Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 6: Tương Ưng Phạm Thiên

PHÓNG DẬT (Brahmalokasutta)

Bài kinh Phóng Dật cũng y hệt như vậy, cũng không có gì phải giải thích hết. Bài kinh trước kể chuyện năm vị đại thánh, bài kinh sau kể chuyện hai vị Phạm Thiên nội dung giống hệt nhau. Tức là cũng có một vị Phạm Thiên cố chấp cho rằng mình là số một, được hai vị Phạm Thiên khác đến nhắc nhở.

“3) Rồi hai Bích-chi Phạm thiên Subrahmā và Suddhavāsa đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, họ đứng mỗi người dựa vào một cột cửa. “

‘Bích-chi’, tiếng Pāḷi là ‘Pacceka’. Bích-chi là âm Tàu chớ không phải dịch, giống như Hoa Thịnh Đốn (Washington). Bích Chi là trong Pāḷi giải thích là ‘ekacari’ (kẻ độc hành), còn đi đâu mà có nhiều kẻ đồng hành thì gọi là ‘parisacari’(kẻ sống bầy đàn, sống chung tập thể, kẻ lữ hành có bè bạn). Thí dụ trong kinh nói có ba bậc giác ngộ: 1. Chánh Đẳng Giác, không cần thầy nhưng có thể làm thầy cho người khác. 2. Thanh văn giác nghĩa là bản thân cần có thầy mới giác ngộ được, và bản thân mình có thể độ cho người khác đắc quả giống như mình. 3. Độc giác Phật hay Bích Chi Phật (Pacceka Budha), tức là không cần ai làm thầy mà bản thân mình cũng không làm thầy ai. Tức là trên thì không có thầy mà dưới thì cũng không có trò, chỉ có bạn thôi. Có những vị Độc Giác sanh ra nhằm lúc có nhiều vị đắc Độc Giác như họ thì có bạn, còn không thì trước sau chỉ có một mình. Gọi là bạn là vì lúc đó trong thế giới này có chỗ tốt nhất là ngọn núi nào đó, ví dụ trái đất này có ngọn núi Gandhamadana chỗ đó tập trung các vị Phật Độc Giác. Gọi là bạn cho vui vậy thôi chớ các vị vẫn sống một mình trong hang hay tịnh thất riêng, vị này không phải là điểm tựa cho vị kia, vì vậy gọi là Bích-chi, còn chúng ta thì trên phải có thầy dưới phải có bạn. Những vị Phạm Thiên gọi là Bích- chi thường xuyên ở một mình không có bè bạn chung quanh, không có người lớn hơn cũng không có người nhỏ hơn, đây là những chú thích trong Chú giải, chữ Bích-chi Phạm thiên quí vị sẽ gặp rất là thường trong kinh.

KOKĀLIKA (Kokālikasutta)

Trong tiếng Việt các chữ ‘vô hạn’, ‘vô lượng’, ‘vô biên’, ‘vô số’ nghĩa khác nhau nhưng trong Pāḷi thì có chung một từ là ‘appameyya’ với ý nghĩa là “không thể đo đếm, cân, đong”.

Chúng ta biết rằng Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là em ruột của bà Yasodhara (Da Du Đà La), nói theo vai vế ngoài đời, Devadatta là em vợ của thái tử Tất Đạt. Sau khi thái tử Tất Đạt xuất gia thành Phật thì Devadatta cũng xuất gia theo. Thời gian đầu ông tu hành rất tốt, đắc được thần thông, sau đó vì nhiều lý do: 1. Sự oan trái từ nhiều đời đối với Bồ tát. 2. Khuynh hướng bất thiện. 3. Một số tiền nghiệp bất thiện của Bồ tát bây giờ là Đức Phật. Khi Ngài chưa thành Phật, Ngài cũng là người phàm như chúng ta, tu nhiều hơn chúng ta, nhưng có những kiếp sống làm những điều bất thiện. Nghiệp bất thiện đó đến lúc để lại quả báo ngay khi Ngài thành Phật. Trong kinh nói, có nhiều trường hợp gọi là tai nạn trong đời của Ngài không phải ngẫu nhiên mà do nghiệp xấu trong đời trước. Bên Bắc Tông, họ vẽ Đức Phật riết rồi bây giờ mình thấy Đức Phật không còn là một con người bình thường nữa mà giống như ông thần ông thánh trên mây. Mahayanā gọi những tai nạn của Đức Phật là những trường hợp thị hiện độ sinh, kể cả việc Ngài khổ hạnh, nhập thiền, ăn cơm, uống nước, đi đứng v.v… tất cả đều là thị hiện, vì một mục đích nào đó Ngài cố tình làm như vậy. Còn theo Nam Tông, có ba điều khiến Ngài trở thành một bậc đại giác:

Bi đức: Ai ngài cũng thương, giống như một người mẹ đối với con, nhưng tình thương còn hơn cả người mẹ, người mẹ còn nổi giận đối với con chứ Đức Phật thì không.

Tịnh đức: đức lành nào Ngài cũng có, đệ tử của Ngài thì Đệ nhất đầu đà, Đệ nhất trí tuệ, Đệ nhất thần thông v.v… những đệ nhất đó chỉ là con số lẻ của Đức Phật. Trước mặt một tỷ người hay trong rừng sâu chỉ một mình Ngài, trước sau Ngài luôn luôn là như vậy. Thế Tôn nói sao thì làm vậy, làm sao thì nói vậy, từ đêm Thành đạo đến đêm niết-bàn, trước mặt muôn người hay một mình cũng vậy, không sai khác.

Trí đức: cái gì Ngài cũng biết. Ngài biết : cái gì Ngài cũng biết. Ngài biết bản chất và sự vận hành của các pháp bao gồm Người và Cõi. Ngài biết bao gồm Người và Cõi. Ngài biết cái gì làm được và không làm được.Làm được với Làm được với cách thức ra sao, thời điểm nào.

Biết được bản chất và sự vận hành của các pháp cũng giống như biết rõ một viên thuốc được bào chế ra sao, có thành phần dược tính dược lý như thế nào, tác động như thế nào vào cơ thể khi uống; nhìn một cái cây biết rõ nó như một nhà sinh vật học biết sự phát triển của cây như thế nào. Ngài nhìn chúng sanh cũng vậy, Ngài biết chúng sanh này do vô minh duyên hành, hành duyên thức…, người này đã tạo nghiệp gì và khuynh hướng tâm lý ra sao, có khả năng giác ngộ hay không, nếu có khả năng giác ngộ thì phải nói điều gì để hợp với họ, còn nếu không thì có nhờ câu nói của mình mà gieo duyên lành kiếp sau cho họ hay không, nếu được thì nói gì để để lại ấn tượng tốt cho họ.

