Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Vườn Hoan Hỷ (nandanasutta)

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Vườn Hoan Hỷ (Nandanasutta)

Trước hết xin nói sơ qua về tựa kinh “Vườn Hoan Hỷ” (Nandavana). Sáng nay chúng ta chịu khó sống trong không khí hơi cổ tích một chút. Theo trong chú giải, trái đất chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong cái gọi là “một thế giới”, theo định nghĩa của PG truyền thống. Theo kinh điển truyền thống thì có vô lượng vô số thế giới, mỗi thế giới gồm rất nhiều cảnh giới của các loài chúng sinh. Ví dụ cõi Dục Giới là thế giới dành cho những chúng sinh sống chết buồn vui trong năm cảnh dục, mắt thích nhìn, tai thích nghe, mũi thích ngửi, lưỡi thích nếm, thân thích xúc chạm v.v… Cõi Dục giới gồm 4 cảnh giới sa đọa và thiện thú – gồm 1 cõi người và 6 cõi Dục Thiên. 11 cõi này gọi là tầng Dục giới. Tầng Sắc giới gồm 16 cõi dành cho các vị Phạm thiên hữu sắc, những người sống trong thiền định có đủ danh, đủ sắc, đủ tâm và hình dáng. Bốn cõi Vô sắc thì gọi là cõi cho vui chứ chúng sinh ở đó không có hình tướng làm gì có cõi. Tổng cộng lại là có 31 cõi[1], cứ 31 cõi như vậy theo mô tả trong kinh giống như một trái lựu có 31 hạt nằm bên trong. Mỗi thế giới có 31 cõi, giống như một khối cầu, một trái lựu. Cõi Đao Lợi là một trong 31 hạt đó và có vô số vô lượng trái lựu như vậy chứ không phải chỉ có một trái.

Cõi.

Theo trong kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy có 3 khettatạm gọi là 3 khu vực:

1/ Jātikhetta (sinh vức): Khi một vị Chánh Đẳng Giác ra đời, trong phạm vi 10 nghìn thế giới chung quanh (31 cõi) phải không có vị Phật nào ra đời ngoài Ngài hết. Ví dụ khi Đức Phật Thích Ca ra đời thì trong khắp phạm vi 10 ngàn thái dương hệ như vậy không có vị Phật nào ra đời chung trong một khu vực (Jātikhetta) này hết.

2/ Ānakhetta. (uy vức): Gồm 1000 tỉ (trillion), thế giới nằm trong vùng chấn động của lời Phật đây là khu vực thuyết giảng của một Đức Phật, chẳng hạn như khi Ngài thuyết các kinh quan trọng. Phạm vi hoạt động của một vị Phật là 1000 tỉ galaxy vũ trụ thì không có vị thứ hai có mặt trong đó. Sự chấn động, lan tỏa một ngàn tỉ thế giới.

3/ Visāyakhetta (tuệ vức), khu vực (zone) phạm vi hiểu biết của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác không giới hạn. Ngài Anuruddha, đệ nhất thiên nhãn cũng chỉ nhìn thấy một ngàn vũ trụ mà thôi. Trong kinh có câu thế nàyYam yam tathāgato ākankhati tam tam tathāgato pajanati (Đức Như Lai hướng tâm đến đâu thì Ngài lập tức hiểu biết đến đó về cả không gian lẫn thời gian trong ba đời mười phương). Ví dụ Ngài muốn biết trong bán kính là 1 tỉ năm ánh sáng có chuyện gì nổi bật, đang xảy ra, có ảnh hưởng gì đến việc Ngài đang làm đang nói,… và Ngài muốn biết đời trước của một chúng sinh cách đây 8 ngàn tỷ a-tăng-kỳ hoặc tương lai của một chúng sinh cách 15 ngàn a-tăng-kỳ thì cũng không giới hạn. Quí vị có nghĩ tôi đi quá xa so với chánh kinh? Tôi muốn nhân lớp học này có những khái niệm mà quí vị bắt buộc phải biết. Ví dụ, a-tăng-kỳ (asaṃkhyeya) có nhiều nghĩa, đó là tên gọi của một con số, cũng là tên gọi của một đơn vị thời gian. Trong tiếng Việt có chữ “năm”, có nghĩa là một đơn vị thời gian gồm 12 tháng hoặc 365 ngày, và nó có nghĩa là tên gọi của một con số có giá trị là 4+1, 3+2, 8-3 v.v… Chữ ‘asaṃkhyeya’ cũng vậy, có hai nghĩa, nghĩa đen là không thể đếm được (vô số), nhưng nghĩa chuyên môn của nó là tên một con số bằng 10140, (có nghĩa là được viết 1 và 140 con số zero). Trong toán học hiện đại có số logon có 160 con số zero: 10160. Trình độ toán học ngày xưa của Ấn Độ cách đây mấy ngàn năm đã có con số asaṃkhyeya rồi. Nghĩa thứ hai của asaṃkhyeya, theo như giả dụ trong kinh là có một cái thùng hình vuông, mỗi cạnh của nó là 1 do-tuần (Yojanna); có chỗ nói một do-tuần tương đương 16km, có chỗ nói 9km, có chỗ nói là 11km; trong thùng đó đựng đầy hột cải. Cứ 100 năm như vậy lấy ra một hột, lấy chừng nào hết thùng đó thì được gọi là một đơn vị thời gian: a-tăng-kỳ. Một a-tăng-kỳ kiếp là một con số, một đại kiếp là tuổi thọ của một trái đất. Khi nói Bồ tát tu 20 a-tăng-kỳ đại kiếp thì phải hiểu rằng đây là kiếp của trái đất. Vì sao không phải là kiếp người, vì kiếp người có dài có ngắn, còn kiếp của trái đất thì tối thiểu có 4 giai đoạn: thành, trụ, hoại, không.

