Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 7: Tương Ưng Bà La Môn

CÀY RUỘNG (Kasibhāradvājasutta)

Kasi’: ‘cày ruộng’, động từ căn ‘Kas’: ‘cày’. Trong tiếng Pāḷi có chữ ‘ākāsa’: ‘hư không’ (space). Có chỗ giải thích “Hư không là chỗ mình không thể cày xới được”, giống như trong kinh nói lúc sắp niết-bàn Đức Phật có giảng một câu kinh (4 cái Không, Kinh Pháp Cú):

Trên hư không không từng có dấu chân chim.

Ngoài bát thánh đạo không có thánh nhân.

Vạn hữu không thể nào có sự vĩnh cửu.

Chư Phật không hề có sự dao động.

(Kinh Pháp Cú 255, Phẩm Phật Đà)

Ākāseva padaṃ natthi,

samaṇo natthi bāhire.

Saṅkhārā sassatā natthi,

natthi buddhānamiñjitaṃ.

Sở dĩ tôi nhắc câu kệ này vì có liên quan đến chữ ‘hư không’. Sở dĩ tôi nhắc chữ ‘hư không’ vì có liên quan đến chữ Kas (cày). Sở dĩ nhắc đến chữ cày vì đang học bài kinh ông Bà-la-môn cày ruộng. Nghe qua giống như lạc đề nhưng tôi đang giảng ‘liên khúc’. Hãy tập nhìn một chữ nhưng thấy ra cả trăm chuyện.

heo Chú giải, ông Bà-la-môn này sau khi trở thành Phật tử một thời gian thì xuất gia và chứng A-la-hán. Một lần ông gặp Đức Thế Tôn trong lúc đang chuẩn bị hướng dẫn người làm cày ruộng, ông nói: “Tôi có làm mới có ăn, còn ngài sao không làm gì hết mà cứ đi xin hoài vậy”. Trong chánh kinh chỉ ghi như vậy, nhưng trong Chú giải thì nói ông này là một người đại trí, ông nói vậy chỉ vì muốn nghe Phật nói điều gì đó. Dĩ nhiên tôi đâu gặp Phật nhưng trong đời tôi gặp một vài người, nhiều khi tôi cũng bịa ra điều gì đó hỏi để tôi được lắng nghe. Tôi nhớ một chuyện xảy ra trong đời tôi, vào năm 1993, tôi gặp HT Minh Châu trên sân Vạn Hạnh. Tôi chào và tôi tiếc lắm, con người này một câu nói cũng đáng. Tôi nhớ tôi có hỏi một câu: Bạch ngài, một tăng sinh Nam Tông trẻ như con nên chuẩn bị cái gì. Đến bây giờ tôi vẫn nhớ câu nói của ngài, ngài suy nghĩ rất nhanh. Ngài nói: Nếu là Nam Tông, ngoài tiếng Pāḷi thì sư nên học tiếng ĐứcKinh điển Nam Tông tiếng Đức rất nhiều và phong phú hơn cả tiếng Anh nữa. Tôi nghĩ đây là một câu nói không phải nói qua loa mà là một sự thấm thía trao truyền nói bằng cả tinh thần trách nhiệm, làm tôi nhớ đến bây giờ. Tôi nghĩ rằng tôi có một cái tính (tạm gọi là tốt) là tôi hiếu học và rất trân quí người tài. Hồi đó tôi từng ở Lê Quang Định và thường gặp cụ Bùi Giáng. Muốn nghe cụ nói chuyện thì phải biết “lịch làm việc” của cụ. Sau 10 giờ sáng mà quán nhậu mở cửa thì cụ sẽ say bí tỉ tới khuya, trước 10 giờ sáng thì cụ còn tỉnh lắm. Thỉnh thoảng gặp cụ ngoài đường, một vài lần tôi đưa cụ qua đường. Những lần như vậy tôi hỏi “bác muốn đi đâu”, bữa thì ổng nói muốn đi Già Lam, bữa thì nói muốn đi chùa Dược Sư, ổng thường la cà những chùa đó vì sách vở nhiều, những lúc đó tôi hay tranh thủ hỏi này hỏi kia. Tôi kể chuyện đó là ý muốn nói, ông Bà-la-môn Kasi Bhāradvāja cũng vậy, nhìn Đức Phật là ông nghĩ con người này sẽ có cái gì đó hay ho nói cho mình nghe, và muốn được nghe Đức Phật nên ông mới hỏi câu trên. Đức Phật trả lời: Có chớ, ta có cày ruộng chớ, nhưng ta cày theo cách của ta. Lòng tin là hạt giống, khổ hạnh (sự tinh tấn) là mưa. Trí tuệ là cái cày, Tàm Úy là cán cày, Ý căn là dây cột…

