Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Thắng

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Thắng

DANH Nāmasutta

Trong chú giải lẫn chánh kinh xác định một chuyện, mọi thứ ở đời này không có gì qua được tên gọi. Ở đây có những chữ cần chú ý:

‘kitti’: ‘danh xưng’, ‘chức danh’ (tittle). (Ví dụ: vua, linh mục, hòa thượng, bác sĩ)

‘Nāma’ = name: ‘tên gọi’. (Ví dụ: Lê Văn Tèo, Nguyễn Văn Tý). nāmena: tên gọi.

‘opapātikena’, ‘opapātika’: ‘hóa sinh’.

Trong trường hợp này chữ ‘opapātika’không còn có nghĩa là ‘hóa sinh’ mà là ‘bẩm sinh’, hoặc ‘tự nhiên’. Theo trong chú giải, tên gọi của một thứ sự vật nào đó trên đời có hai cách gọi:

1. Dựa vào bản chất tự nhiên, bẩm sinh của sự vật. Ví dụ rắn ba khoang, xe ba bánh

2. Gọi tên theo sự áp đặt: gọi theo danh xưng, chức danh (kitti) hoặc tên gọi (nāma). Ví dụ sanh ra đứa bé không biết lớn lên nó giỏi hay dở, mặt mũi ra sao, cứ con gái thì lựa đặt tên mềm như Lan, Hoa, hoặc con trai đặt tên cứng Hùng, Dũng.

Vật gì thắng tất cả?

Vật gì không số hơn?

Và có một pháp nào,

Mọi vật đều tùy thuộc?

Danh vượt thắng tất cả,

Danh không số nào hơn,

Chính danh là một pháp,

Mọi vật đều tùy thuộc

Bài kinh này chỉ nhìn mặt chữ thì không có gì để nói, chiều sâu của bài kinh này nói về bản chất phù phiếm, tương đối, của thế giới chúng ta đang có mặt.

Đoạn chú giải ở đây: Đoạn chú giải ở đây: Đoạn chú giải ở đây: “Opapātikenavā hi kittimena vā nāmena mutto satto vā saṅkhāro vā natthi” được dịch như thế này: Không có sự vật (saṅkhāro = pháp hành, pháp hữu vi) nào trên đời này kể cả chúng sinh mà không có tên gọi (nāmena mutto), dầu là dựa vào bản chất bẩm sinh (opapātikena) hoặc đặt tên do sự áp đặt (kittimena).

Ví dụ chuyện nóng nhất, ngày 17 tháng 7 vừa qua có chiếc máy bay của Malaysia Airlines bị bắn rơi ở Ukraine. Chỉ đọc cái tên thôi là ghét rồi, cách đây mấy tháng cũng hãng hàng không này bị mất tích một chiếc gần 300 người, lần này mất thêm một chiếc nữa. Chỉ vì cái tên gọi Malaysia Airlines mà làm cho mình bực, sao cái hãng này cứ làm chết người.

“Yassapi hi rukkhassa vā pāsāṇassa vā ‘‘idaṃ nāma nāma’’nti na jānantianāmakotveva tassa nāmaṃ hoti”: Dầu cho một hòn đá hay cội cây không có tên gọi đi nữa, tối thiểu nó cũng được gọi tên là ‘vô danh’. Tự thân cái vô danh đó cũng là tên gọi. Giống như những bài không tên của Vũ Thành An, dù không có tên nhưng cũng có tên.

‘anāmaka’: ‘vô danh’, ‘không tên’, ‘khuyết danh’

Nhìn vào căn tánh của người hỏi, Đức Phật cho người này thấy ra một khía cạnh của thế giới này: Trong đời sống này, chúng ta sống trong lớp phấn son, vẻ bề ngoài. Hôm trước tôi có nói khi con mắt, lỗ tai của mình thấy nghe cái gì đó, lúc mới thấy nghe thì chỉ chụp hình thôi, nhưng sau đó tiềm thức chúng ta định hình nó, định danh nó gọi là gì, dù không biết nó là cái gì thì cũng liên tưởng đến cái gì đó tương tự, và có cách gọi tên cho nó.

Vật gì thắng tất cả? Vật gì không số hơn?Và có một pháp nào, Mọi vật đều tùy thuộc” dịch lại là “Cái gì nằm trên tất cả và chỉ vậy thôi không gì khác? Và cái gì trên đời này bao trùm lên mọi sự?” Câu trả lời của Đức Phật: Chỉ là cái tên gọi thôi.

