Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Cây Lau

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Cây Lau

Không Liễu Tri

“… Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn: Những ai với các pháp, Không liễu tri thấu suốt, Bị hướng dẫn lầm lạc, Vòng quanh các dị giáo. Họ mê ngủ triền miên, Họ không có tỉnh giác, Nay thật đã đến thời, Họ cần phải thức tỉnh.

Nếu diễn dịch theo cách nói ngày nay: vị Trời đứng trước Đức Phật và nói: Hôm nay có Thế Tôn ra đời rồi, đây chính là thời điểm tốt nhất để họ hồi đầu thị ngạn, cơ hội được gặp chánh pháp, Thế Tôn rất là hiếm hoi, hôm nay chính là thời điểm. Nếu hôm nay có người hỏi tôi tìm giùm cho họ một bài kệ thỉnh pháp sư ngắn gọn, thì câu kệ của vị Thiên này đáng được dùng để thỉnh pháp sư.

Việc ra đời của Thế Tôn là một đại sự nhân duyên, nên tất cả những ai còn sanh tử trầm luân, phiền não, thì hãy ghi nhớ rằng đây chính là thời điểm tốt nhất để quay đầu, tu tập, vì thời gian Thế Tôn trụ thế không có bao lâu. Đó là ý nghĩa vắn tắt câu kệ của vị Trời thưa với Thế Tôn.

“(Thế Tôn): Những ai với các pháp, Khéo liễu tri sáng suốt, Không bị dẫn lầm lạc, Vòng quanh các dị giáo, Họ chứng Chánh Đẳng Giác. Họ liễu tri viên mãn, Trên đường không thăng bằng, Họ bước thật thăng bằng”.

Thế Tôn đã trả lời bằng cách dựa vào nguyên văn lời thưa của vị Thiên đó: Phải rồi, trong lúc mọi người đang mê ngủ, đang bị lầm lạc, trên đời này đang có, đã có, sẽ có những vị không có bị cuốn vào dòng xoáy của sinh tử.

Appaṭividita: chưa được tỏ tường, không liễu tri. Pháp: 4 Đế.

dhammā appaṭividitā: Những ai với các pháp chưa được tỏ tường, thông suốt.

paravādesu nīyare: Do người khác hướng dẫn lầm lạc hoặc bản thân mình bị tà kiến dẫn dắt lầm lạc.

Nīyare: được (bị) người khác hướng dẫn.

Paravāda: ‘dị giáo’ (HT Minh Châu dịch), ám chỉ cho 62 tà kiến. Nếu nói 62 tà kiến phải dành hẳn thời gian 3 tháng, một năm hay cả một đời để giảng cũng không đủ. Bài kinh số 1 Trường Bộ kinh – Kinh Phạm Võng, trình bày 62 tà kiến, trong đó Đức Phật xác nhận rằng nội dung của 62 tà kiến này giống như lưới chụp lên trên một cái ao nhỏ. Không một con cá nào nằm ngoài, thoát ra cái lưới đó. Lưới thì lớn mà ao thì nhỏ. Khi Ngài trình bày về 62 tà kiến Ngài nói rất rõ rất đủ trong bài kinh đó.

Tất cả chúng ta ngồi trong room này, kể cả những người tự cho mình là Nam Tông, là chánh pháp, chánh kiến v.v…, chúng ta cũng thấy tất cả các pháp trong đời do duyên mà sanh nên chúng ta không mắc vào đoạn kiến, do thấy các pháp do duyên mà diệt nên chúng ta không mắc vào thường kiến. Nói thì nói cho vui vậy thôi chứ tiềm năng về tà kiến trong mỗi chúng ta vẫn trùng trùng điệp điệp, bày ra đấy không thể nào tháo gỡ cho đến bao giờ chúng ta chứng được sơ quả Tu-đà-hoàn mà thôi. Ví dụ, hôm nay chúng ta tạm thời chưa bắt gặp những giáo thuyết, những tín điều vừa ý mình, chứ còn nếu gặp những giáo thuyết những tín điều vừa ý mình thì mình sẽ lìa bỏ Phật pháp, bởi vì Phật pháp mình hiểu chưa có tới nên mình rất dễ bị cám dỗ, dễ lầm lạc bởi những giáo điều khác. Với duyên lành Ba-la-mật, những gì mình đã học thì nó sẽ không mất, nó là chủng tử, hạt giống cho đời sau kiếp khác, nhưng đó là chuyện xa vời cho một kiếp lai sinh vời vợi nào đó, còn trước mắt chủng tử tà kiến của mình vẫn bày đầy ra đó.

Tri kiến của tất cả chúng sanh phàm phu, nói theo bài kinh đó thì chúng ta cũng khó mà thoát ra khỏi cái lưới đó. Tương Ưng Bộ Kinh dạy rất rõ, chân lý chỉ có một nhưng tương tự chân lý rất là nhiều. Có 3 vị thiền sư giảng giáo lý y chang nhau, nhưng vị A có chút gì đó vừa ý mình hơn vị B, thế là mình có khuynh hướng chạy theo vị A. Chưa kể chuyện đời sau kiếp khác, sau khi nhắm mắt tắt thở, mình sinh vào một gia đình Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Ấn giáo… và lớn lên trong một môi trường tri kiến hoàn toàn khác với những gì chúng ta học trong kiếp này, nếu mà duyên lành Ba-la-mật khá một chút, chúng ta còn biết nghi ngờ những gì mình đang được hướng dẫn, nhưng nếu lơ tơ mơ, chỉ một chút cơ hội nào đó thôi thì chúng ta sẽ quay lại với tà kiến của mình ngay.

Hôm trước tôi kể chuyện anh chàng cứ chui vô tủ áo mà trốn vì ngỡ mình là hạt thóc sợ bị con gà ăn. Câu chuyện đó đối với tôi rất minh triết, vì cái khùng của anh chàng đó giống hệt phàm tánh của tất cả phàm phu. Tuy hôm nay anh ta nói rõ ràng anh ta không phải là hạt thóc, nhưng cái nhận thức đó vẫn còn mơ hồ và thiếu cơ sở nền tảng, thiếu luận cứ ghê gớm lắm, nên dù tin mình không phải là hạt thóc nhưng vẫn còn sợ con gà vì anh ta vẫn còn mơ hồ về trọng lượng mấy chục ký lô của mình, mơ hồ về hình dáng của mình. Anh ta chìm sâu vào ảo tưởng mình là hạt thóc, sâu đến mức nghĩ mình là con người nhưng vẫn còn sợ con gà không biết.

