ giới được ba mớ, nghe pháp được ba mớ, hành thiền được ba mớ là cất nhà, chìm trong đó, thấy mình hay quá, giỏi quá. Bây giờ học được nửa đường Tương Ưng rồi, ít bữa học xong bộ Tương Ưng thì đi dưới đất mà mặt hất lên trời, nhìn quanh hội chúng đi nghe pháp cả mấy trăm người mà có ai có thời gian ngồi nghiên cứu hết bộ kinh hay không. Lúc đó thấy mình cao siêu quá. Như vậy, trước khi mình học mình là người dễ thương, học xong Tương Ưng này mình trở thành người dễ ghét, bởi ‘tôi học’, ‘tôi hiểu’, ‘tôi biết’ còn họ không học, không hiểu, không biết. Như vậy càng học càng tệ. Phật dạy mình để mình buông và đi ra, còn mình thì cầm lên và đi vô. Trong đạo lạ lắm, hễ cầm lên thì trọng lượng mình tăng, mà trọng lượng tăng thì mình chìm xuống. Mục đích tu hành không phải để được mà là để buông. Khi tu mà với tâm niệm tu để đắc thì anh rất dễ bị nhầm lẫn bởi vì có vô số thứ mà anh cứ nghĩ là mình đắc, trong khi tu để buông thì chỉ có nhớ một điều thôi: tất cả những gì xuất hiện trong tâm của tôi đều là vô ngã vô thường. Người đi đổ rác chỉ có một vấn đề giải quyết là cái gì trong tay của họ, buông cho bằng được, bỏ cho bằng được. Còn gánh nặng của người lượm ve chai lớn lắm. Phải tu hành bằng tâm trạng của người đi đổ rác chớ không phải của người lượm ve chai.

Trong kinh có cho mình câu kệ hai con voi chúa gặp nhau giữa rừng. Đức Phật cũng là một con voi chúa, và con voi chúa kia cũng chán bầy đàn, còn Đức Phật thì muốn nghỉ dưỡng bằng cách lìa bỏ các tỳ kheo. Trong kinh có ghi thêm rằng con voi Pārileyya sẽ là một trong mười vị Phật Toàn Giác sắp tới. Nếu không có duyên gặp Phật Di Lạc thì sẽ gặp được các vị tiếp theo. Con số 10 này chỉ là 10 vị gần nhất, sau đó thì vô số.

Sẵn đây tôi cũng nói luôn, có một vị HT Bắc Tông VN rất là nổi tiếng, đó là HT Thích Trí Quang. Tôi rất lấy làm ngạc nhiên và đáng tiếc không biết vì sao mấy chục năm nghiên cứu không biết HT đã đọc sách ở đâu mà trong lời tựa cuốn Kinh Pháp Cú Nam Tông, Thích Trí Quang, ngài nói, Nam Tông chỉ tin có một vị Phật. Đây là cách nói rất là bất cẩn và rất là sai lầm. Nam Tông không bao giờ nói lạ lùng như vậy. Kinh điển Pāḷi chỉ có nói thế này: Không bao giờ có hai vị Chánh Đẳng Giác cùng xuất hiện một lúc trong một thái dương hệ. Kinh còn nói rõ thêm nữa, trong một ngàn tỷ universe, ngoài ra đó thì hoàn toàn có thể, nhưng trong phạm vi một ngàn tỷ đó chỉ có một vị mà thôi. Ngài không đọc được điều này hay nghe ở đâu đó mà nói rằng chỉ có một Phật Thích Ca. Đọc không kỹ thì dễ hiểu lầm lắm. Đúng là trong cái universe này và nói rộng ra một ngàn tỷ universe chung quanh thì chỉ có một vị Phật Thích Ca thôi, không bao giờ có hai vị trong cùng một không gian đó được, nhưng trước Phật Thích Ca thì có vô số và sau Phật Thích Ca thì có vô số. Về không gian thì ngoài một ngàn tỷ đó vẫn có thể có, về thời gian thì trước và sau mỗi vị Phật là vô số Phật.

Phật tử VN và phàm phu nói chung, nếu bỏ được tật xấu này thì chúng ta được lợi lạc, đó là: Chấp nhận quan điểm chính trị, văn hóa, triết học, tôn giáo, xã hội, khoa học bằng vào tình cảm, bằng vào niềm kính tin đối với một cá nhân. Đây là bậy vô cùng. Phải đi tìm hiểu, phải hỏi, không dừng lại thỏa mãn quá sớm với những câu trả lời. Người nghèo, người dốt dễ bằng lòng với những gì họ đang có, họ không biết tìm hiểu thêm. Nhưng với người có chí lớn, có kiến thức, người trí, họ sẽ không dừng lại ở những gì đã có.

Tuy nhiên, tu là phải tri túc. Tri túc là bằng lòng với cái mình có, nhưng đó phải là những gì không cần có nhiều hơn cũng được. Có những thứ càng nhiều càng tốt, ví dụ về tinh thần, về nhận thức, càng sâu càng rộng thì càng tốt. Trong vật chất thì ăn no, mặc ấm là đủ rồi. không cần phải ăn ngon mặc đẹp, ăn sang, mặc bảnh. 

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app