Giai đoạn hình thành của một thái dương hệ theo trong kinh mô tả là trước hết có một đám mưa rất lớn. Đám mưa này không do hơi nước mà do quy luật vận hành của các pháp hữu vi cộng với duyên nghiệp của chúng sinh mà có đám mưa như vậy. Đây là một khối nước nằm từ một điểm A nào đó rơi xuống điểm B trong không gian vô tận. Nước mưa ngưng tụ thành một khối, đặc dần và kết lại thành ra một trái cầu, đây là giai đoạn thành.

Giai đoạn trụ là sau khi có đủ mặt trăng, mặt trời, cây cỏ đất đá sông hồ kinh rạch chim muông kéo dài được bao lâu, tạm gọi thời gian đó là X. Sau khi hoàn chỉnh thì sẽ kéo dài một giai đoạn tương đương giai đoạn thành

Giai đoạn trụ kết thúc thì đến giai đoạn hoại. Có 3 cách: hoại bằng lửa, hoại bằng nước, hoại bằng gió. Hoại bằng lửa thì có 1 mặt trời, 2 mặt trời, 3 mặt trời xuất hiện, khi có 7 mặt trời thì dãy vũ trụ 100 ngàn tỉ đều bị cháy rụi. Bảy lần hoại bằng lửa thì có một lần hoại bằng nước. Bảy lần (1000 tỉ vũ trụ) hoại bằng nước thì có một lần hoại bằng gió. Khi hoại bằng gió thì có cơn cuồng phong cuốn phăng 100 ngàn tỉ vũ trụ. Hoại bằng lửa thì cháy lên cõi Sơ thiền. Hoại bằng nước thì có lượng nước từ không gian ập xuống, cuốn phăng 100 ngàn tỉ thế giới từ cõi Địa ngục lên cõi Nhị thiền. Hoại bằng gió thì cuốn lên cõi Tam thiền. Sau khi 100 ngàn tỉ bị hoại thì một thời gian sau sẽ tái hiện với hình dạng mới. Các pháp đều vô thường là như vậy. Chúng sinh trên đó tái sanh về cõi khác, ai đủ phước thì sanh về cõi Quang Âm Thiên, ai vô phước thì sanh vào những vũ trụ nằm ngoài phạm vi đang tiêu hoại để tiếp tục làm kiến, làm con mối cho đến bao giờ hết nghiệp thì thôi. Trong kinh điển Bắc Tông không nhìn nhận chuyện từ vật vô tri tạo ra con kiến con mối, rồi tu hành từ từ thành con lớn hơn như con chim sẻ con tôm, và từ con khỉ con mèo tu từ từ rồi cuối cùng thành con người. Trong kinh điển Nam Tông thì một con mối nhỏ xíu trước đây rất có thể là Tần Thủy Hoàng, Caesar đại đế, Napoléon v.v… cũng là chuyện bình thường.

Tiền tiền vô thủy, hậu hậu vô chung, vòng luẩn quẩn này cứ lặp đi lặp lại vô số lần trong suốt dòng sanh tử, bốn giai đoạn thành- trụ – hoại – không đó có thời gian tương đương với nhau. Chỗ trước đây là một hành tinh có thể trở thành một khoảng không. Một trái đất có bốn giai đoạn thành- trụ – hoại – không, một vị Bồ tát tu tập Ba-la-mật để thành vị Phật hạnh trí tuệ thì phải trải qua 20 a-tăng-kỳ, 100 nghìn đại kiếp. Muốn trở hành vị toàn giác hạnh đức tin thì lâu gấp đôi: 40 a-tăng-kỳ và 100 nghìn đại kiếp. Người mà đức tin và trí tuệ đều kém nhưng chỉ có hạnh tinh tấn thì phải trải qua 80 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp (như Phật Di Lặc chẳng hạn) để huân tập công đức, không chùn bước trước bất cứ một khó khăn, hoặc không chạy theo bất cứ cám dỗ nào trong suốt thời gian đó để huân tập pháp lành loại bỏ ác pháp, nên khi thành Phật thì trí tuệ và phước báu không có giới hạn. Máu và lệ để đổ ra khi hành Ba-la-mật như biển, xương trắng chất cao như bao nhiêu ngọn núi. Cặp mắt Ngài móc ra bố thí cho người ta như sao trên trời. Kiếp chót thì thời gian rất ngắn, dù sống bao lâu đi nữa thì thời gian kiếp sống không thể bì được thời gian một phần ngàn tỉ, một phần triệu tỉ của giai đoạn Ba-la-mật. Hôm nay chư Phật hiếm hoi vì theo như trong kinh có một thời gian cả a-tăng-kỳ đại kiếp không có một vị Phật nào. Trong kinh nói rõ thế này:

– Đại Kiếp Khánh Tài (sārakappa): trái đất có một vị Phật. (Tài ở đây là lõi cây, vị Phật duy nhất ấy được ví như phần lõi của một thân cây).