VN có câu: “Một miếng ngoài làng hơn một sàng xó bếp” nghĩa là một miếng ăn giữa bá quan văn võ thì vinh dự lắm, về nhà ăn một mình dù có thịnh soạn mấy cũng không có gì đặc biệt. Bản chất của đời sống chỉ là tên gọi, cũng con người đó nhưng dựa vào nhiều yếu tố xã hội mà người ta gọi là ông này, bà nọ, phẩm vị của họ khác liền.

Với câu trả lời của Đức Phật, người hỏi chỉ nghe chừng đó đã ngộ đạo, còn chúng ta thì liếc qua bài kinh chẳng thấy gì hết, giống như người nhà quê nhìn viên kim cương chưa mài dũa chẳng khác nào một viên đá trong suốt. Mai này viên kim cương có được mài dũa thì người nhà quê cũng chỉ thấy giống như viên thủy tinh lấp lánh. Chỉ có người am hiểu thì mới biết cái viên thủy tinh nhỏ bằng cái trứng cút đó đủ thay đổi cuộc đời của mình và những người thân. Kinh điển cũng vậy, khi chưa được giải thích chúng ta thấy mù mờ, khi nghe giải thích thì một số ý nghĩa bừng sáng hơn, nhưng không đủ ngộ tánh thì cũng không thấy ý nghĩa gì hết, nhưng riêng người nghe ở đây họ ngộ đạo vì thấy ra những gì nằm sau lời giải thích đó: bản chất thế giới chỉ là cái tên gọi, và từ tên gọi đó mới dẫn đến sự tương tranh, giành giựt; và vinh nhục ở đời cũng chỉ là cái tên mà thôi.

Hôm nay tôi không nói nhiều vì một tuần chỉ còn học có mấy ngày nên một bài kinh chỉ nói ít thôi. Với tình hình như thế này có lẽ là mỗi bài kinh tôi không giảng nữa. Tôi chỉ chú thích từ khó rồi quí vị tự đọc thêm, cái khó là những gì nó nằm hết ở chỗ nãy giờ tôi giải thích, là cái quí vị không tự nghĩ ra được.

TÂM

Cittasutta

Theo chú giải, trong trường hợp bài kinh Danh vừa rồi, khi người ta hỏi cái gì bao trùm lên ở đời thì Đức Phật trả lời là cái tên gọi, nhưng ở trường hợp khác, thì Đức Phật trả lời khác. Trong câu kệ này, với đối tượng khác, Đức Phật trả lời: chính cái tâm là tất cả. Xem lại câu Pháp Cú 1,2

“Tâm dẫn đầu các pháp

Tâm làm chủ tâm tạo.”

Cũng công việc đó mà làm bằng tâm bất thiện, thì gọi là việc bất thiện, mà làm bằng tâm thiện thì gọi là việc thiện. Ví dụ, nói ra hơi kỳ nhưng người châu Á thích xả rác, cái gì ăn không nổi thì đổ bỏ, có người nói là phí của, có người nói là xả rác. Nhưng có trường hợp biết là không ăn được nữa, mình kiếm chỗ đàng hoàng để cho chim chuột ăn. Như vậy trường hợp đầu thì gọi là xả rác, đem lại sự dơ bẩn cho môi trường xung quanh, còn trường hợp sau chính là công đức. Có người quét nhà nhưng lùa rác vào một góc, vì họ không muốn hốt, chỉ nghĩ là lùa ra khỏi chỗ của mình cho khuất mắt, nhưng cũng động tác đó, người thứ hai lùa vào một chỗ với ý nghĩ lát nữa sẽ hốt thì trong trường hợp đó việc lùa rác của người thứ nhất là bất thiện, người thứ hai là thiện.

Người phàm phu có hai bất lực: (1) Danh sắc luôn vô thường ngoài ý muốn của chúng sinh. (2) Phàm phu bó tay trước phiền não của mình, trước cám dỗ hay thử thách.

