Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Thắng

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Thắng

ĐỜI

Lokasutta

Trên gì thế gian sanh?

Trên gì được giao tiếp?

Thế gian chấp trước gì?

Trên gì đời khổ não?

Tùy theo cơ duyên chúng sinh đang đối diện, có những trường hợp khi phân tích về thế giới này Đức Phật chỉ gọi một chữ thôi: “Khổ”. Tất cả mọi hiện hữu là khổ. Trong hình thức nào đi nữa, có mặt ở đời là khổ, vì hễ có mặt là có lúc ra đi. Bất cứ cái gì trên đời này nếu muốn ra đi thì có một cuộc nổi loạn, một cuộc đảo chánh, kể cả cuộc đảo chánh bất thành cũng gây ra những xáo trộn phiền phức ghê gớm lắm, còn nếu cuộc đảo chánh thành công thì mọi thứ được thay đổi toàn diện.

Với cơ thể mình, muốn chết đâu phải dễ. Phải có cuộc nổi loạn trong đó và uống thuốc là trấn áp biểu tình, là vận dụng điều động cảnh sát công an để trấn áp. Điều động thành công nghĩa là uống thuốc có hiệu quả, còn nếu không hiệu quả thì cơ thể đã đến lúc xong xuôi rồi. Như biểu tình ở Libya kết thúc chính quyền Gadhafi, cuộc nổi loạn dàn xếp không được thì vị nguyên thủ phải ra đi, trước khi ra đi thì máu đổ thịt rơi, cơ thể mình cũng vậy đó. Nói như vậy có nghĩa là một ngón tay mà muốn cắt đi, một lá phổi hay thận gan muốn cắt bỏ cũng trải qua một cuộc biểu tình như vậy. Trên hết và sau cùng, tấm thân mình cũng vậy, trước khi muốn kết thúc thì có bao nhiêu rắc rối. Hễ có sanh phải có diệt, muốn có diệt phải có vấn đề, có rắc rối mới diệt được. Nói gọn lại, hễ có mặt trên đời là khổ. Có khi Đức Phật nói vắn tắt: “mọi hiện hữu là khổ” (Sankhittena pancupadanakhandha dukkha.). ‘Sankhittena’: ‘nói gọn lại’, briefly, ‘nói rốt ráo’. Có khi Ngài nói chỉ cần có mặt năm uẩn là khổ. Có chỗ Ngài không nói năm uẩn, Ngài nói danh sắc, nói theo thế gian là có tinh thần có vật chất, có phần hồn có phần xác là khổ. Có chỗ Ngài nói là ba khổ: khổ khổ, hành khổ, hoại khổ hoặc Ngài nói sự có mặt của sáu căn là khổ. Tùy nhân duyên người nghe mà Ngài trình bày theo cách nào. Có người thích nghe năm uẩn, có người thích nghe 6 xứ, có người thích nghe 3 khổ, 3 hành, có người thích nghe danh sắc, có người chỉ nghe một chuyện: có mặt ở đời là khổ. Có người thì phải phân tích sâu rộng họ mới đắc đạo.

Trong bài kinh này, người hỏi hợp với con số 6. Có chỗ Đức Phật nói con số 12: 6 nội xứ, 6 ngoại xứ. Có chỗ Ngài nói thêm, 6 căn, 6 cảnh, 6 thức, người học A-tỳ-đàm nghe là hiểu, vì theo A-tỳ-đàm, khi nói con số 18 thì 6 căn không biết gì hết mà chỉ là 6 điều kiện vật chất cho tâm dựa vào đó. Phải có thần kinh thị giác (thuộc về vật chất) thì mới có nhãn thức (cái biết của mắt) để ghi nhận hình này xanh, đỏ, vuông, tròn, dài ngắn… Khi kể 18 giới thì phải kể 6 căn và 6 thức riêng. Khi kể 12 xứ thì kể 6 căn là đủ. Khi Ngài chỉ nói 6 căn thôi thì mình biết Ngài muốn nói gọn, phải hiểu ngầm là bao gồm luôn cả thức và thần kinh; và con số 6 này tiêu biểu cho 6 căn và 6 thức, và con số 6 này là cội nguồn của mọi thứ đau khổ ở đời. Dù chúng ta là ai đi nữa, giáo hoàng, tổng thống hay ăn mày, dầu thế giới này có rộng lớn bao nhiêu đi nữa, chỉ gói gọn trong số 6 này thôi. Bỏ đi những gì ta có thể nhìn thấy, bỏ đi những gì ta có thể nghe bằng tai, bỏ đi những gì ta có thể ghi nhận bằng mũi, bằng vị giác, bằng xúc giác, bằng tư tưởng, thì toàn bộ thế giới này thành zero. Nếu không biết đạo thì thấy thế giới này đầy đủ hết: núi non, cây cối, sông hồ, chim muông, kênh rạch. Chính vì vậy ở đây Đức Phật trả lời: 6 nội xứ. Y cứ trên 6 nội xứ này thì mới có 6 ngoại xứ. Bài kinh này ngụ ý thế giới này là thế giới của đau khổ, thế giới này là thế giới của sự lắp ráp, thế giới này là thế giới của sự lệ thuộc các điều kiện. Người có trí, có duyên lành, nghe như vậy là họ đắc.