– Đại Kiếp Tinh Ba (māndakappa): trái đất có hai vị Phật ra đời. Tinh Ba ở đây là tinh chất.

– Đại Kiếp Tài Ba (sāramaṇḍakappa): trái đất có 3 vị Phật ra đời. Tài Ba là Khánh Tài và Tinh Ba ghép lại.

– Đại Kiếp Thù Thắng (vārakappa): trái đất có 4 vị Phật ra đời

– Đại Hiền Kiếp (Bhāddakappa:) trái đất có 5 vị Phật ra đời

– Đại Không Kiếp (suññakappa): trái đất không có Phật nào ra đời.

Chuyện trái đất không có Phật ra đời đôi khi nhiều đến một a-tăng-kỳ đại kiếp, vì khó quá và cơ hội làm người cũng vô cùng hiếm hoi. Theo trong kinh, có một miếng ván có một lỗ rộng đủ con rùa đút đầu vào đó, miếng ván này trôi dập dềnh từ bờ biển này sang bờ biển kia, 100 năm mới có một con rùa mù dưới biển trồi lên một lần, xác suất con rùa đút đầu ngay vào lỗ ván đó thì thấp biết bao nhiêu, bằng một sự may mắn, phép lạ nào đó thì con rùa mới đút được đầu vào lỗ ván, cơ hội làm người còn thấp hơn cơ hội đó nữa. Nếu được làm người, được gặp Chánh pháp, được gặp Phật, không phải câm mù, điếc, khùng điên bẩm sinh, không phải tà kiến, quá khích. Cơ hội gặp chánh pháp như vậy khó vô cùng. Ngay cả những người tự nhận mình là tăng ni, thiện nam, tín nữ thì chuyện siêng năng yêu thích, nghiên cứu, chìm sâu trong Phật pháp cũng không nhiều.

Trên đây là những khái niệm cần biết để học những bài kinh về sau, bây giờ trở lại bài kinh Vườn Hoan hỷ. Cõi Đao Lợi là một hạt trong 31 hạt của trái lựu, có vô số trái lựu trôi bồng bềnh trong không gian vô cùng vô tận này, có một vị Phật ra đời trong một trái lựu nào đó để hoằng pháp thì cực kỳ hiếm hoi, mỗi trái lựu đều có một mặt trăng, một mặt trời. Cõi Đao Lợi, cõi Dạ ma Đâu Suất, Hóa Lạc thiên, Tha Hóa tự tại đều giống nhau như vậy. Trong bài kinh này đề cập đến một hạt Đao Lợi trong trái lựu đó. Trong kinh nói cõi Đao Lợi là tầng Dục Thiên thứ hai, tầng thấp nhất là Tứ Đại Thiên Vương. Năm mươi năm cõi người thì tuổi thọ tương đương một ngày đêm ở cõi Tứ thiên vương. Năm trăm tuổi ở cõi Tứ Thiên Vương tương đương 9 triệu năm ở cõi nhân loại. Ở cõi Tứ Thiên Vương đó gồm nhiều chúng sinh phức tạp, có noãn thai (sanh từ trứng ra con), thấp sanh (sanh do môi trường ẩm ướt của thiên nhiên), hóa sanh (tự động xuất hiện, tự động biến mất như làn khói). Và cũng có mang bầu, có kinh nguyệt, yêu hận, tình thù như nhân loại. Cõi Đao Lợi cao hơn, một ngày đêm ở đó tương đương 100 năm ở cõi Người. Từ cõi Đao Lợi, thiên nam thiên nữ thương mến nhau, sinh hoạt tình dục với nhau như cõi người. Cõi Dạ Ma cao hơn thì chỉ ôm nhau. Cõi Đâu Suất thì chỉ nắm tay nhau. Cõi Hóa Lạc Thiên chỉ mỉm cười với nhau. Cõi Tha Hóa Tự Tại chỉ nhìn nhau bằng tâm ái nhiễm là đủ rồi. Riêng cõi Đao Lợi sinh hoạt gần giống nhân loại dưới này, ở đó có một Chánh Pháp Đường, để chư thiên mỗi nửa tháng tụ tập với nhau bàn bạc giải quyết chuyện rắc rối ở Cõi Đao Lợi; cõi Tứ Thiên Vương, hay cõi Người cũng có. Mỗi tháng ở đó có pháp hội, nếu nhằm lúc có vị Chánh Đẳng Giác ra đời thì ở đó cũng có những vị tỳ kheo, đức Phật ở cõi Người lên đó thuyết pháp. Nếu không có Phật hay các vị đệ tử của Thế Tôn đến thuyết pháp thì các vị Thiên tử từ cõi khác xuống thuyết, kể cả Phạm thiên, mỗi nửa tháng cũng lên đó thuyết pháp. Nói hơi cổ tích một chút, tại sao vị Trời này tán thán vườn Hoan Hỷ Nandavana dữ dằn như vậy? Trên thế giới, hiện nay chúng ta thấy ở Vancouver có khu vườn Victoria, bên Hòa Lan có khu vườn Hoa Tulip, ở Thái Lan có vườn hoa của bà Hoàng thái hậu, Đức có vườn hoa Mainau v.v…; mỗi một chỗ nổi tiếng đều có vườn hoa mà mình vào trong đó là không muốn Niết-bàn, đẹp bạt ngàn dữ dội, nhưng chỉ so với bụi hoa của cái nhà xí của chư thiên thôi vì nó còn bất tịnh do sự lui tới của nhân loại. Vườn hoa Nandavana trên cõi Đao Lợi đẹp cực kỳ, có loại hoa 1000 năm nhân loại mới nở một lần, có những loại dây leo, chỉ cần ngắt ra có một giọt rượu uống vào say suốt một thời gian dài, tiên nam tiên nữ ở đó đẹp cực kỳ. Một hoa hậu hoàn vũ so với một tiên nữ vô danh trên đó giống y chang một con khỉ cái lở loét so với một hoa hậu, ở đó họ sống lâu đến 36 triệu năm ở nhân loại không ốm đau bệnh tật gì hết. Vì sướng quá nên hiếm có vị nào biết tu. Ngay cả chúng ta, nếu mỗi tháng có năm bảy ngàn đô la, có thể đi du lịch nước ngoài sắm đồ sắm đạc như đi chợ thì đã không muốn tu rồi nói chi 36 triệu năm sống sung sướng như vậy đó làm sao tu. Có một vị Trời thấy sung sướng quá nên phát biểu câu mà chúng ta nhìn thấy trong chánh kinh:

Chúng không biết đến lạc,

Nếu không thấy Hoan Hỷ,

Chỗ trú cả Trời, Người,

Cõi ba mươi lừng danh.

Bản Pāḷi:

“Na te sukhaṃ pajānanti,

ye na passanti nandanaṃ;

Trong câu kệ này phải dùng câu thứ hai trước, Ye na passanti nandanaṃ: Ai chưa từng thấy qua khu rừng Nandana cõi Đao Lợi, khu rừng hoan hỉ, hoan hỉ viên, (đúng ra phải viết nandanaṃvanan nhưng trong câu kệ phải viết như vậy đó, khu vườn là nandanaṃthêm chữ vanan là khu rừng, lâm viên). “Na te sukhaṃ pajānanti” thì người đó không biết gì là hạnh phúc cả. Āvāsaṃ naradevānaṃ, chỗ này xứng đáng là chỗ lui tới của nhân thiên, tidasānaṃ yasassina’’nti, đây là cõi Đao Lợi nổi tiếng. Dĩ nhiên là nổi tiếng trong số những người có thần thông, có học giáo lý thôi, còn những người không học giáo lý làm gì biết cõi Đao Lợi làm gì biết vườn Nandavana. Vị thiên thấy đẹp quá nên nói như vậy

Đây là Đức Phật kể lại câu chuyện xưa.

“Ðược nghe nói vậy, này các Tỷ-kheomột vị Thiên khác đáp vị Thiên ấy với bài kệ: Kẻ ngu, sao không biết…

Vị Ứng cúngđã nói:

“Mọi hành là vô thường,

Tự tánh phải sanh diệt,

Sau khi sanh, chúng diệt,

Nhiếp chúng là an lạc.”

Trong chánh kinh chỉ ghi “một vị thiên khác” nhưng theo chú giải “một vị thiên khác” đó là một vị nữ thánh (ariyasāvikā), đã chứng quả thánh nhân rồi (Aññatarā devatāti ekā ariyasāvikā devatā). Vị nữ Thanh Văn sau khi nghe như vậy thấy vị này dễ duôi quá nên nhắc chừng cho vị này biết là: “Trời đất ơi, vì ông không học đạo ). Vị nữ Thanh Văn sau khi nghe như vậy thấy vị này dễ duôi quá nên nhắc chừng cho vị này biết là: “Trời đất ơi, vì ông không học đạo (kẻ ngu) nên ông không biết…”

Chữ ‘Ứng cúng’ ám chỉ cho chư Phật và đệ tử chư Phật. Vị A-la-hán cũng là ứng cúng mà vị Chánh Đẳng Chánh Giác cũng là ứng cúng.

