Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Vô Minh

TẬP PHÁP (Samudayadhammasutta)

Phẩm Vô Minh cũng nội dung như vậy. Vị này hỏi Đức Phật vô minh là gì. Ngài trả lời, Phẩm Vô Minh cũng nội dung như vậy. Vị này hỏi Đức Phật vô minh là gì. Ngài trả lời, vô minh là không thấy được năm uẩn.

“3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

— “Vô minh, vô minh”, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, thế nào là vô minh? Và cho đến như thế nào được gọi là vô minh?

4) — Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi” là sắc chịu sự tập khởi, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự đoạn diệt” là sắc chịu sự đoạn diệt, không như thật biết rõ: “Sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt” là sắc chịu sự tập khởi và đoạn diệt.”

*Tập khởi của năm uẩn

Tập khởi (samudaya): nguyên do có mặt.

Tập khởi của năm uẩn có hai cách hiểu: xa và gần, trực tiếp và gián tiếp.

Nguyên do xa (gián tiếp) của năm uẩn là (gián tiếp) của năm uẩn là tham ái trong năm uẩn đời trước.

Tập khởi gián tiếp là do tham ái đời trước, đời trước thích trong năm dục nên đời sau sanh ra ở cõi Dục. Còn khi sanh ra ở cõi Dục giới này có được hưởng thứ này hay thứ kia hay không thì tùy vào có phước hay không.

Nguyên do gần(trực tiếp) của năm uẩn thì như sau:

– Thức ăn là Tập khởi trực tiếp của Sắc uẩn.

– Sáu xúc (approachingnot touching – sự tiếp cận của 6 căn và 6 cảnh) là Tập khởi trực tiếp của Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn.

– Danh sắc (danh: 6 thức, sắc: 6 căn) là Tập khởi trực tiếp của Thức uẩn.

Ở đây, Đức Thế Tôn định nghĩa vô minh là sự mù mịt không biết rõ năm uẩn qua hai khía cạnh Tập khởi và Đoạn diệt. Chính vì không thấy được tánh Tập khởi và Đoạn diệt của năm uẩn nên mình mới thấy nó hay ho và đam mê nắm níu. Nếu như mình biết cái lấp lánh trên đầu ngọn cỏ chỉ là giọt sương thì mình không có gì đam mê, nhưng nếu tưởng đó là kim cương thì mình sẽ bị cuốn hút liền. Hôm thứ bảy, anh Phật tử ở đây chở tôi đi chợ trời (Fleamarket, Flohmarkt). Chỉ là “window shopping”, người Đức kêu là “liếm cửa sổ”, tức là đứng ngoài mà nhìn chứ không vô trong, tôi thấy họ bày bán đầy đồng hồ, kim cương. Có một khay nhung rất đẹp đựng sáu bảy viên kim cương có ghi giá từng viên. Mắc nhất là 18 ngàn. Mười ba, mười hai, tám ngàn cũng có. Cũng cái lấp lánh đó mà biết là sương thì lòng mình khác, mà là kim cương thì lòng mình sẽ khác. Phải nói là đẹp thật, nhưng tôi cũng có biết một loại crytal swarovski, một thứ thủy tinh của Áo (Austria). Ai mê kim cương quá mà không có tiền thì xài đỡ swarovski, đẹp y hệt như kim cương. Nếu trộn chung thì chỉ có trời biết. Chính vì vậy, trên đời này, chân lý chỉ có một, mà tương tự chân lý thì có rất nhiều. Những gì mình cho là ngọt ngào, vừa với mình, thật sự không có nhiều, mình chỉ sống toàn bằng ảo giác. Tại sao mình thương ai đó, và gọi là tri kỷ tri âm? Ta thương ai đó là vì chưa hiểu hết về nhau, ở đâu đến và kết thúc ra sao. Đôi tri kỷ ấy có thể hiểu nhau nhiều hơn những người khác; nhưng khi hiểu thêm nữa về nhau thì sẽ biết rằng trên trời đất vũ trụ này chả có một đối tượng nào đáng để có thể thương nhớ. Có thể nói huỵch toẹt phũ phàng như vậy. Chính vì hiểu rõ như vậy nên Đức Phật dạy rằng, một người cầu đạo giải thoát thì phải biết rõ bản chất của danh sắc, ở đâu đến và kết thúc ra sao – gọi theo thuật ngữ là ‘tập khởi’ và ‘đoạn diệt’. Biết rõ rồi thì nản lắm. Nhờ mình không biết hoặc chỉ biết ba mớ nên chưa thấy nản. Trong room này dù cho tôi giảng quí vị nghe, quí vị nghe tôi giảng, cứ tưởng là hai phía đã hiểu, chứ thực ra, nếu không thường trực quán chiếu, nếu không có thánh trí, thánh tâm thì cái thấy của chúng ta rất hạn chế. Hệt như đứa bé nghe ba má nói ăn kẹo hư răng mà nó không hiểu hư răng sún răng là gì, và nó chưa đủ lớn để sợ. Khi nào nhức răng rồi thì nó mới biết. Cái hiểu biết của nó về răng sâu răng sún mơ hồ lắm, nhưng viên kẹo sô-cô-la thì quá ngon. Mình tưởng mình là người biết đạo, là tu sĩ, cư sĩ lâu năm nhưng mình vẫn là đứa bé mê kẹo, chuyện đau răng thì rất xa vời, mai này khi nào nhức răng thì mới biết, mình vẫn tiếp tục ăn sô-cô-la.

