Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 10: Tương Ưng Dạ Xoa

PUNABBASU (Punabbasusutta)

Bài kinh Punabbasu này tôi chỉ nhắc lại thôi, Punabbasu là tên của một nữ Dạ-xoa. Dạ-xoa là một trong bốn hội chúng (Dạ-xoa, Rồng, Cưu-Bàn-Trà, Kim-Xí-Điểu) chủ yếu ở cõi Tứ Thiên Vương. Tứ Thiên Vương là một cõi Dục Thiên hơi phức tạp vì có đủ thượng vàng hạ cám ở đó. Bốn hội chúng này hầu hết trong đó là những thành phần đọa xứ nhưng có phước, ví dụ Long Vương: loài Rồng cũng là bàng sanh nhưng có phước là có thần thông và có đời sống vật chất sung túc nhưng không có khả năng chứng quả. Hội chúng Càn-Thát-Bà gồm cả hai thành phần có thể chứng đạo và không thể chứng đạo, chỉ chứng đạo khi gặp vị Chánh Đẳng Giác, chớ còn không chỉ là một cõi sung sướng và ô hợp, không được như cõi Đao Lợi trở lên. Hội chúng của Dạ-xoa cũng có hai thành phần, chứng đạo được và không chứng đạo được, phước về vật chất cũng khác nhau, tuy không bị đau khổ như là loài ngạ quỷ nhưng trong số đó cũng có những Dạ-xoa phải ăn những bất tịnh thực như thịt sống, đồ dơ bẩn như ngạ quỷ. Dạ-xoa Punabbasu nằm trong số đó, tuy có khả năng chứng đạo nhưng hễ ngày nào chưa chứng đạo thì vẫn phải sống bằng bất tịnh thực. Có đọc mới thấy sợ, người đã tu hành ghê gớm lắm mới có khả năng chứng đạo nhưng do nghiệp cũ thì phải có đời sống bất tịnh. Trong thế giới loài người cũng vậy, có người xuất thân cơ cực, có người xuất thân cao quí. Có người thiếu thốn về vật chất nhưng có phước báu về tinh thần, có người có phước về vật chất nhưng thiếu thốn về tinh thần. Phước mình không được viên mãn thì sẽ bị khiếm khuyết nào đó trong đời sống, lát nữa chúng ta sẽ học về một vị tỷ kheo ni, bà Sukkā, bà này mang thân nữ nhưng có chiều dày công đức rất đáng nể, xuất gia liên tục bảy lần trong bảy đời Phật, gặp Phật nào bà cũng đi xuất gia, thuộc lòng Tam Tạng và vun trồng rất nhiều công đức, suốt bảy đời Phật mà vẫn tiếp tục mang thân nữ để chịu trọn vẹn trách nhiệm là vợ hay mẹ của mình và chịu cảnh khổ của người nữ. Trong Tăng Chi Bộ Đức Phật dạy người nữ dù nhiều phước báu đi nữa nhưng sống đời cư sĩ thì phải chịu những nỗi khổ mà người nam không có, Ngài vắn tắt thôi, ví dụ cũng mang thân người nhưng mỗi tháng phải chịu kinh nguyệt, khi lập gia đình thì phần lớn phải chịu xa người thân về sống với người lạ (đây là nói theo văn hóa thời đó), khi lập gia đình thì đàn ông vẫn phởn phơ thoải mái dù công việc đồng áng nhưng không chịu cảnh mang nặng đẻ đau như người nữ v.v…. Ngài vắn tắt nhưng mình thấy còn nhiều hơn nữa. Người nữ sức khỏe không bằng người nam, từ đó dẫn đến tâm lý dễ sống trong sợ hãi, đi đứng rất bất tiện, sợ bị tấn công. Trong tình cảm gia đình thì người nữ phải thường trực vật lộn đấu tranh với những sợ hãi ghen tuông vô cớ, luôn ở trong thế bị động. Tuổi già dễ tấn công phụ nữ hơn nam, dễ âu lo về nhan sắc, về sức khỏe, về hạnh phúc gia đình. Nam thì không, người nam khi yêu thì cũng sợ bị mất, cũng ghen tuông, nhưng không chi li như nữ. Người nam có tiền có sức khỏe thì 60 tuổi vẫn ok, còn người nữ có sức khỏe, có tiền, có nhan sắc nhưng ngoài 50 thì nỗi lo thường trực ngày một nhiều, khi chồng của mình vẫn còn khỏe đẹp vẫn còn khả năng thu hút nhiều hơn mình. Kể ra nghe bằng ngôn từ nhẹ nhàng thì thấy không dễ sợ nhưng đó là những nỗi đau kinh hoàng mà người nam không có. Thẩm mỹ viện được lập ra cho nữ nhiều hơn nam.

Nữ Dạ-xoa Punabbasu này có phước rất nhiều mới có thể đắc đạo được nhưng cũng do nghiệp quá khứ nên đời này phải mang thân nữ Dạ-xoa, có hai con, và sống bằng bất tịnh thực. Một ngày kia bà đưa hai con, một trai lớn một gái nhỏ, đi kiếm đồ dơ để ăn. Đi ngang hội chúng Đức Phật đang thuyết pháp, Punabbasu dừng lại nghe pháp, đứa con trai lớn khóc, bà dùng bài kệ chúng ta thấy trong chánh kinh để dỗ con và đứa con cũng đủ duyên giác ngộ nên trấn an bà mẹ: Con hứa con không khóc, mẹ yên tâm nghe pháp đi. Sau buổi giảng hai mẹ con đều chứng quả Dự Lưu, còn cô con gái nhỏ có duyên lành giải thoát nhưng ngay lúc đó thì tạm thời chưa hiểu gì hết. Trong lúc mình tu tập cầu đạo giải thoát mà vun xới duyên lành hay công đức còn một chút khiếm khuyết thì kiếp chót quả vị cũng còn chút khiếm khuyết. Vì vậy hôm nay có đi chùa, nghe pháp, cúng dường, bố thí phục vụ, làm gì đi nữa thì cũng nhớ chừng mong sao công đức ta đừng có chỗ khiếm khuyết. Muốn tránh khiếm khuyết thì hạn chế càng nhiều càng tốt những thói hư tật xấu. Làm phước cho nhiều nhưng tánh nữ nhỏ mọn, ghen tị, nóng giận, toan tính, so đo, hạnh họe bỏ không được thì công đức khiếm khuyết, công đức khiếm khuyết thì quả vị có khiếm khuyết, kiếp chót được gặp Phật thì vẫn còn gặp chút trục trặc.

SUDATTA (Sudattasutta)

Chúng ta còn nhớ nhân vật Nagadatta mình đã học kỳ trước? Devadatta là ‘trời cho’, ‘thiên bẩm’, ‘thiên phú’, Nagadatta tôi dịch là ‘Long Tứ’, nghĩa là quà tặng của Long Vương.

Cấp Cô Độc ở trong kinh này thật ra là ngoại hiệu của ông, cũng giống như Đông Tà Hoàng Dược Sư tên thật là Hoàng Cố, nhưng vì giỏi nho y lý số, (chữ nghĩa, nghề thuốc, dịch lý, toán số đều giỏi), vì nổi bật với nghề thuốc nên gọi là Hoàng Dược Sư) nói về tính cách thì trong ngũ bá ông là nhân vật khó mà xếp vào chánh hay tà; không ác như Tây Độc, không thiện như Vương Trùng Dương hay Đoàn Nam Đế, không hào sảng tiêu sái như Hồng Thất Công, không tồi tệ như Tây độc. Ông có ác nhưng là cái ác của chính nhân quân tử, nhưng ông cũng có những cái mà quân tử thứ thiệt cũng kỵ, ông quá khích khi trừng trị học trò nhưng cũng có cái đẹp khi xử đẹp với học trò, nửa nọ nửa kia vậy nên gọi là Đông Tà. Ông Cấp Cô Độc cũng vậy, tên mẹ đẻ là Sudatta, nghĩa là ‘món quà cao quí’. (‘Su’: ‘cao quí’). Món quà cao quí phải là món quà như ý, món quà làm vui lòng người nhận. Khi lớn lên ông được gọi là Anāthapindika.