Biết rõ chuyện gì làm được hay không làm được,khả năng này Thanh văn có hạn chế. Ví dụ, có một lần ngài Maka Kassapa xả định trong hang núi, thấy mấy con dơi treo tòn teng trong hang, ngài nhìn mấy con dơi và suy nghĩ: cuộc sống của chúng sinh này tăm tối mù mịt quá, không biết bao giờ chúng mới hết kiếp dơi. Suy nghĩ như vậy, ngài dùng vị lai trí (anāgataṃsañāṇa) của ngài quán xét, thấy 500 kiếp sống liên tục sau này chúng vẫn tiếp tục làm dơi, chết trở lại làm dơi suốt năm trăm kiếp. Lúc đó Đức Phật xuất hiện, Ngài nói việc quán sát này nằm ngoài khả năng của một Thanh văn. Trong kinh nói có cái mà hàng Thanh văn và Độc Giác không thể nào truy ra được đó là ‘Bālasaṃsāra’: ‘dòng luân hồi của kẻ ngu thiếu duyên giác ngộ’. : ‘dòng luân hồi của kẻ ngu thiếu duyên giác ngộ’. Người tin lý nhân quả và lý tam tướng dù ở mức hạn chế nhất cũng không thể sinh tử quá 80 a-tăng-kỳ đại kiếp.Trong ba hạng Phật, hạng lâu nhất là Chánh Đẳng Giác. Chánh Đẳng Giác có 3 hạng: Hạnh trí tuệ tu Ba-la-mật trong 20 a-tăng-kỳ, hạnh đức tin 40 a-tăng-kỳ, hạnh tinh tấn 80 a-tăng-kỳ. Một người tin lý nhân quả và lý tam tướng cũng không thể sinh tử quá 80 a-tăng-kỳ cho dù họ có nuôi nguyện trở thành Chánh Đẳng Giác hạnh tinh tấn thì 80 a-tăng-kỳ phải dứt điểm. Còn dòng luân hồi của kẻ ngu thì không biết đến bao giờ mới hết. Độc Giác thấy được hai a-tăng-kỳ trước và sau. Chí thượng Thanh văn (hai vị hai bên trái phải của Đức Phật, như ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên) thấy được một a-tăng-kỳ trước và sau. 47 vị đại thanh văn thì thấy được 100 ngàn đại kiếp trước và sau. Các vị La-Hán còn lại thì bất định, nhiều ít tùy căn cơ cá nhân. Phàm phu thông thường chỉ nhớ tối đa là 40 đại kiếp, Bồ tát thì 80 đại kiếp. Dòng luân hồi thì hằng hà sa số, riêng chư Phật Chánh Đẳng Giác thì không có giới hạn khi nhớ về quá khứ hay xét đến vị lai. Ví dụ có nhiều chúng sanh lâu quá Ngài xét ba ngày ba đêm, hoặc một trăm năm không thấy người đó giác ngộ. Tuy nhiên nói vậy thôi, trong Chú giải có ghi rõ: Hàng Thanh văn nhớ quá khứ hay xét vị lai theo cách thứ lớp là dò từ từ theo thứ tự từng kiếp dần dần còn chư Phật thì có thể biết trực tiếp nhanh hơn và xa hơn. Vị Chánh Đẳng Giác muốn biết kiếp thứ bao nhiêu của ai đó như thế nào thì thấy liền. Theo Chú giải nói vị Thinh văn giống như người cầm đèn dầu hoặc cầm cây đuốc, ví dụ như muốn biết căn nhà số 85 sơn màu gì, như thế nào, thì phải đi từ từ nhà số 1, 3, 5… cho đến căn nhà số 85 rồi cầm đèn rọi. Riêng vị Chánh Đẳng Giác thì giống như tia chớp, chớp tới đâu thấy tới đó, (giống như rọi đèn pin là thấy).