Ở đây cũng vậy, khi mình nói các pháp vô thường vô ngã, vạn pháp do duyên sanh, vạn pháp do duyên diệt, nghe rất ngon lành, nhưng mà chỉ cần có một cơ hội nào đó thôi chúng ta lập tức quay lại với tà kiến của mình ngay. Chỉ cần hôm nay ở một cảnh giới nào đó mà ở đó không có đói lạnh, không có mãnh thú, không có gai góc hầm hố; ở đó muốn gì được nấy, tự thân phi hành, bay nhảy đến mọi nơi mọi chốn mà mình muốn; ở đó mình có thể đời đời kiếp kiếp sống bên cạnh những người mình thân thương, và không có gì trái ý bất toại, thì thử hỏi trong vài chục tỷ năm có còn cảm hứng, hứng thú nghiên cứu Phật pháp hay không, vấn đề là ở chỗ đó. Thời điểm đó mà có một nhà sư, một tu nữ, một cư sĩ nào đó đến kêu gọi mình đi làm phước, hành thiền, chịu cảnh bát quan trai buổi chiều đói lạnh, thức ăn nguội lạnh ruồi muỗi, thử hỏi lúc đó mình có chịu nổi không. Hôm nay sở dĩ chúng ta tinh tấn tu hành vì chúng ta sợ chết. Cách đây vài hôm, HT Bửu Phương từ Mỹ có ghé sang trụ xứ chúng tôi ở đây, (nơi biên giới Đức này), HT khỏe mạnh lắm, vậy mà về Mỹ có mấy hôm thôi, thầy trụ trì chùa Phật Pháp có gởi chúng tôi một đoạn clip quay trực tiếp từ bệnh viện, cách đây mấy hôm HT phát hiện mình bị tai biến nhẹ và gọi phone cho Phật tử quen đưa đi bệnh viện. Tôi nghe rất ngậm ngùi, đời sống mong manh như vậy đó, chính mong manh đó là chuyện buồn, nhưng đó là hình ảnh thiên sứ nhắc nhở cho mình.

Bản tiếng Việt (“Những ai với các pháp… Họ cần phải thức tỉnh”)hơi dài nhưng trong bản Pāḷi rất gọn: Những ai chưa hiểu được các pháp (4 Đế), được hướng dẫn trong dị thuyết dị giáo, “Suttā te nappabujjhanti”, đang bị mê ngủ và chưa được giác ngộ thì đã đến thời họ giác ngộ”.

Sutta: ‘ngủ’, Suttā te: “những người đang chìm trong giấc ngủ”, “đang bị mê ngủ”.

nappabujjhanti: không chịu thức giấc.

Có một chữ rất thú vị ở đây là chữ ‘pabujjhanti’, chữ này có nghĩa rất độc đáo: ‘hiểu biết’, ‘nhận thức’. Từ đó chúng ta mới có một dịp để ôn lại một chữ trong Pāḷi, đó là chữ “chữ này có nghĩa rất độc đáo: ‘hiểu biết’, ‘nhận thức’. Từ đó chúng ta mới có một dịp để ôn lại một chữ trong Pāḷi, đó là chữ “Buddha”, danh từ là có nghĩa “Đức Phật” (một người đã tỉnh giấc, một người có sự hiểu biết về Bốn Đế), chữ này là quá khứ phân từ của chữ ‘pabujjhanti’, có nghĩa là “một người đã tỉnh giấc từ một cơn mơ, từ một giấc ngủ”, “một người đã hiểu biết”. Từ đó mới ra chữ Buddha, nghĩa là ‘Đức Phật”, và còn có nghĩa là “người tỉnh giấc từ một giấc ngủ”.

Câu trả lời của Đức Phật cũng dựa vào câu hỏi của vị Trời để trình bày: Giữa khi mọi người đang bị hướng dẫn lầm lạc, mê mờ với Bốn Đế, đang ngủ say và chưa tỉnh giấc, thì thật sự trên đời này tồn tại những con người không bị lầm lạc, không bị mê ngủ và họ là những người đã giác ngộ một cách đầy đủ viên mãn và họ bước đi thanh thản tự tại trên một con đường chông chênh gồ ghề.

Ở đây Ngài nói về ai?

[10] Bốn hạng Phật.

Sambuddhā! Ngài ám chỉ cho bậc tự ngộ. Nhìn vào căn cơ người hỏi, Ngài cố ý nói đến những bậc tự ngộ. Trong chú giải, chỗ này có nói đến hai bậc tự ngộ là Bậc Toàn Giác và Bậc Độc Giác.

Sayam: tự mình. (Viết tắt là sam). Sambuddhā: bậc tự ngộ.

Toàn Giác gồm có 3 hạng:

1- Bồ tát chuyên trí tuệ: tấn mạnh, tín yếu. Hạnh trí tuệ tu Ba-la-mật trong 20 A-tăng-kỳ.

Bậc trí tuệ giác phần chóng đắc

Vì căn cơ xuất sắc hơn thường

Trí nhân tâm tánh như gương

Nên khi quang chiếu vô thường nhận ngay.

2- Bồ tát chuyên đức tin: trí mạnh hơn khả năng tinh tấn. Hạnh đức tin tu Ba-la-mật trong 40 A-tăng-kỳ.

Bậc đức tin lâu ngày hơn trí

Vì tánh nhân ít nghĩ rõ ràng

Tánh nhân cá tánh đoan trang

Lại yêu mến chuộng dị đoan linh thần

3- Bồ tát chuyên tinh tấn: đức tin mạnh hơn trí. Hạnh tinh tấn tu Ba-la-mật trong 80 A-tăng-kỳ.

Bậc tinh tấn thì năng phục vụ

Kém khôn ngoan chẳng đủ niềm tin

Thế nên khó đắc giác minh

Lâu hơn trí tuệ đức tin mấy lần.

Chú giải của bài kinh này có nói về 4 hạng Phật:

1- Bậc Toàn Giác: có thể tự ngộ và có thể độ người

2- Độc Giác: tự ngộ mà không thể độ người

3- Thanh Văn Giác: (Sāvakabuddha) được người độ và cũng có thể độ người nhờ học lý thuyết từ Bậc Toàn Giác.

Chữ ‘Sāvaka’ ở đây còn được gọi là Chatusaccha Buddha.

4- Sutabuddha: Vị uyên thâm Phật ngôn

Theo PG Nam Tông bất cứ vị nào chứng quả A-la-hán đều được gọi là Phật, nhưng trong đó có 3 hạng:

-Phật Toàn Giác cũng là A-la-hán nhưng tự mình đắc chứng quả A-la-hán và giúp người khác chứng quả A-la-hán.