‘Anātha’: người không nhà cửa, người không được ai giúp đỡ (homeless, helpless)

‘Pindika’: (feeder) người trợ cấp, nuôi dưỡng, cho ăn cho mặc đối với những kẻ cơ nhỡ khó khăn.

Anāthapindika, ông là người chuyên trợ cấp nuôi dưỡng những kẻ khó khăn cơ nhỡ, bên Tàu dịch là Cấp Cô Độc, đây là chữ dịch xưa (cung cấp cho người cơ nhỡ). Đời người có bốn cái khổ: cô, độc, quan, quả. : trẻ con không cha mẹ, thân nhân. : trẻ con không cha mẹ, thân nhân. Độc: người già không chỗ nương tựa không ai nuôi. : người già không chỗ nương tựa không ai nuôi. Quan: đàn ông chết vợ. : đàn ông chết vợ. Quả: đàn bà chết chồng. Người ta nói gọn thì chỉ nói “cô độc” để ám chỉ già hoặc trẻ mà quạnh hiu, còn “quan quả” thì không chắc khổ, đàn ông chết vợ có khi lại là điều hay. Trong đời đàn ông có hai giây phút khó quên một là cưới vợ, hai là mất vợ (vợ chết hoặc vợ theo trai), chưa chắc chết vợ là khổ đâu. Còn “quả” cũng vậy, như bà thiếu phụ lấy quạt quạt mồ cho mau xanh cỏ để đi lấy chồng; vợ kiểu đó thì tiếng Mỹ gọi là LDS, tiếng VN gọi là “lựu đạn sét”.

Trong kinh nói lúc ông Anāthapindika chưa biết Phật thì có người anh rể rất thân thiết, mỗi lần đi công việc làm ăn đến chỗ của người anh thì anh em hàn huyên trắng đêm tâm sự rất vui. Nhưng có một lần ông đến mà thấy người anh có vẻ hững hờ kêu người nhà dọn chỗ cho ông ở rồi không quan tâm ông nữa mà cứ bận rộn lăng xăng, lu bu. Ông ngạc nhiên hỏi, người anh rể trả lời “lo ngày mai thỉnh Phật trai tăng”. Ông Anāthapindika chỉ nghe một chữ “Phật” mà sững sờ. Ông hỏi lại “Phật?”, người anh trả lời: Phật là bậc tự mình giác ngộ, là thầy của người khác. Ông Anāthapindika nghe mà cảm thấy bàng hoàng hạnh phúc. Ông định chờ sáng mai để gặp nhưng đêm đó ngủ không được, ông mở cửa đi ra và xuống lầu. Đi ra khỏi nhà, băng qua khu rừng có một bãi tha ma, nơi đó có những con linh cẩu, những loài ăn xác chết, những tiếng tru tiếng hú rất ghê rợn, những bộ xương trắng hếu, đầu lâu lấp lánh trong đêm, những thi thể cũ đang phân hủy, thây người mới vừa chết v.v…. Ông đang nghĩ về Đức Phật với niềm vui háo hức và đang được trợ lực bằng một trạng thái hăm hở, thì vấp phải một khúc xương khô, một đầu lâu. Ông giựt mình, ánh sáng biến mất, nhìn bốn bề thấy kinh hoàng, ông định quay lui thì gặp một Dạ-xoa tên Sivaka

‘ Sivaka’: có nghĩa là ‘người an toàn’, người đem lại an toàn cho kẻ khác (safer). Sống làm sao bản thân an toàn và cũng đem lại an toàn cho người khác thì gọi là Sivaka. Thần Siva, ý nghĩa cũng rất đẹp. Một trong những ý nghĩa của niết-bàn là Siva, ‘chỗ an toàn’, nghĩa bóng thôi, niết-bàn không phải là không gian, nơi chốn, mà chỉ là ý nghĩa thôi.

Dạ-xoa Sivaka này là bà con kiếp xưa của ông Cấp Cô Độc, vì không muốn người thân xưa của mình chùn chân bỏ ngang một cuộc đi ý nghĩa như vậy nên mới xuất hiện và đọc một bài kệ như chúng ta thấy. Tôi giảng chậm chỗ này vì tôi biết hôm nay giá nào sống chết buồn vui phải giảng cho hết phẩm này nên cứ giảng thoải mái. Hơn nữa tôi muốn nhấn mạnh chỗ này, có điều lạ là kinh sách tôi đọc nhiều nhưng đặc biệt đoạn này (câu nói của Dạ-xoa) đã là một hành trang rất lớn tôi mang theo thường trực trong đời tu của tôi. Dạ-xoa nói: Dạ-xoa Sivaka này là bà con kiếp xưa của ông Cấp Cô Độc, vì không muốn người thân xưa của mình chùn chân bỏ ngang một cuộc đi ý nghĩa như vậy nên mới xuất hiện và đọc một bài kệ như chúng ta thấy. Tôi giảng chậm chỗ này vì tôi biết hôm nay giá nào sống chết buồn vui phải giảng cho hết phẩm này nên cứ giảng thoải mái. Hơn nữa tôi muốn nhấn mạnh chỗ này, có điều lạ là kinh sách tôi đọc nhiều nhưng đặc biệt đoạn này (câu nói của Dạ-xoa) đã là một hành trang rất lớn tôi mang theo thường trực trong đời tu của tôi. Dạ-xoa nói: Ông hãy nhớ rằng, từng bước chân của ông bây giờ đáng giá ngàn vàng.Giống như bên Tàu khi muốn nói một bài văn hay bài thơ hay, họ nói “nhứt tự thiên kim”, một chữ là đáng giá ngàn vàng. Bài kinh này là hành trang của tôi vì nhiều khi nửa đêm nửa hôm hoặc ban ngày muốn làm gì mà cảm thấy làm biếng thì tôi nhớ câu này, một bước đi, một sự giở tay giở chân của mình lên lúc này đáng giá biết bao nhiêu. Tự nhủ lòng như vậy. Buổi sáng buồn ngủ chứ, hồi tối nay hai giờ hơn tôi mới ngủ, đang ngủ rồi thì skype kêu, rồi cũng giựt mình, ngủ lại khó vì có tuổi rồi, sáng nay rửa mặt thấy hai bên thái dương tóc bạc, già rồi. Các vị đừng nghĩ rằng bốn mươi ngoài, năm mươi ngoài, sáu mươi ngoài là còn trẻ, khó nói lắm, là bởi vì tùy theo thể trạng, sức khỏe, tình trạng tâm lý mỗi người. Với đời sống tinh thần của tôi, cộng với sức khỏe của tôi thì bốn mươi ngoài là già rồi. Với cái biết của tôi về Phật pháp, cộng với sức khỏe thì tôi nghĩ cũng bằng sáu mươi ngoài của người ta rồi đó. Mỗi lần nhớ là thấy “cái ngồi dậy”, “cái bước chân” của mình lúc này đáng giá ghê lắm. Đêm nay quí vị nghe chỗ này không thấy gì nhưng kể từ khi nghe bài kinh này xong, mỗi lần lười biếng không muốn hành thiền tụng kinh hay làm chuyện gì hay hay thì cứ tự nhủ mình cái động tác “ngồi dậy” này giá trị biết bao nhiêu. Ba lần bốn lượt như vậy, sợ rồi hết sợ, sợ rồi hết sợ, thì cuối cùng ông Anāthapindika đã đến được với Thế Tôn. Theo Chú giải, ông thầm nghĩ: Ai trong thiên hạ cũng biết ta bằng ngoại hiệu Cấp Cô Độc, nhưng nếu Ngài là bậc đại giác thì chắc chắn Ngài phải biết tên cúng cơm của ta. Nghĩ như vậy và lúc đó ông đã đến gần Đức Phật, Ngài lên tiếng: – Hãy đến đây, Sudatta! Nghe như vậy ông cực kỳ hoan hỉ: Đúng là Ngài rồi. Nhanh như vậy là vì túc duyên nhiều đời, ông đã tu một trăm ngàn đại kiếp, ngài Maha Kasapa, Maha Kappina cũng vậy, do quá trình tu tập Ba-la-mật của họ quá suôn sẻ, họ không nhiều tà kiến nghi hoặc không cần thiết nên gặp được Đức Phật như con về với mẹ. Một đứa bé trải qua trong bụng mẹ chín tháng, thuộc lòng nhịp đập của tim mẹ, nên khi ra đời có liên lạc chặt chẽ với mẹ, khi nằm trên tay mẹ nó cảm nhận được sự thân thuộc của nhịp tim nó biết khi còn trong bụng. Nếu không bị cách ly thì nó gắn bó với bà mẹ bằng những quan hệ rất sinh học. Đối với các bậc hiền thánh, nếu mình có sự giao cảm thì khi gặp gỡ ngay giây phút sơ ngộ cũng là một cuộc hạnh ngộ, tao phùng tương ngộ, nếu mình không có đủ tâm lành để diện kiến gặp gỡ tiếp cận hiền thánh thì cứ mãi hoài một khoảng cách khốc liệt giữa mình với hiền thánh, dù sống gần con người vĩ đại thế nào đi nữa cũng không cảm nhận được. Hãy sống làm sao để gần người xấu mình cảm thấy không an lạc và dễ dàng mau chóng bắt được tần số tín hiệu của người lành.

