Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Vô Thường

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Vô Thường

VÔ THƯỜNG

Nội dung là xác định năm uẩn vô thường, người không học đạo dễ thấy chán vì thấy đề tài Tam tướng được nhắc tới lui liên tục trong kinh, nhưng người có học đạo sẽ thấy rằng đây là cơ hội tốt nhất để ta nhìn lại mình và những gì mình sở hữu, nhìn thấy, nghĩ về. Xưa nay ta chỉ hạnh phúc khi thấy mình có được cái gì đó, nay ta an lạc vì thấy mình không là gì cả, có gì xảy ra cũng không phải cho cái gọi là tôi hay của tôi. Không có trách nhiệm làm chủ, ta chỉ còn một việc để bận tâm là quan sát để chứng thánh đời này, nếu không được thì gieo duyên Ba-la-mật cho đời sau kiếp khác. Đó là việc quan trọng nhất của một người hiểu đạo. Nội dung là xác định năm uẩn vô thường, người không học đạo dễ thấy chán vì thấy đề tài Tam tướng được nhắc tới lui liên tục trong kinh, nhưng người có học đạo sẽ thấy rằng đây là cơ hội tốt nhất để ta nhìn lại mình và những gì mình sở hữu, nhìn thấy, nghĩ về. Xưa nay ta chỉ hạnh phúc khi thấy mình có được cái gì đó, nay ta an lạc vì thấy mình không là gì cả, có gì xảy ra cũng không phải cho cái gọi là tôi hay của tôi. Không có trách nhiệm làm chủ, ta chỉ còn một việc để bận tâm là quan sát để chứng thánh đời này, nếu không được thì gieo duyên Ba-la-mật cho đời sau kiếp khác. Đó là việc quan trọng nhất của một người hiểu đạo. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: “Ta đã được giải thoát”. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”. Ở đây dùng chữ ‘itthattāyāti’ nghĩa là ‘trạng thái’ chớ không phải trở lại ngôi vị hoàng hậu, hoàng đế, tướng quân, thương gia, linh mục… gì nữa. Khi mình không học đạo, mình bị chữ của và  treo trên đầu, mình làm mọi chuyện để phục vụ cho hai chữ này, và hai chữ này đã làm cho mình khổ, “tôi có cái này”, “cái đó là của tôi”. Những bài kinh này xác định mọi thứ đều vô thường, cái thấy này chỉ được rốt ráo khi dùng chánh niệm quan sát, chớ còn ngồi để tờ giấy ghi chép và nghe băng giảng thì nhiều lắm cũng như con bò nhai cỏ. Phải buông hết. Nếu thực sự có đức tin, có chánh kiến và chánh tín thì phải dành thời giờ để sống chánh niệm. Bà con nào muốn tu mà lòng hơi lừng khừng thì cứ về Miến Điện. Về Miến Điện thì đừng nghĩ là chỉ để tu thiền. Nên dành thời giờ đảo một vòng tiếp xúc với Phật tử Miến Điện. Phật tử Miến Điện rất nghèo nhưng đối với A-tỳ-đàm và Vipassanā họ rất mặn mà, khắng khít lắm. Nhìn họ mình mới tin trên đời này có thánh nhân, có người coi nặng đời sống tinh thần hơn vật chất. Người VN thích làm phước, thích xây cất, thích phô trương, chớ còn người VN tin Phật cầu đạo Vô thượng giải thoát thì không nhiều. Chỉ cần vô nghe thấy giảng năm Uẩn, 12 xứ, Tứ Đế, Vô thường, Bất tịnh tử thi thì xách dép chạy không kịp. Thiền ở Làng Mai ăn khách lắm, HT cũng giảng vô thường nhưng nói nghe đã lắm: Các con ngồi đây sẽ có một ngày lìa bỏ thân này để bắt đầu hành trình mới, các con trở về trời cao làm mây trắng, làm những đóa hoa, những ngọn sóng ngoài biển… sẽ có một ngày chúng ta sẽ gặp lại nhau như mây trời chim muông hoa cỏ trên mặt đất. Đi trên mặt đất hãy đi nhẹ nhàng đi bằng bước chân chánh niệm và trách nhiệm, đi với tâm niệm rằng từng bàn chân của chúng ta đang hôn lên mặt đất. Nghe ‘đã’ lắm, nhưng mà cái quan trọng nhất trong đạo Phật không phải là ‘đã’ mà phải thấy rõ rằng mọi thứ đang đi vun vút về phía trước và lìa bỏ ta không thương tiếc. Nếu thấy như vậy mới lạnh người và không còn lý do nào để yêu đời nữa hết. Nếu chưa qua Miến Điện được thì cứ đảo một vòng ra nghĩa trang. Tôi rời VN năm 30 tuổi tôi thấy nghĩa trang VN ghê thấy mồ. Ai sợ ma đi nghĩa trang bên đây không thấy sợ. Các mộ bia nằm thấp sát đất, không chỗ nào khuất tầm mắt. Đảo một vòng thì thấy có ông 95 tuổi, có người 21, 37… tuổi nào cũng đi. Nhìn hơi ngậm ngùi vì cũng có người lúc sống có đủ nhan sắc, quyền lực, quen biết xã hội, giờ nằm đây ai cũng như ai. Nếu quán chiếu chưa đủ thấm thì đảo một vòng là thấy mọi thứ phù du, mỉa mai. Sáng nay tôi còn sống tôi nói chuyện với bà con, facebook của tôi có mấy người quen có password, chỉ cần họ ghi một dòng: “Buổi giảng sáng mai không thể tiếp tục được, có thể tạm ngưng ít lâu trước khi tìm được vị khác. Thầy Toại Khanh được biết tắt thở lúc tám giờ sáng nay tại bệnh viện X,Y” gì đó. Tôi nghĩ chắc có một vài người họ để comments rất là buồn, có người ghi “trời ơi, sao mà yểu mệnh”, người thì ghi “thôi nhiêu đó được rồi”, kẻ thì ghi “ổng chửi quá, ổng đi là đúng”. Cứ mỗi người phang một câu rồi thì xong, ngày đầu tiên được vài chục mạng, ngày thứ hai giảm dần. Rồi thì ngày qua ngày là xong. Bữa trước tôi có coi ông bác sĩ Phạm Doãn cũng lên facebook chụp hình, ghi chép. Rồi bây giờ đi rồi. Như là chuyện giỡn chơi vậy. Có ông bên Mỹ như cư sĩ Liên Hoa, cũng quen biết quí thầy, viết bài, đăng gởi tùm lum, làm thơ, tùy bút, biên khảo. Rồi một ngày người nhà báo tin là thăng rồi. Có kẻ qua đời bỏ cuộc chơi.

