Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Tham Luyến

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Tham Luyến

MAHĀLI

Kỳ trước chúng ta học xong bài kinh Vô Ngã (Năm Vị). Đức Phật đã giải thích khía cạnh vô ngã của năm uẩn. Các pháp vận hành do duyên chớ không phải do sự can thiệp của mình. Mọi thứ là lắp ráp, không có gì thuần khối, đơn thuần, cá biệt. Kinh Năm Vị nói về khía cạnh vô ngã của các pháp. Hai kinh tiếp theo là kinh Mahālisutta và Ādittasutta nói về khía cạnh Khổ của Năm Uẩn.

Mahāli là một hoàng thân của dòng dõi Licchavī như Lê, Trịnh, Trần, Nguyễn ở VN. ‘Ni’ (không có)+ ‘chavī’ (da người): Licchavī: người không có da. Thuở xưa, ông tổ của dòng Licchavī này sinh ra chỉ là một túi da (đẻ bọc điều), bên trong là đứa bé da rất mỏng nên được gọi là Licchavī. Về sau này đứa bé trở thành người bắt đầu một một dòng họ hiển hách, và dòng dõi đó gọi là dòng dõi Licchavī. Đây là dòng dõi rất nổi tiếng ở Ấn Độ thời đó. Xem kinh Pāḷi mà không biết chữ này thì chuyện đó xem như chưa từng có. Dòng dõi này hiển hách về võ nghiệp và văn hóa. Đức Phật từng cho biết rằng trang phục của hoàng gia Licchavī giống hệt chư thiên cõi Đao Lợi. Xem thêm trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ.

Mahāli là người trong hoàng tộc Licchavī đến hỏi đạo Đức Phật. Ông kể rằng Pūraṇa Kassapa là một trong lục đại tôn sư, tức giáo chủ của một trong sáu giáo phái lừng danh nhất Ấn Độ thời Đức Phật. Ông này chủ trương mọi thứ đều là ngẫu nhiên. Mahāli hỏi Đức Phật có phải như vậy hay không. Đức Phật xác nhận rằng mọi sự ở đời không phải ngẫu nhiên, cái gì cũng phải do nhân duyên mà có. Như sở dĩ chúng sinh có sự ô nhiễm bởi phiền não là do phàm phu chấp trước khía cạnh ngọt ngào của cuộc đời. Trong năm uẩn có thọ khổ, ưu, nhưng cũng có thọ lạc, hỷ. Đời sống là sự cộng hưởng của những thứ tương đối: sáng và tối, đẹp và xấu, cứng mềm, nóng lạnh, cao thấp, dài ngắn, đen trắng v.v…, nói chung là hai khía cạnh tiêu cực và tích cực. Phàm phu nhằm vào khía cạnh tích cực để đam mê, theo đuổi và trốn chạy, từ chối khước từ khía cạnh tiêu cực. Đó chính là diện mạo và bản chất cốt lõi của thế giới. Từ thái độ theo đuổi và trốn chạy đó mới nảy sinh phiền não. Vì có cái thích mới có cái ghét, vì có cái ghét nên mới có cái thích. Nếu chỉ có những gì là tiêu cực (ekantadukkha) thì không có cái để đam mê. (‘ekanta’: only), nếu có một mặt thì không nảy sanh chuyện. Cái này là điểm tựa để có cái kia, cái kia là điểm tựa để có cái này. Đây là một cơ hội bằng vàng để chúng ta có dịp ngồi ngẫm nghĩ và thấm thía cái gọi là bản chất của đời sống. Tại sao mình đói, tại sao mình ăn ngon, tại sao có lúc đắp mền thấy khó chịu, có lúc đắp mền thấy hạnh phúc. Kinh này nhấn mạnh khía cạnh đau khổ của đời sống, tuy có hai mặt nhưng chung quy là sự đắp đổi mà sự đắp đổi là sự đáng chán.

LỬA CHÁY (Ādittasutta)

Kinh Ādittasutta cũng nói về khổ qua 11 thứ lửa luôn đốt cháy thế giới này là lửa tam độc và bát khổ (già, đau, chết, sầu, bi, khổ, ưu não).

‘Ekadasaggi’: 11 thứ lửa

Cái gọi là chúng sinh và thế giới này chỉ gồm hai thứ nhân và quả. Nhân ở đây là thiện và bất thiện. Bất thiện là các phiền não gây khổ lúc xuất hiện và tạo quả cay đắng sau này. Nhân thiện thì cho quả vui nhưng nhân thiện và quả thiện cũng đều vô thường. Dù thiện hay ác nói chung đều khổ (gián tiếp hay trực tiếp) mà thôi. Quả ở đây là quả vui hay khổ, từ thiện hay ác. Quả khổ là cay đắng đã đành, quả vui cũng là khổ vì chúng sẽ là nỗi đau khi mất đi.