Ông Devadatta do oan trái nhiều đời với Đức Phật, cộng với Đức Phật cũng từng tạo nhiều nghiệp bất thiện trong vòng luân hồi (nếu Ngài không có nghiệp bất thiện này thì Devadatta, Phạm Thiên, Đế Thích, Ma vương cũng không phá được ngài, nếu mà có nghiệp quá khứ thì Phật lực hay oai lực của Ngài cũng không thể che chắn được). Tôi nói ra nhiều người sốc, nhưng không thể không nói, tôi là tu sĩ PG mà không tin chuyện cầu an cầu siêu cho lắm. Người bình thường thuở bình sinh có sự tu tập trau dồi thiện pháp, khi họ bị bịnh hoặc qua đời mình cầu an cầu siêu cho họ thì còn chút hi vọng. Khi họ đang nằm ngắc ngoải, mình tụng kinh họ hiểu ba chớp ba nháng cũng được, còn khi họ chết rồi sanh làm loài chúng sinh khuất mặt khuất mày, thành phi nhơn quanh quẩn ở chỗ cũ, thí dụ thôi chứ hiếm lắm, chết rồi mà quẩn quanh thì hiếm, quẩn quanh là do không có nghiệp thiện đặc biệt (đi ngay về trời) hoặc nghiệp ác đặc biệt (đi ngay về cõi đọa xứ), nếu không thì ra đi biền biệt rồi. Theo trong kinh, khi mình tụng kinh cầu siêu hồi hướng cho họ, chỉ có một số rất ít trường hợp người quá vãng nhận được phước của mình nhưng với điều kiện họ phải biết để hoan hỉ với sự hồi hướng của người làm phước. Chỉ trường hợp này mới có thể nhận được phước hồi hướng, nghĩa là mong manh vô cùng. Vì tôi biết điều này nên tôi không tin lắm, mà nói ra thì đụng chạm tùm lum, người ta đang tràn ngập niềm tin, mình nói ra thì cũng hơi tàn nhẫn, chứ thiệt trong chỗ thân tình thì tôi cũng kề tai nói nhỏ là niềm hi vọng đó mong manh vô cùng. Một chuyện nhỏ xíu, ai cũng thấy nhưng khổ một chỗ bị thiên kiến (abhinivesa) mà không chịu lìa bỏ thiên kiến đó, cứ vô chùa là nghe “làm phước đi con, hồi hướng đi con, cho thân nhân quá cố đang chờ đợi mình, tốt lắm …”. Có một chuyện quí vị phải thấy, lúc mình còn sống, mình nhìn thấy người ta làm phước mình có hoan hỉ hay không, có vui hay không? Thường là người ta chỉ vui với việc phước của bản thân hay của người thân mình thôi. Ví dụ cô Lan và cô Cúc không bà con gì nhau, cô này có hoan hỉ khi nhìn cô kia làm phước không? Khó lắm. Ngay khi mình còn sống ngon lành, đang tỉnh táo còn trẻ, còn khỏe, mình còn không tùy hỉ được thì mai này chết rồi sanh vô cảnh giới không phải loài người thì mình có biết gì đâu. Khi ta mang hình hài hình sương bóng khói, tâm tình cảm xúc của chúng ta hoàn toàn không giống như lúc chúng ta làm người, bởi vì tư tưởng, cảm xúc của chúng ta bị trói buộc gò bó trong thân người này. Chỉ có hành giả mới thấy được điều này, ngồi yên mới thấy, cái tâm mình bị nhốt trong cục thịt này. Lẽ ra nếu như cái thân cái tâm nó nằm riêng nhau thì mình thông minh lắm, khổ nỗi cái tâm bị nhốt trong cái thân này. Cái tâm đang suy nghĩ ngon lành, chỉ cần nghe con ruồi bay ngang lỗ tai, con muỗi bu vào mặt là phóng tâm, cơn gió lạnh thổi ngang làm cho mình rùng mình là cái niệm của mình bị tắt, cái định của mình bị tan loãng liền. Mang hình hài quá sức cụ thể điển hình này, cái tâm tư tình cảm chúng ta bị ảnh hưởng hết sức nặng, mai này sanh làm phi nhơn thì sao, hình sương bóng khói, đi xuyên qua vách tường, núi non, mặt nước mặt đất không cản trở mình được, trong hình hài như vậy thì tâm tư tình cảm mình còn dị biệt hơn nhiều. Ngay khi mang hình hài này, chúng ta còn không màng đến chuyện người khác làm phước hồi hướng, thì thử hỏi mai này chúng ta ra đi rồi thì sao. Cái quan trọng là ngay bây giờ tự cầu an cầu siêu cho mình, ngay khi mình còn có thể làm được, đừng có trông đợi vào người khác, lý do đơn giản thôi, đó là lòng tùy hỷ của mình ít quá. Trên đời này không có gì tàn nhẫn cho bằng mấy ông gian thương đã nghĩ ra cái trò giấy vàng bạc. Mấy ngàn năm qua người Tàu, người Việt đã đốt không biết bao nhiêu tiền cho chuyện vớ vẩn đó, trong khi ngay chuyện làm phước hồi hướng có hy vọng nhiều hơn còn bị xem là rất đỗi mong manh nói chi là chuyện đốt vàng mã. Cả đời làm ác, thân nhân chết rồi, không biết làm phước mà chỉ biết mua nhà cửa, xe hơi, người mẫu, iphone… bằng giấy về đốt. Tôi không tin chuyện cầu an cầu siêu là vì như vậy đó. Còn Phật lực thì sao, ngay cả Đức Phật còn bị nạn, huống chi là chúng ta. Nói chuyện niệm Phật được thoát nạn tôi cũng không tin lắm, tôi chỉ tin một phần triệu ở trường hợp khi mình nghĩ đến phước báu của Ngài, mình tùy hỷ, thì nhờ tùy hỷ đó mình có thêm công đức. Nói là nói gượng thôi, điều quan trọng nhất là cầu nguyện lúc tai nạn không phải để thoát nạn mà là để mình có sự bình tĩnh rồi tự mình tìm cách thoát nạn. Ngồi máy bay mà thấy chao thấy sụp, mình run, tất nhiên tôi cũng run chứ, nhưng tôi nghĩ mình chỉ là hạt bụi, nếu trên chuyến bay này mình có chuyện gì thì hạt bụi trở về với đất với gió. Mình là chiếc lá me nhỏ bé trôi bồng bềnh trong biển đại bi của chư Phật. Ai Ngài cũng thương, Ngài không còn nữa để theo dõi tai nạn của mình, nhưng nếu Ngài còn thì mình chỉ là chiếc lá trong biển đại bi của Ngài. Cái quan trọng nhất là hãy nhớ mọi thứ như là làn chớp, mình không thấy không tin, mình cứ nghĩ mình là cái gì đó quan trọng. Mình chỉ là sự ghép nối chớp nhoáng của danh và sắc, mình đã từng chết nhiều lần trong đời sống này chớ không phải lúc đó mới chết. Mấy cái này phải tập luyện thường xuyên chứ đợi tới lúc đó mới tập thì muộn rồi. Hãy nhớ hai câu này: mà không chịu lìa bỏ thiên kiến đó, cứ vô chùa là nghe “làm phước đi con, hồi hướng đi con, cho thân nhân quá cố đang chờ đợi mình, tốt lắm …”. Có một chuyện quí vị phải thấy, lúc mình còn sống, mình nhìn thấy người ta làm phước mình có hoan hỉ hay không, có vui hay không? Thường là người ta chỉ vui với việc phước của bản thân hay của người thân mình thôi. Ví dụ cô Lan và cô Cúc không bà con gì nhau, cô này có hoan hỉ khi nhìn cô kia làm phước không? Khó lắm. Ngay khi mình còn sống ngon lành, đang tỉnh táo còn trẻ, còn khỏe, mình còn không tùy hỉ được thì mai này chết rồi sanh vô cảnh giới không phải loài người thì mình có biết gì đâu. Khi ta mang hình hài hình sương bóng khói, tâm tình cảm xúc của chúng ta hoàn toàn không giống như lúc chúng ta làm người, bởi vì tư tưởng, cảm xúc của chúng ta bị trói buộc gò bó trong thân người này. Chỉ có hành giả mới thấy được điều này, ngồi yên mới thấy, cái tâm mình bị nhốt trong cục thịt này. Lẽ ra nếu như cái thân cái tâm nó nằm riêng nhau thì mình thông minh lắm, khổ nỗi cái tâm bị nhốt trong cái thân này. Cái tâm đang suy nghĩ ngon lành, chỉ cần nghe con ruồi bay ngang lỗ tai, con muỗi bu vào mặt là phóng tâm, cơn gió lạnh thổi ngang làm cho mình rùng mình là cái niệm của mình bị tắt, cái định của mình bị tan loãng liền. Mang hình hài quá sức cụ thể điển hình này, cái tâm tư tình cảm chúng ta bị ảnh hưởng hết sức nặng, mai này sanh làm phi nhơn thì sao, hình sương bóng khói, đi xuyên qua vách tường, núi non, mặt nước mặt đất không cản trở mình được, trong hình hài như vậy thì tâm tư tình cảm mình còn dị biệt hơn nhiều. Ngay khi mang hình hài này, chúng ta còn không màng đến chuyện người khác làm phước hồi hướng, thì thử hỏi mai này chúng ta ra đi rồi thì sao. Cái quan trọng là ngay bây giờ tự cầu an cầu siêu cho mình, ngay khi mình còn có thể làm được, đừng có trông đợi vào người khác, lý do đơn giản thôi, đó là lòng tùy hỷ của mình ít quá. Trên đời này không có gì tàn nhẫn cho bằng mấy ông gian thương đã nghĩ ra cái trò giấy vàng bạc. Mấy ngàn năm qua người Tàu, người Việt đã đốt không biết bao nhiêu tiền cho chuyện vớ vẩn đó, trong khi ngay chuyện làm phước hồi hướng có hy vọng nhiều hơn còn bị xem là rất đỗi mong manh nói chi là chuyện đốt vàng mã. Cả đời làm ác, thân nhân chết rồi, không biết làm phước mà chỉ biết mua nhà cửa, xe hơi, người mẫu, iphone… bằng giấy về đốt. Tôi không tin chuyện cầu an cầu siêu là vì như vậy đó. Còn Phật lực thì sao, ngay cả Đức Phật còn bị nạn, huống chi là chúng ta. Nói chuyện niệm Phật được thoát nạn tôi cũng không tin lắm, tôi chỉ tin một phần triệu ở trường hợp khi mình nghĩ đến phước báu của Ngài, mình tùy hỷ, thì nhờ tùy hỷ đó mình có thêm công đức. Nói là nói gượng thôi, điều quan trọng nhất là cầu nguyện lúc tai nạn không phải để thoát nạn mà là để mình có sự bình tĩnh rồi tự mình tìm cách thoát nạn. Ngồi máy bay mà thấy chao thấy sụp, mình run, tất nhiên tôi cũng run chứ, nhưng tôi nghĩ mình chỉ là hạt bụi, nếu trên chuyến bay này mình có chuyện gì thì hạt bụi trở về với đất với gió. Mình là chiếc lá me nhỏ bé trôi bồng bềnh trong biển đại bi của chư Phật. Ai Ngài cũng thương, Ngài không còn nữa để theo dõi tai nạn của mình, nhưng nếu Ngài còn thì mình chỉ là chiếc lá trong biển đại bi của Ngài. Cái quan trọng nhất là hãy nhớ mọi thứ như là làn chớp, mình không thấy không tin, mình cứ nghĩ mình là cái gì đó quan trọng. Mình chỉ là sự ghép nối chớp nhoáng của danh và sắc, mình đã từng chết nhiều lần trong đời sống này chớ không phải lúc đó mới chết. Mấy cái này phải tập luyện thường xuyên chứ đợi tới lúc đó mới tập thì muộn rồi. Hãy nhớ hai câu này: Cái chết không đáng sợ bằng lòng sợ chết. Không có gì đáng sợ cho bằng chính lòng sợ hãi. Và câu này của tôi tặng, quí vị nên thuộc lòng: Và câu này của tôi tặng, quí vị nên thuộc lòng: Nếu có phải chết trong tuổi già bịnh thì nên chết bằng sự nhàm chán hơn là chết trong sự sợ hãi tiếc nuối. Muốn chết trong sự nhàm chán thì chỉ có một cách thôi: Phật pháp. Chỉ có Phật pháp mới cho mình chết trong sự nhàm chán. Cái thân này mình bỏ nó là phải rồi, nó dơ rồi, già, xấu, ốm xương xẩu, phải hướng đến cái gì khác tốt hơn. Tôi không xúi các vị nghĩ đến luân hồi, nhưng ít ra các vị cũng biết mình có khả năng đắc chứng hay không, mình không phải là thánh nhưng mình cũng mơ hồ chớ, mình thấy mình không phải là thánh thì thôi đi qua cõi khác tốt hơn. Muốn chết trong sự nhàm chán thì chỉ có Tứ Niệm Xứ thôi. Không có gì bậy bạ cho bằng đợi đến một cái tuổi nào đó mới tu Tứ Niệm Xứ. Người nào nghĩ rằng đến một tuổi nào đó mới tu Tứ Niệm Xứ thì người đó có ba cái bậy.