Mình không quán sát nên không thấy được rằng không phải đợi đến lúc tắt thở mới là chết mà mình chết từng phút, nhiều cái chết ngắn rồi cuối cùng mới đến cái chết kia. Theo A-tỳ-đàm thì cái chết lúc cuối đời với sự biến diệt của danh sắc lúc này không hề khác nhau. Chỉ khác nhau ở một điểm duy nhất là sau cái chết thì ta tái sinh về cảnh giới khác. Cái chết chỉ là sự xuất hiện của một sát-na tâm có tên là Tâm mệnh chung, chỉ vậy thôi. Chứ còn trong từng phút thì tâm mình luôn luôn sanh diệt, thân mình luôn luôn thay đổi. Lúc mới quán chiếu danh sắc thì ta sẽ thấy sợ, sau đó thấy chán. Và rốt ráo hơn một tí thì sẽ được an lạc, nhẹ nhàng, và tự do không thể tưởng tượng được. Quí vị có thể không tin; hôm nay không tin nhưng hy vọng ngày mai quí vị sẽ tin. Vì sợ là một cảm xúc rất bồng bột và nông nỗi, qua tới cái chán là trưởng thành rồi đó. Từ cái chán này sẽ đi đến tình trạng rất thê thảm đó là mình thấy ngay cả việc tu của mình cũng là cái gì đó vớ vẩn. Bởi thân tâm mình đã là cái gì đó vớ vẩn rồi, nó có mặt ở đời này để khổ thôi, mà mình dùng nó để mình tu, khi chán rồi thì thấy chuyện tu đó cũng là vớ vẩn. Nhưng cứ tiếp tục quan sát, nhìn thẳng vào tâm trạng chán chường đó thì sẽ vượt qua nó, nếu không thì sẽ bỏ cuộc ngay. Đây là điều phải tâm niệm, phải ghi nhớ.