Chú giải giải thích ‘ý căn’ (mano) là từ đồng nghĩa với chữ ‘tâm’ (cittaṃ). Tâmở đây là chỉ cho Tâm Như Ý Túc, nói theo A-tỳ-đàm là các tâm đổng-lực, các tâm thiện-hiệp-thế hoặc thiện- siêu-thế. Trước khi thành Phật, Ngài dùng tâm đại-thiện-dục-giới, sau khi thành rồi Ngài sống phần lớn bằng tâm-tố, tâm làm những việc lẽ ra phải làm bằng tâm đại-thiện, nhưng tâm đại-thiện thì để lại quả báo còn tâm-tố thì chỉ có làm nhưng không để lại kết quả cho đời sau.

Bài kinh này hay là ở nhiều lớp (slice). Lớp đầu tiên, giống như một cách nói mẹo, Đức Phật nói mình cũng làm ruộng, làm ruộng ở đây chỉ cho sự tu tập. Ngài vốn là vua, Ngài đâu cần phải cày bừa cuốc xới, đổ mồ hôi, dù Ngài ở ngoài hay trong đạo, Ngài cũng không phải động tay với công việc nặng nhọc. Nhưng ở đây Ngài nói Ngài vẫn cày ruộng là ý muốn nói Ngài vẫn sống xứng đáng với sự cúng dường của cư sĩ, không phải là người đến giờ thì ăn còn ngoài ra thì trùm mền ngủ, mà Ngài đã sống xứng đáng với sự cúng dường của nhân thiên. Đó chỉ là lớp đầu tiên. Nằm sâu bên dưới, thật ra, nói một cách phũ phàng, cũng trong Tương Ưng này, Đức Phật xác nhận rằng ngày nào còn có mặt trong Tam giới thì ngày đó từng người trong chúng ta dù phàm hay thánh vẫn cứ là người nông phu trên cánh đồng sanh tử mà thôi. Vì trên cánh đồng đó người nông phu phải ‘đổ mồ hôi sôi nước mắt’, có khi phải đổ cả máu để đổi lấy hạt thóc lúa trên cánh đồng, “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chỉ để có một hột cơm trên mâm ăn thì bao nhiêu mồ hôi phải đổ ra. Dù phàm hay thánh hễ có mặt trên cõi đời này, chúng ta luôn là những nông phu. Có điều, có người thì có tiền thuê nhân công, công cụ phương tiện làm việc hiện đại, thu hoạch nhiều, người thì không có đất phải đi làm tá điền, khi trừ hết nợ nần thì không còn là bao, đó là nói theo nghĩa đen. Còn nói theo nghĩa bóng, hễ có mặt trong Tam giới này, có người phải đi tu thiền mới về được cõi Phạm thiên, phải làm được các phước thiện bằng tâm Thiện Dục Giới thì mới về được các cõi Nhân Thiên dục giới còn không thì sau khi sống bằng các tâm bất thiện, (cũng là một cách cày xới, nhưng là cách cày xới thất bại) thì sẽ dẫn về các đọa xứ. Chung quy lại, hễ còn có mặt trong cõi Tam giới này thì vẫn từng phút từng giây, từng ngày từng tháng, từng năm từng thời đoạn trong đời sống đều phải liên tục cày xới. Dù cho có trùm mền nằm thiêm thiếp, bán thân bất toại, nằm bất động, ngay cả trong phút đó anh vẫn là nông phu tiếp tục cày xới trên cánh đồng sinh tử bằng những gì anh nghĩ trong đầu. Nói theo A-tỳ-đàm, dầu tay, chân, miệng mình không làm việc nhưng hễ còn tâm thức thì rõ ràng là đang gieo nghiệp, nghĩa là đang cày bừa cuốc xới chuẩn bị mùa thu hoạch nào đó cho kiếp sau, đó là nói về phàm. Nói về thánh, hễ còn mang thân ngũ uẩn này thì vị đó còn phải chấp nhận sự sanh và diệt của danh sắc, nếu là vị thánh đó còn ở cõi Dục giới, nhất là cõi Người, còn mang thân này vị đó còn phải chịu đi đứng, tắm rửa, vệ sinh thân thể, quét nhà, v.v… Tôi không phải là thiền sư, không phải là hành giả, nhưng thỉnh thoảng khi đứng trong phòng tắm mà thấy mệt, mỗi ngày phải chăm sóc cục nợ mấy chục ký lô này mệt