Kinh Nghiệm Tuệ Quán Quyển I

Tóm tắt:

 

Kinh Nghiệm Tuệ Quán Quyển I

Người Dịch: Tỳ Khưu Giác Nguyên

Nội dung và lý tưởng rốt ráo nhất của lời Phật chỉ gói gọn trong hai vấn đề. Trước hết là nhận thức được rằng mọi hình thức hiện hữu ở đời, của bất cứ ai và bất cứ thứ gì, cũng đều là cái phải vượt qua, phải bỏ lại, không gì đáng để nắm níu, dù để thương thích hay ghét sợ. Thứ hai, phải bằng nếp sống chánh niệm và trí tuệ thường trực, người cầu giải thoát mới có dịp thấm thía rốt ráo bản chất của mọi hiện hữu mà ở bước một ta chỉ biết qua kiến thức vay mượn từ người khác, qua những gì ta nghe hay đọc rồi suy diễn, hình dung, tưởng tượng theo kiểu nhìn con cá gỗ trong đĩa để ăn cơm…

Có thấy rốt ráo thì mới giải thoát rốt ráo. Thấy ở mức nào thì giải thoát đến mức nấy.

Con đường Tuệ Quán (Vipassana) hay Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) giúp người cầu giải thoát thực hiện bước đi thứ hai ấy. Từ đó Tuệ Quán hay Tứ Niệm Xứ không phải là một pháp môn tu hành bên cạnh vô vàn những pháp môn khác có cùng tác dụng. Mà hơn thế nữa, ở đây phải được hiểu là con đường duy nhất và tối hậu giữa bao nhiêu pháp môn vốn chỉ là phương tiện buổi đầu, hoặc hỗ trợ trên đường.

Giúp người học đạo và hành thiền thấy rằng đường lối hướng dẫn nào về pháp môn Tuệ Quán, dù ở xứ nào, cũng phải có một điểm chung nhất định. Chẳng hạn tất cả phải cùng có chung một nguồn kinh điển tham chiếu là Tam Tạng (Tipitaka) và Chú Sớ (Atthakatha), đồng thời cùng nhắm vào tinh thần chánh niệm và trí tuệ. Có chánh niệm để không quên mình và có trí tuệ để nhận diện rồi buông bỏ tất cả.

Liên hệ mượn sách giấy: (cập nhật)

ĐỌC BÀI VIẾT
Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app