Sống lâu cỡ nào lâu mà hết tuổi thọ thì phải chết, sanh vào đâu thì không thể biết. Trong kinh Tương Ưng kể rằng có một vị Trời oai lực lắm trên cung Đao Lợi, ngày kia dắt một ngàn cô tiên đi chơi, hái hoa. 500 cô lên trên cao hái hoa liệng xuống, 500 cô ở dưới lượm đem về chơi. 500 cô trên cao mất tiêu mà không thấy hoa liệng xuống. Vị Trời dùng thần thông mới thấy 500 cô này biến mất vì hết tuổi thọ ở cõi Trời và đang bị đọa dưới địa ngục. Ông giựt mình vì 500 cô bên cạnh cũng sắp sửa chết. Ông cũng thấy mình sắp chết, sẽ đi địa ngục nên hoảng sợ và nghĩ đến đức Phật, liền đến hầu Phật và được Ngài thuyết pháp; nghe xong thì đắc Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn không còn thân kiến và không bị đọa, thế là ông yên tâm về trời sống, thành một vị Trời trẻ trung, sống 36 triệu năm nữa rồi tính tiếp. Vì sao 1000 tiên nữ đó dễ dàng bị đọa như vậy? Đơn giản thôi, 36 triệu năm hoàn toàn hưởng dục không hề tu hành một ngày lấy đâu chút công đức nào mà tiếp tục trở lại. Thời Đức Phật, có một lần ngài Mục Kiền Liên nhìn thấy chư thiên ở Đao Lợi dễ duôi lo ăn chơi vui vẻ quá, ngài dùng thần thông lấy ngón chân cái ấn vào tòa lâu đài Vejayanta (Victory) đức trời Đế Thích làm lâu đài này rung chuyển. Chư thiên cứ nghĩ đền đài trên đó kiên cố không gì lay chuyển được giờ đây được mới hiểu ra trên đời này không có gì chắc chắn. Sau khi Đức Phật Niết-bàn (ngài Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất mất trước mới đến Đức Phật viên tịch), có một vị sa di 7 tuổi đắc lục thông, lên cõi Đao Lợi, nghĩ đến ngài Mục Kiền Liên (lúc này đã tịch rồi) nên cũng bắt chước lấy ngón chân ấn vào cho lâu đài rung động để chư thiên kinh cảm và chịu tu hành, nhưng lâu đài chả rung. Vị này về hỏi sư phụ lý do vì sao không thể làm như ngài Mục Kiền Liên, sư phụ nói: Con có từng thấy miếng phân bò khô trôi trên nước bao giờ chưa. Thế là vị sa di đã hiểu, lần này trở về ngài nhập vô thiền thủy giới tam muội, niệm đề mục nước khiến cho cả lâu đài bồng bềnh trên nước, rồi ngài nhập địa đại cho ngón chân cứng, rồi nhập thông đại tạo sự lay động, rồi ấn ngón chân vào lâu đài cho nó rung động. Đừng nghĩ vị này ham vui mà là thiện chí của vị ấy. Tại sao cùng một lúc sử dụng nhiều đề mục như vậy? Ai không tu thiền bao giờ thì nghe dài dòng, nhưng thật ra ba đề mục này chỉ trong nháy mắt. Thần thông, tiếng Pāḷi là iddhi, từ ngữ căn là ijjh nghĩa là muốn. Có vị đắc ngũ thiền mà không có thần thông, có người không đủ ngũ thông mà chỉ có tam thông, tứ thông, nhị thông, nhất thông thôi. Có người xuất gia đắc thiền mà không luyện nhĩ thông được, nhĩ thông là khả năng nghe được những âm thanh xa nhất nhỏ nhất. Vị này tên là Sunakkhatta. Đời trước vị này từng chơi búng sạn, có lần vì ham chơi mà búng viên sạn vào lỗ tai một vị Phật Độc Giác, khiến vị Phật Độc Giác này viên tịch. Thần thông của vị Phật Độc Giác nhiều hơn ngài Mục Kiền Liên nữa, nhưng do nghiệp cũ nên khiến vị này chết một cách không đẹp như vậy. Chuyện người thanh niên búng viên sạn vào lỗ tai vị Phật Độc Giác, ai có coi phim truyện Kim Dung thì biết. Đông tà Hoàng Dược Sư có khả năng đàn chỉ thần công, ngón tay co lại là búng sỏi cực mạnh, cao siêu hơn một chút là Lục Mạch Thần Kiếm của Đoàn Dự trong Thiên Long Bát Bộ hoặc nhứt dương chỉ của Đoàn Nam đế, riêng về Đoàn Dự thì có món Lục Mạch thần kiếm, chỉ dùng ngón tay thôi nhưng sức công phá dữ dội lắm… Đây là chuyện tào lao trong kiếm hiệp, nhưng ở đây tôi muốn nói cái tội búng sạn làm chết vị Phật Độc Giác, tới lúc xuất gia đắc thiền nhưng không luyện nhĩ thông được, ông xin Đức Phật dạy cho luyện nhĩ thông, Ngài từ chối, nên ông bất mãn hoàn tục, chuyện về ông dài thăm thẳm, được nhắc trong Trường Bộ kinh. Trở lại bài kinh, khi một vị Trời ham chơi cảm thấy thích thú hoan hỉ với khu vườn Nadavana nên nói ra những lời thiếu trí tuệ; nên một vị thiên nữ đọc cho vị ham chơi kia bài kệ: Các pháp hữu vi đều là vô thường, đã trót sanh ra thì có lúc bị mất, chỉ chứng ngộ Niết bàn thì mới an lạc. Còn tái sanh quẩn quanh trong cõi sinh diệt này thì dầu hạnh phúc đến mấy thì hạnh phúc ấy cũng vô thường, cũng sẽ nằm xuống xuôi tay đi theo duyên nghiệp của mình: “Kẻ ngu, sao không biết, Vị Ứng cúng đã nói: “Mọi hành là vô thường, Tự tánh phải sanh diệt, Sau khi sanh, chúng diệt, Nhiếp chúng là an lạc.”