Sau đó Đức Phật giảng pháp cho Cấp Cô Độc, ông chứng quả Tu-đà-hoàn. Ngay sau ngày đó, ông tức tốc trở về tìm đất mua lại, xây dựng đạo tràng Kỳ Viên để cúng dường Thế Tôn. Nơi đó Ngài đã trải qua ở đó mười chín mùa an cư. Bốn mươi chín mùa hạ trong cuộc đời Ngài riêng ở đó là mười chín mùa hoằng pháp. Savatthi (Xá Vệ) là thủ đô của Kosala, Kosala lúc bấy giờ là quốc gia phồn thịnh bậc nhất của Ấn Độ. Ấn Độ lúc đó gồm 16 tiểu quốc, Kosala là xứ lớn nhất, hùng cường nhất về quân sự, kinh tế, văn hóa. Vua của Kosala là Phật tử, là người có đạo đức. Savatthi là thủ đô, là chỗ đi về của thiên hạ muôn phương, vì vậy ông Cấp Cô Độc thấy chỗ này để Thế Tôn hoằng pháp là số một, giống như Châu Âu mà có Paris, có London, có Berlin, có Bonn vậy đó. Khi trở thành Phật tử rồi, ông rất thương quí chư tăng, từ vị tân thọ sa di cho đến bậc đại thánh ông đều một lòng thương quí, một đời chỉ biết làm phước cúng dường. Ông và bà Visākhā có điểm đặc biệt, khi hai người mà đi chùa là có suy nghĩ, ‘ta đừng để các sư nhỏ thấy ta đi vào chùa bằng hai bàn tay không, nhìn thấy hai tay của ta mà thất vọng’, thương mấy ông sư nhỏ đến mức như vậy. Sáng có thứ cúng dường buổi sáng, chiều có thứ cúng dường buổi chiều. Họ được gọi là đại thí chủ là như vậy đó, họ làm phước mà không nghĩ đến công đức mà chỉ mong người nhận được gì. Lòng hào sảng của họ đạt đến cảnh giới là không màng quả báo cá nhân của đời sau kiếp khác mà chỉ bố thí với tấm lòng của một người mẹ, người chị, người anh, người bạn, họ trao ra mà chỉ nghĩ nhiều về người nhận chứ không nghĩ nhiều về bản thân mình. Trong kinh kể một câu chuyện mà tôi suy nghĩ hoài, lần đó Bồ tát tiền thân Đức Phật cúng dường cho một Đức Phật Độc Giác, lúc đó Ác Ma Thiên tử (mỗi thời có một Ác Ma khác nhau) biết Đức Phật vừa nhập thiền Diệt, bảy ngày không có ăn uống, nếu hôm nay vị này không có gì bỏ vào bụng thì sẽ lập tức viên tịch, đó là điều Ác Ma rất tha thiết mong mỏi nên tìm mọi cách để đừng ai cúng dường thực phẩm cho Ngài. Lúc đó Đức Phật Độc Giác ôm bát đến trước nhà của Bồ tát Thích Ca, Bồ tát không biết vị này đã bảy ngày không ăn uống, mới vừa trải qua cơn nhập định, Bồ tát chỉ một lòng thương kính nên Bồ tát đem thực phẩm cúng dường. Ác Ma nghĩ ra một cách rất ác là dùng thần thông tạo ra một hố sâu đầy than lửa đỏ giữa Bồ tát và Đức Phật Độc Giác, Bồ tát biết đây là hình ảnh dễ sợ của một thế lực vô hình nào đó, Bồ tát thưa với Đức Phật Độc Giác bằng một câu kệ: Cho dù hôm nay con có phải sa vào địa ngục vì sự cúng dường này, thì thưa Tôn giả, con vẫn tiếp tục làm. Cho dầu hôm nay có sa đọa vào địa ngục vì sự cúng dường này, con cũng sẽ cúng dường. Khi Bồ tát nói vậy, hố lửa này lập tức biến mất. Biết câu chuyện này đã lâu mà giờ đây kể lại tôi vẫn xúc động vì tâm hồn của một con người hào sảng. Khi mình làm phước thì tin nghiệp lý, tin quả báo đời sau kiếp khác, nhưng trao ra mà chỉ nghĩ đến người nhận được cái gì mới thật là đẹp, trong kinh gọi là ‘muttapàni’: “tấm lòng rộng mở”, “bàn tay rộng mở” (opened mind, opened palm, release). ‘mutta’: ‘giải thoát’, ‘phơi mở’; ‘pāni’: lòng bàn tay. Tấm lòng rộng mở đã đành mà bàn tay cũng rộng mở. Khi trao ra mà còn mong nhận được cái gì thì đó là tay phải trao ra mà tay trái nắm lại. Bố thí mà mong nhận cái gì đó là tay này trao, tay kia nắm lại, bố thí đến mức cao cấp là hai tay đều mở. Trao ra là tạo nhân mà lòng không đắm say trong quả, chỉ nghĩ nhiều về người nhận mà thôi, tay mở mà tim cũng mở, như vậy thì công đức mênh mang. Đó là điểm đặc biệt của ông Cấp Cô Độc, mong rằng các sư nhỏ không thất vọng khi nhìn vào bàn tay mình. Hai người Cấp Cô Độc và Visākhā thì còn cầu phước báu gì nữa, một phần ngàn công đức bố thí của họ trong kiếp xưa đã hưởng không hết nói gì một phần ngàn trong kiếp này, họ không nghĩ bản thân nữa, chỉ nghĩ đến người khác.

Khi xem một bài kinh phải nhìn thấu được những khía cạnh như vậy thì lợi lạc lớn hơn nhắm mắt nhắm mũi biết một khúc trong chánh kinh, phải biết cả Chú giải mới thấy thấm thía, sung sướng. Giống như một người có răng thưởng thức bữa ăn trọn vẹn hơn người răng giả hoặc không răng; răng ok, lưỡi phải cạo sạch, không có vấn đề, vòm miệng không bị lở loét thì mới thưởng thức một bữa ăn trọn vẹn. Coi kinh sách cũng vậy, thưởng thức tới nơi tới chốn mới “đã đời ông địa”.