VỊ NGỌT

Sáng nay bắt đầu bài kinh Vị Ngọt. Tiếp theo đó là một loạt kinh có nội dung tương tự nhau. Kinh Vị Ngọt là ngài Mahā Kotthika đến hỏi ngài Xá Lợi Phất vô minh nghĩa là gì. Ngài Xá Lợi Phất đưa ra một định nghĩa hơi khác một chút (về cách nói) so với những định nghĩa về vô minh trước đây chúng ta đã học. Xin thưa rõ với bà con một điều, những bài kinh tạng như thế này, nếu đọc một mình thì một trăm người thì có lẽ chỉ có một người còn hứng thú để tiếp tục đi tới những bài khác; còn lại hầu hết thấy trùng thì coi thường, có người thấy nội dung khô quá thì chán. Coi thường thì cũng không đọc tới được, không chịu tìm hiểu, không hứng thú để suy tư thêm nữa thì làm sao mình có thể tiếp tục đi tiếp về phía trước được. Tôi chỉ mong đời sau sanh ra được gặp mấy bài kinh này là tôi mừng lắm rồi. Trên đời này có nhiều trường hợp ta nghe nói tới chữ ‘ngu’, chữ ‘dốt’; nhưng theo trong Phật pháp, thì có một điểm giống ngoài đời là chúng ta không thể nào sống trong bóng tối của dại khờ, của nông nỗi, của sự ngu si dốt nát, thiếu hiểu biết. Hãy tưởng tượng một người không biết chữ, không nhận thức, không có khả năng suy nghĩ, khổ cỡ nào. Sống trên đời này bằng cái đầu của một người say rượu, mất trí, tâm thần thì khổ cỡ nào. Cái gì cũng có thể làm cho mình đau khổ được hết. Được cái gì đó, khi nó thay đổi cũng đã khổ, nói gì khi mình gặp đắng cay phũ phàng trong đời sống. Cái khổ đó chỉ đến từ đời sống thiếu nhận thức, thiếu trí tuệ. Một lát nữa đây quí vị sẽ có dịp học một ngàn bài kinh nhấn mạnh điều chúng tôi đang nói. Đời sống của một người say, một người khùng, một đứa bé, một người già lú lẫn thì khổ cỡ nào. Đời sống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu chúng ta có khả năng nhận thức về thế giới chung quanh, có khả năng nhận thức về chính mình. Thế giới này là cái gì và mình là cái gì, ở đâu tới, sẽ về đâu và phải làm gì. Toàn bộ những điều đó mà mình không biết nghĩa là vô minh. Có nhiều cách định nghĩa về vô minh, có chỗ vô minh được định nghĩa là sự bất tri Tứ Đế.

Ở loạt kinh này vô minh được định nghĩa là sự thiếu hiểu biết về năm uẩn qua các khía cạnhthay vì là sự thiếu hiểu biết trong Bốn Đế như ta vẫn thường nghe và biết.