Tại sao gọi là lệ thuộc? Ở cõi Dục giới, hãy thử tưởng tượng nếu con mắt của quí vị có vấn đề nhìn không được, như tôi chẳng hạn, sáng mai quờ tay không thấy cặp mắt kiếng là khổ rồi. Cặp mắt kiếng mà bị bể hay mất là xong luôn. Cách đây một năm tôi bị ù tai suốt mấy tháng trời, ngồi yên mà nghe u u như mình bị nước trong lỗ tai. Cái lưỡi mình khi bịnh, ăn gì cũng lạt. Cái mũi mình nghẹt. Chỉ cần như vậy, không cần đau nhức quằn quại, chỉ cần con mắt mờ mờ không rõ, lỗ tai ù ù chớ chưa điếc, lỗ mũi thì yếu, lưỡi thì cũng không còn nhạy nữa, tay hơi tê tê thôi, nhiêu đó thôi là thấy đời sống mình có vấn đề rồi. Có những khi đầu óc mình mụ mẫm nghĩ không ra, có khi do buồn ngủ, hoặc bực mình, hoặc quên nhiều quá. Chỉ cần 6 căn của mình có một chút vấn đề là mình không an lạc. Chính vì chỗ này mà Đức Phật dạy: toàn bộ thế giới này là thế giới của khổ, y cứ trên 6 căn. Bài kệ tuy ngắn gọn nhưng rất quan trọng:

– Trên sáu, thế gian sanh,

Trên sáu, được giao tiếp,

Thế gian chấp trước sáu,

Trên sáu, đời khổ não.