SUKKÀ (Paṭhamasukkāsutta)

‘Sukkā’: ‘trong sáng’, ‘hiền thiện’, ‘tinh túy’, ‘tinh hoa’ “tinh dịch” (clearness, goodness, essence, sperm)

Sukkā là nhân vật tỷ kheo ni, vị thánh nữ có nói sơ qua ở trên. Nàng là một người đại duyên đại phúc vạn hạnh, cứ gặp Phật là đi xuất gia, suốt bảy đời Phật (Phật Vipassī, Sikhī, Vessabhū, Kakusandha, Konāgamana, Kassapa, Gotama, bảy vị này xuất hiện trong 91 đại kiếp trái đất liên tục. Trong kinh nói đây là thời gian được mùa của chư Phật, bởi có những lúc hàng triệu, hàng ngàn tỷ (billion, trillion) đại kiếp không có vị Phật nào ra đời. Tỷ kheo ni Sukkā cứ liên tục gặp Phật là đi xuất gia thuộc lòng Tam Tạng.

Hai nhân khiến ta mang thân nam hay nữ nhiều đời liên tục: 1. Do nghiệp nào đó. 2. Do lòng tha thiết. Muốn có thân nam phải có tánh nam, tạo nghiệp nam. Nói chung là nặng về tình cảm nam nữ hay gia đình, thích thiên chức làm mẹ, hay chị em gái của ai đó thì mang thân nữ. Điều này rất khó nói, do nghiệp tình cảm nặng mà mang thân nữ; có người thấy thân nữ khổ thì chán và sợ, về mặt tâm lý thì họ đã lìa bỏ, nhưng có người lại thích mang thân nữ, thích mang nỗi khổ niềm đau của phận hồng nhan. Họ thích cái khổ của người phụ nữ, thích e ấp, thích lấy khăn chấm chấm nước mắt, thích ra ngoài hè hay bụi chuối ngồi khóc một mình, thích ép hoa khô vào sổ lưu bút, thích viết nhật ký, thích màu tím, thích Trường Vũ, Hương Lan. Nhưng có những người không vậy, buồn thì thích buồn kiểu con trai. Nhớ ngày xưa tôi đọc Tuổi Hoa:

“Nỗi buồn con trai đâu phải khóc hở Linh.

Mây nghĩa trang ôm kỷ niệm chúng mình.

Như lòng đất ôm hình hài anh đó.

Đơn vị đóng xa. Mỗi lần về thăm thật khó…”.

Nỗi buồn của những người lính, của những người đàn ông, của con trai nó cứng lắm, thậm chí “nam nhi tất hạ hữu hoàng kim” ở đầu gối người con trai có vàng nên không có quì lụy ai hết, nước mắt người con trai có đá trong đó nên không dễ rớt ra còn đàn bà khóc là một nét duyên, là một nhu cầu tâm sinh lý. Vì vậy, do nghiệp xưa thiện ác nào đó mà ta mang thân nữ thân nam, mà cái quan trọng là đã mang thân đó rồi mà lại tiếp tục thích thú thì tiêu, nếu mà mang thân nam rồi khoái làm nam tử hán đại trượng phu thì ok nhưng đã mang thân nữ rồi mà còn khoái làm đóa phù dung sớm nở tối tàn, khoái làm phận quần thoa thì khổ lắm.

Vị tỷ kheo ni này có công đức nhưng vẫn thích tính mềm vậy đó, nên cứ mỗi lần Phật ra đời là đi xuất gia, thuộc lòng Tam Tạng, nhưng vẫn cứ mang thân nữ. Đến đời Phật Thích Ca Mâu Ni thì bà là tiểu thư của một triệu phú, sau khi đi nghe pháp lần đầu tiên là lập tức phát khởi tín tâm, lập tức đi xuất gia, thuộc lòng Tam Tạng, chứng quả A-la-hán, lục thông tam minh và bốn trí vô ngại. Bà thuyết pháp rất hay, là nữ pháp sư nổi tiếng. Có một Dạ-xoa thương quí bà lắm nên cứ đi chỗ này chỗ kia kêu gọi thiên hạ “sao mọi người cứ vui chơi say ngủ mà không đến nghe một thánh nữ như vậy”. Thời đó mà có Du Tử Lê là có bài “Trong Tay Thánh Nữ Có Đời Tôi” rồi đó. Ông Dạ-xoa này quí bà lắm, quí một cách trong sạch không như Du Tử Lê quí thánh nữ của ổng đâu. Ông Dạ-xoa này đi tuyên truyền kêu gọi sao một thánh nữ thuyết pháp ý nghĩa như vậy mà mọi người không đến nghe, nội dung đại khái như vậy thôi

Bài Sukkā (2) cũng là bà, nhưng là một Dạ-xoa khác. Trong bài Sukkā 2 này Dạ-xoa nói bài kệ tùy hỉ chia vui với một ông cư sĩ cúng dường thức ăn cho tỷ kheo ni Sukkā, nhìn hình ảnh đó thấy đẹp. Cũng giống như hôm nay mình qua Miến Điện hay lên Facebook thấy những hình ảnh người ta đến tham vấn, đảnh lễ cúng dường phục vụ cho những ngài Sayadaw Miến Điện, mình thấy vui; như kỳ vừa rồi VN có thỉnh các vị Pháp sư Tam tạng về mình nhìn thấy đẹp. Hôm nay các vị chắc khó có dịp biết chuyện này, các vị tỷ kheo đệ tử của ngài Ajahn Chah trong thiền viện của ngài đều phải biết hạnh này: sẵn sàng quì xuống để khoát nước rửa chân cho vị tỷ kheo lớn hạ hơn mình. Hình ảnh đó rất đẹp, rất nhiều người Tây nhìn thấy hình ảnh đó họ hoan hỉ đi xuất gia. Cả đời người Âu Mỹ chỉ biết anh và tôi đều như nhau, anh chỉ là sếp của tôi trong quan hệ công việc, quan hệ xã hội, còn bước ra khỏi sở thì chúng ta bình đẳng, nhưng có bài học này họ không biết đến đó là Bài Sukkā (2) cũng là bà, nhưng là một Dạ-xoa khác. Trong bài Sukkā 2 này Dạ-xoa nói bài kệ tùy hỉ chia vui với một ông cư sĩ cúng dường thức ăn cho tỷ kheo ni Sukkā, nhìn hình ảnh đó thấy đẹp. Cũng giống như hôm nay mình qua Miến Điện hay lên Facebook thấy những hình ảnh người ta đến tham vấn, đảnh lễ cúng dường phục vụ cho những ngài Sayadaw Miến Điện, mình thấy vui; như kỳ vừa rồi VN có thỉnh các vị Pháp sư Tam tạng về mình nhìn thấy đẹp. Hôm nay các vị chắc khó có dịp biết chuyện này, các vị tỷ kheo đệ tử của ngài Ajahn Chah trong thiền viện của ngài đều phải biết hạnh này: sẵn sàng quì xuống để khoát nước rửa chân cho vị tỷ kheo lớn hạ hơn mình. Hình ảnh đó rất đẹp, rất nhiều người Tây nhìn thấy hình ảnh đó họ hoan hỉ đi xuất gia. Cả đời người Âu Mỹ chỉ biết anh và tôi đều như nhau, anh chỉ là sếp của tôi trong quan hệ công việc, quan hệ xã hội, còn bước ra khỏi sở thì chúng ta bình đẳng, nhưng có bài học này họ không biết đến đó là trong đời có những cái cúi đầu đẹp hơn là ngửa mặt. Có những lúc chúng ta phải biết cúi nhìn để thương người thua mình và có lúc phải biết ngửa mặt để bày tỏ tôn trọng người hơn mình. Đời sống phải biết dưới nhìn lên, trên biết nhìn xuống, trong biết nhìn ra, ngoài biết nhìn vào. Bốn nhân cách này làm nên một con người hoàn hảo. Có những người Tây thích hình ảnh cái đó, giống như Dạ-xoa này thấy hình ảnh cúng dường cho vị tỷ kheo ni mà thấy vui. Có nhiều vị tỷ kheo trưởng lão trong truyền thống ngài Ajahn Chah, bình thường cả thiền viện ai cũng cung kính đảnh lễ ngài, đùng một cái, ngày kia người ta thấy ngài quì xuống khoát nước rửa chân cho vị lớn hơn mình. Có thấy như vậy thì ‘cái tôi trời ơi’ của mình mới có dịp mài mòn. Cái tôi của mình nhỏ chừng nào, nhẹ chừng nào thì mình càng hạnh phúc chừng đó, mình càng ít bị tổn thương chừng đó. Một cọng cỏ một tờ giấy có thể rơi an toàn từ độ cao nghìn mét nhưng cái chén, cái tô, con người chỉ rơi từ độ cao vài mét thì tan xương nát thịt rồi, không thì cũng tổn thương trầm trọng. Khi mình thấy mình nhẹ quá, chẳng là gì hết, chỉ sống tự trọng mà không tự ái, thì mình sẽ an lạc. Phải có tự trọng để không làm điều tầm bậy, không làm gì để người ta coi thường. Không tự ái là lòng không mong đợi người ta tôn trọng mình, nhưng không làm điều gì để người ta khinh mình. Tôi biết định nghĩa này của tôi nhiều người không chịu nhưng về gác chân lên trán suy nghĩ xem có đúng không, làm cái gì để người ta tôn trọng thì làm nhưng đừng có lòng mong đợi. Đức Phật không có lòng mong đợi người ta sẽ thương quí mình, sẽ quì lạy mình, sẽ tấm tắc chắc lưỡi khen lớn đức tính của mình, vì Ngài biết, gió có đủ mùi, gió đi ngang vườn hoa thì thơm, gió đi ngang chuồng bò thì khó ngửi một chút, tất cả lời khen tiếng chê chỉ là những cơn gió. Còn mình thì coi tiếng chê là thùng rác ném về phía mình còn lời khen là bó hoa đặt vào tay mình. Khi mình còn nặng lòng với bó hoa thì cũng sẽ còn rất cực lòng với cái thùng rác. Khi còn sung sướng với vị ngọt của cuộc đời thì với vị đắng của nó mình chịu không thấu. Phải tập, ngọt cỡ nào cũng mặc xác nó, biết lơ là trước cái ngọt thì khi gặp cái đắng mới đủ năng lực, bản lĩnh để chịu đựng nó. Tại sao con nít hay khóc? Khi chúng ăn ngon, được thương yêu, chúng hưởng thụ một trăm phần trăm những thứ đó, nên khi bị la mắng, bị trầy xước một chút, chúng bị sốc một cách trọn vẹn và hết mình với những nỗi khổ niềm đau đó. Người lớn mình thì một viên kẹo, một cử chỉ yêu thương cũng đâu đủ mình làm quên hết vũ trụ như đứa bé, nên ăn trái ớt hay cắn miếng khổ qua thì không sao hết. Nói lạc đề nhưng cần thiết. Chẳng hạn như mình hẹn người nào đó ra ngoài công viên để nói lời ngọt ngào, nhưng có những câu nói lạc đề nhưng cần thiết: Anh đã ăn gì chưa, có muốn uống một ly Cappuccino không… Hình như hơi lạc đề vì mục đích của mình đâu phải ra công viên để rủ ăn rủ uống, còn như ra mà hứa “dầu trăng sao trời đất không còn nữa mình vẫn còn nhau” mà bụng đói kiến bò bao tử thì lạc đề đúng hơn.