-Hạng thứ hai là Độc Giác, cũng là vị A-la-hán tự ngộ nhưng không có khả năng hướng dẫn người khác đắc A-la-hán. Asayanusayanana: Ngài nhìn căn tánh chúng sanh mà biết người này hợp với đề tài gì. Ví dụ, nhìn một người, vị Độc Giác biết rõ người này đã tu bao nhiêu kiếp, đã từng nghe pháp, từng là tỳ kheo bao nhiêu lần, là cư sĩ bao nhiêu lần, trong mỗi kiếp đã từng học về cái gì, từng thuộc lòng Tam Tạng, từng học Kinh Trung Bộ, Trường Bộ, từng học về A-tỳ-đàm, từng đắc thiền đề mục bất tịnh, đề mục hơi thở, hư không v.v… Vị Độc Giác biết rõ, nhưng khổ một chỗ bây giờ nói gì cho họ đắc đây thì Ngài không biết. Ví dụ như mình biết rõ người đang ngồi trước mặt đã từng đi qua hai chục quốc gia, từng ăn sushi, biết rõ lý lịch quá khứ dĩ vãng của vị này, nhưng vấn đề là chiều nay lựa món gì cho vừa ý người này, thì vị Phật Độc Giác không biết. Trong khi đó vị Phật Chánh Đẳng Giác thì biết rõ, Ngài biết rất rõ người đó từng đi qua chừng đó quốc gia, từng ăn uống chừng đó món, thích món gì, và Ngài biết cả chiều nay cho ăn cháo trắng với kho quẹt là tốt nhất là vì người này trong suốt thời gian qua rất ngán dầu mỡ, lại đang ăn kiêng và không thiếu ăn nên không cần đồ ngon vật lạ, và người này mới vừa trúng thực hôm qua vv.. nên chiều nay đến đây người này sẽ đói bụng và món ăn thích hợp là cháo trắng không làm khó bao tử, và là dân miền Tây Nam Bộ nên món kho quẹt bỏ tiêu cho thật nhiều sẽ nuốt được. Điều đó thì vị Phật Độc Giác không biết. Phật Toàn Giác là người tự ngộ và có khả năng độ người khác còn Phật Độc Giác thì chỉ có khả năng tự ngộ chứ không có khả năng thấu suốt người khác như Phật Toàn Giác.

-Hạng thứ ba, Thanh văn giác, là vị A-la-hán đệ tử Phật Toàn Giác tuy không có khả năng tự ngộ nhưng nhờ học hỏi Tam Tạng kinh điển và kinh nghiệm thuyết giảng từ vị Phật Chánh Đẳng Giác nên vị này có chút ít khả năng hướng dẫn người khác.

-Hạng thứ tư là Sutabuddha, vị uyên thâm Phật ngôn cũng gọi là một hạng Phật. Một ví dụ là ngài Ledi Sayadaw, ngài là phàm hay thánh mình không có rõ, nhưng tại sao tôi ví dụ vị này? Tam Tạng kinh điển được biên tập trong nhiều thời kỳ. Kinh điển đời 1 gồm Tam tạng Thánh Điển do Phật và các vị đệ tử đích truyền (trực tiếp được trao truyền từ Đức Phật như ngài Ananda, Ca Diếp). Kinh điển đời 2 gồm các Aṭṭhakathā, tức là chú giải của chánh tạng, kinh điển đời 3 là Tika, Mahatika, Anutika. Tika ra đời để giải thích Aṭṭhakathā. Mahatika, Anutika giải thích chú giải đời trước. Đầu thế kỷ 20, chuyện ra đời và bổ sung các bộ chú giải không còn nữa. Theo chỗ tôi được biết ngài Ledi Sayadaw được xem là vị soạn giả sau cùng của các bộ chú thích Tam Tạng và những công trình của ngài được PG Miến Điện kể vào kho tàng kinh điển, tài liệu nghiên cứu Tam Tạng cấp một, nghĩa là tài liệu có thể tin cậy được. Từ sau đó trở đi những vị uyên bác đa văn cách mấy đi nữa cũng chỉ được xem là tài liệu tham khảo cấp hai. Tài liệu cấp một theo tôi được biết thì ngài Ledi Sayadaw là đời cuối cùng. Ngài Ledi Sayadaw sinh 1846, tịch năm 1924. Mấy năm trước khi tịch ngài bị mù, do điều kiện làm việc thiếu ánh sáng, và do bịnh mắt bẩm sinh. Trước khi viên tịch ngài kịp thời trao truyền một phần kinh nghiệm thiền quán cho một đệ tử tên là Saya Thetgyi ông này trao truyền kinh nghiệm thiền quán học được từ ngài Ledi cho ông U Ba Khin, ông U Ba Khin trao truyền cho ông Satya Narayan Goenka.

Sở dĩ tôi đề cập bốn hạng Phật vì trong bài kệ này có chữ “Chánh Giác”

Những ai với các pháp,

Khéo liễu tri sáng suốt,

Không bị dẫn lầm lạc,

Vòng quanh các dị giáo,

Họ chứng Chánh đẳng giác

Chữ “chánh đẳng giác” ở đây mình dễ hiểu lầm chỉ cho Đức Phật, nhưng không phải, ở đây chỉ cho hai vị tự ngộ là Toàn Giác và Phật Độc Giác, nhân đó chú giải mới nói thêm bốn hạng Phật mà tôi đang giải thích: Thứ nhất là Toàn Giác có khả năng tự ngộ và có thể độ người, thứ hai là Độc Giác có khả năng tự ngộ nhưng không thể độ người, hạng thứ ba là Thanh Văn Giác không có khả năng tự ngộ, phải có thầy, nhưng bản thân mình cũng có thể làm thầy cho người khác chứng quả giác ngộ và hạng thứ tư có thể ít khi Phật tử được nghe hay được đọc thấy, đó là hạng gọi là Sutabuddha (Tạng Giác). Trong đây giải thích là Bahussuto có nghĩa là vị uyên thâm Phật ngôn, cũng gọi là một hạng Phật. Khả năng nhận thức của vị này suýt soát chạm biên giới rồi, vì vậy từ đó mới có cái thành ngữ Culla Sotāpatti (Tiểu Tu-đà-hoàn). Cái này thì do đời sau chế thôi chứ tôi thấy hễ còn phàm thì cứ nhận là phàm đi chứ còn mấp mé làm chi cho nó rối. Nhưng có điều cũng hay, những sáng chế này mang tính khích lệ. Người VN mình mấy cái vụ này chỉ có lợi bất cập hại. Nghĩa là người ta nói có cái hạng Sutabuddha chỉ cho những vị uyên thâm Phật ngôn. Mình nghe vậy thì học được ba mớ rồi len lén mua xi măng đúc tòa sen ngồi vì tưởng mình cũng giỏi rồi. Cái giỏi của người ta là như thế nào? Đó là khả năng vô ngại trong tất cả các vấn đề của kinh điển. Giỏi Abhidhamma thiệt nhưng hỏi qua Luật họ không bị kẹt. Giỏi Luật, Abhidhamma thiệt nhưng hỏi qua Tạng kinh họ không bị kẹt. Cái quan trọng nhất là cái hiểu Phật ngôn của họ thật sự có ảnh hưởng rất lớn đối với phiền não và thiện tâm của họ. Nghĩa là nhận thức Phật pháp của họ đủ để làm cho họ được an lạc thật sự. Ví dụ nói vô ngã thì họ có đời sống thực sự an lạc của một người nhận thức được lý vô ngã. Còn cái kiểu học chữ một nơi mà mình một nẻo thì chưa được gọi là tiểu Tu-đà-hoàn, Sutabuddha hay là Tạng Giác đâu. Tuy người ta còn phàm nhưng cái uyên thâm của họ đạt đến mức trọn vẹn niềm tin vào cái họ học hiểu, họ nhận thức được. Sở dĩ họ được gọi là tiểu Tu-đà-hoàn chứ không phải Tu-đà-hoàn là bởi vì hai lý do:

– Họ vẫn còn là phàm chưa có thánh trí.

– Đã là phàm thì khi tắt thở họ thành cái gì chỉ có trời mới biết. Gọi là Phật nhưng chỉ vì lòng tôn kính của thiên hạ đối với nhân vật này thôi, chứ nhân vật này tắt thở thì đi đâu có trời mà biết. Một vị Phạm thiên sống ly dục vô sân trong cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, cõi cao nhất trên tầng thiền Vô Sắc, ấy vậy mà sau khi đủ tuổi trời trên đó rồi, trở xuống nhân gian thì vị đó chỉ được có một kiếp độn thôi. Sau khi từ trên Phạm thiên xuống vị đó không có bị đọa. Vị đó có thể sanh vào các cõi Dục Thiên hay các cõi Nhân Loại một lần xem như gọi là “đền nghì trúc mai”, vì anh sống sạch sẽ quá lâu nên kiếp đầu tiên quay trở lại cõi tục lụy này anh không thể nào hòa mình được, anh phải trải qua một kiếp trung gian, giống như một trạm trung chuyển. Sau trạm trung chuyển đó rồi con người anh như thế nào chỉ có trời biết, anh cũng không biết nổi đâu, anh có thể trở thành một thợ săn, có thể là con trùn, con dế, ngư phủ, ông vua, hoàng hậu, gái điếm, ăn cướp… không gì lạ hết, bởi vì tập khí sanh tử nhiều đời luôn chầu chực chờ cơ hội mà nó xì ra, nó trào ra, nó ập ra, nó tan chảy ra, cho nên người ta nói tội khổ trầm luân là chỗ đó. Nếu chưa là thánh, thì từ cõi nào đi nữa, khả năng sa đọa vẫn cực lớn và hoàn toàn có thể. Đó là điều đáng sợ.

Cho nên trong bài kệ này vị Trời đó nói: Bạch Thế Tôn những ai chưa hiểu được bốn đế, nhiều đời nhiều kiếp bị dắt dẫn quẩn quanh trong các tín điều, tà kiến; tự mình bị tà kiến của mình dắt dẫn hoặc người khác nắm tai kéo đi cũng có; bị chìm đắm trong giấc ngủ phiền não chưa tỉnh thức thì nay là thời họ phải thức tỉnh vì Thế Tôn đã ra đời, vì chánh pháp đã được thuyết giảng, vì chúng sanh đang tồn tại. Đức Phật xác định: Đúng rồi, ai phàm cứ phàm nhưng hãy biết rằng trên đời thực sự vẫn tồn tại những người hiểu được 4 Đế không còn bị dắt dẫn trong các tà kiến, bản thân của họ đã chứng được Chánh Đẳng Giác.

Điểm hay ở chỗ là trong bài kệ của vị Trời có nhắc đến chữ “mê ngủ” (Suttā).

“Yesaṃ dhammā susammuṭṭhā, paravādesu nīyare;

Suttā te nappabujjhanti, kālo tesaṃ pabujjhitu’’nti.

“Yesaṃ dhammā asammuṭṭhā, paravādesu na nīyare;

Te sambuddhāsammadaññā, caranti visame sama’’nti.

Khi Đức Phật trả lời, ngay chỗ này, Ngài đã xài chữ ‘Khi Đức Phật trả lời, ngay chỗ này, Ngài đã xài chữ ‘sambuddhā’. Cách dùng chữ thật tuyệt vời, theo tiếng VN mình gọi là “chơi chữ”.

“Caranti visame saman” là bước đi thăng bằng, thoải mái thanh thản trên một con đường gồ ghề.

Viasame (=uneven): không bằng phẳng. Theo chú giải “không bằng phẳng” là do chủng loại chúng sanh phức tạp, mà phiền não cũng nhiều loại phức tạp; nhưng giữa cuộc đời phức tạp chông gai khúc khuỷu đó, đã là bậc thánh, bậc tự ngộ rồi thì bước đi thanh thản. Với một người có đôi chân ngon lành, có khả năng đi đứng ngon lành thì con đường cỡ nào đi cũng được. Còn mình thì sao, mình là người tàn tật, đi thì phải chống nạng, thậm chí đi phải bò, với một người không có khả năng đi đứng như vậy thì con đường càng xấu chừng nào thì càng khó đi khó trườn khó bò, khó lê lết, khó chống gậy chống nạng, khó đi xe lăn.

KINH MÊ LOẠN

Chú thích của bài kinh này y chang như bài kinh trước. Ở đoạn trên là “Những ai đối các pháp, Quá đắm say mê loạn”, thì ở đoạn dưới “Những ai đối các pháp, Không đắm say mê loạn”

“Yesaṃ dhammā appaṭividitā, paravādesu nīyare

Suttā te nappabujjhanti, kālo tesaṃ pabujjhitu’’nti.

“Yesaṃ dhammā suppaṭividitā, paravādesu na nīyare;

Te sambuddhā sammadaññā, caranti visame sama’’nti.

Khác nhau ở chữ: suppaṭividitā: “không bị mê loạn” và appaṭividitā: “mê mờ”. Khi không hiểu biết Bốn Đế thì mình cứ lan man lơ mơ y chang như anh chàng bị bịnh thần kinh tự thấy mình là hạt thóc trong câu chuyện anh chàng – con gà – hạt thóc, biết mình không phải hạt thóc vẫn sợ bị gà ăn.