Ngài Asabha là một vị thiền sư Miến Điện qua dạy bên Thái, ngài đi nước ngoài vừa về tới thì nghe trong chùa báo tin một hành giả người Anh vốn tinh tấn mà ngài rất quí đòi bỏ về xứ. Ngài đoán ra được, ngài gọi ổng lên và kêu ổng nể mặt ngài ở lại ba ngày và nhớ tiếp tục tinh tấn. Ngài kêu ổng quán chiếu và nhìn thẳng vào cái chán đó đi, đến ngày thứ ba ổng nói không muốn về nữa mà muốn đi tu luôn. Phải như vậy mới được, mới đầu thì sợ, quan sát hơi thở, thấy hơi thở có ra mà không có vô thì mình chết, cái chết là chuyện ngay trước mắt mình. Cứ tiếp tục như vậy thì nó sẽ qua, giống như hành thiền lúc đầu sẽ đau; vừa đau vừa rát vừa buốt; có người thấy giống như bị liệng vào ổ kiến lửa. Có người thì những chuyện tào lao thù hận ghen tuông đổ về trong đầu như có ai phá mình. Thật ra không ai phá mình, mà từ xưa đến giờ mình phóng dật nên mình như cái đống rác. Giờ khi mình dọn nhà mới phát hiện ra. Nền gạch bóng thì ta càng dễ phát hiện bụi và cát trên đó hơn là nền đất. Khi tâm hành giả quá sạch sẽ thì ta dễ bị sốc với những phiền não. Hành giả thấy sợ thấy chán bởi tâm quá sạch, nhưng kệ nó, đó là chuyện tự nhiên. Cũng giống như cái da mình chỗ nào dày thì bôi cồn lên không rát, chỗ mỏng thì bôi lên sẽ rát, khi bị đứt thì càng rát hơn vì không có bọc bên ngoài. Cái tâm cũng vậy, khi mình sống phiền não nhiều thì giống như miếng da dày, chuyện xảy ra cũng không để lại ấn tượng gì hết, còn khi cái tâm nhạy cảm được trang bị chánh niệm và trí tuệ rồi thì cái gì xuất hiện nó cũng quan sát rõ và kỹ.

Câu thoại đầu: Câu thoại đầu: Toàn bộ thế giới này, gồm ta và người khác, đến cả cây cỏ núi sông đều nằm trong vòng chi phối của Tam tướng.

Đức Phật dạy bài kinh số 1: Năm Uẩn là Vô Thường; bài kinh số 2: Năm uẩn là Khổ; bài kinh số 3: Năm Uẩn là Vô Ngã. Chúng ta có một công thức rất nổi tiếng và đơn giản nhưng thâm sâu của Kinh Tạng đó là: Vạn hữu ở đời cũng do duyên mà có, đã có rồi phải có lúc biến mất, thay đổi, đó gọi là vô thường. Cái gì vô thường, thì đáng gọi là Khổ. Cái gì là Khổ thì không đáng gọi là Ta hay Của Ta. Đối với hành giả thiền quán hay người nghiên cứu Phật học thì đây là công thức phải nhớ.

*Ba khổ.

Khổ khổ(dukkhadukkha) gồm những gì khiến thân tâm đau đớn hay khó chịu.

Hoại khổ (viparinamadukkha) sự biến mất của những gì khiến thân tâm dễ chịu, hạnh phúc.

Hành khổ(abhisankharadukkha) bản chất lệ thuộc các duyên mà có.