Đây là bài kệ nổi tiếng, hễ có dịp là các vị tu hành đều nhắc đến bài kệ này. Chẳng hạn như lúc Đức Thế Tôn viên tịch, ngài nhập Sơ thiền rồi đến Phi tưởng phi phi tưởng, ra khỏi, rồi nhập trở lại Sơ thiền Sắc Giới… cứ như vậy hai triệu bốn trăm ngàn lần rồi viên tịch. Vì sao những người như Đức Phật hoặc ngài Xá Lợi Phất đều viên tịch tầng Tứ thiền? Vì theo trong A-tỳ-đàm, nhập tới Tứ thiền thì hơi thở không còn nữa. Một bậc đại thánh như Đức Phật, ngài Xá Lợi Phất… phải ra đi êm ái nhẹ nhàng chứ không như con người bình thường, khi nhập Tứ thiền không còn hơi thở, tâm viên tịch xuất hiện lúc đó, sự ra đi mới đẹp mới êm. Người bình thường thì hít một cái, ngoẹo cổ rồi mới đi. Tôi từng tụng kinh cho người hấp hối, thấy họ ngáp ngáp. Tôi có tụng cho người ta rút ống một lần, người bình thường chết đã thấy ghê, vì đó là một cuộc đảo chánh toàn diện, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc; tim gan tỳ phế thận giương cờ trắng đình công bãi thị tuyệt đối thì cơ thể mới chịu chết. Cơ thể phải đấu tranh giành từng hớp hơi thở như vậy. Lúc cận tử kinh hoàng lắm, thở cà ngáp cà ngáp, ống oxy hỗ trợ một phần thôi, vì phổi yếu quá, lấy hơi thở không nổi, hơi cứ toàn đi ra, nên cái chết không đẹp. Khi Đức Phật nhập tứ thiền, hơi thở không còn nữa, lộ tâm viên tịch xuất hiện, thì viên tịch luôn. Khi Đức Phật viên tịch xong thì đức trời Đế Thích đọc bài kệ này nè: “Các hành là vô thường, tự tánh sanh diệt, hết sanh diệt rồi, mới thật là an lạc”. Hôm nay bà con Phật tử VN đâu có biết là mỗi lần cầu siêu, dầu là giỗ, hay đám ma, thì chư tăng VN bao giờ cũng đọc bài Aniccā Vata Saṅkhārā:

Aniccā vata saṅkhārā

uppāda-vaya-dhammino,

uppajjitvā nirujjhanti

tesam vūpasamo sukho.

Các pháp hữu vi thật là vô thường

Vì chúng mang bản chất sinh ra rồi diệt đi

Hễ cứ xuất hiện rồi phải biến mất

Sanh rồi diệt, hết sanh diệt rồi là sự an lạc thật sự

All things are impermanent.

They arise and pass away.

Having arisen they come to an end.

Their coming to peace is bliss.

Tất cả buổi đám tang, cầu giỗ, cầu siêu thì chư tăng các xứ Nam truyền Thái, Miến, Miên, Tích, Tàu, Việt đều đọc bài kệ này. Chùa Siêu Lý bên trong cổng có câu Tịch Diệt Di lạc, Tesang vupasamo sukhoTesang chỉ trong bài kệ này có nghĩa là diệt, trong trường hợp khác có nghĩa là ‘bear’. Sự vắng mặt của hai cái đó (sanh và diệt) thì mới thật sự là happiness. Còn trong thế gian này sự an lạc nào còn sinh diệt, còn mất thì không có chuẩn.

Sáng hôm nay nhân bài kinh này chúng tôi nói một loạt những chuyện bắt buộc quí vị phải biết, tin hay không thì tùy vì đó là cổ tích, nhưng ít ra đây là những thông tin quan trọng cần thiết để mai này có thể nghe và tiếp thu những cái khác. Cũng như nếu nói về phong thủy, tôi – người đang hầu chuyện cùng quí vị đây thì ba cái thứ tử vi phong thủy, Kinh Dịch… nói tôi tin thì chắc chắc không 100%, tôi tin 30 – 40% thôi, tôi coi đó là thứ triết lý thôi. Với bao nhiêu thiên can, địa chi đó mà cộng lại tử vi Tàu chỉ cho lá số của hơn nửa triệu người thôi, chẳng lẽ thế giới này 7 tỷ người cũng chỉ năm trăm mấy chục ngàn lá số thôi hay sao, lấy gì mà tin trong khi duyên nghiệp chúng sinh mỗi người một khác. Tuy nhiên, hễ nói đến thuốc Bắc thì cũng phải biết thục địa, đỗ trọng, hà thủ ô, kỷ tử v.v… Nói tới phong thủy thì cũng biết những từ ngữ của phong thủy, nói tới tử vi thì cũng biết La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch, nói tới Phật học thì phải có những khái niệm mình phải biết chứ, phải biết a-tăng-kỳ, đại kiếp, A-Tỳ địa ngục, Đao Lợi…, dù không tin nhưng thuật ngữ phải biết chứ, ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện để trao đổi mà.