CIRÀ HAY VIRÀ (Cīrāsutta)

Bài kinh Cirà này cũng y như vậy, chỉ là đổi nhân vật. Bài trước là một Dạ-xoa có niềm thành tín đối với bà Sukkā. Bài này khỏi giảng luôn, y chang, chỉ đổi tên thôi. Một Dạ-xoa có lòng tin nơi tỷ kheo ni Sukkā và cũng đi chỗ này chỗ kia nói lời tùy hỷ.

ALAVA (Āḷavakasutta)

Bài kinh này có điểm làm tôi do dự vì nó gắn liền với một truyện kể hơi hoang đường đối với người không tin. Dạ-xoa Āḷavaka này là một trong những vị tướng quân Dạ-xoa của Thiên vương Vessavana, người chủ quản Dạ-xoa ở cõi Tứ Thiên Vương. Vị này có nhiều thần thông oai lực. Tôi không khoái kể chuyện này, bà con vào Google gõ chữ “quỷ vương vấn đạo” của HT Hộ Tông, hoặc vào trong thayvabiet.com tìm mục Đức Phật Lịch Sử xem phần Đức Phật cảm thắng Dạ-xoa Āḷavaka. Bài này ngài Hộ Pháp biên soạn bằng cách trích dịch trong kinh điển, nhưng nhắm đến đối tượng độc giả không chuyên khoái chuyện kể mà không nặng lòng về giáo lý, đó là lời giải thích hợp lý nhất cho sự tình là tại sao trong bài đó của ngài có những chú thích rất ít ỏi và nhẹ nhàng, khá sơ sài về nội dung giáo lý mà lẽ ra phải nhấn mạnh vào đào sâu nhiều lần và nhiều lần so với bài viết đó. Rõ ràng một người uyên bác như ngài mà nhẹ nhàng sơ sài như vậy là vì nhắm đến lượng độc giả không chuyên, bà con VN có khuynh hướng đó nên các vị pháp sư của mình bị đẩy vào cái thế chỉ giảng đại khái, những gì mềm mềm không phải suy tư mệt mỏi. Trong Chú giải giải thích đây là một Dạ-xoa lúc đầu không có lòng kính tin nơi Đức Phật, nhưng thấy hạnh kham nhẫn của Ngài thì Dạ-xoa đã có niềm tin lắng tâm nghe pháp và chứng quả Dự Lưu Tu-đà-hoàn. Tôi nhớ có kể chuyện này một lần, cha mẹ Dạ-xoa này từng là đệ tử của Đức Phật Kassapa – Đức Phật quá khứ ngay trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chư Phật là một hiện tượng duy nhất trong trời đất này, giống nhau y chang, chỉ có nét mặt và chiều cao khác nhau tùy từng thời kỳ. Giống nhau 32 hảo tướng và 80 nét đẹp (‘anubyanjana’: ‘tướng phụ’) trong sinh hoạt, ví dụ dáng đi của Ngài, là một trong 80 tướng phụ. Vào Trung Bộ Kinh, đọc kỹ bài kinh Brahmāyu (bài số 91), để thấy Đức Phật có nét đẹp sinh hoạt ra sao. ‘Brahmāyu’ nghĩa là “sống tuổi bằng Phạm thiên”. Ông Brahmāyu này cho người (thám tử) đi theo dõi Đức Phật suốt nhiều năm. Ông lớn tuổi và kiêu ngạo không muốn dễ dàng chấp nhận người nào đó làm thầy. Người ta về báo với ông là suốt bao nhiêu năm Thế Tôn lúc nào sinh hoạt cũng đẹp như vậy dù ở một mình hay trước đám đông. Từ tư thế đứng chuyển sang tư thế ngồi bằng những động tác tuyệt đẹp và từ tư thế ngồi chuyển sang tư thế đứng không thể đẹp hơn. Cách Ngài ngồi uống nước, thọ thực, cầm lên đặt xuống một món đồ, bước tới, đứng lại, cách Ngài chuẩn bị nói, bắt đầu nói, im lặng v.v… tất cả những động thái lớn nhỏ đó đều diễn ra một cách hoàn hảo không thể đẹp hơn, đó là 80 tướng phụ của Ngài. Toàn bộ cái gọi là tinh thần hay cõi tâm linh của chư Phật luôn tuyệt đối giống hệt nhau (từ cái từ bi trí tuệ, phản ứng, cách giải quyết vấn đề y chang như nhau). Đó là một trong những ý nghĩa của chữ ‘Như Lai’.