Tất cả buồn vui không phải ngẫu nhiên mà có, phải do cái này cái kia. Khi thấy được khía cạnh do duyên mà có thì mình sẽ có sự thanh thản hơn, mình sẽ thấy mọi thứ là của tạm. Nói rốt ráo thì thế gian này chỉ có hai thứ: hạnh phúc và đau khổ. Hạnh phúc là gì? Là có được cái mình thích. Phải gặp thứ mình ghét thì gọi là đau khổ. Bản thân cái mình thích hay ghét đều là phù phiếm. Nhân phù phiếm thì quả cũng phù phiếm. Cái mình thích là do: tiền nghiệp, hoàn cảnh hiện tại và khuynh hướng tâm lý; ba cái này cộng lại khiến ta thích hay ghét cái gì đó. Tiền nghiệp khiến cho mình phải làm quen với thức ăn, ngôn ngữ, kiến trúc, xã hội v.v… từ đó mới thích cái này cái kia. Ví dụ đem một người Âu Mỹ về sống trong một căn nhà sang trọng bài trí xinh đẹp theo kiểu của người Tàu thì chắc là khó cho anh ta. Ngay bản thân tôi, nếu quí vị đem tôi vô một căn nhà cực kỳ sang trọng mà tôi thấy đồ nhiều quá tự nhiên tôi chóng mặt. Trong internet, nhiều khi tôi thấy người ta giới thiệu căn nhà đẹp của diễn viên này ca sĩ kia mà tôi thấy hãi hùng, y hệt như nhà bán đồ nội thất. Nhưng người từng sống trong bối cảnh đó thì họ thấy ok. Ta không thể sửa được tiền nghiệp nhưng với bối cảnh hiện tại và khuynh hướng tâm lý thì hoàn toàn có thể thay đổi. Ta không thể chọn nơi sinh nhưng có thể chọn nơi sống. Vì vậy tu là phải học để hiểu đạo, khi hiểu rồi thì mình sắp xếp cuộc sống của mình trong khả năng có được. Trong môi trường nào mình cũng có thể điều chỉnh được chớ không phải bất di bất dịch. Khuynh hướng tâm lý (tendency) cũng điều chỉnh được khi thấy không có lợi cho mình và người khác, không lợi ích cho mình đời này và đời sau. Khi thấy mọi thứ đều do duyên, thấy cái gì cũng là đồ lắp ráp (composition) thì lòng sẽ thanh thản; sống có trách nhiệm hơn vì cái gì trên đời này cũng có thể là nhân duyên cho chuyện gì đó.

Để ăn ngon lành một que kem thì ta phải cần đến vô số điều kiện. Tôi từng bị chứng buốt răng, ăn vào đồ nóng hay đồ lạnh cũng đều buốt lên tới óc. Không phải có tiền là có thể ăn được que kem, sức khỏe phải ok, răng cỏ ok, lục phủ ngũ tạng cũng ok mới ăn được que kem. Kể cả gia đạo tình yêu cũng phải ok mới ăn được que kem. Đang đi kiếm cái gate ở phi trường chưa ra mà ngó đồng hồ sắp đến giờ boarding thì có ai chặn lại mời cây kem, chai nước cũng không còn lòng dạ nào ăn uống. Tôi dài dòng như vậy để bà con nhớ dai, nhớ tới chết luôn. Cái gì cũng phải có do các duyên và hoàn toàn có thể là duyên cho cái khác.

*Ba Ái

Sắc Ái là sự đam mê trong các tầng thiền định Sắc Giới.

Vô Sắc Ái là sự đam mê trong các tầng thiền Vô Sắc.

Dục Ái là sự đam mê trong năm cảnh dục: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Người không còn 3 loại Ái này thì không còn tái sinh.

Vị thánh đệ tử nhìn thấy năm uẩn là như vậy, như những gì vừa nói, nên nhàm chán, ly tham và nhờ vậy được giải thoát. Do nhàm chán và chấm dứt Dục Ái nên không trở lui cõi Dục. Do nhàm chán và chấm dứt Sắc Ái nên không trở lui cõi Sắc Giới. Do nhàm chán và chấm dứt Vô Sắc ái nên không còn trở lui cõi Vô sắc.

Tại sao tái sinh trong Tam giới là khổ? Bởi vì ở cõi Dục giới thì ta phải chịu đủ 3 cái Khổ kể trên (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ). Khổ khổ ở đây là bệnh hoạn, tai nạn, sự đày đọa ở các khổ cảnh. Không tu hành thì từ thân người xuống ống cống làm con gián, con chuột chỉ mất có ba giây, nhưng từ ống cống ngoi lên được làm con người thì không biết bao nhiêu kiếp sống. Ở đó không có cơ hội tu hành, chỉ trông chờ một nghiệp cũ đời xửa đời xưa nào đó trổ quả để quay lên làm người. Nhưng trong một thời dài sa đọa thì cái đầu của mình khờ đi, trở lên mang thân người nhưng không biết suy nghĩ gì, chỉ biết ăn ngủ, nam nữ tìm nhau, trốn khổ tìm vui ham sống sợ chết mà thôi, không khác con thú là bao nhiêu; sống kiểu như vậy thì khi tắt thở quay xuống nữa.