“Vật gì dắt dẫn đời?”. Chúng sanh ở đời đều bị tâm dắt dẫn. Phàm phu bị hai thứ, dầu muốn dầu không thì tâm sinh diệt, đó là bất lực thứ nhất, và bất lực thứ hai là khi gặp cảnh ngọt ngào chúng ta không thể kiềm chế đè nén vượt hẳn được tâm tham của mình, và khi gặp cái gì đắng cay hay bất mãn, chúng ta không thể kiềm chế hay vượt thắng được tâm sân của mình. Ví dụ khi mình thích bóp đầm, phấn son, giày dép… đi đâu liếc mắt nhìn thấy chúng là có cảm giác rạo rực liền, nếu không có tiền thì cũng nhìn một cách ao ước mộng mơ, nếu có tiền thì mua liền, chịu không nổi. Dầu muốn dầu không thì niềm vui nào cũng qua đi, nỗi sợ hãi hay tức giận nào cũng qua đi, phàm phu bị bất lực trong cả hai trường hợp phiền não và Tam tướng. Thánh nhân chỉ bất lực trước Tam tướng. Ngay cả một vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng không thể nào kiềm hãm được sự sanh diệt, sự vô thường của danh sắc. Tuổi già đến thì vẫn phải già, Ngài có thể dùng thần thông để hóa hiện ra thân khác, nhưng chỉ để người ta thấy thôi, chứ sống đến một cái tuổi nào đó bắt buộc Ngài phải ra đi. Đâu có ai trên đời này là thánh nhân mà muốn sống đời đời đâu, và có muốn cũng không được, không có thần thông nào chống lại được cái chết hết. Trong câu kệ này mình học thêm một chi tiết nữa, đó là: “Na hi pariññātakkhandhā pahīnakilesā cittassa vasaṃ gacchanti, taṃ attano vase vattenti”: Với người đã hiểu biết năm uẩn, diệt trừ phiền não, bản thân họ được sự tự tại, với người không hiểu biết uẩn xứ giới, chưa chấm dứt phiền não thì họ sẽ tiếp tục chìm sâu trong sự chi phối, tác động, ảnh hưởng của phiền não.

Câu kệ này được hiểu: Mọi vật ở đời này bị tâm dắt dẫn. Theo A-tỳ-đàm, vạn vật ở đời do bốn nhân tạo: nghiệp, tâm, thiên nhiên, dưỡng tố. Nghiệp là do tiền nghiệp của mình thiện hay ác, có những thứ do nghiệp tạo ra, có những thứ do tâm tạo ra. Những động tác đi đứng nằm ngồi là do tâm tạo ra; ngoài do thiên nhiên, núi cây, sông rạch tạo ra còn do nguồn tiếp liệu dưỡng tố mình cung cấp; mình sống trong điều kiện nhân tạo và điều kiện thiên nhiên rất tốt nhưng mình không chịu ăn uống thực phẩm hợp lý, đầy đủ, đúng cách thì mình cũng không khỏe được. Nghiệp cũng là tâm, gọi là do quá khứ tạo ra thì cũng là do tâm thiện hay tâm bất thiện đời trước. Tâm là tất cả, “tâm dẫn đầu các pháp”.

KHÁT ÁI

Taṇhāsutta

63. Vật gì dẫn dắt đời?

Vật gì tự não hại?

Và có một pháp nào,

Mọi vật đều tùy thuộc?