3 sai lầm khi hẹn ngày tu Tứ Niệm Xứ

1. Mình có thể chết sớm. Tin rằng mình có thể sống tới già là bậy.

2. Pháp môn này có thể tu tập ngay bây giờ và không đòi hỏi điều kiện gì hết. Người hẹn đến để sau này mới tu Tứ Niệm Xứ là hoàn toàn không hiểu Tứ Niệm Xứ là cái gì. Chính vì không hiểu là gì nên mới để mai mốt tu. Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn bắt quí vị phải bỏ gia đình, nhà cửa công việc để tu, Tứ Niệm Xứ chỉ là sống tỉnh thức. Trước đây mình cười mà không biết mình cười, mình giận mà không biết mình giận, ăn uống đi đứng mà không biết, giờ mình làm những việc đó mà mình biết. Trong đời tôi, tôi biết ba bốn trường hợp, có những vị tăng ni đi tu lúc lớn tuổi, nói với sư phụ: Con lớn tuổi rồi, con không học hành gì hết, xin sư phụ cho con tu thiền. Mới nghe thì thấy bình thường, nghĩ sâu nghĩ xa thì thấy câu này bậy tứ bề, nghĩa là vị này xem việc tu thiền là lựa chọn thứ hai; bậy nữa là không hiểu pháp thiền là gì. Không hiểu pháp thiền là gì thì làm sao mà tu. Ít ra phải biết danh là gì, sắc là gì, tâm bất thiện là gì, kiêu mạn là sao tà kiến là sao, hợp trí là sao, từ tâm là sao vv… dốt gì thì dốt, cũng phải biết sơ sơ căn bản, chớ nói già rồi không nhớ gì hết xin tu thiền nghĩa là coi rẻ pháp thiền và không biết pháp thiền là gì. Tứ Niệm Xứ không phải là một pháp môn đòi hỏi vô thiền viện, phải có đồng phục, phải có dụng cụ pháp khí đặc dị, nó chỉ là đời sống bình thường mà tỉnh thức thôi. Be mindful! Chỉ vậy thôi. Không đòi hỏi các vị làm cái gì hết, sinh hoạt thế nào thì giữ nguyên thế ấy, dĩ nhiên bớt được thì tốt, theo nguyên tắc: (1) Người hẹn đến để sau này mới tu Tứ Niệm Xứ là hoàn toàn không hiểu Tứ Niệm Xứ là cái gì. Chính vì không hiểu là gì nên mới để mai mốt tu. Tứ Niệm Xứ không phải là pháp môn bắt quí vị phải bỏ gia đình, nhà cửa công việc để tu, Tứ Niệm Xứ chỉ là sống tỉnh thức. Trước đây mình cười mà không biết mình cười, mình giận mà không biết mình giận, ăn uống đi đứng mà không biết, giờ mình làm những việc đó mà mình biết. Trong đời tôi, tôi biết ba bốn trường hợp, có những vị tăng ni đi tu lúc lớn tuổi, nói với sư phụ: Con lớn tuổi rồi, con không học hành gì hết, xin sư phụ cho con tu thiền. Mới nghe thì thấy bình thường, nghĩ sâu nghĩ xa thì thấy câu này bậy tứ bề, nghĩa là vị này xem việc tu thiền là lựa chọn thứ hai; bậy nữa là không hiểu pháp thiền là gì. Không hiểu pháp thiền là gì thì làm sao mà tu. Ít ra phải biết danh là gì, sắc là gì, tâm bất thiện là gì, kiêu mạn là sao tà kiến là sao, hợp trí là sao, từ tâm là sao vv… dốt gì thì dốt, cũng phải biết sơ sơ căn bản, chớ nói già rồi không nhớ gì hết xin tu thiền nghĩa là coi rẻ pháp thiền và không biết pháp thiền là gì. Tứ Niệm Xứ không phải là một pháp môn đòi hỏi vô thiền viện, phải có đồng phục, phải có dụng cụ pháp khí đặc dị, nó chỉ là đời sống bình thường mà tỉnh thức thôi. Be mindful! Chỉ vậy thôi. Không đòi hỏi các vị làm cái gì hết, sinh hoạt thế nào thì giữ nguyên thế ấy, dĩ nhiên bớt được thì tốt, theo nguyên tắc: (1) Tu hành là bỏ bớt điều có hại, (2) bỏ điều không lợi ích, (3) thực hiện điều lợi ích. Nói gọn lại, tu tập là bỏ đi cái thừa. Bỏ đi cái hại là bỏ sát sanh trộm cắp, nói dối, sân hận, ghen tức… Bỏ bằng cách nào? Biết nó là nó là bỏ. Dòm mặt nó, nhìn thẳng vô mặt nó, là bỏ. Ví dụ các vị vốn có xích mích với thằng Tèo thằng Tý, chợt nghĩ tới nó là bực, thế là tự nói: Cái này không nên nghen! Buổi đầu, biết nó là nó thì nó không mất đâu, biết mình đang bực mình, vẫn tiếp tục bực, không mất, nhưng lâu ngày một tuần hai tuần, một tháng hai tháng, một năm hai năm, bảo đảm 1000% là bỏ được. Miễn là có cái gan nhìn thẳng nó biết nó là nó, không mắc cỡ. Có nhiều người làm bậy thì không tàm quý, mà khi tu thiền thì tàm quý với cái tu thiền của mình, đó là tào lao. Thấy cái gì xấu phải biết thẹn, biết sợ. Nhưng phải có cái gan nhìn cái xấu của mình, ví dụ, hôm bữa nó chửi tôi thì bây giờ làm sao tôi thương được, đó là chuyện tự nhiên. Nhưng đối với một hành giả thì không có chuyện gì là tự nhiên. Chuyện họ chửi mình là chuyện của họ, còn hôm nay mình nhìn họ mà mình bực, mình nổi nóng, phải có cái gan nhìn nhận đây là bất thiện. Một vị đại sư Tây Tạng nói câu rất hay: Nói gọn lại, tu tập là bỏ đi cái thừa. Bỏ đi cái hại là bỏ sát sanh trộm cắp, nói dối, sân hận, ghen tức… Bỏ bằng cách nào? Biết nó là nó là bỏ. Dòm mặt nó, nhìn thẳng vô mặt nó, là bỏ. Ví dụ các vị vốn có xích mích với thằng Tèo thằng Tý, chợt nghĩ tới nó là bực, thế là tự nói: Cái này không nên nghen! Buổi đầu, biết nó là nó thì nó không mất đâu, biết mình đang bực mình, vẫn tiếp tục bực, không mất, nhưng lâu ngày một tuần hai tuần, một tháng hai tháng, một năm hai năm, bảo đảm 1000% là bỏ được. Miễn là có cái gan nhìn thẳng nó biết nó là nó, không mắc cỡ. Có nhiều người làm bậy thì không tàm quý, mà khi tu thiền thì tàm quý với cái tu thiền của mình, đó là tào lao. Thấy cái gì xấu phải biết thẹn, biết sợ. Nhưng phải có cái gan nhìn cái xấu của mình, ví dụ, hôm bữa nó chửi tôi thì bây giờ làm sao tôi thương được, đó là chuyện tự nhiên. Nhưng đối với một hành giả thì không có chuyện gì là tự nhiên. Chuyện họ chửi mình là chuyện của họ, còn hôm nay mình nhìn họ mà mình bực, mình nổi nóng, phải có cái gan nhìn nhận đây là bất thiện. Một vị đại sư Tây Tạng nói câu rất hay: Khi người ta chửi mình đó là việc xấu của người ta, nhưng khi mình nổi giận với người ta thì bây giờ là việc xấu của mình. Nó chửi mình là chuyện của nó nhưng đừng biến nghiệp xấu của nó thành chuyện của mình.

3. Tu phút nào an lành phút đó. Tu niệm xứ một ngày thì mình được an lạc một ngày, sao lại hẹn, sao lại từ chối sự an lạc của mình.