* Đơn vị gốc

Ở các cõi cao không có khổ nhiều, nhưng hết tuổi thọ ở đó ta phải quay xuống cõi Dục, vì cõi Dục là đơn vị gốc của Tam giới. Bốn cõi khổ là đơn vị gốc của Dục giới, vì tâm bất thiện là đơn vị gốc của chúng sinh. Một lúc nào đó ta có đủ 4 điều kiện (gần người lành, trú xứ thích hợp, được nghe đạo lý, có hành trì) thì sanh về các cõi cao. Sống hết tuổi thọ ở đó phải trở xuống và khó mà gặp được 4 điều kiện vừa nói. Có những chỗ ở, công ăn việc làm, không cho phép mình nghe pháp, xem kinh, giữ giới, ngồi thiền. Đừng cho rằng có tiền, có tuổi trẻ, có nhan sắc, có sức khỏe, may mắn về tình cảm thì muốn tu lúc nào thì tu. Bốn điều kiện trên không phải là dễ dàng gặp. Muốn lên cõi Sắc và Vô sắc thì cần phải cố gắng, còn cõi Dục giới thì chỉ cần sống như mình thích, mở mắt ra là về bốn cõi khổ, trở về đơn vị gốc. Vì sao vậy? Vì 12 tâm phiền não chính là đơn vị gốc của chúng sinh; tu là phải lìa bỏ đơn vị gốc.

Nội dung một loạt bài kinh này là vô thường. Vị thánh đệ tử nhìn thấy mọi thứ ngay trong cảnh sắc đã vô thường, lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui, mãn kiếp này rồi là sự sa đọa qua các cõi, cũng lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui; thiện luôn ít hơn ác nên buồn luôn nhiều hơn vui. Muốn khác đi phải làm ngược lại, phải làm sao cho một ngày của mình nhiều thiện hơn bất thiện thì đời sau kiếp khác của mình sẽ vui nhiều hơn khổ. Nếu ta may mắn có được hạnh phúc nên tự hỏi “hạnh phúc là gì?” Hạnh phúc là có được cái mình thích, mà cái mình thích là do ba nhân. Chỉ sanh làm người Tàu mới ăn được tàu hủ thúi, sanh làm người Nhật mới ăn được cá sống, sanh làm người Pháp mới ăn được phô mai thúi, sanh làm người Ý mới ăn được pizza, sapaghetti từ nhỏ. Thà cho tôi cơm trắng, nước tương, dưa leo chớ cho ăn pizza suốt tôi chịu không nổi.

Vị thánh đệ tử thấy cái gì vô thường thì cái đó là khổ. Cái gì là khổ thì không đáng gọi là ‘ta’ hay ‘của ta’. Cố tình xác định một cái Vị thánh đệ tử thấy cái gì vô thường thì cái đó là khổ. Cái gì là khổ thì không đáng gọi là ‘ta’ hay ‘của ta’. Cố tình xác định một cái Tôi ở cuộc đời này giống như xác định quốc tịch ở một đất nước tệ hại. Chữ  và Của tuy mơ hồ nhưng làm chúng ta đau khổ dữ lắm. Tắt thở một cái là chữ  chữ Của trở nên vô nghĩa. Mình cặm cụi làm ăn mà người thân báo cho mình họ nợ hai trăm ngàn đô la thì những gì mình ky cóp trôi theo dòng nước. Một là đi tù, hai là xã hội đen xử. Tôi biết trên Georgia có một gia đình mỗi năm mất mấy chục ngàn cúng ‘chùa’. Cúng ‘chùa’ ở đây là gởi về VN cho người nhà nuôi đề. Tiền nuôi mấy con đề đó một năm không dưới năm mươi ngàn vì họ biết con cháu bên này giàu, họ nuôi đề khoảng hai chục năm nay. Tiết kiệm cho đã để rồi một triệu đồng đội nón ra đi.