Chính ái là một đời,

Chính ái tự não hại,

Chính ái là một pháp,

Mọi vật đều tùy thuộc

Một vấn đề, tùy vào căn cơ người nghe, tùy lúc mà Đức Phật giải thích như thế nào. Thế giới này được dắt dẫn bởi tham ái, 3 hành. Một lần vua Pasenadi hỏi ngài Ānanda: Đức Thế Tôn kêu gọi chúng ta tu hành để diệt bỏ lòng tham muốn, phải vậy không? Ānanda trả lời: đúng. Vua hỏi tiếp: Đối với người tu hành, muốn tu tập phạm hạnh, muốn tu tập giới định tuệ phải là tham muốn hay không? Ngài Ānanda trả lời: Hễ còn muốn là còn có lòng tham. Vua hỏi: Vậy hiểu làm sao, tu để diệt dục mà ngay cả đường tu cũng là dục. Ngài Ānanda nói: Trước khi đại vương tới khu vườn này thì có cái muốn, nhưng khi tới đây thì cái muốn đã chấm dứt. Khi mình còn là phàm phu, hầu như việc thiện nào của mình cũng có ái tác động ít nhiều gián tiếp hay trực tiếp. Muốn có hai: tham dục hoặc pháp dục. Hồi nào mình còn chưa biết Phật pháp, giáo lý, mình chỉ có cái muốn tham dục: muốn hưởng thụ (nhìn cái gì đó đẹp, nghe cái gì đó hay, ngửi mùi thơm, muốn chăn êm nệm ấm), muốn tồn tại. Khi mình biết được Phật pháp mình muốn cái pháp dục: muốn trở thành người có giới hạnh, giới luật mình trong sạch, muốn kiến thức Phật pháp mình được nhiều, muốn công phu thiền định của mình được tiến triển. Trong bài kinh này Đức Phật nói tham ái là gốc cho mọi thứ là Ngài muốn nói đến cái ‘tham dục’, nói theo ngôn ngữ ngoài đời là ‘muốn’. Muốn có hai loại: muốn đi ra hay muốn đi vào. Trong một bài giảng tôi có nói, toàn bộ thế giới này, từ một vị Phạm thiên, vị thánh đến kẻ phàm phu hay xuống thấp như con ruồi, muỗi, giun dế, tất cả mọi chúng sanh đều chỉ trên hai con đường: con đường đi ra và con đường đi vào.

‘Ācaya-gāmino’: sống hoặc hành động hoặc tồn tại trong hướng đi quẩn quanh của dòng luân hồi.

‘Apacaya-gāmino’: Đang có mặt, đang hành động theo đường hướng thoát khỏi sanh tử.

Trong bài kinh này Đức Phật nói là tham ái là gốc dắt dẫn hết mọi loài, ở đây phải hiểu ngầm rằng trong loài nào còn tham ái, phàm phu mà thôi. Câu kệ này rất sâu, mỗi ngày cho dầu mình là hành giả hay không phải hành giả, chỉ là Phật tử học giáo lý suông cho biết thôi cũng phải luôn luôn sống trong nhận thức rõ ràng là mình thích cái gì bởi vì con người của mình chính là những gì mình thích, you are what you think of. Mình nghĩ cái gì nhiều nhất, muốn cái gì nhất, tha thiết với cái gì nhất, đó là con người của mình, đó chính là tên gọi khác của tham ái. Thay vì ngồi nhìn cuốn kinh mênh mông không biết trong đó nói cái gì, trước mắt, việc quan trọng nhất phải làm là mỗi ngày, nếu được thì mỗi giờ, để ý xem lúc này mình đang sống nặng về cái gì, bởi đó chính là mặt mũi của mình, định phận của mình trong kiếp sau. Bất cứ chỗ nào mình đi đứng nằm ngồi mà sống trong nhận thức rõ ràng về bản chất vô thường khổ vô ngã của vạn hữu, thì chỗ đứng chỗ nằm chỗ ngồi đó là trụ xứ của thánh nhân. Chỗ nào đi đứng nằm ngồi sinh hoạt tồn tại bằng bốn tâm từ, bi, hỷ, xả thì chỗ đó là trụ xứ của Phạm Thiên. Chỗ nào sống bằng tâm tham sân si chỗ đó chính là lồng chậu chuồng cũi của loài bàng sanh. Dù cái giường tám ngàn đô la, trang trí nội thất mười lăm ngàn đô la nhưng sống trong căn phòng đó bằng tâm tham sân si thì căn phòng đó thành chuồng heo chuồng bò chuồng ngựa. Người không học đạo sẽ không tin được chuyện tham sân si của mình cũng y hệt tham sân si của bàng sanh súc vật. Con trâu con bò không có hiểu biết về văn hóa loài người, không biết văn minh nghệ thuật, nó chỉ biết cái gì ăn ngon, chỗ nằm ấm hay lạnh, mình chỉ hơn con bò con trâu một chỗ là biết cái này là đẹp, cái này là nghệ thuật của Nhật, của Mỹ, nhưng cuối cùng thì mình chìm đắm trong cái gọi là văn minh Nhật, Mỹ đó, trong khi con bò con trâu nó chỉ biết êm ái, nóng lạnh, khó chịu, ngứa… nhưng suy cho cùng đó vẫn là tham là sân là si. Mình sống trong tâm trạng nào thì có nghĩa là tạm thời mình đang có mặt trong cảnh giới đó không cần phải chết rồi mới đọa địa ngục, không cần phải chết rồi mới sanh làm loài bàng sanh. Trước mắt sống với tâm trạng của loài nào nhiều nhất thì tạm thời trong thời điểm đó mình đã có mặt trong cảnh giới đó rồi (Tăng Chi Bộ kinh, phần 3 chi). Học cho đã mênh mông hà xứ mà không để ý những pháp môn tu tập mỗi ngày thì cũng bằng thừa. Phải để ý lúc này, năm này, tháng này, tuần này, ngày này, trong giây phút này mình sống ra làm sao; mình năm nay so với năm ngoái ra sao, mình tháng này so với tháng trước ra làm sao, hôm nay so với hôm qua ra làm sao, giờ này với giờ trước ra làm sao, mình đang chìm sâu trong cảnh giới nào, nếu thường xuyên để ý như vậy thì khi lâm chung thì mới có thể hy vọng đi về cảnh giới tương đối kha khá một chút, còn sống không có ý thức, không phản tỉnh, không nhìn lại thì bấp bênh lắm.