VUI THÍCH (Nandatisutta)

“… Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Cha đối con vui thích,

Chủ với bò vui thích,

Người sanh y, vui thích,

Không sanh y, không vui.

(Thế Tôn):

Cha đối con sầu muộn,

Chủ với bò sầu muộn,

Người sanh y, sầu muộn,

Không sanh y, không sầu.

2. Nandatisuttaṃ

12. Sāvatthinidānaṃ. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavato santike imaṃ gāthaṃ abhāsi –

‘‘Nandati puttehi puttimā,

Gomā [gomiko (sī. syā. kaṃ. pī.)] gohi tatheva nandati;

Upadhīhi narassa nandanā,

Na hi so nandati yo nirūpadhī’’ti.

‘‘Socati puttehi puttimā,

Gomā gohi tatheva socati;

Upadhīhi narassa socanā,

Na hi so socati yo nirūpadhī’’ti.

Đây là một bài kinh phải nói rằng nội dung của nó là toàn bộ Phật pháp. Câu hỏi không bận tâm làm chi, câu trả lời của Đức Phật cũng nhẹ nhàng thôi “Cha đối con sầu muộn, Chủ với bò sầu muộn, Người sanh y, sầu muộn, Không sanh y, không sầu”, nhưng thật ra quí vị ngẫm nghĩ sẽ thấy bài kinh này bao hàm toàn bộ Phật pháp. Suốt 45 năm hoằng pháp Đức Phật chỉ giảng bài này thôi, tinh hoa trí tuệ của 3 đời 10 phương cũng chỉ trong bài kệ này thôi, người nào học hỏi cho đàng hoàng, giờ lâm chung được nghe đọc nghe giảng bài này thì ra đi nhẹ nhàng thanh thản lắm, bài kinh này hộ niệm cầu an cầu siêu cũng tốt, hỗ trợ cho hành giả Tứ Niệm Xứ cũng tốt.

Có một vị Trời hiện xuống lễ Phật. Chuyện chư thiên đến hầu Phật cũng là chuyện bình thường như chuyện Phật tử cư sĩ đến thăm một vị sư; họ thường hay kiếm điều gì đó hỏi Phật vì biết Đức Phật luôn luôn lập tức có ngay một thời pháp liền. Những vị không phải là Đức Phật, nhiều khi họ thuyết pháp mang tính hên xui, họ nói những những điều họ thấy cần, họ thấy thích. Ví dụ hôm nay Phật tử đến thăm chúng tôi, họ muốn nghe pháp mà tôi không biết nói cái gì, tôi đoán mò xem họ muốn nghe cái gì mà họ đang cần. Nhìn cái mặt chắc đang gây lộn với chồng với vợ thì mình nói cái gì mang tính hòa giải dân tộc; nhìn cái mặt bị mất bóp rạch túi thì nói cái gì mang tính phù du của tiền tài; còn nếu thấy cái mặt đang sân thì mình kiếm thời kinh nào mang tính cuộc đời là một quán trọ tất cả là một bầy chim gặp nhau trong một tổ ấm rồi sáng ngày mỗi đứa một hướng bay…Tất cả là hên xui thôi chứ tôi thật sự không biết họ muốn nghe cái gì. Đức Phật thì lại khác, khi đến thưa với Ngài một chuyện nhỏ xíu thôi thì Ngài sẽ có ngay cho mình một bài pháp nhắm thẳng vô trong tâm khảm, cơ duyên tiền kiếp của mình để mình được nghe một bài pháp cực kỳ cần thiết. Đó là lý do tại sao mình thấy suốt cái phẩm này toàn là những vị Trời xuống hầu Phật. Ở đây, vị Trời này thưa với Đức Phật điều mình tâm đắc, đại ý thế này: Bạch Thế Tôn con thấy được gọi là hạnh phúc là mình phải có cái gì đó, phải sở hữu cái gì đó mới gọi là hạnh phúc, theo con thì hạnh phúc đến từ chữ có, hạnh phúc đến từ chữ được, hạnh phúc đến từ cái gì mình nắm trong tay, đó mới là hạnh phúc; trong khi con nghe Ngài và đệ tử của Ngài nói hạnh phúc là buông cái này, bỏ cái kia, diệt cái này, trừ cái nọ, theo con nghĩ là hạnh phúc đến từ cái mình có, mình được, nghĩ vậy không biết đúng hay không.

Đức Phật thấy ông này có tuệ căn nhưng suy nghĩ nông cạn quá, Ngài nói: thực ra hạnh phúc đến từ cái có, rất là mong manh, vì có rồi sẽ không, hạnh phúc đến từ cái được, được rồi sẽ mất, hạnh phúc đến từ cái thắng, thắng rồi sẽ bại. Hạnh phúc có được từ sự đối đãi, từ điều kiện bấp bênh mong manh mang tính tương đối, hạnh phúc đó không có bền.