Đối với năm uẩn nếu biết được qua ba khía cạnh: vị ngọt, vị đắng, sự giải thoát cũng được gọi là trí tuệ giải thoát. Đó là biết rõ năm uẩn là gì, biết rõ mọi sự trên đời đều nằm trong năm uẩn, biết rõ những gì làm cho mình thấy ngọt ngào, vui vẻ đam mê đều được gọi là vị ngọt của năm uẩn và tất cả những vô thường, thay đổi, làm cho mình khó chịu, sợ hãi, không an lạc, gọi là vị đắng của năm uẩn – vị ngọt và vị đắng vốn dĩ là hai mặt của một đồng tiền. Đau khổ là gốc của an lạc, an lạc là gốc của đau khổ. Hai thứ này không rời nhau. Có đói lạnh thì sự ăn mặc mới hạnh phúc; có thương nhớ, có mong đợi thì gặp gỡ mới mừng. Cái hạnh phúc này chắc chắn ngàn phần trăm là nó sẽ bị mất trong nháy mắt, trong vài giờ, trong vài tuần, vài tháng hay vài năm. Không có hạnh phúc nào kéo dài liên tục vài tháng, ngay cả chuyện mình trúng số đi nữa.

Nỗi khổ niềm đau của một kẻ phàm phu chỉ có thể được thấy rõ bằng đời sống chánh niệm và trí tuệ. Chính vì không thấy rõ thế giới này và bản thân mình được kiến tạo và xây dựng trên năm uẩn nên từ đó mới dẫn đến không biết rằng những vị ngọt trong đời này vốn không bền và là gốc của vị đắng. Vì không thấy được vị đắng trong năm uẩn, trong sự hiện hữu bản thân nên mình không có sự nhàm chán, sợ hãi đối với sự hiện hữu của năm uẩn. Chính vì không chán sợ nên mình tiếp tục đam mê và đầu tư cho đời sau kiếp khác. Sự mơ hồ, thiếu nhận thức, không hiểu biết về năm uẩn qua các khía cạnh đó được gọi là vô minh. Nếu một người có đủ hiểu biết, đủ trí tuệ nhận thức được những khía cạnh đó ở năm uẩn, thì khả năng nhận thức đó gọi là minh, là trí tuệ.

Mỗi một bài trong loạt kinh này rất ngắn, nhưng ngài Xá Lợi Phất xác định rõ một điều: Tất cả mọi nỗi khổ niềm đau trên đời này đi ra từ sự thiếu hiểu biết về năm uẩn. Sự thiếu hiểu biết đó gọi là vô minh. Còn ngược lại, có sự hiểu biết nhận thức rõ ràng về năm uẩn, cái gì là vị ngọt, vị đắng của năm uẩn, và con đường nào dẫn đến sự chấm dứt sinh tử, sự nhận thức đó rất là cần thiết, giúp cho mình an lạc đời này và chấm dứt sinh tử đời sau, đó là minh. Nói đến chữ vô minh là nói đến nguồn khổ, chấm dứt vô minh là hết khổ. Cả hai: nguồn khổ và chấm dứt khổ chỉ đi ra từ một chuyện: anh có nhận thức về năm uẩn hay không. Còn tất cả những học vị, bằng cấp chuyên môn ngoài đời chỉ là những cái biết quẩn quanh trong dòng sinh tử. Còn cái biết thánh hiền chư Phật ba đời luôn đề cao và nhấn mạnh đó là sự nhận thức rõ về năm uẩn, bởi năm uẩn chính là bản chất của thế giới, của mọi chúng sinh.

Chúng ta vừa học cùng lúc xong hai bài kinh Vị Ngọt và hai bài kinh Tập Khởi, ba kinh Kotthita (ở đây ghi là Kotthika). Chúng tôi không rõ vì đâu, trong tiếng Pāḷi, tên của vị này có hai cách viết. Giống như ngài Mahakaccayana còn có một cách viết Mahakaccana (trong kinh Bắc Tông ghi là Ca-Chiên-Diên); còn chữ Kotthika trong chữ Sanskrit là Kausthila, trong kinh Hán tạng gọi là Câu-Hy-La. Phải biết những điều này, bởi mai này mở kinh Bắc Tông ra nghe là Câu-Hy-La thì mình phải biết đó là Maha Kotthika, và nhớ thêm là có một loạt kinh về năm uẩn có liên hệ đến vị này.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app