quá, mỗi ngày phải cho nó ăn, nó đau nó nhức, nó nực nó lạnh, nó ngứa nó tê… cứ như vậy mà phải hầu nó từ sáng đến chiều, đó là cày chứ còn gì nữa. Đâu phải cày là cứ phải đi làm lụng kiếm tiền mua miếng cơm manh áo, thật ra cứ còn tấm thân này thì còn là nông phu. Đọc phớt qua thì thấy bài kinh này Đức Phật tìm dịp để thuyết giảng chánh pháp, nhưng chiều sâu của bài kinh này là: Bài kinh này hay là ở nhiều lớp (slice). Lớp đầu tiên, giống như một cách nói mẹo, Đức Phật nói mình cũng làm ruộng, làm ruộng ở đây chỉ cho sự tu tập. Ngài vốn là vua, Ngài đâu cần phải cày bừa cuốc xới, đổ mồ hôi, dù Ngài ở ngoài hay trong đạo, Ngài cũng không phải động tay với công việc nặng nhọc. Nhưng ở đây Ngài nói Ngài vẫn cày ruộng là ý muốn nói Ngài vẫn sống xứng đáng với sự cúng dường của cư sĩ, không phải là người đến giờ thì ăn còn ngoài ra thì trùm mền ngủ, mà Ngài đã sống xứng đáng với sự cúng dường của nhân thiên. Đó chỉ là lớp đầu tiên. Nằm sâu bên dưới, thật ra, nói một cách phũ phàng, cũng trong Tương Ưng này, Đức Phật xác nhận rằng ngày nào còn có mặt trong Tam giới thì ngày đó từng người trong chúng ta dù phàm hay thánh vẫn cứ là người nông phu trên cánh đồng sanh tử mà thôi. Vì trên cánh đồng đó người nông phu phải ‘đổ mồ hôi sôi nước mắt’, có khi phải đổ cả máu để đổi lấy hạt thóc lúa trên cánh đồng, “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Chỉ để có một hột cơm trên mâm ăn thì bao nhiêu mồ hôi phải đổ ra. Dù phàm hay thánh hễ có mặt trên cõi đời này, chúng ta luôn là những nông phu. Có điều, có người thì có tiền thuê nhân công, công cụ phương tiện làm việc hiện đại, thu hoạch nhiều, người thì không có đất phải đi làm tá điền, khi trừ hết nợ nần thì không còn là bao, đó là nói theo nghĩa đen. Còn nói theo nghĩa bóng, hễ có mặt trong Tam giới này, có người phải đi tu thiền mới về được cõi Phạm thiên, phải làm được các phước thiện bằng tâm Thiện Dục Giới thì mới về được các cõi Nhân Thiên dục giới còn không thì sau khi sống bằng các tâm bất thiện, (cũng là một cách cày xới, nhưng là cách cày xới thất bại) thì sẽ dẫn về các đọa xứ. Chung quy lại, hễ còn có mặt trong cõi Tam giới này thì vẫn từng phút từng giây, từng ngày từng tháng, từng năm từng thời đoạn trong đời sống đều phải liên tục cày xới. Dù cho có trùm mền nằm thiêm thiếp, bán thân bất toại, nằm bất động, ngay cả trong phút đó anh vẫn là nông phu tiếp tục cày xới trên cánh đồng sinh tử bằng những gì anh nghĩ trong đầu. Nói theo A-tỳ-đàm, dầu tay, chân, miệng mình không làm việc nhưng hễ còn tâm thức thì rõ ràng là đang gieo nghiệp, nghĩa là đang cày bừa cuốc xới chuẩn bị mùa thu hoạch nào đó cho kiếp sau, đó là nói về phàm. Nói về thánh, hễ còn mang thân ngũ uẩn này thì vị đó còn phải chấp nhận sự sanh và diệt của danh sắc, nếu là vị thánh đó còn ở cõi Dục giới, nhất là cõi Người, còn mang thân này vị đó còn phải chịu đi đứng, tắm rửa, vệ sinh thân thể, quét nhà, v.v… Tôi không phải là thiền sư, không phải là hành giả, nhưng thỉnh thoảng khi đứng trong phòng tắm mà thấy mệt, mỗi ngày phải chăm sóc cục nợ mấy chục ký lô này mệt quá, mỗi ngày phải cho nó ăn, nó đau nó nhức, nó nực nó lạnh, nó ngứa nó