Như Lai nghĩa là chư Phật quá khứ đã nhờ tu tập những đức lành nào, Ba-la-mật nào để đắc thành quả Phật thì chư Phật hiện tại và chư Phật tương lai cũng phải đi qua con đường y chang như vậy. Cách thức hành trì kiếp cuối cùng thì có vị hành khổ hạnh lâu, có vị mau nhưng đều phải thông qua con đường Bát Chánh Đạo mà thành Phật, đều đắc quả bằng đề mục hơi thở. Dùng hơi thở làm đề mục để chứng thiền Samatha rồi cũng dựa trên đó mà quán chiếu 12 Duyên khởi và chứng Phật quả, không như một số quan điểm cho rằng Thinh Văn chứng đạo nhờ quán Tứ Đế, Độc Giác quán Duyên khởi. Theo Nam Tông, tất cả chư Phật đều dùng đề mục hơi thở đắc Ngũ thiền, sau khi ra khỏi Ngũ thiền đó mới dùng trí tuệ và sự bình tĩnh định tâm của một người chứng Ngũ thiền để quan sát 12 Duyên khởi: biết rõ thân này ở đâu mà có, thân này do cha mẹ sanh ra; ở đâu có chuyện sanh đó, là do nghiệp trước tạo nhân đầu thai; nhân đầu thai ở đâu ra, do nghiệp thiện ác; nghiệp thiện ác ở đâu ra, do tứ thủ; tứ thủ ở đâu ra, do tham ái; tham ái ở đâu ra, do thọ, feelings, vui buồn; thọ đó ở đâu ra, do sự gặp gỡ của sáu căn sáu cảnh sáu thức; sáu căn sáu cảnh sáu thức ở đâu ra, do sự có mặt của sáu căn; sáu căn ở đâu ra, do danh sắc, do năm uẩn từ thuở tái sinh; năm uẩn thuở tái sinh ở đâu ra, do ba hành: phúc hành, phi phúc hành, bất động hành; ba hành ở đâu ra, do vô minh trong Bốn đế; Bốn Đế này ở đâu ra, do Tứ lậu; Tứ lậu ở đâu ra, do sự vùng vẫy khi gặp khổ sanh già đau chết của đời trước; khổ đó ở đâu ra, do cái sanh; sanh ở đâu ra. Cứ quán như vậy để thấy vô minh duyên hành, hành duyên thức… sầu bi khổ ưu não, làm một vòng tròn đi suốt mùa như vậy. Vị đó mới quán tiếp: vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt… sanh diệt thì sầu bi khổ ưu não cũng diệt. Quán như vậy đó thì mới chứng Phật quả như nhau.

Đến đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì cha mẹ của Dạ-xoa Āḷavaka không còn nữa, nhưng đời Phật Ca Diếp thì ông bà có đi học đạo và Ngài dạy cho mấy câu kệ gồm có phần vấn và đáp. Do năm tháng thời gian, phần đáp bị mất đi, Dạ-xoa đem hỏi nhiều vị đạo sĩ mà không được câu trả lời vừa ý. Dạ-xoa đem hỏi Thế Tôn, Ngài trả lời xong thì Dạ-xoa chứng quả Tu-đà-hoàn.

Câu chuyện liên quan Dạ-xoa Āḷavaka thì đọc ở địa chỉ trên, ở đây tôi chỉ giải thích cho quí vị nghe bài kinh. Dạ-xoa hỏi Ngài:

“Cái gì là báu vật quý nhất?

Làm gì hay sống ra sao để được hạnh phúc?

Cái gì ngon miệng nhất ở đời?

Đời sống thế nào là đời sống lý tưởng nhất?”.

Những câu hỏi đại loại như thế này Đức Thế Tôn sẽ tùy vào căn cơ khuynh hướng tâm lý của người đối diện mà Ngài trả lời. Ở đây, Đức Phật trả lời: “Niềm tin là tài sản quí nhất. Sống theo pháp, khéo huân tập các hạnh lành thì hạnh phúc”. Không có niềm tin thì không làm được việc gì, chỉ riêng việc nhổ nước bọt cũng cần phải có niềm tin (nơi này không bị cấm khạc nhổ). Nói hơi tôn giáo một chút thì hạnh lành đem lại quả báo hạnh phúc, còn nói theo thực tế thì khi anh sống bằng tâm lành cởi mở bao dung, yêu thương cẩn trọng, kiên nhẫn, trung thực thì anh phải là người sung sướng ngay trong kiếp này, không cần phải nói đến đời sau kiếp khác. Người sống thiện trước mắt là vui vì thiện tâm làm cho mình vui và quả báo vui. Nếu phải ra đi đột ngột thì lòng không có gì hối tiếc bởi vì trong kinh (Tăng Chi Bộ kinh) có nói có ba hạng người chết không nhắm mắt: làm quá ít điều thiện, làm quá nhiều điều ác, còn những mộng đời dở dang (chuyện thắc mắc nghi hoặc nào đó chưa giải tỏa) khối tình sẽ mang xuống tuyền đài chưa tan.

“Cái gì làm mình ngon miệng?” Đức Phật trả lời: Sự trung thực, sự chân thật có sao nói vậy làm cho mình ngon miệng nhất. Theo Đức Phật, Theo Đức Phật, sự chân thật hay trung thực gồm hai khía cạnh: có sao nói vậy, và vạn sự ra làm sao thì thấy như vậy(“vacisacca va paramatthasacca”). Ví dụ như mình chỉ biết đây là người nam, đây là người nữ, nhưng khi là thánh thì biết thêm đây chỉ là danh, đây là sắc, là thọ là tưởng hành thức…; cái gọi là ông A, bà B chỉ là gồm nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý ghép lại, chỉ gồm bốn thứ thiện ác buồn vui chứ không là gì hết.

Các vị thấy trong văn hóa Tàu có câu: “Quân tử tình như đạm thủy”, lòng người quân tử như nước lạnh, nước lạnh còn hoài theo năm tháng không bị hư, và có thể dùng nước lạnh cho mọi hoàn cảnh, nấu cơm nấu canh, pha trà, rửa mặt … trong khi chè cháo bánh trái ngon mấy đi nữa thì chỉ vài ba ngày sẽ hư.

“Đời sống thế nào là đời sống lý tưởng nhất?” Đức Phật trả lời: Kiểu sống hạnh phúc nhất là sống có sự kiểm soát, soi rọi của trí tuệ. Một đời sống không có ánh sáng trí tuệ thì một ngàn phần trăm nó phải có vấn đề. Một đời sống cá nhân hay sự vận hành của một gia đình, một tập thể, một đất nước mà không có sự soi rọi của trí tuệ thì chỉ có thể đi tới trong bóng tối, chỉ có khổ đau và tội ác.

Trong tiếng Pāḷi có chữ ‘manussa’ nghĩa là ‘nhân loại’. Từ gốc là ‘man’nghĩa là ‘cân đong đo đếm’(measuring). ‘Man’ còn có nghĩa là ‘hậu duệ của vua Manū’. Tiếng Đức hay tiếng Anh thì ‘man’ đều có nghĩa là ‘người’. Trong tiếng Pāḷi, ‘manussa’ theo nghĩa bóng là “loài động vật biết cân đong đo đếm” (cả tinh thần lẫn vật chất), biết phân biệt tốt xấu phải quấy, thị phi, nên hay không nên… Có những loài thú khôn có khả năng biết đối phương mạnh hay yếu hơn để liệu bề tấn công. Có câu chuyện một gã kia thích giang hồ nhưng lại ốm yếu, anh ta xăm trên tay bốn chữ Đ to tướng. Gặp ai bự con hơn thì anh ta giải thích “đang đau đừng đánh” còn gặp ai yếu hơn thì nói “đụng đâu đánh đó”. Tay kia thì anh ta xăm bốn chữ T, tùy theo gặp loại người nào mà giải thích là “tình tiền tù tội” cho oai hoặc “thương trẻ tàn tật”, đây là chỉ là chuyện kể cho vui thôi nghen, đừng lấy đem đi định nghĩa rồi nói là tôi giảng thì tôi chết không nhắm mắt, chết rồi mà còn hai con mắt ngó người một con.