Các pháp ở đời cũng vậy, khi mình thật sự còn không hiểu thì mình còn thích cái này ghét cái kia. Nếu mình biết được như thánh nhân thì cái ghét cái thích của mình dứt khoát sẽ khác đi nhiều lắm. Ví dụ, nhẹ nhất là vị Tu-đà-hoàn, nếu tính theo chi pháp trên mặt giấy thì rõ ràng trong 10 phiền não vị này chỉ mới trừ có 3 (thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ). Tuy nhiên thân kiến là cái quan trọng bậc nhất. Vị này chấm dứt, chặn đứng dòng sanh tử vô thỉ vô chung được là nhờ ở chỗ dứt trừ được thân kiến này. Thân kiến mất rồi, khả năng sinh tử không còn nữa, mấy kiếp còn lại chỉ là cái trớn mà thôi chứ vị đó không còn chấp tôi chấp ta trong năm uẩn thì còn cách nào hưởng thụ giống chúng ta. Mặc dù vị Tu-đà-hoàn có thể có chồng có vợ có con, cũng đi làm lụng, có gia tài, có sự sản nhưng họ toàn là những tay giống như “Thủy thượng phiêu Cầu Thiên Nhẫn”. Trong võ lâm ngũ bá ngoài Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, Trung Thần Thông, còn có nhân vật số sáu là Cầu Thiên Nhẫn, tay này có khả năng Thủy thượng phiêu khinh công tuyệt đỉnh đi trên mặt nước không chìm xuống, chân chỉ chạm nước nhẹ thôi. Tu-đà-hoàn được xem là những tay Thủy thượng phiêu thuộc hàng thượng thừa vẫn đi trên cõi đời này, vẫn cư trần nhưng bất nhiễm, hòa quang nhưng không hỗn tục nếu cần thì vẫn hòa với mọi người nhưng không đồng. Nói nhẹ nhẹ cho vui vậy thôi, giờ qua bài khác.

MONG MUỐN KIÊU MẠN

“… Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn: Ðối vị ưa kiêu mạn, Ở đây không điều phục, Không trí tuệ sáng suốt, Không định tĩnh nhiếp tâm, Ðộc thân trú rừng núi, Sống với tâm phóng dật, Vị ấy không vượt khỏi, Sự chi phối ma lực.

(Thế Tôn): Từ bỏ mọi kiêu mạn, Tâm tư khéo nhiếp định, Với tâm khéo tư sát, Giải thoát mọi phiền trược, Ðộc thân trú rừng núi (giới), Với tâm không phóng dật, Vị ấy vượt thoát khỏi, Sự chi phối ma lực.”

Nếu bà con đọc đoạn kệ này trong tiếng Pāḷi thì sáng trưng như ban ngày, còn nếu đọc bản dịch thì xin thưa, đời đời tôi luôn tôn trọng cảm kích công trình vĩ đại của HT Minh Châu, nhưng phải nhìn nhận trong bản dịch đôi khi làm mất rất nhiều độc đáo của chánh văn. Vì là dịch, nhất là dịch kệ nữa, nên nhiều khi bị gò bó trói buộc rất là nhiều trong chuyện chữ nghĩa vần điệu. Nhiều khi có những chữ rất là đắc dụng nhưng người ta không dám xài vì đút vô không vừa, người ta ráng gượng, ráng gồng một hồi thì trớt quớt luôn. Bản Pāḷi đơn giản lắm:

‘Na mānakāmassa damo idhatthi’, Ở đây đối với người nào không điều phục cái ngã mạn của mình.

‘Na monamatthi asamāhitassa’ không có đời sống tĩnh lặng và thiền định

Eko araññe viharaṃ pamatto, Dầu cứ sống một mình trong rừng cũng vẫn cứ dễ duôi phóng dật.

Na maccudheyyassa tareyya pāra’’nti. Không thể nào vượt qua được bờ kia của thần chết sinh tử.

Bài kệ này có điểm rất đặc biệt, chữ damo (thuần hóa, điều phục) là một trong những chữ hay nhất thế giới này. (Tiếng Anh có chữ ‘domesticate’). Trong Pāḷi là từ chữ ‘dama’. Chuyện độc đáo ở đây là câu đầu tiên trong câu trả lời của Đức Phật:

“Mānaṃ pahāyasusamāhitatto,

Sucetaso sabbadhi vippamutto;

Eko araññe viharaṃ appamatto,

Sa maccudheyyassa tareyya pāra’’nti.

“Mānaṃ pahāya” Với ai mà sau khi dứt bỏ được ngã mạn; ở đây phải được hiểu là tu giới – giới trong Tam học.

Tại sao ở đây đoạn trừ ngã mạn lại ám chỉ cho Giới học? Do trong câu hỏi của người hỏi có chữ “ngã mạn”, Ngài có nhiều cách trả lời; khi thấy người này cần phải được trả lời như vậy Ngài dùng chính chữ của họ, nhưng cho định nghĩa mới. Phật khác mình là ở chỗ đó. Ngày trước tôi xem kinh điển tôi thấy có nhiều trường hợp người ta hỏi Ngài mà cách trả lời của Ngài tôi thấy hơi ngồ ngộ. Khi thêm tuổi chút xíu thì tôi thấy ra một chuyện mà lẽ ra mình phải thấy từ lâu rồi nghĩa là thấy Ngài trả lời ngộ ngộ mà cuối cùng người đó vẫn đắc quả. Chúng sanh có nhiều thứ nhiều loại nên để hoằng pháp tế độ chúng sinh, Đức Phật đã thấu suốt hết, có khi Ngài dựa vào câu hỏi của họ và nói câu hoàn toàn mới nhưng có người Ngài dựa vào câu hỏi của họ và dùng ngay những chữ của họ. Tôi nhớ VN mình dường như có truyền thuyết (mà tôi nghĩ là chắc không có thật đâu) Nguyễn Trãi, Thị Lộ gặp nhau bên hồ Tây. Nguyễn Trãi đọc bốn câu thơ khi thấy người con gái bán chiếu:

Ả ở đâu mà bán chiếu gon?

Chẳng hay chiếu đã hết hay còn

Xuân thu phỏng độ chừng bao tuổi

Đã có chồng chưa có mấy con?

Cô gái bán chiếu tên là Nguyễn Thị Lộ đọc ngay một bài thơ đáp lại:

Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon

Cớ chi ông hỏi hết hay còn

Xuân thu mới tuổi trăng tròn lẻ

Chồng còn chưa có, có chi con.