Những điều tôi vừa nói trên là minh giải cho bài kinh. Nội dung bài kinh Kokālika này là ông Devadatta vì oan trái với Đức Phật nên khi Ngài thành Phật, ông theo phá Ngài, và có một người ủng hộ chính là ông Kokālika. Ông Devadatta là người chống Thế Tôn và Kokālika là một đệ tử lớn của ông Devadatta luôn luôn ủng hộ sư phụ của mình. Từ đó mới xảy ra chuyện, một ngày kia, ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đi đến một nơi (janapada), chỗ đó tỷ kheo Kokālika cũng đang trú ngụ. Lần đó ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đến ghé ngang cùng với 500 vị tỷ kheo. Hai vị dặn ngài Kokālika: Mùa an cư này chúng tôi sẽ ở lại đây nhưng hiền giả đừng cho ai biết vì chúng tôi không muốn bất cứ một sự lui tới nào của thiên hạ hết. Ngài Kokālika đã đồng ý. Các ngài chỉ ở đó thôi, còn đi khất thực thì không phải chỗ đó. Chú giải ngắn nhưng tôi nói nhiều vì tôi đem các bài kinh liên hệ ngài Kokālika gom lại một. Đến ngày ra hạ sau ba tháng an cư, ngài Xá Lợi Phất nói: Ngày mai chúng tôi sẽ đi. Ngài Kokālika suy nghĩ: Bữa nay ngày cuối cùng có thể nói cho người khác biết được. Ngài được dặn đừng nói trong mùa an cư nhưng hôm nay có thể báo cho Phật tử biết được. Ngài Kokālika ra phố nói với Phật tử rằng: Năm nay chúng ta có phước, có hai vị chí thượng thanh văn về nhập hạ. Phật tử hỏi: Sao ngài không cho chúng tôi biết có hai vị đó, chúng tôi không hề biết mặt, chỉ nghe đồn thôi. Ngài Kokālika nói: Các vị vào trong chùa không thấy hai vị mặt mày sáng trưng ngồi ở vị trí cao nhất hay sao. Chính là hai vị đó. Phật tử nghe vậy kéo vào, lúc đó ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên suy nghĩ mình là những tỷ kheo, những đồ có được cho mình là từ lời kêu gọi của một tỷ kheo khác, cái này không hợp luật, nói với nhau như vậy, hai vị quyết định không nhận sự cúng dường đó. Thấy hai vị từ chối, tỷ kheo Kokālika rất là khó chịu: Nếu không nhận thì cho lại tôi chớ sao lại đi từ chối. Đó là chuyện bực thứ nhất của ngài Kokālika.

Chuyện bực thứ hai là vài tháng sau khi hai vị Mục Kiền Liên và Xá Lợi Phất có dịp trở lại nơi chốn này, Phật tử biết nên kéo nhau cúng dường rất nhiều, lần này các ngài lại nhận. Khổ một chỗ là lần này do hơi bất tiện về trú xứ nên sau khi hai vị nhận xong thì không giữ và đem cho các vị khác, trong đó lại không có phần của tỷ kheo Kokālika.

 

Chuuyện thứ ba là khi hai vị này đến chỗ Devadatta thuyết pháp, thuyết pháp xong thì 500 vị tỷ kheo trong hội chúng đều đắc Tu-đà-hoàn hết và bỏ về với Đức Phật không ở với Devadatta. Hội chúng của Devadatta từ mấy trăm vị giảm xuống còn mười mấy vị thôi, trong đó có Kokālika.

Ba điều đó cộng lại làm cho Kokālika ghét cay ghét đắng ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên. Từ đó Kokàlika đi tuyên truyền: Hai ông đó mà tu hành gì, ác dục, vờ vĩnh vậy thôi, không phải là thiểu dục tri túc gì đâu, lúc thì mình tưởng tu hành thanh đạm không nhận cúng dường của cư sĩ, thật ra họ lựa lúc nào tốt thì lấy, còn đồ không vừa ý thì không nhận, nặng về hưởng thụ chớ không tu hành trong sạch như mọi người nghĩ.

Ở đây có chuyện hơi tâm linh một chút, bà con tin được thì tốt, không tin thì … thôi, coi như gió thổi qua tai. Trong Chú giải Pháp Cú nói rằng mình niệm Phật được vô lượng công đức là bởi vì khi niệm Phật nói riêng và niệm Tam bảo nói chung mình tưởng đến đức lành của hiền thánh ba đời. Khi niệm Phật thì mình suy xét Thế Tôn là gì, Chánh Đẳng Giác là gì … (xem thêm Thanh Tịnh Đạo). Người giỏi Phật pháp có nhiều cách để suy tưởng về Đức Phật. Đừng niệm Phật với ý cầu thoát nạn mà niệm Phật để quán xét ý nghĩa thì rất nên. Nếu niệm Phật mà đem lại công đức lớn thì có lòng bất mãn với hiền thánh nghiệp cũng rất nặng, cũng giống như khi thấy người ta làm phước mà tùy hỉ thì công đức rất lớn mà nếu lòng bực bội khó chịu thì quả rất nặng. Lòng vui theo thì công đức lớn, còn khó chịu thì tội cũng nặng

Vì vậy khi Kokālika nghĩ về hai vị Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên với tâm bất thiện, nghiệp rất nặng. Nhưng do Phật lực (chư Phật có điểm đặc biệt, là trong tầm nhìn của Ngài không có gì có thể xảy ra, tai nạn không xảy ra trong ánh mắt của Ngài) nên khi ông Kokālika vào thưa với Đức Phật: Bạch Thế Tôn người ta nói hai vị đó tu hành tốt chớ con không tin, hai vị đó thích hưởng thụ, ác dục. Đức Phật nói: Không nên nói vậy, hai vị đó không phải như ngươi nghĩ đâu. Được nhắc ba lần nhưng ông Kokālika vẫn không từ bỏ ác cảm đối với hai vị thượng thủ, khi ông đi khỏi tầm mắt của Đức Phật, ông bị nổi chứng bệnh rất lạ, người nông thôn VN gọi là bệnh căn bệnh nghiệp, loại bệnh này không chữa bằng thấy thuốc thông thường được. Tôi nhớ ngày xưa ông ngoại tôi có dạy rằng có những trường hợp, có những ngày kỵ mình không có châm cứu được, phải tính ngày, tính tuổi của người bịnh, tôi còn nhớ cái bài “nhứt sám hối bổn thân”, ngày đó muốn châm cứu được bịnh nhân phải biết thắp nhang sắm bình bông, cúng người khuất mày khuất mặt mới châm cứu được, “nhì tà thần ly gián” là có ngày những người khuất mặt phá người bịnh. Đó là đông y, không liên quan gì đến PG, nhưng tôi muốn nói có những cái bịnh do sinh hoạt không hợp lý, trời nắng gió mưa sương mình ra ngoài là bịnh, hoặc sinh hoạt thất điều như làm gì đó quá nặng hoặc ăn rồi nằm hoài bụng to, hoặc ăn không chừng mực, nhưng có trường hợp bịnh do nghiệp cũ nghiệp xưa gọi là bịnh căn. Ông Kokālika do mang tâm thù hận nên bị nghiệp bịnh đó. Ông cũng có phước đặc biệt là có những vị Phạm Thiên xuống nhắc nhở cho. Theo trong kinh nói thật ra ông theo Devadatta nhưng lại là đệ tử thọ giới của trưởng lão Tudu (có nơi ghi là Turu), vị này chứng Tam quả sau đó từ trần sanh về Phạm cung. Chính vì tình thầy trò nên vị này mới xuất hiện để nhắc nhở Kokālika và lúc đó Đức Phật còn tại thế nên chư thiên lên xuống bình thường. Và chuyện thứ ba phải lưu ý là trong Chú giải ghi rõ, khi ông Kokālika đi vào hầu Phật và thưa điều bất mãn đối với hai vị tôn túc, Đức Phật khuyên ông nên bỏ suy nghĩ ác cảm đó đi, vì đối với bậc hiền thánh, niệm tưởng họ bằng tín tâm thì công đức vô lượng còn nghĩ nhớ đến họ bằng lòng bất mãn thì tội khổ cũng vô lượng. Nhắc ba lần không nghe nên người ông mọc ra những cái mụt. Lúc đó có những vị Thiện thần hộ pháp, Địa cư thiên, nghe được chuyện, truyền miệng nhau là Kokālika đang bị bệnh như vậy do nghiệp xấu, tiếng đồn lên cõi Thiên Vương, Đao Lợi và các cõi rất xa. Trong kinh cho mình biết có những trường hợp xảy ra ở địa cầu này và chư thiên truyền miệng nhau, chúng ta không có thiên nhĩ thông và nghe được chuyện nên không ngờ rằng họ rất thường xuyên để ý những sinh hoạt của loài người và họ có những trao đổi, những dư luận những phê phán, bình phẩm, thị phi về đời sống của loài người. Vì vậy các vị xuống nhắc ông đừng nuôi tư tưởng đó. Lúc đó hai vị tôn túc Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất còn sống nên có tác động đến việc lui tới của các vị Phạm Thiên. Còn ngày hôm nay ai có ác cảm với ngài Xá Lợi Phất thì cũng không ai xuống làm gì, vì phước của mình yếu quá và nếu họ có xuống mình cũng không biết. Thành công lớn nhất của Bà-la-môn giáo là họ viết cuốn Kinh Duy Ma (Vimalakirti), trong đó họ nguyền rủa ngài Xá Lợi Phất không còn cái gì hết. Họ thành công là quyển kinh này lọt vào PG Bắc Truyền để rồi đến hôm nay tất cả đệ tử Bắc Truyền khắp thế giới từ Tàu, Nhật, Mông Cổ, Tây Tạng, VN chửi ngài Xá Lợi Phất không còn manh giáp nào hết. Đánh giá ngài là độn căn hạ trí, tiêu nha bại chủng v.v…. Kinh Duy Ma ra đời vào thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và Pháp Hoa ra đời vào thứ 7 sau Tây Lịch, các nhà viết sử nói sự ra đời của kinh Pháp Hoa là một sự hòa giải. Trong Duy Ma hình tượng ngài Xá Lợi Phất bị bôi vấy một cách phũ phàng, xem ngài ngu dốt trẻ con tầm thường không ra gì hết, nhưng trong Pháp Hoa, bảy thế kỷ sau, viết lại kinh khác, trong đó ghi lại sau này ngài Xá Lợi Phất được thọ ký thành Phật, Devadatta cũng thành Phật. Hôm nay nếu bà con nghi ngờ tôi cho rằng tôi có ác cảm với Bắc Tông và nói có hơi bài xích thì tôi xin giới thiệu các vị một địa chỉ để vào xem, đó là cuốn Sen Nở Trời Phương Ngoại của sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh.