“paññājīviṃ jīvitamāhu seṭṭha” đời sống có sự soi rọi của trí tuệ thì hạnh phúc tối thượng

Dạ-xoa hỏi thêm: “Đời là biển lớn vậy cách nào đối phó với sóng to gió lớn? Cách nào để vượt khỏi trùng dương? Cách nào để chấm dứt đau khổ? Cách nào để mình được thanh tịnh giữa chợ đời nhơ bẩn”.

Đức Phật trả lời giống hệt như câu trả lời của Đức Phật Kassapa vì Dạ-xoa nhờ Ngài cho lại câu trả lời ngày xưa bố mẹ mình đã làm mất. Khi Dạ-xoa muốn vậy thì Ngài nhắc lại câu trả lời y hệt như Đức Phật Ca Diếp đã nói. Câu trả lời của Đức Phật Kassapa ngày xưa dựa trên căn tánh của người hỏi.

“Cách nào đối phó với sóng to gió lớn?” Đức Phật trả lời: Phải có niềm tin mới vượt qua sóng to gió lớn. (‘ogha’: big wave, strong flow, dòng chảy mạnh, sóng to gió lớn). “appamādena aṇṇavaṃ”, bằng sự chuyên cần, không dễ duôi mới có thể vượt qua biển lớn.

Làm sao vượt lũ dữ? Phải dùng đức tin! Câu này ám chỉ trí tuệ Sơ quả Tu-đà-hoàn.

Làm sao vượt đại dương? Phải dùng sự chuyên cần không dễ duôi! Câu này ám chỉ trí tuệ Nhị đạo Tư-đà-hàm.

Thế nào là chuyên cần không dễ duôi? Quí vị có phân biệt được chữ ‘careless’ và ‘carefree’ không? Hai chữ này chữ nào tốt chữ nào xấu, bà con mà hiểu được hai chữ này thì mới hiểu được chữ ‘appamāda’(không dễ ngươi). ‘Careless’ là buông thả, không ý tứ cẩn trọng; ‘carefree’là tự tại không vướng bận.

Tu hành là lòng phải thanh thản không vướng bận vào chuyện tìm cái để thích hay ghét, nhưng phải luôn lưu ý cảnh giác với cái gì thiện hay ác, nên hay không nên. Người tu hành carefree nhưng không careless vậy mới gọi là appamāda.

Tại sao câu này chỉ cho trí Nhị đạo? Bởi vì nét nổi bật của vị Sơ quả (tầng thánh thấp nhất trong 4 tầng thánh) là cái nhìn đầu tiên (dassana) và niềm tin bất hoại.

Người phàm dầu thuộc lòng Tam Tạng nhưng cái thấy của phàm phu có thể bị thay đổi, lúc thấy lúc không, có khi thấy đúng có khi thấy sai, có khi thấy hay có khi thấy dở. Từ đó dẫn đến chuyện niềm tin, có lúc tin có lúc không, có lúc tin mạnh có lúc tin yếu. Nhưng bậc thánh Tu-đà-hoàn thì không, thấy là thấy chắc chắn, họ thấy rõ Bốn Đế. Họ thấy rõ mọi hiện hữu ở đời đều là khổ dầu trong hình thức nào, bất cứ một sự ưa thích đam mê đắm đuối nào cũng đều là nhân sanh khổ. Có học A-tỳ-đàm quí vị sẽ biết điều này: tất cả mọi hiện hữu ở đời đều đi ra từ lòng tham trong quá khứ tạo ra. Ví dụ, tôi thích cảnh thiền sắc giới tôi mới sanh về cõi Thiền Sắc giới và tôi thích cảnh thiền Vô sắc tôi mới sanh về cảnh Thiền Vô sắc. Tôi còn thích cảnh dục tôi mới sinh ra trong cõi Dục giới. Từ trong cõi Dục mới có nhà cửa, phố xá, trâu bò, bông hoa, sình lầy v.v… Tất cả những rối rắm trong xã hội loài người có là do mình thích cảnh Dục nên mình sinh ra trong cảnh Dục. Nhưng tại sao có gai góc, đâu có ai thích gai góc mà tại sao lại có? Đơn giản thôi, anh thích nhìn ngắm sờ ngửi nếm nhưng nếu có phước thì sẽ được ngửi nghe nhìn ngắm những thứ anh vừa ý, còn nếu anh thích dục mà không tu tạo công đức thì anh sẽ phải nhìn thấy nghe ngửi nếm đụng những thứ làm cho anh đau khổ. Hai mươi năm trước mà tôi được nghe cái này thì giờ đây tôi đã lên mây tôi ngồi. Ngày xưa tôi học A-tỳ-đàm rất khô, không ai giảng kỹ những điều này cho tôi nghe.

Vị Tu-đà-hoàn biết rõ bằng toàn bộ sinh mệnh của mình rằng sự đau khổ và con đường gây khổ có một cứu cánh chấm dứt là niết-bàn: không còn nhân sanh khổ, không còn quả khổ thì sẽ không còn đau khổ.

Vị đó biết con đường dẫn đến niết-bàn đó là Bát Chánh Đạo. Bà con nhớ giùm, con số 8 của Bát Chánh Đạo là một trong một tỷ cách diễn dịch con đường giải thoát. Đối với một số người, Đức Phật chỉ dùng một chữ: appamāda. Trước khi Ngài niết-bàn, câu nói cuối cùng của Ngài là “vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha”, nghĩa là vạn hữu là vô thường hãy sống bằng sự cẩn trọng không dễ ngươi. Đây là câu cuối cùng của Bậc Đạo Sư, mình không hề thấy có số 8, số 4, số 5 … ở đây. Ngài chỉ nói một chữ thôi, vạn hữu là vô thường, không có sống “dễ ngươi”.

hánh kiến, chánh tư duy là tuệ học. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là giới học, còn lại là định học. Gom chung là Tam học hoặc là Vô lậu học. 37 phẩm trợ đạo gồm Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, Như Ý Túc đều là Tam học nói rộng.

Điểm nổi bật của vị Tu-đà-hoàn thấy chắc nên tin chắc.

Theo Chú giải, câu “Sự chuyên cần, không dễ duôi mới có thể vượt qua biển lớn” ám chỉ cho trí Nhị quả, nghĩa là với vị này vấn đề thấy hay tin không quan trọng nữa mà vấn đề chỉ có là ráng, là không dễ ngươi với đoạn đường còn lại.

Câu hỏi: Làm sao để thoát khổ? Đức Phật giải thích: Tinh cần để thoát khổ. Câu này ám chỉ trí Tam đạo.

Phúc thay cho kẻ nào được nghe bài giảng hôm nay, phải nói rằng tôi chưa thấy tài liệu nào giảng chỗ này rộng và sâu như vậy. Tôi không phải nói là tôi mà đang nói cái tài liệu. Ở đây ai có quyển Cảm Thắng Phật Lực của ngài Hộ Pháp, ngài uyên thâm thấy hết mọi thứ nhưng đặc biệt chỗ này thì ngài nói sơ qua. Tôi nghĩ rằng ngài đánh giá bà con mình gặm không nổi, Phật tử mình chưa có răng hoặc răng sữa hoặc răng giả hoặc răng rụng sạch nên ngài không nói.

Nếu để ý sẽ thấy vấn đề nhẹ dần qua từng câu. Thứ nhất Đức Phật nói Nếu để ý sẽ thấy vấn đề nhẹ dần qua từng câu. Thứ nhất Đức Phật nói vấn đề đức tin. Câu thứ hai hơi trưởng thành một chút: . Câu thứ hai hơi trưởng thành một chút: không dễ ngươi. Câu thứ ba là . Câu thứ ba là chịu siêng một chút, thánh Tam quả là người tuổi teenager (sắp xong highschool rồi chỉ còn ráng thôi).