Đó là một cách chơi chữ, người ta hỏi làm sao thì trả lời y chang như vậy, chỉ sửa lại chút xíu. Tôi dài dòng như vậy vì quí vị sẽ gặp trường hợp này nhiều lần trong những bài kinh kế tiếp. Chẳng hạn như ở đây có chữ “Mānaṃ pahāya”, nghĩa là sau khi đoạn trừ ngã mạn, ở đây phải hiểu là giới học. Nếu ai học A-tỳ-đàm thì sẽ thấy bất cứ cái ác pháp nào cũng được thực hiện từ ý niệm ngã mạn hết. Do vậy người nào diệt trừ ngã mạn thì không thể nào tạo ác nghiệp được. Ví dụ, còn nghĩ đến tôi, của tôi thì người ta mới sát sanh, nếu với một cái nhìn thấu suốt rằng mọi thứ chỉ là những sát na sanh diệt liên tục theo duyên mà đến và tùy duyên mà đi, mọi thứ chỉ là phù du lắp ráp, ghép nối, mọi thứ chỉ là sự sanh diệt chớp nhoáng phù du như bóng nắng, hoa đốm thì người ta lấy sức đâu người ta sát sanh trộm cắp thưa quí vị. Nghe có vẻ trớt quớt nhưng thật ra rất là sâu.

“Sau khi đoạn trừ được ngã mạn, khéo tu tập thiền định”

Susamāhitatto: khéo tu tập thiền định

“Susamāhitatto”: ‘Tâm định tĩnh’; ở đây chỉ cho Định học trong Tam học

“Sucetaso”: chỉ cho tâm thiện hợp trí mà cũng có nghĩa là ám chỉ cho Tuệ học. (“Su”: tốt; “cetaso”: tâm. Sucetaso”: thiện tâm). Thiệnở đây ám chỉ cho thiện hợp tríThiện hợp trí trong trường hợp này ám chỉ cho Tuệ học.

Sabbadhi vippamutto: giải thoát mọi sanh y (khandhāyatanādīsu) – uẩn, xứ, giới, đế.

Đức Phật nương theo câu hỏi đó mà nói rằng: Người cắt đã được ngã mạn, khéo tu tập thiền định, khéo tu tập tuệ học, giải thoát được uẩn, xứ, giới và đế, không bị chìm đắm trong uẩn xứ giới đế thì “Eko araññe viharaṃ appamatto” nếu một người như vậy đó dầu có sống một mình trong rừng cũng không dễ duôi.

Trong khi lời thưa của vị Trời: người chưa diệt ngã mạn, không sống thiền định, không có tuệ học, dầu sống trong rừng vẫn tiếp tục dễ duôi. Đức Phật nương theo câu hỏi đó, Ngài nói: Người cắt được ngã mạn, khéo tu tập thiền định, khéo tu tập tuệ học, qua được bờ bên kia, thoát được thần chết.

“Sa maccudheyyassa tareyya pāra’’nti”: nghĩa là vượt thoát được, qua được bờ bên kia, thoát được thần chết

Ở đây có chuyện mình cần phải biết, Eko araññe viharaṃ appamatto, dầu sống một mình trong rừng cũng tiếp tục chuyên cần. dầu sống một mình trong rừng cũng tiếp tục chuyên cần. “Sống một mình” là như thế nào? Có 4 trường hợp viễn ly:

1) Thân viễn ly mà tâm không viễn ly: nói theo trong kinh, thân sống một mình trong rừng sâu núi thẳm nhưng tâm còn chìm đắm trong sáu trần, nói một cách thơ mộng là “thân trong rừng mà lòng ngoài phố”.

2) Tâm viễn ly mà thân không viễn ly: thân dầu ngoài phố nhưng tâm đang ở trên rừng. Dù sống ở một chỗ không vắng vẻ nhưng lòng đã nguội lạnh rồi đối với trần cảnh

3) Thân và tâm không viễn ly.

4) Thân viễn ly và tâm viễn ly

Chiếc áo không làm nên thầy tu, cái chùa đúng là tịnh xứ, tịnh độ, nhưng tịnh độ đó chưa đủ mắc mớ gì đến tâm mình đâu, nếu mình sống trong cõi tịnh độ của đạo tràng tịnh viện mà lòng mình không yên thì như sống trong hang đá của cao nhân hiền sĩ mà con khỉ cứ lăng xăng. Nếu mình có cạo đầu đắp y, có ở trong chùa trong thiền viện nhưng mình cứ lăng xăng thì giống như một con khỉ trong hang đá của đạo sĩ. Có một vị Hòa Thượng người Srilanka nói câu khá thú vị: Chiếc áo không làm nên thầy tu, cái chùa đúng là tịnh xứ, tịnh độ, nhưng tịnh độ đó chưa đủ mắc mớ gì đến tâm mình đâu, nếu mình sống trong cõi tịnh độ của đạo tràng tịnh viện mà lòng mình không yên thì như sống trong hang đá của cao nhân hiền sĩ mà con khỉ cứ lăng xăng. Nếu mình có cạo đầu đắp y, có ở trong chùa trong thiền viện nhưng mình cứ lăng xăng thì giống như một con khỉ trong hang đá của đạo sĩ. Có một vị Hòa Thượng người Srilanka nói câu khá thú vị: Một người không tài không đức, mà lại có chức vụ cao, ăn trên ngồi trước thì giống như con khỉ ngồi trong bàn tiệc ở đại sảnh. Đại sảnh thì cứ hoành tráng nguy nga, bàn tiệc cứ sang trọng mỹ lệ, nhưng con khỉ vẫn là con khỉ. Đại sảnh bàn tiệc có nguy nga sang trọng cũng không thể nào cứu vãn tình trạng con khỉ của con khỉ. Con khỉ vẫn hoàn cốt khỉ. Đó là cái mình phải ghi nhận, mình tu cái gì mình thành Phật cái đó, mình tu tâm thì mình thành Phật bằng tâm còn mình tu hình thức mai mốt mình chỉ thành có cái hình thức thôi. Sanh ra thì ngó cũng hơi đẹp đẹp vậy đó nhưng không phải Phật.