Một loạt các bài kinh Cái Gì Là Vô Thường, Cái Gì Là Khổ, Cái Gì Là Vô Ngã có nội dung: cái gì là vô thường thì cái đó cần phải nhàm chán, xả ly, ly tham. Ly tham là sẽ được giải thoát, ly tham ở đây là lìa bỏ lòng ham thích trong đó. Dù các vị có tu tập hay không, bản thân chúng tôi có là người thế nào đi nữa, thì những gì các vị đang nghe đây nên ghi nhận. Nếu mình không chết sớm thì chắc chắn sẽ có một ngày mình làm được; hoặc ít nhất những cái biết này sẽ làm chậm lại, bớt đi tốc độ tội lỗi của mình. Quan trọng nhất là những cái biết này giúp cho mình có cơ hội gieo duyên kiếp khác, khi gặp chư Phật ra đời mình dễ dàng nhận thức, tiếp thu nhanh chóng. Một loạt các bài kinh Cái Gì Là Vô Thường, Cái Gì Là Khổ, Cái Gì Là Vô Ngã có nội dung: cái gì là vô thường thì cái đó cần phải nhàm chán, xả ly, ly tham. Ly tham là sẽ được giải thoát, ly tham ở đây là lìa bỏ lòng ham thích trong đó. Dù các vị có tu tập hay không, bản thân chúng tôi có là người thế nào đi nữa, thì những gì các vị đang nghe đây nên ghi nhận. Nếu mình không chết sớm thì chắc chắn sẽ có một ngày mình làm được; hoặc ít nhất những cái biết này sẽ làm chậm lại, bớt đi tốc độ tội lỗi của mình. Quan trọng nhất là những cái biết này giúp cho mình có cơ hội gieo duyên kiếp khác, khi gặp chư Phật ra đời mình dễ dàng nhận thức, tiếp thu nhanh chóng. Tu hành là phải nói đến công phu. Công phu lớn nhất là không phải là sự cố gắng mù quáng, mà là khả năng nhận thức.

Các bài kinh tiếp theo, Có Nhân Là Vô Thường, Có Nhân Là Khổ, Có Nhân Là Vô Ngã có nội dung: Mọi thứ đều do nhân duyên và những nhân duyên đó cùng nằm trong Tam tướng (Vô thường, Khổ, Vô ngã). Sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều do nhân duyên mà có và đều vô thường. Giáo lý Duyên Khởi là nói về sự có mặt và biến đổi của 5 Uẩn. Nhân duyên nào cũng tạo ra 5 Uẩn là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Nhân là Vô thường, Khổ, Vô ngã thì quả cũng là Khổ, Vô thường, Vô ngã.

Nhân duyên nào tạo ra 5 uẩn? Nhân duyên nào tạo ra 5 uẩn? Nghiệp, tâm, điều kiện thiên nhiên và dưỡng tố. Mọi thứ trên đời, dù tinh thần hay vật chất, đều cần đến những dưỡng tố (nutrition). Ví dụ mình mê bài bạc, thì bài bạc là thức ăn tinh thần cho đam mê của mình, thích đọc báo chí thì báo chí cũng là thức ăn cho tinh thần của mình. Tôm cua cá thịt, bánh trái rau quả là thức ăn cho tấm thân vật chất của mình. Ăn thức ăn tốt thì cơ thể khỏe mạnh không bịnh. Các nhà khoa học nói hôm nay steamer (hấp) là tốt nhất. Nướng, chiên xào hay hâm đi hâm lại nhiều lần cũng không nên, tối đa là một lần là bỏ.

ĀNANDA

Ngài Ānanda hỏi Đức Phật ý nghĩa của chữ Nirodha. Chữ Nirodha này có nhiều nghĩa: ‘ngược chiều’, ‘phản kháng’, ‘sự tiêu mất’, ‘băng hoại’. Ngài Ānanda muốn Đức Phật giải thích rộng rãi.

Ở đây Đức Phật xác nhận: Thế giới này gồm mọi hiện hữu, gọi chung là khổ. Các khổ đều do ba ái mà có.

Trở lại bài kinh Ānanda, bài kinh này có một chữ đáng để chúng ta quan tâm: ‘nirodha’; từ ngữ căn ‘rudh”, nghĩa là ‘ngược chiều’, ‘sự tiêu mất’, ‘băng hoại’. Ngược lại điều kiện hiện hữu, ngược lại điều kiện có mặt, nghĩa là tiêu hoại. Chữ ‘nirodha’ này có nhiều nghĩa, trước khi Thế Tôn ra đời nó không có nghĩa như mình biết trong kinh điển. Khi Thế Tôn ra đời thì chữ ‘nirodha’ này được hiểu ít nhất là hai nghĩa:

1. Ám chỉ Niết bàn, sự đi ngược lại dòng sinh tử

2. Ám chỉ bản chất vô thường của vạn hữu.

Mọi thứ ở đời luôn trong tình trạng sanh rồi diệt. Sanh là thuận theo điều kiện để có mặt, diệt là đi ngược lại điều kiện đó như sức khỏe, niềm vui… đều do điều kiện nào đó mà có, khi gặp phải những chướng duyên (thứ ngược lại) thì chúng không còn nữa. Vì vậy năm uẩn luôn trong tình trạng ngược và xuôi.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app