tê… cứ như vậy mà phải hầu nó từ sáng đến chiều, đó là cày chứ còn gì nữa. Đâu phải cày là cứ phải đi làm lụng kiếm tiền mua miếng cơm manh áo, thật ra cứ còn tấm thân này thì còn là nông phu. Đọc phớt qua thì thấy bài kinh này Đức Phật tìm dịp để thuyết giảng chánh pháp, nhưng chiều sâu của bài kinh này là: hễ còn có thân này, chúng ta còn là những nông phu. Người ác, thiện, phàm phu, thánh Hữu học, thánh La Hán, đều là nông phu. Vị La-Hán thì không còn làm thiện làm ác, không còn vật lộn với đời sống như phàm phu và Hữu học nhưng họ vẫn phải làm gì đó trong kiếp sống này trước khi niết-bàn vì vẫn còn đối diện với danh sắc. Chỉ từ cõi Dục Thiên trở lên thì vị La-Hán tương đối nhàn, chứ La-Hán ở cõi Người này thì cũng còn phải tự chăm sóc bản thân, ăn uống, thuyết pháp, bị nhức mỏi v.v…. Cũng trong Tương Ưng Bộ kinh cũng có một bài Đức Phật từng nhắc rằng thức tái sanh là hạt giống, tham ái là sự mầu mỡ trên cánh đồng, cõi luân hồi chính là cánh đồng. Lấy bài kinh đó cộng với bài kinh này thì phải nói là tuyệt vời. Ngài nói pháp tu để trở thành người như Ngài bây giờ thì niềm tin là hạt giống, tinh tấn là mưa, trí tuệ là cái cày, tàm úy là cán cày, tâm là dây cột, chánh niệm là lưỡi cày, thân khẩu đều được hộ trì giống như sự chừng mực của người nông phu trong việc điều khiển lưỡi cày, trong từng bước chân của mình. Không biết ở đây các vị có ai thấy qua hình ảnh một người đang cày ruộng chưa, chắc cũng có? Tôi từng có dịp quan sát một người cày bằng trâu, cày bằng bò, và cày bằng máy. Không trường hợp nào không có sự chừng mực, đi một đường, quay trở lại phải hoàn toàn chính xác. Ở đây cũng vậy, Ngài nói thân nghiệp và khẩu nghiệp của Ngài đều đã được hộ trì là như vậy. Trước khi thành Phật, Ngài huân tu các hạnh lành: tín, tấn, niệm, định, tuệ, tàm, úy; bảy pháp sức mạnh của thánh nhân, được xem là bảy món nông cụ của một người nông phu. Dầu cho mình không phải là thánh thì mình cũng vẫn là người đang cày xới. Do vô minh trong tứ đế nên mới có ba hành, ba hành chính là nghề nông trong Tam giới. Không biết khổ, tập, diệt, đạo là gì nên mới dẫn đến ba hành, giống như con bò khát nước mà đi uống nước muối vậy. “Chúng sanh già chết khổ sầu, bởi do pháp lậu dẫn đầu vô minh”. Khi khổ quá mới tìm lối thoát: sát sanh, trộm cắp tà dâm nói dối (phi phúc hành), khá hơn chút thì làm phước dục giới như bố thí, phục vụ, nghe pháp (phúc hành dục giới), ráng tu thiền để đắc chứng Sơ Nhị Tam Tứ thiền Sắc giới (phúc hành sắc giới), hoặc tu tập để lìa bỏ thiền Sắc hướng đến thiền Vô Sắc (bất động hành). Phi phúc hành dẫn sanh về 4 đọa xứ. Phúc hành dẫn sanh về cõi Dục Thiên và Phạm thiên ngũ uẩn. Bất động hành dẫn sanh về cõi Phạm thiên Vô Sắc. Hết tuổi thọ mãn kiếp rồi thì vẫn quay xuống trở lại như cũ, tiếp tục vòng quay như ngày xưa, nên trong kinh nói vòng luân hồi có nhiều chữ gọi: 1) ‘saṃsāra’: ‘sự lặp lại’, ‘ngựa quen đường cũ’. 2) ‘cakkavatta’: ‘vòng quay’ (cakka: bánh xe). Có mặt trong đời này mỗi người đều là nông phu hết, nhưng làm ruộng theo cách khác nhau, có người làm ruộng để kiếm sống qua ngày, có người làm ruộng để có được nhà cửa, có người làm ruộng để trở thành tỷ phú.