RỪNG NÚI

Theo chú giải, có một vị tên là Bhummadeva (Địa cư thiên), sống trên mặt đất. Nói là sống trên mặt đất nhưng vị này có thể sống trong nhà của mình, trong ngạch cửa, hay trong buồng, dưới sàn, giường của mình thì cũng gọi chung là Bhummadeva. Có một vị Địa Cư Thiên như vậy đó, sống trong rừng, vị này nhìn thấy chư tăng tỷ kheo mỗi ngày phải vào làng xa đi khất thực, dĩ nhiên là trong điều kiện sống giữa rừng như vậy, các ngài chỉ ăn đúng bữa thôi. ‘Đúng’ nghĩa là không có điểm tâm. Chùa ngoài phố thì sáng có điểm tâm nhẹ nhẹ rồi ôm bát đi, đi xong rồi về ăn buổi trưa; buổi chiều thì Phật tử đến cúng dường nước uống, nước trái cây, sữa, kẹo sô cô la…

Vị Địa cư thiên này mới hỏi:

“Thường sống trong rừng núi,

Bậc Thánh sống Phạm hạnh,

Một ngày ăn một buổi,

Sao sắc họ thù diệu?”

Đức Phật trả lời:

“Không than việc đã qua,

Không mong việc sắp tới,

Sống ngay với hiện tại,

Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp tới,

Do than việc đã qua,

Nên kẻ ngu héo mòn,

Như lau xanh rời cành.”

Vị nào trong đời sống: “Atītaṃ nānusocanti”- không khổ tâm khi nghĩ về quá khứ; “nappajappanti nāgataṃ”- cũng không nghĩ ngợi nhiều về tương lai thì mặt mày nhìn sáng sủa.

Khi đọc chú giải, tôi nghĩ chắc chú giải chỗ này giống kinh Nhất Dạ Hiền: “Quá khứ không truy tầm, tương lai không ước vọng”, không nghĩ về sắc thinh khí vị xúc đã qua, lòng không hy cầu trông đợi về sắc thanh khí vị xúc tương lai. Cũng giống như vậy nhưng ở đây hơi khác một chút, Đức Phật giải thích: Đệ tử của ta ngày ăn một bữa sáng không điểm tâm, chiều không thức uống, y áo rất hạn chế nhiều khi rách nát vá khâu chưa kịp nhưng họ vẫn đẹp là bởi vì họ không nghĩ ngợi khổ tâm về quá khứ.

Khi tôi qua Miến Điện, Thái Lan, tôi được tăng sinh trao truyền cho cái kinh nghiệm: nếu muốn cho người ta tu tập đàng hoàng thì đưa thẳng qua Miến Điện đừng đưa qua Thái Lan. Tu học Miến Điện thì có điểm sâu sắc hơn Thái Lan. Nếu có lòng tu hành, không phải muốn sung sướng thì nên học ở Miến Điện hơn ở bên Thái Lan. Muốn để cho người ta ở Miến Điện ngon lành đừng vọng móng thì đừng cho ghé Thái Lan, nếu tăng sinh trẻ người non dạ đã ở năm ba ngày ở Thái Lan rồi thì đố mà về Miến Điện ở nổi. Ở Thái Lan, buổi sáng trời nóng lắm, đêm ngủ không được, sáng đang nằm ngủ trễ chưa dậy mà sư khều tôi dậy ăn sáng. Tôi mở mắt ra tôi bàng hoàng ngơ ngẩn. Một ông sư đi bát mà thực phẩm đủ cho sáu, tám hoặc mười người ăn. Sư đó còn nói với tôi: Tôi làm biếng lắm, lấy nhiêu đó thôi. Có những ông sư đi bát mà chở bằng xe ba bánh. Một núi thức ăn. Trong đó có sầu riêng, măng cụt, xôi xiêm, đồ luộc, đồ xào, đồ hấp…. Trong khi đó qua Miến Điện thì đói nhăn răng mà đồ ăn nguội lạnh tanh rình. Xứ sở thì dơ tàn khốc. Lên những ngôi tháp mà họ nói là linh thiêng gì đó không biết, họ bắt mình đi chân không, trời đất ơi tàn thuốc với xác trầu tràn lan trên đó. Tôi không giàu có sang trọng gì mà có cái kỵ đi chân không. Đạp nước, tôi gớm lắm, nước bọt, nước uống người ta làm đổ, hay sương gì không biết, đạp lên đó là tôi rùng mình mà giờ tôi kể cho bà con mà tôi rùng mình thêm vài cái. Hoặc đi chân không mà nhám cát cũng chịu không nổi.

Một vị tỷ kheo sống mà cứ so sánh quá khứ với hiện tại làm sao mà sống.