Một loạt các bài kinh liên tục tôi gom hết giảng chung một bài nói về ông Kokālika, trong đây có một câu rất quan trọng: Một loạt các bài kinh liên tục tôi gom hết giảng chung một bài nói về ông Kokālika, trong đây có một câu rất quan trọng: Mỗi người sinh ra với một cái búa trong miệng. Lưỡi của mình chính là lưỡi búa. Lưỡi búa đó có chặt đứt cuộc đời mình hay không là do mình sử dụng lưỡi búa thôi. Có những phát biểu đem lại lợi ích, có những phát biểu chỉ làm hại mình như cái búa, khéo dùng thì được việc, còn không khéo dùng thì chỉ có hại cho mình. Dùng lưỡi nói điều bất thiện giống như lấy búa chặt chân mình. Bên Tàu có câu, khi thấy mình làm gì bậy, người ta khuyên: Đừng tự lấy đá đập chân mình. Có vị Phạm thiên Tudu thầy cũ của Kokālika biết ông bị bịnh sau chết sanh về địa ngục.

“11) Rồi Tỷ-kheo Kokàlika do bệnh này bị mệnh chung. Bị mệnh chung, Tỷ-kheo Kokàlika sanh trong địa ngục Sen hồng..”

Ở đây có điểm tranh cãi giữa các vị viết Chú giải, có vị nói rằng có địa ngục tên là Paduma: Sen Hồng, có vị nói rằng chữ Sen Hồng ở đây là tên một con số. Theo vị này là ông Kokālika vẫn sanh vào A-Tỳ nhưng trong một thời gian dài có số năm được gọi là Paduma. Giống như tiếng Việt, chữ “ba” có nhiều nghĩa: cha, tên số, sóng (thu ba, phong ba), chữ “năm” cũng vậy có nhiều nghĩa: con số, đơn vị thời gian 12 tháng, 365 ngày. Paduma có nghĩa tên của loài hoa sen hồng, và cũng là tên con số mà vị tỷ kheo Kokālika trải qua ở ngục A Tỳ. Ấn Độ có nhiều loại sen, có loại sen bên Bắc Tông đem về trồng đặt tên là Sen Di Đà, hoa không to, chỉ bằng một nửa sen thông thường nhưng 40 cánh, có sen xanh (thanh liên), sen trắng, sen hồng. Vậy là xong những bài kinh liên hệ với ông Kokàlika.

SANAMKUMĀRA – THƯỜNG ĐỒNG TỬ (Sanaṅkumārasutta), DEVADATTA (Devadattasutta)

Vị Phạm Thiên này kiếp trước đắc thiền từ lúc còn là thiếu niên sau đó mất sớm sanh về cõi Phạm thiên và có hình dáng của một cậu bé nên được các Phạm Thiên khác gọi là Sanamkumāra, nghĩa là “cậu bé tóc đào”. Vì lòng kính Phật nên vị này xuống đọc bài kệ tán thán Đức Phật. Nói theo quan điểm xã hội Ấn Độ thời này, trong các dòng dõi, vua là số một, nhưng theo tinh thần Phật pháp, khắp cả thế gian này số một là chỉ cho vị Chánh Đẳng Giác.

Một loạt các bài kinh liên hệ với Kokālika tôi không giảng hết thì quí vị tự đọc hiểu nhen. Không phải tôi cố ý bỏ sót mà vì xét thấy: 1. Nội dung trong chánh kinh không có gì giải thích thêm. 2. Trong Chú giải không nói gì hết, chỉ giải thích địa danh. Chẳng hạn trong đây có câu “khi xảy ra chuyện Devadatta và Kokālika thì Phạm Thiên Sahampati có xuống hầu Đức Phật và đọc bài kệ: Cây chuối có buồng thì sắp chết, cây lau có bông thì sắp chết, con ngựa có mang thì không chạy nhanh được nữa, con người bất thiện khi có chút danh lợi thì đời họ tàn. Tôi có nói và viết về điều này, tôi gọi là ‘tử khí’, một trái cây bắt đầu thơm thì đó mùi tử khí báo cho nó biết sắp rụng về đất, nội dung bài viết dựa vào bài kệ này. Khổng Tử có nói đời người có 3 cái bất hạnh:

1- Tuổi trẻ thành công sớm, nghĩa là chưa kịp có kinh nghiệm đời thì do may mắn được cái này cái kia, không còn mở lòng ra để học hỏi nữa.

2- Tuổi trung niên mất vợ. Trung niên mất vợ thì coi chừng về già không có con, còn nếu đã có con rồi thì ai nuôi dạy con, không lẽ bỏ cả đời ra nuôi dạy con.

3- Tuổi già không con cháu.

Ý thứ nhất cũng gần giống như trong Phật pháp, khi có chút danh chút lợi thì 99% con người không mở lòng ra học hỏi nữa. Trang Tử cũng nói: Chỗ thấp nhất trên mặt đất và mênh mông nhất trên trái đất là biển, vì biển thấp nhất nên biển đón nhận hết nước mọi nơi đổ về, con người biết mở lòng mình ra biết sống khiêm tốn thì cơ hội học hỏi điều hay thiên hạ nhiều hơn là trở thành cái gò, ngọn đồi, cao không bằng ai mà chỉ vừa đủ để không chứa được nước.