Làm ruộng có hai cách, có người làm ruộng để bỏ ruộng (Đó là những vị Bồ tát, Độc Giác, Thanh Văn giác, Chánh Đẳng Giác, người ta làm thiện, tu tập hạnh lành để lìa bỏ Tam giới) và có người làm ruộng để ở lại với ruộng, làm ruộng để có tiền mua ruộng, mua ruộng rồi tiếp tục làm ruộng. Ở miền Tây VN có nhiều người làm ruộng nhưng đào hồ đào ao để có tiền cho con cái du học rồi bỏ ruộng luôn. Mình thì là những nông phu nghèo không có tầm nhìn nên cứ làm ruộng mua ruộng rồi tiếp tục làm ruộng. Sau khi nghe giảng bài kinh này, ông Bà-la-môn hoan hỉ quá trở thành Phật tử, và vợ con ông cũng vậy. Trong kinh nói ông này rất giàu.

Sinh hoạt thường nhật của Đức Thế Tôn

Chú giải của kinh Kasibhāradvāja nói hơi nhiều về sinh hoạt thường nhật của Thế Tôn. Trong Chú giải có nói rõ một ngày Đức Thế Tôn sinh hoạt như thế nào. Trước bữa ăn, sau bữa ăn, đầu hôm, giữa đêm, rạng sáng Ngài làm gì. Bữa nào Đức Thế Tôn nhìn thấy bữa nay Ngài cần đi độ sinh một mình hoặc đi với riêng ngài Ānanda thì bữa đó Ngài đóng cửa hương thất đến giờ khất thực chớ không thông báo, chư tăng biết thì tự đi. Còn hôm nào Ngài muốn đi chung với chư tăng thì đến giờ khất thực cửa mở, chư tăng tập trung ở đó chờ để đi chung với Ngài. Sau giờ trưa, Đức Thế Tôn có nghỉ ngơi một chút, nghỉ ngơi đây không phải là nằm ngủ mà Ngài tọa thiền, thường là nhập thiền Quả. Mình nghe chữ ‘nhập’ hay ‘hóa hiện thần thông’ thì nghĩ chắc là cái gì ghê gớm lắm, phải ngồi xếp bằng, tập trung tinh thần v.v… Không phải vậy, chữ thần thông tiếng Pāḷi là ‘iddhi’, từ động từ ‘ijjhati’ nghĩa là ‘muốn’. Quí vị nghe mấy sư tụng kinh chúc phúc có câu này: nghĩa là ‘muốn’. Quí vị nghe mấy sư tụng kinh chúc phúc có câu này: “ijjhitam patthitam tumham khippameva samijjhatu”, nghĩa là điều gì quí vị, mong mỏi (ijjhitam), ước nguyện (patthitam) hãy