Có ông vua lúc rảnh rỗi việc triều chính lên thăm sư phụ – một hòa thượng sống trên núi. Ông hỏi sư phụ ba câu hỏi: 1/ Trên đời này chuyện gì quan trọng nhất. 2/ Thời điểm nào tốt nhất để thực hiện việc đó. 3/ Đối tượng nào xứng đáng để mình thực hiện công việc đó. Sư phụ nói: Từ từ, bệ hạ cứ ở đây vài bữa thì sẽ có câu trả lời. Bữa đó hai thầy trò ra sau núi nghe tiếng rên, nhìn thấy một người mình đầy máu, hai thầy trò đem nạn nhân đó vào chùa chăm sóc. Vua hỏi người đó làm sao mà ra nông nỗi vậy. Anh ta sợ hãi ngần ngại không trả lời, vua hỏi mãi, anh ta mới trả lời: Cha tôi là một danh tướng bị vua xử oan chặt đầu, tôi hận vua, nghe đồn vua lên chùa học đạo nên tìm giết để trả thù cho cha. Vua nghe hết hồn. Hòa thượng thì nói: Tùy bệ hạ, muốn giết người ấy hoặc tha thì tùy. Vua chăm sóc người bị thương đó rồi thả đi. Thời gian sau đã đến lúc hồi cung, vua hỏi lại ba câu hỏi. Hòa thượng trả lời: Bệ hạ tự trả lời rồi. Việc quan trọng nhất trên đời này là việc thiện ngay trước mắt mình. Thời điểm tốt nhất để thực hiện việc đó chính là thời điểm hiện tại, nếu bây giờ không chịu làm thì để lúc nào nữa. Đối tượng xứng đáng nhất để thực hiện việc đó là đối tượng ngay trước mắt mình. Mình muốn bố thí thì coi trong tầm nhìn của mình ai là người cần nhất, và ngay bây giờ mình có thể giúp được thì mình giúp cho người đó. Vua cũng chưa hiểu ra, xin hòa thượng cho ví dụ. Hòa thượng nói, người bị nạn kia là kẻ thù của bệ hạ, nhưng chính bệ hạ đã cứu anh ta và tha cho anh ta. Ngay trong việc đó bệ hạ đã tìm ra câu trả lời cho ba câu hỏi. Để ý xem từng phút mình sống như thế nào để xác định mình đang sống ra làm sao là vậy đó. Nhựa sống của đời sống này chính là tham ái, là ý muốn. Chính cái ý muốn (dục) nó quyết định mình đang sống ra sao, để thấy được điều này mình phải biết sống trong hiện tại right now and right here. Tiếng Mỹ có chữ rất hay: now (bây giờ) và here (ở đây). Nếu viết dính lại với nhau là cứu cánh giải thoát của mình: now+here = no where, vô trụ xứ giải thoát, không còn vướng kẹt ở đâu nữa hết. Người biết sống trong hiện tại là người không còn sinh tử nữa, không còn vướng kẹt bất cứ chỗ nào nữa. Người sống trong Tứ Niệm Xứ là người sống right now and right here, sống như vậy mới là người đạt tới cảnh giới vô sở trụ. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, lòng không vướng kẹt ở đâu mới thành tựu cứu cánh xuất sắc.