Trong Chú giải nói giai đoạn đức tin là giai đoạn yếu một chút, giai đoạn thứ hai appamādenakhông dễ ngươi thì cao hơn một chút. Nên giai đoạn một, trí Sơ quả chỉ đoạn trừ 3 phiền não là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Thân kiến là thấy rằng thân tâm này là tôi là của tôi, gắn liền cái tôi vào cục nợ mấy chục ký này; nghĩa là người này không có khả năng quan sát mình như là đang nhìn người khác, nếu có làm thử thì chỉ được một lúc nào đó thôi. Có sự khác biệt nào giữa Tu-đà-hoàn và mình? Tu-đà-hoàn đã thấy Tứ diệu đế một lần rồi thì đời nào sanh ra cũng không thay đổi. Tu-đà-hoàn không bao giờ say rượu hoặc mất trí. Một khi đã đắc Tu-đà-hoàn rồi cho đến lúc chứng quả La-Hán viên tịch thì vị đó không bao giờ có vụ say rượu hay mất trí, không có chuyện tai nạn rồi hóa khùng hay ngơ ngẩn. Còn mình, dù có là pháp sư Tam Tạng tinh thông kinh điển nhưng tiếp xúc với người nào đó thuyết phục, mình có thể thấy kinh điển là vô lý là sai lầm, chuyện đó có thể xảy ra. Hoặc một vị thuộc lòng Tam Tạng nhưng bị chuốc rượu mạnh cho say thì trong cơn say đó vị đó có thể suy nghĩ không có được chính xác như lúc còn tỉnh, hoặc bị tai nạn làm cho khùng điên, nếu vị đó chết tái sanh trở lại trong một thân khác thì những cái học đó trở thành zero, có chăng là gieo duyên, trong cái nhận thức suy nghĩ của vị đó khá hơn người bình thường. Bằng chứng là trong đời sống mình có những người tiếp cận Phật pháp rất dễ, đó là tiền duyên túc trí của họ, còn người không có duyên thì học đạo khó, có những khái niệm người không có trí, không có đạo họ không chấp nhận được. Ví dụ, mình nói, “Làm lành lánh dữ nghen, làm lành được vui làm ác bị khổ nghen”. Họ gật đầu, nhưng giảng sâu nữa họ chịu không nổi. Trong kinh nghiệm đi dạy học hoặc thuyết pháp tôi đã gặp, có người nói thêm họ chịu không nổi. Ví dụ như nói: Có mặt trong dòng sanh tử, làm ác thì bị khổ, làm lành thì được vui, nhưng hễ còn được vui, còn bị khổ nghĩa là còn sanh tử, mà còn sanh tử là còn có chỗ để mình lìa bỏ. Nghe vậy họ chịu không nổi, họ sẽ nói, cái ác thì tránh đúng rồi, nhưng tại sao cái thiện cũng là nhân sanh tử. Tôi trả lời, cái ác đưa mình đọa lạc, cái thiện đưa mình về cõi vui, nhưng vui hết phước rồi thì cũng quay trở lại nữa. Cái vui giống như là nụ hoa hay chén cơm ngon trong tù, còn cái khổ giống như chén cơm thiu trong tù, cả hai đều là đồ trong tù. Vậy mà có người họ chịu không nổi chỗ này, họ ấm ức: tu là làm lành lánh dữ, giờ bảo cả thiện ác đều phải tránh thì làm sao. Tôi giải thích, trước mắt là tránh ác thôi nhưng cái thiện là cái một ngày nào đó mình cũng phải tránh, câu này phải nói trước để đừng coi nặng chuyện làm công đức. Chuyện hôm nay mình học đạo hay làm phước chỉ là chuyện uống thuốc chữa bệnh thôi, đừng nghĩ một tháng tám ngày bát quan, nghe được vài thời pháp, coi được năm ba cuốn kinh, dự vài ba khóa thiền rồi về coi người ta là con mình hết là không được. Tất cả những chuyện tu thiền, nghe pháp, bố thí, trì giới đều là uống thuốc, có ai điên đến mức đi khoe người khác mình bịnh nhà mình thuốc nhiều lắm và mình uống thuốc đắt tiền. Mình không có khả năng nhìn mình như người khác, vì mình còn thân kiến. Nói theo nguyên văn trong kinh là vì mình còn đối chiếu tự ngã với địa đại, với thủy đại, phong đại, hỏa đại; còn lấy tự ngã đối chiếu với năm uẩn; lấy năm uẩn đối chiếu với cái tôi… Trong khi đó các bậc thánh không như vậy, họ nhìn bản thân họ như nhìn cái gì khác, không còn thân kiến thì họ không còn hoài nghi, không còn hoang mang tôi sẽ đi về đâu, kiếp trước tôi là gì… vì họ thấy rõ rằng mọi thứ ở đời chớp tắt liên tục và liên tục không ngừng. Thế giới này chỉ là sóng và hạt. Theo khoa học lẫn PG thì nothing is pure, massive, solid, không có gì là thuần túy, khối, nguyên chất. Tất cả đều là mix, fixed, transition. Sáng nay tôi có đọc câu chuyện rất dễ thương, một đứa cháu hỏi bà cố: Làm sao ông và bà sống với nhau 65 năm không li dị? Bà cố trả lời: Ông bà lớn tuổi rồi, ông bà sanh ra lớn lên lấy nhau trong thời điểm cái gì hư người ta fix để xài tiếp chứ không phải như thời đại của các cháu cái gì trục trặc thì throw away. Thời của tôi thì con dao còn mài bằng bánh xe đá, đôi dép tôi mang đứt tôi lấy kẽm xỏ mang lại. Cái nồi chảo mà sút quai thì lấy kẽm ràng. Thời đó cái cọng kẽm là thuộc về “thập bát ban võ nghệ”, nhà quê đi làm đồng mà áo rách cũng lấy kẽm buộc lại. Không phải như bây giờ, tuổi trẻ sướng không biết gì hết. Có cái từ ‘shoppahalism’, nghĩa là nghiện đi shopping. Một món đồ mấy ngàn đô la chỉ đem lại cho họ niềm vui có năm phút. Lật tới lật lui, nghĩ đến income mà quên outcome. Nghĩ chuyện mua được là bỏ túi, mang ra ngoài xe, lên xe là móc phone nấu cháo điện thoại, quên mất mình mua cái gì, về nhà là liệng vào trong tủ, cái receipt vẫn còn trong đó, cho nó nằm thiên thu trong tủ luôn. Chỉ biết mua mà không thèm xài chớ còn chuyện xài hư mà đem đi sửa là xưa rồi. Chỉ nghĩ mua được là mua không cần nghĩ đến hậu quả.

Tu-đà-hoàn khi không còn thân kiến, không còn hoài nghi, nghĩa là vị đó không còn thắc mắc, biết nó là chớp tắt rồi thì không còn thắc mắc xưa nó là cái gì và sau này nó sẽ là cái gì. Vì nó luôn luôn chớp tắt nên hễ nó chớp bằng tia sáng thiện thì những chớp sau sẽ là quả thiện, còn nếu chớp tắt bằng tia sáng bất thiện thì những chớp sau sẽ là quả bất thiện.

Không còn giới cấm thủ nghĩa là vị này không còn chấp nhận những giáo điều tín điều nằm ngoài tinh thần Bát Chánh Đạo. Hạng Nhị quả giảm nhẹ dục ái và sân. Dục ái là đam mê trong năm trần cảnh. Sân là bất mãn gồm ghét, ghen, sợ, giận. Trong Vi diệu pháp kể là: Sân Tật Lận Hối. Lận là bỏn xẻn không muốn cho ra, không muốn mất gì. Bủn xỉn cũng là một loại tâm sân không muốn mình Không còn giới cấm thủ nghĩa là vị này không còn chấp nhận những giáo điều tín điều nằm ngoài tinh thần Bát Chánh Đạo. Hạng Nhị quả giảm nhẹ dục ái và sân. Dục ái là đam mê trong năm trần cảnh. Sân là bất mãn gồm ghét, ghen, sợ, giận. Trong Vi diệu pháp kể là: Sân Tật Lận Hối. Lận là bỏn xẻn không muốn cho ra, không muốn mất gì. Bủn xỉn cũng là một loại tâm sân không muốn mình mất gì. Ganh tỵ cũng là sân, không muốn ai gì. Ganh tỵ cũng là sân, không muốn ai được gì.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app