Nói đến số 6 là ngụ ý số 12, và số 18, nhưng trong trường hợp này Ngài chỉ nói số 6 theo câu hỏi của người hỏi. Toàn bộ thế giới này nằm trong sự lắp ráp, lúc thì sống bằng cái thấy, lúc thì sống bằng cái nghe, ngửi, nếm đụng và suy tư. Thế giới này là thế giới của lệ thuộc. Sáu căn, 6 thức có một chút vấn đề là không xong. Muốn có được nụ cười trên môi đừng tưởng dễ, đừng nghĩ là cái miệng muốn cười là cười. Thử xem bị tiêu chảy mà không biết nhà vệ sinh nằm ở đâu có còn cười được không, nhức răng có cười được không, gia đình đang có vấn đề có cười được không. Để có nụ cười nhỏ xíu trên môi cần một tỷ điều kiện. Đang vui mà hột bụi chút xíu lọt vô mắt của mình thì nụ cười nào cũng tắt, phải lo lấy nó ra rồi mới cười tiếp được. Cái hạnh phúc trên đời này nó mong manh như vậy, một nụ cười mà cũng khó. Thế giới này là một thế giới sống trong sự lệ thuộc, là sự lắp ráp, không có gì là tinh tuyền là độc nhất. Cái gì lắp ráp và lệ thuộc thì cái đó không bền. Thế giới này vừa giả, vừa tạm, vừa rỗng. Nói đến số 6 là ngụ ý số 12, và số 18, nhưng trong trường hợp này Ngài chỉ nói số 6 theo câu hỏi của người hỏi. Toàn bộ thế giới này nằm trong sự lắp ráp, lúc thì sống bằng cái thấy, lúc thì sống bằng cái nghe, ngửi, nếm đụng và suy tư. Thế giới này là thế giới của lệ thuộc. Sáu căn, 6 thức có một chút vấn đề là không xong. Muốn có được nụ cười trên môi đừng tưởng dễ, đừng nghĩ là cái miệng muốn cười là cười. Thử xem bị tiêu chảy mà không biết nhà vệ sinh nằm ở đâu có còn cười được không, nhức răng có cười được không, gia đình đang có vấn đề có cười được không. Để có nụ cười nhỏ xíu trên môi cần một tỷ điều kiện. Đang vui mà hột bụi chút xíu lọt vô mắt của mình thì nụ cười nào cũng tắt, phải lo lấy nó ra rồi mới cười tiếp được. Cái hạnh phúc trên đời này nó mong manh như vậy, một nụ cười mà cũng khó. Thế giới này là một thế giới sống trong sự lệ thuộc, là sự lắp ráp, không có gì là tinh tuyền là độc nhất. Cái gì lắp ráp và lệ thuộc thì cái đó không bền. Thế giới này vừa giả, vừa tạm, vừa rỗng. Giả ở đây nghĩa là giá trị nào cũng tương đối; ở thời điểm này, chỗ này là hay, thời điểm khác chỗ khác không còn hay nữa. Trái sầu riêng ở nhà ông A là ngon, nhưng ở nhà ông B chưa chắc. Có những người bỏ ra cả ngàn đô la mua hộp kem bôi mặt, nhưng các vị đưa cho tôi một rổ mỹ phẩm tôi biết làm cái gì. Một bộ soirée mấy ngàn đô la chỉ có giá trị cho người sắp làm cô dâu chớ với người khác đâu có giá trị. ở đây nghĩa là giá trị nào cũng tương đối; ở thời điểm này, chỗ này là hay, thời điểm khác chỗ khác không còn hay nữa. Trái sầu riêng ở nhà ông A là ngon, nhưng ở nhà ông B chưa chắc. Có những người bỏ ra cả ngàn đô la mua hộp kem bôi mặt, nhưng các vị đưa cho tôi một rổ mỹ phẩm tôi biết làm cái gì. Một bộ soirée mấy ngàn đô la chỉ có giá trị cho người sắp làm cô dâu chớ với người khác đâu có giá trị. Tạm là không bền, có đó rồi mất đó. là không bền, có đó rồi mất đó. Rỗng (asāra) là không có cốt lõi, không có gì căn bản cội rễ bên trong, như thể măng tre, bẹ chuối, lột từng bẹ lột miết thì không còn gì hết. Nói ông nào đó giàu, tháo chừng ba bẹ là ông ta không còn gì nữa: Bẹ thứ nhất, điều kiện kiếm tiền của ổng, chỉ cần lý do nào đó làm cho ổng mất điều kiện kiếm tiền là hết, chỉ cần đi casino hay kép nhí là xong; bẹ thứ hai, gia đạo có có vấn đề, có bịnh hoạn hay thiếu đạo đức là xong; lột cái bẹ thứ ba là tài sản, thì không còn gì hết.

Tóm lại nội dung bài kinh này: thế giới này là lắp ráp, là lệ thuộc, là đồ giả, đồ tạm, đồ rỗng, chỉ là mụt măng là thân chuối. Thỉnh thoảng nửa đêm giật mình thức dậy, khát nước, rớt mền… sực nhớ mình sẽ chết, có những bữa chết điếng. Sáng hôm nay tôi cũng bị trường hợp như vậy, nói theo đạo thì tốt cực kỳ, vì chỉ như vậy mình mới có cơ hội nhìn lại mình, chứ còn bây giờ có nói huyên thiên về thế giới này cũng không gì hiệu quả bằng cái chết, chính cái chết mới nhắc nhở mình điều mình vừa học. Khi còn sống thì móng tay mọc dài chịu không nổi phải cắt, tay khô thì bôi lotion, áo mặc phải vừa vặn, có tiền thì đổi xe đi cho êm, đùng một cái, khi cái thân này không còn thở nữa thì cái gì cũng bỏ hết. Ở đây thỉnh thoảng tôi ghé tiệm đồ cũ xem có cái gì tốt thì lượm về. Có những bộ đồ như áo thun hoặc giày tất, dao kéo nguyên bộ, tôi nhìn mà rùng mình vì ngờ ngợ đây là của một người đã chết, nhất là những bộ đắt tiền mà bán chỉ còn 1/10, hay 1/20 giá. Quí vị có dịp sang Thụy Sĩ mà dành một tuần lễ cùng với tôi đi tiệm đồ cũ thì có thể lấy lại tiền vé máy bay. Những bộ nồi bạc giá ngàn đô la chỉ còn giá một hai trăm; hoặc họ mua đồ mới bỏ đồ cũ, hoặc họ không còn trên hành tinh này nữa. Cũng có thể là đồ của nạn nhân rớt máy bay vừa rồi không chừng, hay đồ của ai đó vừa ra đi, đồ second-hand là vậy.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app