“nappajappanti nāgataṃ,” sống mà lấy cái hiện tại so sánh với cái tương lai làm sao mà sống. Ví dụ như nghĩ bây giờ sống Thái Lan sướng như thế này, mai mốt đi về Miến Điện không biết có được hay không. Hoặc nghĩ bây giờ mình khổ quá, mình nghe nói hình như Thái Lan tốt lắm thôi để ráng ra hạ ở Miến Điện rồi chạy về Thái Lan sống, nếu nói theo tinh thần rốt ráo của Đức Phật thì cách nghĩ như vậy là không tốt. Mình không nên nghĩ rằng trước khi mình đi qua bên đây mình ở VN sướng quá trời sướng, trước khi mình đi qua Miến Điện mình ở Thái Lan mình sướng quá trời sướng, đó là nghĩ về quá khứ. Hoặc nghĩ mai mốt hết hạ từ Miến sẽ về Thái, từ Thái sẽ về VN, mình sẽ có cơm bánh dâng tận miệng, rồi người ta tôn thờ như thần tượng. Đó là nghĩ về tương lai. Điều quan trọng nhất là vị tỷ kheo sống an lạc với từng điều kiện có được trong hiện tại. Bởi vì phải nói rằng, giá trị thật của đời sống nó chỉ là phút giây đang diễn ra trước mắt mình, right now, right here, chỉ tại đây và bây giờ, nếu mình không thưởng thức vị ngọt của nó thì coi như là không biết bao giờ mình mới thưởng thức được đời sống. Xưa tôi đọc câu danh ngôn mà không hiểu: sống mà lấy cái hiện tại so sánh với cái tương lai làm sao mà sống. Ví dụ như nghĩ bây giờ sống Thái Lan sướng như thế này, mai mốt đi về Miến Điện không biết có được hay không. Hoặc nghĩ bây giờ mình khổ quá, mình nghe nói hình như Thái Lan tốt lắm thôi để ráng ra hạ ở Miến Điện rồi chạy về Thái Lan sống, nếu nói theo tinh thần rốt ráo của Đức Phật thì cách nghĩ như vậy là không tốt. Mình không nên nghĩ rằng trước khi mình đi qua bên đây mình ở VN sướng quá trời sướng, trước khi mình đi qua Miến Điện mình ở Thái Lan mình sướng quá trời sướng, đó là nghĩ về quá khứ. Hoặc nghĩ mai mốt hết hạ từ Miến sẽ về Thái, từ Thái sẽ về VN, mình sẽ có cơm bánh dâng tận miệng, rồi người ta tôn thờ như thần tượng. Đó là nghĩ về tương lai. Điều quan trọng nhất là vị tỷ kheo sống an lạc với từng điều kiện có được trong hiện tại. Bởi vì phải nói rằng, giá trị thật của đời sống nó chỉ là phút giây đang diễn ra trước mắt mình, right now, right here, chỉ tại đây và bây giờ, nếu mình không thưởng thức vị ngọt của nó thì coi như là không biết bao giờ mình mới thưởng thức được đời sống. Xưa tôi đọc câu danh ngôn mà không hiểu: “Nếu ngay bây giờ bạn không thể hạnh phúc thì suốt đời này bạn không thể hạnh phúc”. Câu này rất dễ hiểu lầm. Phải hiểu thế này, nếu ngay hiện tại mà không chịu an lạc, cứ trông đợi hy cầu ở tương lai thì biết kiếp nào mới an lạc đây. Trong khi đó thực ra mà nói, hiện tại dù chát chua cay đắng cỡ nào đi nữa, đắng hay ngọt là do mình. Tôi biết khi nói vậy nhiều người nghĩ tôi đạo đức giả hoặc nghĩ tôi sung sướng quá nên nói vậy. Điều kiện nào cũng là một bối cảnh hạnh phúc và đau khổ. Do mình thôi. Có câu chuyện, một người mẹ nói với con: Ở Mỹ này người ta tệ quá, má lớn tuổi như vậy, đứng trên xe bus Phúc Lộc Thọ mà người ta không nhường chỗ cho má, một người lớn tuổi mà họ đối xử tệ như vậy. Đứa con trai nói: Con lại nghĩ khác, người ta không thấy má già thì làm sao người ta nhường đây. Nghe như vậy bả nhe răng cười. Hôm sau đi chợ bả về vẫn buồn, đứa con trai hỏi có chuyện gì, bà nói: Hôm nay có đứa nhường chỗ cho má, chắc là thấy má già. Câu chuyện đó tôi rất tâm đắc. Người ta không nhường chỗ cho mình thì mình buồn vì nghĩ người ta không tôn trọng mình nhưng nghe giải thích là người ta không thấy mình già thì mình lại vui, hôm sau người ta nhường chỗ cho mình, mình lại buồn vì nghĩ người ta coi mình già. Rồi có một bà nọ ở gần chùa làm công quả, bà có hai đứa con gái một đứa bán áo mưa, một đứa bán nhang. Cứ mỗi lần trời mưa, nhớ đứa bán nhang, bà khóc; mỗi lần trời nắng nhớ đứa bán áo mưa bà khóc. Trụ trì hỏi lý do, khi biết ra ông nói: Sao trời nắng bà không nghĩ đứa bán nhang, trời mưa thì bà nghĩ đứa bán áo mưa, nghĩ vậy thì bà đâu có khóc. Vấn đề là bà nghĩ tréo cẳng ngỗng. Vấn đề do mình suy nghĩ thôi. Đó là những câu chuyện tôi không coi là chuyện cười mà đó là bài học sống rất đẹp, rất cần thiết, rất là minh triết, kể hoài không chán. Vì vậy, sống trong hiện tại thì nó làm sao, sống y chang như vậy, đừng thêm bớt gì hết, đó chính là nghệ thuật dưỡng sinh. Trong chú giải có giải thích thêm một điều nữa là khi thân có an thì tâm mới lạc, cái tâm mình an lạc thì cái thân an lạc theo. Cho dù có bơ sữa sung sướng nhung lụa cách mấy mà tâm không có yên thì dứt khoát người đó không an lạc, nhưng nếu người đó chân lấm tay bùn mà cái tâm ok thì tôi bảo đảm người đó được an lạc. Một người dù cho giàu có đến mấy mà đời sống tâm linh nghèo nàn thì tôi rất nghi ngờ về khả năng hạnh phúc của họ, và nếu đó là người thân của tôi thì tôi rất là lo ngại, không yên tâm. Nhưng nếu người đó đời sống vật chất có khó khăn nhưng tôi biết là một người uyên thâm Phật pháp, đây là một hành giả rất là tinh tấn thì khả năng an lạc rất là lớn. Nếu quí vị nói với tôi rằng người đó an lạc người đó hạnh phúc, tôi tin ngay, tôi không nghi ngờ. Vật chất ok mà tinh thần không ok thì khả năng an lạc không ok. Trong đây có giải thích một điều thế này, khi mà cái thân an lạc thì sẽ nó sẽ tạo ra cái sắc tâm dễ coi. Đó là một giải thích rất chuyên nghiệp. Một người không đẹp nhưng có thiền định, sống không bị phiền não thì thấy họ sáng. Tôi có dịp nhìn thấy những người như vậy, ví dụ sư Thiện Phúc, rất tinh tấn, mỗi lần vị này xả thiền tôi nhìn tôi biết, trông lấp lánh mà lạ lắm, nhìn da hồng mà người dễ thương lắm, nhìn tịnh lắm. Còn những người héo sầu, như tôi biết, một vị sư bạn sắp hoàn tục tôi không kể tên làm gì, chuyện buồn lắm, xin cứ xem cuộc đời như khúc hát, đoạn nào buồn xin bỏ bớt cho vui; tóc thì dài, tâm tư thì trời ơi đất hỡi mới hoàn tục chứ, nhìn ổng thấy nản làm sao đâu, sống hoàn tục mà. Nhưng một người tân thọ sa di, họ mới vào cửa đạo, họ vui vẻ, đức tin còn trọn vẹn, giới hạnh còn sạch sẽ chưa kịp lấm nhơ, họ đẹp lắm. Không phải do đẹp trai mắt mũi ngon lành mà đẹp do trong tâm phát ra. Người ta nói cái nết đánh chết cái đẹp, (dù đôi khi cái đẹp đánh bẹp cái nết, chuyện đó tính sau), dù không đẹp lắm nhưng ăn nói lễ phép, đi đứng nói năng từ tốn điềm đạm thong thả nhìn cũng hay hay. Còn đẹp thiệt nhưng ăn nói vô duyên, chưa nói đã cười, lóc chóc, nhìn cũng nản, cái tâm ảnh hưởng đến sắc tâm là chỗ đó. Nếu một người có nội tâm an lạc tĩnh lặng, dứt khoát họ phải thong thả tự tại ghê gớm lắm. Đây chính là nội dung bài Kinh Rừng Núi. Chúc bà con một ngày vui, hẹn ngày mai.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app