KIẾT SỬ

Saṃyojanasutta

— Vật gì trói buộc đời?

Vật gì dẫn hành đời?

Do đoạn trừ pháp gì,

Mới được gọi Niết-bàn?

— Chính hỷ trói buộc đời,

Tầm cầu dẫn hành đời,

Do đoạn trừ khát ái,

Mới được gọi Niết-bàn.

Cũng giống như bài kinh trước. ‘Saṃyojana’ ở đây chỉ cho 10 thứ phiền não, bài kinh trước chỉ lấy chữ ‘ái’ là gốc, là tập đế. Tập đế là tất cả ngọn nguồn cớ sự trầm luân của chúng ta.

Saṃyojana’ là 10 thứ triền phược:

– 5 hạ phần kiết sử (orambhagiyasamyojana): Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân

– 5 thượng phần kiết sử (uddhaṃbhāgiyasamyojana): sắc ái và vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật, vô minh.

Thân kiến: so sánh 5 uẩn với ngã chấp.

Hoài nghi: do không hiểu biết mọi thứ do nhân duyên mà có và diệt.

Giới cấm thủ: do có thân kiến và hoài nghi nên mới dẫn đến giới cấm thủ.

Dục ái: niềm đam mê trong 5 cảnh dục

Sân: sự bất mãn, đố kỵ, bỏn xẻn, sợ hãi, xót của, hờn giận, căm thù, cái gì làm mình khó chịu thì gọi là sân.

Sắc ái: đam mê trong thiền sắc, không còn thích thú trong năm cảnh Dục nhưng đam mê trong cảm giác mát lạnh nhẹ nhàng của thiền sắc giới, thích hào quang, lâu đài, hoa viên..

Vô sắc ái: là nhàm chán tất cả hình danh sắc tướng. Chúng sanh cấp thấp còn thích trong năm cảnh Dục. Con heo con chuột thì cái gì ngon là thích ăn không kể sạch dơ. Chó nhà giàu thì kén ăn, không nằm chỗ dơ. Con người thì có người giàu người nghèo. Trong 5 dục này tùy phước báu, cấp độ, chủng loại tái sinh mà cái thích thấp hay cao. Có những loài cao hơn, thấy quẩn quanh trong năm dục còn gần với loài sa đọa quá, nên mới tu tập thiền định chứng đắc thiền sanh về cõi Phạm thiên nhưng ở đó vẫn còn sắc tướng. Có chúng sinh thấy còn sắc tướng cũng còn nặng nề lắm, từ đó họ tìm cách chứng đắc loại thiền để không còn sắc tướng nữa, gọi là vô sắc ái

Ngã mạn: (so sánh) hơn, thua, bằng.

Phóng dật: tâm lăng xăng. Phàm phu tâm lăng xăng vì si phóng dật của họ mạnh. Bậc thánh Hữu học từ Tam quả trở xuống, còn lăng xăng không phải do phóng dật mạnh mà do định còn yếu.

Vô minh: không biết rõ trong 4 Đế. Vô minh của phàm phu khác với vô minh của thánh Hữu học. Phàm phu như người mù bẩm sinh không thấy màu xanh vàng tím đỏ núi non sông rạch ra sao, nhưng bậc thánh Tu-đà-hoàn giống như người có con mắt mà đi trong bóng đêm. Vị này có khả năng nhìn thấy nhưng phải có điều kiện đặc biệt. Trong kinh ví dụ thế này: Một người có mắt không mù đang đi trong bóng đêm mịt mù bỗng trời chớp lóe lên một lần người này đã kịp nhìn thấy trước mặt mình có cây cầu, hồ nước, lâu đài. Vị Tu-đà-hoàn biết rõ trước mắt mình có cây cầu, lâu đài, hồ nước. Vị Tư-đà-hàm tầng thánh thứ hai cũng thấy như vậy, thấy trời chớp hai lần, lần thứ nhất thấy phía trước có tòa lâu đài, hồ nước, cây cầu, nhưng cái thấy vẫn còn hạn chế, khi trời chớp lần thứ hai, thấy trời chớp rõ hơn. Bậc A-na-hàm thì như thấy trời chớp lần thứ ba. Sau khi bừng lên như vậy thì tối trở lại nhưng vị này biết chắc chắn phía trước có hồ nước, lâu đài, cây cầu. Lên đến bậc A-la-hán thì trời sáng bạch, chớp hay không chớp không còn quan trọng nữa. Vị ấy nhìn rõ không nghi ngờ gì hết, biết rõ trước mặt là vườn hoa, hồ nước, cây cầu… Sở dĩ A-na-hàm tầng thánh thứ ba còn vô minh là như vậy đó, khi chưa chứng A-la-hán thì cái thấy của vị này trong Bốn Đế còn có chỗ chưa có hết. Trí thánh nhân nghĩa là: 1) Hiểu biết về bốn đế. 2) Biết rõ chuyện mình cần phải làm với bốn đế.