sớm được thành tựu. Thần thông đây chỉ là ‘muốn’ thôi, với một người đã chứng được ngũ thông, hoặc ngũ thiền Sắc giới, nhưng phải là người có sự thuần thục. Có người đắc ngũ thiền chỉ để đắc thôi, có người đắc ngũ thiền nhưng hạn chế về đắc ngũ thông, có vị đắc thiên nhãn nhưng không đắc thiên nhĩ thông, hoặc cũng đắc ngũ thông nhưng thiên nhãn của A khác B. Trong Chú giải có ghi, sau khi Đức Thế Tôn Niết-bàn, có một vị La-Hán buổi sáng đánh răng nghe một tiếng ‘rắc’, nhìn lên thấy hai sa-di ở trên nhánh cây mà nhánh cây đó gãy, đang đánh răng vậy mà ngài vẫn kịp nhập thiền rồi hóa thông (thật ra nói dài vậy, chớ chỉ là ngài ‘muốn’), nhìn lên ngài chỉ chú nguyện “hãy được an lành” thế là họ đáp nhẹ nhàng như một cánh bướm. Tôi nhớ một bài kinh, có người đến hỏi: Bạch Thế Tôn muốn trở thành La-Hán thì phải làm sao? Đức Phật trả lời: Tu tập Tứ Niệm Xứ! Vị ấy hỏi: Khi đắc A-la-hán rồi, gánh nặng đã đặt xuống, không còn chuyện gì để trau dồi nữa, thì an trú trong cái gì? Đức Phật trả lời: Vẫn tiếp tục an trú trong Tứ Niệm Xứ! Chỉ vậy thôi, không gì khác, bởi vì đó là sự an trú tối thượng, tối hậu. Một người không còn phiền não nữa hoặc người đã hiểu được đạo thì vị ấy thấy rằng trên đời này không có chỗ nào an trú tuyệt vời hơn là Tứ Niệm Xứ, biết rõ rằng mọi thứ diễn ra như thế nào. Vị này sau khi xuất gia xong thì chứng A-la-hán. Sau giờ ăn thì Đức Thế Tôn nhập thiền quả hoặc an trú chánh niệm. Buổi chiều có cư sĩ đến nghe pháp, Ngài thuyết pháp cho đại chúng, có chư tăng ngồi ở đó. Buổi tối ngài thuyết pháp riêng cho chư tăng. Buổi khuya ngài trả lời câu hỏi cho chư thiên, Phạm thiên xuống. Rồi nghỉ một chút, rạng sáng Ngài dùng Phật nhãn quan sát hôm nay ai sẽ là người Ngài độ, bằng cách nào, cần sự có mặt của ai đó thì Ngài sắp xếp, hoặc là đi một mình.

UDAYA (Udayasutta)