ANDHAKAVINDA (Andhakavindasutta)

Đọc trong đây thấy Phạm thiên Sahampati thường xuyên lui tới hầu Phật. Bài kinh Andhakavinda theo tôi thì cũng không có gì nhắc nhở ở đây hết, mặc dù Chú giải dài nhưng toàn những gì quí vị đã biết. Phạm Thiên nói điều mình tâm đắc.

Hãy ở chỗ núi non,

Xa vắng các xóm làng,

Hãy sống đời giải thoát,

Từ bỏ các kiết sử !

Nếu tại đấy không đạt

Ðiều Ông ưa, Ông thích,

Hãy sống giữa chúng Tăng,

Hộ trì, giữ chánh niệm,

Và bộ hành khất thực, Vị Sahampati nói lại kinh nghiệm tu học của mình ngày xưa, tu có hai lựa chọn: Lựa chọn thứ nhất mà ông cho là tốt nhất đó là nên tìm đến sống chỗ thanh vắng viễn ly để độc cư thiền định. Nếu trường hợp như mình không thích hợp với đời sống viễn ly độc cư thì trở về sống chung với chư tăng miễn là sống ở đâu đi nữa cũng phải là tu tập.

Nếu tôi có thể, tôi đề nghị bài kệ này của Phạm Thiên Sahampati đáng để vào trong mục công phu mỗi ngày, vì có nội dung tương đối bao quát và mang tính định hướng. Nó mở ra cho mình một gợi ý rất lớn là mình phải làm những gì. Trước hết là khuyên mình hãy ở chỗ thanh vắng một mình để tu tập, tuy nhiên nếu ở chỗ đó không được thì trở về sống chung với đại chúng, nhờ vào sự gia trì sự tiếp sức của đại chúng thì chúng ta sẽ được tốt hơn. Đây cũng là lý do vì sao mà người ta có các thiền viện. Khi mình đến học với thiền sư, mình trình pháp, vài tháng mình trở về tu một mình được rồi, vì sao năm nào cũng chạy qua thiền viện? Là bởi vì có những người họ biết hết đường đi lối về tu tập như thế nào, nhưng ở nhà một mình họ thấy khó, ít nhất là về mặt tâm lý, không tập trung. Một vài người quen của tôi đi Miến Điện, Thái Lan về kể, ở nhà mình phòng sang trọng sạch sẽ, muốn ăn uống gì thì bước ra nhà bếp, trong khi bên kia thì nóng nực, ăn uống hạn chế, thiếu vệ sinh, nhưng chỉ cần biết rõ mình đang ngồi trong thiền đường với thầy với bạn thì tự nhiên an tâm, khỏe lạ lùng. Vì vậy, có những người hợp với ở một mình nhưng có những người cần sự gia trì tiếp sức chung quanh của thầy của bạn.

ARUNAVATI (Aruṇavatīsutta)

Chúng ta biết rằng trong quá khứ có vô số chư Phật đã ra đời và đã viên tịch, trong tương lai cũng có vô số chư Phật sẽ ra đời và sẽ viên tịch. Hiện tại thì ngay trong trái đất này có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, dầu Ngài đã niết-bàn rồi nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn đó. Ở đây có chuyện hơi tế nhị thế này, cách đây không lâu có một Phật tử nhắn tin cho tôi nói rằng: Sư Trưởng muốn biết là ngay bây giờ trong trái đất này không có Đức Phật nào hết, chỉ có xá lợi và Tam Tạng thôi, và chung quanh mình cũng vậy, mười ngàn thế giới thì không có, còn bên ngoài có hay không? Tôi gọi là chuyện tế nhị vì chuyện đó Sư không hỏi tôi. Vì đang giảng bài kinh này tôi cho là có điểm liên quan nên cũng sẵn mượn đây tôi nói luôn. Bên kinh điển Pāḷi Nam Tông có điểm rất là độc đáo, đó là có những điều không được nói rõ cụ thể nhưng lấy nội dung tổng quát của toàn bộ Tam Tạng nói chung thì ta có ngay một câu trả lời. Quí vị hỏi tôi bên ngoài trái đất này có Phật hay không, tôi biết câu trả lời sẽ gặp nhiều sự chống đối, nhưng tôi vẫn không thể giấu được. Tôi tin chắc 1000% là bên ngoài phạm vi một ngàn tỷ vũ trụ.

‘Kotisatasahassa’: ‘một ngàn tỷ’. ‘Koti’: ‘mười triệu’, ‘satasahassa’: ‘một trăm ngàn’. Tổng cộng lại chúng ta có 12 con số zero, tức là một ngàn tỷ. Theo trong kinh, đây là một phạm vi hoạt động của một vị Chánh Đẳng Giác.

Chữ “thế giới” (loka) ở đây có hai nghĩa:

1/ Ám chỉ thế giới loài người hoặc 31 cõi (chính xác là chỉ có 27 cõi).

2/ Một trong ba hệ thế giới: tiểu thiên, trung thiên  đại thiên

-Tiểu thiên: gồm 1000 mặt trời, trăng, mỗi thứ đều là 1000. Ví dụ 1000 cõi Bắc Cu Lô Châu, 1000 cõi Đao Lợi, 1000 cõi Đâu Suất…

– 2000 tiểu thiên là một trung thiên thế giới.

– 3000 trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới.

Có vô số cái gọi là đại thiên thế giới như vậy. Đây là kiến thức Phật học, đoạn này là chánh tạng chứ không phải Chú giải. Điều đặc biệt là Đức Phật không bao giờ nói điều gì mâu thuẫn với khoa học, trong khi Chú giải thì thỉnh thoảng có. Khi nói về vũ trụ quan, cách nói của Ngài không đi ngược lại khoa học.

 

Bài kinh Arunavāti nói về một vị Phật quá khứ. Nhân nói về vị Phật quá khứ này tôi nói luôn về vũ trụ quan và sự ra đời của chư Phật. Quá khứ thì có vô số, không ai bàn, tương lai cũng vô số không ai bàn, còn hiện tại thì trong kinh cũng không nói rõ nhưng tôi căn cứ vào những gì đọc trong kinh, trong Chú giải và cả chánh tạng. Các vị có thể không có suy nghĩ giống như tôi nhưng có thể đi tìm hiểu nơi các vị tôn túc đáng tin cậy khác như là ngài Hộ Pháp, ngài Tịnh Giác.

Đức Phật kể lại câu chuyện xưa, trong kinh không nói duyên sự tại sao Đức Phật giảng kinh này. Trong trái đất này có năm vị Phật, vị đầu tiên là Cù Lưu Tôn (Kakusandha), vị thứ hai là Câu Na Hàm Mâu Ni (Koṇāgamana), vị Phật thứ ba là Phật Ca Diếp (Kassapa), vị Phật thứ tư là Cồ Đàm (Gotama), vị thứ năm là Metteyya sẽ thành Phật Di Lặc sau này. Trước khi trái đất này hình thành thì có một trái đất khác có Phật và có những trái đất không có Phật, tiếc là mình ở xa quá mình không nói chuyện với nhau bằng hình ảnh được nếu không thì các vị sẽ không thắc mắc chỗ này. Tôi chỉ nói hy vọng mong manh là các vị hiểu thôi, nghĩa là có vô số các thái dương hệ, tôi đặt tên A, B, C, D, F. Thái dương hệ A, tồn tại được một thời gian rồi mất, trong thời gian mất thì để lại một khoảng trống, tại khoảng trống đó một thời gian sau lại xuất hiện cái khác. Còn những thái dương hệ khác không nhằm lúc hoại thì vẫn tồn tại, và khi nào mất rồi thì để lại khoảng trống, về sau xuất hiện cái khác trong khoảng trống đó. Trái đất này cũng vậy, trước khi trái đất này hình thành thì cũng có những trái đất khác, tạm gọi là cũng ở vị trí trái đất này bây giờ, trong đó có một trái đất có vị Phật tên là Sikhī. Vị này có hai vị đệ tử Thượng thủ Thanh văn: Abhibhu, Đệ nhất trí tuệ như ngài Xá Lợi Phất và vị thứ hai là Sambhava đệ nhất thần thông như ngài Mục Kiền Liên. Bài kinh này là nói đến vị Đệ nhất trí tuệ Abhibhū. Ngài Abhibhu đi theo Bậc đạo sư của mình lên cõi Phạm Thiên và vâng lời thuyết pháp cho Phạm Thiên nghe. Sau khi ngài Abhibhu thuyết pháp cho Phạm Thiên xong, ngài xin phép Đức Phật Sikhī cho ngài dùng thần thông để nói câu kệ cho một ngàn thế giới đều nghe được hết. Một ngàn thế giới gồm một ngàn mặt trăng, một ngàn mặt trời nghe được hết. Trong Chú giải đặt câu hỏi: Làm thế nào để một ngàn thế giới nghe được bài kệ của mình? Trước hết ngài nhập thiền bằng đề mục màu xanh để khiến mọi nơi trở nên tối mịt rất nhanh trong giây lát, rồi ngay sau đó, nhập định bằng đề mục màu trắng để tạo ra ánh sáng. Từ sự sáng tối bất thường này đã tạo ra sự chú ý của muôn loài và ngay lúc đó vị trưởng lão mới nói bài kệ như ta thấy trong chánh kinh. Bài kệ này cũng là một trong những bài kệ tôi thuộc lòng, bài kệ rất đẹp:

Hãy đứng dậy, lên đường,

Hãy dấn thân Phật giáo.

Hãy đánh bại Ma quân,

Như voi phá chòi lá.

Ai trong pháp luật này,

An trú không phóng dật,

Ðoạn tận vòng sống chết,

Sẽ chấm dứt khổ đau.

Với câu hỏi của Sư trưởng, Sư trưởng muốn các vị cho sư trưởng một bằng chứng nào nguồn tài liệu nào xác nhận hay phủ nhận chuyện ra đời của một vị Phật khác vào ngay bây giờ ở một vũ trụ khác. Tôi căn cứ vào những bài kinh mà tôi được biết vì trong kinh không có chỗ nào nói rõ, lý do không nói rõ là sẽ gây hoang mang, bởi vì ngay giáo pháp của Đức Phật trước mặt mình mà mình không chịu tu và lo nghĩ đến cảnh giới khác làm chi. Trong kinh nói rõ rằng: dù chư Phật quá khứ hiện tại vị lai có ra đời ở đâu, vào lúc nào thì nội dung giáo lý vẫn giống y hệt nhau. Nghĩa là cũng 37 pháp trợ Bồ đề nhưng tùy cơ duyên của chúng sanh trước mặt mà mỗi một người được hướng dẫn theo cách nào. Giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước mặt, mình không tu mà đi tìm cõi này cõi nọ làm chi. Trong thời gian hoằng pháp các vị đã gieo duyên với mình, và rất nhiều chúng sanh ở đây, biết rõ mình muốn cái gì và các vị Bồ tát ở những nơi chốn xa xôi khác chỉ gieo duyên với người của họ, theo tôi nghĩ như vậy. Trong kinh có nói trường hợp có những vị có duyên đắc với Thanh văn thì Đức Phật không ra sức; Ngài biết trường hợp người nào đắc quả dưới sự hướng dẫn của Ngài thì Ngài giúp, còn biết ai gặp Ngài mà không được gì thì Ngài để các vị đệ tử thực hiện việc tiếp độ. Ở đây Sư Trưởng muốn có bằng chứng, tôi trả lời một câu rất gọn: Khi nói “có vô lượng thế giới” là đủ rồi. Còn khi mình trả lời ‘không’ nghĩa là mình đã chấp nhận thế giới này có giới hạn. Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là hai gạch đầu dòng dưới đây:

– Phạm vi hoạt động của một vị Phật chỉ có 1000 tỷ vũ trụ.

– Xin nhớ rằng có vô lượng thế giới.

Bên Bắc Tông sở dĩ họ đi xa đi sâu bởi vì có những vị tổ sư thấy những chỗ bỏ ngõ trong chánh kinh, họ nghĩ thêu dệt thì có lợi chớ không có hại, còn Nam Tông thì bỏ ngõ không nói tới.

BÁT NIẾT BÀN (Parinibbānasutta)

Bài kinh Parinibbhāna không có gì phải chú thích. Bài kinh này chỉ kể lại vắn tắt giây phút cuối cùng mà Đức Phật niết-bàn thôi. Bà con nhìn vào chánh kinh chánh kinh bản tiếng Việt đoạn sau đây:

“3)…Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

4) Ra Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Ngài vào Vô sở hữu xứ. Ra Vô sở hữu xứ, Ngài vào Thức vô biên xứ. Ra Thức vô biên xứ, Ngài vào Không vô biên xứ. Ra Không vô biên xứ, Ngài vào Thiền thứ tư. ….”

Trên đây là bản dịch của ngài Minh Châu nhưng trong bản Pāḷi thì không phải như vậy. Bản Pāḷi như sau:

“Sau khi xuất khỏi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ Ngài nhập thiền Diệt thọ tưởng định (saññāvedayitanirodha samāpatti).

(Đầu đoạn thứ tư trong bản Pāḷi): Xuất khỏi thiền Diệt Ngài nhập trở lại Phi Tưởng Phi Phi Tưởng sau đó xuất khỏi rồi nhập Vô sở Hữu Xứ”

Trong bản tiếng Việt đã bỏ đi phần thiền Diệt. Trong bản chánh kinh chỉ kể Ngài vô Sơ thiền, ra Sơ thiền, lên Nhị thiền, lên rồi đi xuống hai đợt. Nhưng trong Chú giải cho biết không phải hai đợt mà là hai mươi bốn ngàn tỷ lần (catuvīsatikoṭisatasahassa). Nghĩa là nhập xuất Sơ thiền chừng ấy lần, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng chừng ấy lần. Nói chung là mỗi loại định được nhập xuất hai mươi bốn ngàn tỷ lần rồi lần cuối cùng sau khi xuất khỏi Tứ thiền Sắc giới Ngài lập tức viên tịch.

Dù cho chư Phật hay một chúng sanh bé mọn như con ong cái kiến (‘Kunthakipillika’: là những loài nhỏ xíu bé mọn tầm thường vô danh nhất) cũng đều kết thúc đời sống bằng khổ đế vô ký. Ai cũng mạng chung bằng tâm quả giống nhau. Trước đó tục sinh bằng tâm nào thì cuối đời sẽ mệnh chung bằng tâm đó. Đầu đời nó có tên là tâm tái tục (Paṭisandhicitta), cuối đời nó có tên là tâm mệnh chung (Cuticitta). Tâm này do tiền nghiệp quá khứ mà có, vì là tâm quả nên không thiện cũng không ác, gọi là vô ký (Abyākata).

Ở bài kinh này có những điểm lưu ý:

– Số lần Đức Phật nhập và xuất thiền nhiều lắm mà trong chánh kinh kể rất ít. Ngày xưa lúc còn sinh thời, ngài Tịnh Sự dịch là hai triệu bốn ức.

– Hôm nay ta có internet, có ngài Hộ Pháp, ngài Tịnh Giác, đây là những địa chỉ có thể hỏi, nếu bà con nào ở Miến Điện thì quá khỏe. Trong thời gian coi kinh sách có điểm nào kỳ kỳ thì ghi trong sổ tay, ghi thì phải có xuất xứ đàng hoàng. Người Việt mình ăn chơi thì kỹ chớ mấy vụ này thì ẩu lắm, nhất là Phật tử, không mặn mà trong chuyện nghiên cứu. Phật tử VN tốt bụng nhất thế giới, không cần tìm hiểu Phật pháp mà vẫn một lòng thương kính tăng ni, mấy xứ khác thì chỉ thương kính tăng ni khi nào người ta giỏi Phật pháp. Vì vậy Phật tử VN mình Phật pháp dốt đặc nhưng hào sảng tốt bụng vô cùng, sẵn sàng quì lạy dưới chân tăng ni và sẵn sàng nuôi những người mình hoàn toàn không biết gì hết. Xong bài kinh, xin gặp lại nhau ngày thứ Ba.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app