Khổ đế: Tất cả mọi hiện hữu trên đời này là khổ.

Tập đế: Tham ái: là thích thú trong 6 trần; là thích thú trong cảnh Dục, cảnh Sắc, cảnh Vô sắc; là cái thích đi với thường kiến và đoạn kiến.

Diệt đế: Có một cứu cánh nằm ngoài khổ đế và tập đế.

Đạo đế: Bát chánh đạo; cũng là sự phân tích của Tam học (Giới học, định học, tuệ học).

Muốn là thánh nhân việc đầu tiên phải hiểu rõ Bát chánh đạo là gì và chuyện mình phải làm với Bát chánh đạo là gì. Đó là tri Khổ, trừ Tập, chứng Diệt và hành Đạo. Tri khổ là phải hiểu khổ[1] là gì. Vô minh trong Bốn Đế là không biết Tứ Đế. Vị thánh A-na-hàm cũng còn vô minh vì đối với Bốn Đế vị này cũng còn chỗ hơi kẹt. Ví dụ đối với khổ đế, các vị ấy thấy được mọi hiện hữu là khổ nhưng do tập đế còn, vị này thấy sự có mặt trong năm cõi Tịnh cư cũng còn vị ngọt. Sở dĩ như vậy vị này còn vô minh trong diệt đế, cái thấy Niết bàn của vị này chưa được 100% như vị A-la-hán, chính vì còn thấy một góc tối mờ mờ nên vẫn còn tập đế. Bốn đế dính chùm nhau, hễ còn vô minh trong khổ đế thì còn vô minh trong tập, trong diệt và trong đạo đế. Trong cái thấy của mình về khổ đế có một chút vấn đề thì cùng lúc đó cái hiểu của mình trong tập đế cũng có vấn đề; khi cái hiểu của mình trong khổ, tập có vấn đề thì cái thấy của mình trong diệt đế cũng có vấn đề. Cái hiểu trong khổ, tập, diệt có vấn đề thì trong đạo đế cũng có vấn đề. Vị này có lúc sẽ sống trong Bát chánh đạo nhưng có lúc sẽ lệch một chút, lòng không thiết tha 100%, chỉ 95% thôi. Vô minh là không hiểu Bốn Đế và không biết chuyện phải làm với Bốn Đế. Tri khổ là phải hiểu được khổ. Trừ tập nghĩa là phải dứt được tham ái. Chứng diệt là phải chứng được Niết bàn. Hành đạo là tu tập Bát Chánh Đạo. Tri khổ, trừ tập, chứng diệt và hành đạo là bốn chuyện phải làm đối với Bốn Đế. Muốn hiểu rõ hơn xin xem kinh lại bài kinh Chuyển Pháp Luân.

 

“No way to Nirvana, because Nirvana is the way”, có thể hiểu câu này như thế này: Không đợi phải đặt chân đến chỗ mình muốn đến mới vui mà hãy tranh thủ vui ngay trên con đường đến chỗ đó. Niết bàn hiểu nôm na có hai: Hữu dư y Niết bàn và Vô dư y Niết bàn. Hữu dư y Niết bàn chính là sự chấm dứt phiền não của vị thánh, vị này vẫn còn đi đứng nằm ngồi sinh hoạt như chúng ta nhưng không còn phiền não nữa. Vô dư y Niết bàn là sự viên tịch, tắt thở của một vị thánh A-la-hán, lúc đó phiền não cũng hết mà danh sắc sinh tử cũng hết. Trong trường hợp này Hữu dư y Niết bàn là sự vắng mặt của tập đế và Vô dư y Niết bàn thì vắng mặt luôn cả khổ đế.