NGÔN LỘ (Niruttipathasutta)

Chúng sinh trong đời giao tiếp nhau bằng 3 thứ ngôn ngữ, khái niệm và những mặc định, ước lệ (designation, concept). Không có mấy thứ này thì không thể hiểu nhau, liên lạc nhau. Tất cả những phương tiện liên lạc đó đều nhắm đến hai vấn đề: thời điểm và sự kiện. Ví dụ ra đường thấy những tấm bảng tốc độ, thấy đèn xanh đèn đỏ, đó là một thứ ngôn ngữ mặc định. Tiếng Anh, chữ ‘hell’ có nghĩa là ‘địa ngục’, ‘bar’ là ‘quán rượu’, nhưng trong tiếng Đức ‘hell’ là ‘bright’ (sáng chói, rực rỡ), “mit bar bezahlen” là trả bằng cash. Ngôn ngữ chỉ là quy định, ước lệ trong xã hội. Toàn bộ những qui định, ước lệ đó chỉ có hai nội dung: thời điểm và sự kiện. Bất cứ chuyện gì ở đời cũng nằm trong ba thời điểm: quá khứ, hiện tại, vị lai. Chuyện gì cũng nằm trong hai sự kiện: sinh và diệt.

Khoa học, vật lý, toán, khảo cổ, lịch sử…v.v, bất cứ lĩnh vực nào nhân loại đề cập đến đều không nằm ngoài thời điểm và sự kiện. Vì vậy người Mỹ nói toàn bộ thế giới đều nằm trong chữ này WH (when, what, who, where), và trong ngành báo chí cũng vậy một bài báo luôn là: chuyện gì, ở đâu, ai, lúc nào. Nhưng Đức Phật chỉ gom lại có hai: . Vì vậy người Mỹ nói toàn bộ thế giới đều nằm trong chữ này WH (when, what, who, where), và trong ngành báo chí cũng vậy một bài báo luôn là: chuyện gì, ở đâu, ai, lúc nào. Nhưng Đức Phật chỉ gom lại có hai: chuyện gì và và lúc nào.

Với sự phân tích rốt ráo như vậy thì đến cả những tay tà kiến lì lợm ngoan cố nhất cũng không thể nói ngược lại. Họ là ai? Họ là những vô nhân giả, vô tác giả, vô hữu luận giả. Với sự phân tích rốt ráo như vậy thì đến cả những tay tà kiến lì lợm ngoan cố nhất cũng không thể nói ngược lại. Họ là ai? Họ là những vô nhân giả, vô tác giả, vô hữu luận giả. Vô nhân giả (ahetukavādi) chủ trương cái gì cũng do ngẫu nhiên mà có. ) chủ trương cái gì cũng do ngẫu nhiên mà có. Vô tác giả (akiriyavādi) chủ trương thiện ác giống nhau, làm gì cũng không để lại quả báo. ) chủ trương thiện ác giống nhau, làm gì cũng không để lại quả báo. Vô hữu luận giả (natthikavādi) cho rằng cái gì mình không chứng minh được đều là không có như nghiệp lý, các cảnh giới, các hàng vô hình, sự chứng ngộ giải thoát của ai đó. Đây là những quan điểm của Ấn Độ thời đó nhưng thật ra thời này vẫn có.

Nội dung bài kinh là chúng sinh ở đời hiểu được, liên thông, giao tiếp với nhau được nhờ ngôn ngữ, khái niệm, mặc định ước lệ. Những thứ này chỉ nhắm đến hai nội dung: thời điểm (quá khứ, hiện tại, hoặc vị lai) và sự kiện (sanh và diệt).

Có câu chuyện tôi đã kể hơn một lần. Một ông vua sắp chết nhưng muốn đọc hết sách trong thiên hạ. Các học giả gom hết sách lại thì vua đọc không nổi. Sau nhiều lần họ gom lại thành một cuốn nhỏ vua cũng không đọc nổi, cuối cùng các học giả gom lại thành một tờ giấy với câu một câu: “Con người sinh ra để rồi chết đi”. Toàn bộ lịch sử văn hóa, tôn giáo xã hội đều nằm trong câu đó. Còn một câu chuyện khác nữa. Vào ngày sinh nhật của vua Salonmon, có anh nông dân tặng vua một chiếc vòng với lời dặn dò: Khi buồn thì đọc dòng chữ trong chiếc vòng, còn khi vui thì không được đọc. Một bữa nọ vua gặp chuyện buồn bực, liền đem vòng ra xem, trong đó ghi câu: “Chuyện gì rồi cũng qua”. Vua hiểu vì sao anh nông dân dặn khi vui không được đọc. Thế giới này cũng vậy, nằm gọn trong câu đó: sanh diệt.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app