Theo tôi, đây là một trong những bài kinh hay nhất trong Tam tạng. Một lần đó Thế Tôn đi khất thực, ngài đến nhà của một ông Bà-la-môn Udaya. ‘Udaya’nghĩa là “mặt trời mọc” (sunrise). Đúng ra là cái tên không cần dịch, nhưng cũng tiện đâu nói đó cho bà con biết thêm được một chữ, mai mốt có con đi chùa mà muốn cho con mình có tên Pāḷi giống như bên Cơ Đốc có tên thánh, hoặc vô facebook, biết nhiều chữ đặt nickname cũng hay. Tôi có khuynh hướng thay vì đặt pháp danh cho Phật tử, tên nào thấy hay hay mình giữ nguyên Pāḷi đặt cho họ thôi. Ví dụ trong Pāḷi có chữ ‘visākhā’(mỹ nhân, giai nhân). Trong tiếng Pāḷi là visesasākhā, ghi tắt là visākhāSākhā là tứ chi, cây có nhánh cũng gọi là sākhā. Tay, chân, đầu cũng gọi là sākhā, người nào mặt mũi đẹp, tay chân đẹp thì gọi là ‘visākhā’. Người nào tên Diễm cũng có thể dịch là Visākhā. Tôi nhớ có cô Phật tử ở VN, được sư phụ đặt tên là Karunā (bi). Cổ gặp tôi bên Trung Quốc, cổ thích chữ Karunā nhưng con gái mà tên Bi thì kỳ, tôi suy nghĩ một lát, tôi dịch ra cho cổ cái tên, mà đến bây giờ tôi vẫn thích “Mẫn Nhi”. Chữ Sucarita có vị dịch là ‘Thiện Hạnh’, nếu là học trò của tôi, tôi sẽ dịch là Hạnh Tử, Hạnh Quân hoặc Hạnh Nhi, rất là dễ thương, nữ tánh, chữ Hạnh là đủ rồi không cần thiện. Chữ Hạnh nằm trong tên người ta thì đã là thiện rồi, không lẽ ác hạnh. Sucarita dịch là Hạnh Tử, nghe tên rất là Nhật, thảy vô một bộ kimono cầm cái sushi là thấy Nhựt Bổn rồi.

 

Bài kinh này hay ở chỗ này, ông Udaya này sau khi cúng dường Thế Tôn xong rồi nói: “Thấy người ta cho được rồi cứ tới hoài”. Chỉ có Thế Tôn, Ngài là con voi ngoài trận, bao nhiêu lằn tên mũi đạn hứng hết, cũng giống như trước 75 ra trận người ta cứ kiếm lính truyền tin mà bắn trước, vì anh này còn là mình còn bị pháo kích mệt nghỉ. Ngày xưa ra trận là người ta nhìn con voi, vì con voi bự nhất, nguy hiểm nhất, và thường voi chở sếp cho nên người ta nhắm vào con voi. Đức Thế Tôn cũng là chỗ nhắm của thiên hạ, vì lòng độ sinh mà Ngài phải dấn thân, đối diện với đủ thứ hạng người thiên trời địa đất, Ngài đâu có được gì, chỉ vì lòng đại bi. Nhiều lúc đọc kinh tôi thấy Ngài bị người ta đối xử tệ, tôi có cảm giác Ngài giống như bà mẹ già đi giữa lửa đạn du côn du đãng tìm đứa con lưu manh hỗn hào phạm thượng rồi đưa nó về săn sóc cho nó. Ngài cũng đi vào nơi dơ bẩn để đem con về, tôi từng thấy hình ảnh trong sách, trong phim những người mẹ nuôi con bị điên, đứa con phun vô mặt, bôi dơ dáy, đánh chửi mẹ, mà người mẹ thì hết lòng lau mặt đút cơm cho con và cười với nó. Chỉ có vị Chánh Đẳng Giác mới làm như vậy thôi. Người mẹ chỉ có thể vĩ đại với riêng con của mình, riêng vị Chánh Đẳng Giác thì tất cả chúng sanh trên đời ai đó có duyên với Ngài thì lập tức Ngài chịu cực chịu khổ, vì vậy ngài được gọi là Điều ngự trượng phu (Purisadammasārathi).

Sau khi ông Udaya mắng Thế Tôn và nói “thấy xin được xin hoài”. Đức Phật trả lời: “Chưa đâu, người như ta đây là cuối cùng, người như ông mới là “hoài”. Chữ “hoài” này mới là dành cho người như ông.” ‘Punappunaṃ’: ‘hoài hoài’, ‘liên tục’ (again and again).

Lần này và lần khác

Nông phu đi làm ruộng

Lần này và lần khác

Hành khất đi xin ăn

Lần này và lần khác

Người lành được bố thí

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app