Hữu dư y Niết bàn là sự vắng mặt của phiền não nên người diệt trừ phiền não sống rất an lạc. Mình khổ là vì 3 thứ: khổ nhân, khổ quả và khổ do pháp hành. Hữu dư y Niết bàn là sự vắng mặt của phiền não nên người diệt trừ phiền não sống rất an lạc. Mình khổ là vì 3 thứ: khổ nhân, khổ quả và khổ do pháp hành. Khổ do quả là do nghiệp xấu của đời trước mình sinh ra làm con heo con bò, bốn giờ sáng bị lùa ra lò mổ; hoặc do quả đời trước giờ mình sinh ra bị bịnh hoạn tàn tật dị dạng, bạn bè chê bai, bịnh tật rên rỉ hôi hám, đó là khổ do quả. là do nghiệp xấu của đời trước mình sinh ra làm con heo con bò, bốn giờ sáng bị lùa ra lò mổ; hoặc do quả đời trước giờ mình sinh ra bị bịnh hoạn tàn tật dị dạng, bạn bè chê bai, bịnh tật rên rỉ hôi hám, đó là khổ do quả. Khổ do nhân là mỗi lần có tham có sân trong lòng thì lòng không yên, muốn không được là khổ, không muốn mà bị cũng là khổ. là mỗi lần có tham có sân trong lòng thì lòng không yên, muốn không được là khổ, không muốn mà bị cũng là khổ. Khổ do pháp hành là hễ có mặt trên đời này là phải chấp nhận sanh già đau chết dù phước báu cỡ nào đi nữa. Khổ do pháp hành là khổ do tam tướng. Hiểu chỗ này sẽ thấy người không có phiền não thì bớt khổ nhiều lắm, họ chỉ còn hai khổ thôi là khổ quả và khổ do pháp hành, không còn khổ do nhân nữa. Từ chỗ này, tâm hồn vị thánh rất an lạc, từ chỗ đó, nhiều người thấy rằng trong lúc tu tập cũng an lạc, an lạc đây cũng chính là Niết bàn. Phương Tây có câu: hễ có mặt trên đời này là phải chấp nhận sanh già đau chết dù phước báu cỡ nào đi nữa. Khổ do pháp hành là khổ do tam tướng. Hiểu chỗ này sẽ thấy người không có phiền não thì bớt khổ nhiều lắm, họ chỉ còn hai khổ thôi là khổ quả và khổ do pháp hành, không còn khổ do nhân nữa. Từ chỗ này, tâm hồn vị thánh rất an lạc, từ chỗ đó, nhiều người thấy rằng trong lúc tu tập cũng an lạc, an lạc đây cũng chính là Niết bàn. Phương Tây có câu: Không đợi đến chỗ mình muốn đến mới vui mà ngay trên đường đi là hành trình của niềm vui rồi. Niết bàn không phải chỉ đơn giản là sự vắng mặt của phiền não không đâu, Niết bàn là something chớ không phải nothing, còn something đó là cái gì đó chỉ có thánh nhân mới biết. Hãy nhớ là nó nằm ngoài thân và tâm của mình, nó không thuộc về vật chất cũng không thuộc về tâm linh. Việc quan trọng là nếu thấy sợ sanh tử trầm luân thì chỉ cần tu tập Bát chánh đạo để hết sanh tử trầm luân là được rồi.

 

Sáng nay chúng tôi giảng cùng một lúc ba bốn bài. Mong rằng cứ một tuần ba ngày, mỗi ngày trung bình ba bài thì có thể một tuần được mười bài, một tháng được ba chục bài. Những ai nghe cho vui, nghe để tìm giấc ngủ, nghe trong lúc nấu ăn, lái xe thì thôi không nói, còn nghe mà có ý ghi chép làm của riêng thì một tháng ba mươi bài quí vị sẽ ôn không xuể. Khoảng ba tháng, sáu tháng từ từ quí vị sẽ thấy ra hai chuyện: thứ nhất là đuối, ôn không nổi, quên sạch; thứ hai, nếu mình biên tập lại những gì mình đã học thì từ từ mình sẽ ngộ ra một chuyện thú vị: hình như mình trở thành con người khác khá hơn tốt hơn. Ở đây tôi không nói khía cạnh đạo đức mà nói về nhận thức, cách nhìn của mình về đạo sẽ khác hơn.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app