Sanh y.

Bài kệ của vị Thiên đó vắn tắt thế này: Mình làm cha làm mẹ có con thì con là niềm vui lớn nhất của mình, mình là chủ nhà chủ đất chủ trại thì tài sản gia súc là niềm vui lớn nhất của mình. Sanh y (Upadhī) là phương tiện, điều kiện, sở hữu. Một cuộc sống hạnh phúc (Upadhī sampanna) là có đầy đủ tài sản, sức khỏe, có quan hệ xã hội tốt, lục căn đầy đủ không tàn phế dị tật. Quí vị là người VN quí vị hãy nghĩ ra chữ nào tương đương chữ Upadhī. Sampanna có nghĩa là đầy đủ, viên mãn, cụ túc. Đối với một hành giả tu thiền thì chữ Upadhī sampanna này có nghĩa khác nữa: “vật thực thích hợp”, “trú xứ thích hợp’, “thời tiết khí hậu thích hợp”, “thuốc men thích hợp” vv.. Nhưng chữ Upadhī trong tinh thần nhà Phật thì nghĩa khác. Theo chú giải:

1. Dục sanh y: kāmupadhī

2. Uẩn sanh y: khandhupadhī

3. Phiền não sanh y: kilesupadhī

4. Pháp hành sanh y hay hữu vi sanh y: abhisaṅkhārupadhī

Upadhī đây là điều kiện cơ sở để mình luân hồi. Với 4 món trên thì mình luân hồi thoải mái vô tư luôn.

Dục sanh y là niềm đam mê trong năm trần cảnh.

Uẩn sanh y là ngày nào còn 5 uẩn là mình tha hồ tồn tại trên hành tinh trời đất này.

Phiền não sanh y: uẩn là quả của phiền não, phiền não là nhân tạo ra mọi sự có mặt ở đời này. Còn thiện pháp, tuy nói là nó mang chữ thiện nhưng thật ra tất cả thiện hay ác của một chúng sanh phàm phu đều bắt nguồn từ bất thiện hết. Do 4 vô minh trong Tứ Đế mới dẫn đến 3 hành. Nói rằng mình là ông sư, là cư sĩ, là người có đạo…vv nói cho vui vậy thôi, giống y như nhau, tất cả việc thiện ác mình làm đều ít nhiều trực tiếp gián tiếp đều xuất phát từ phiền não hết.

Pháp hành sanh y: Tất cả những danh sắc uẩn xứ giới, tất cả những gì có duyên sanh ra, do duyên mất đi đều là pháp hành sanh y.

Trong câu hỏi của vị Thiên này, sanh y của ổng chỉ mang ý nghĩa là “điều kiện”, là “phương tiện sống”, nhưng đối với Đức Phật thì nghĩa sanh y rộng như vậy đó. Bảy tỉ người trên hành tinh này hỏi hạnh phúc là gì thì sẽ chia làm hai phe, một phe trả lời đến từ chữ , một phe trả lời đến từ chữ không, nhưng cả có và không này đều nằm ngoài Phật giáo hết. Nhóm thứ nhất, , nhưng cả có và không này đều nằm ngoài Phật giáo hết. Nhóm thứ nhất,  là có gì? Sức khỏe, nhan sắc, tiền bạc, tình cảm, quyền lực, kiến thức, quan hệ xã hội tốt. Nhóm thứ hai: là có gì? Sức khỏe, nhan sắc, tiền bạc, tình cảm, quyền lực, kiến thức, quan hệ xã hội tốt. Nhóm thứ hai: Khônglà không có gì? Không nợ nần, không bị vấn đề pháp luật pháp lý, không bịnh hoạn, không kỳ hình dị dạng. Có hai người bạn đi vô nhà thờ cầu Chúa, anh A cầu nguyện: Xin Chúa cho con được trúng số nhà lầu xe hơi, vợ đẹp, con ngoan giỏi giang… Anh B thầm thì: Xin Chúa cho con được thiếu nợ 100 đồng. Anh A nghe anh B cầu nguyện vậy mới hỏi sao cầu nguyện kỳ lạ vậy. Anh B trả lời: Tôi thiếu nợ 10 ngàn đô la, giờ xin Chúa được giảm nợ còn 100 đô la là mừng lắm rồi. Có một nhóm bác sĩ Mỹ sang châu Phi làm tình nguyện, nơi đó không có bệnh viện tối tân, họ dựng lều trại giữa đồng không mông quạnh. Chữa trị miễn phí hết cho sốt rét, tiêu chảy, tim mạch, ung thư vv.. Cũng có máy phát điện, máy đo điện tâm đồ, máy chụp cắt lớp, X quang đủ cả. Có một bệnh nhân tim mạch nặng, đang theo dõi tự nhiên máy điện tâm đồ nhá nhá rồi tắt, người nhà khóc quá trời, nhưng bác sĩ châu Phi nói, không sao, chỉ là máy bị cúp điện. Thân nhân thở phào mừng rỡ. Nếu có người hỏi tôi có khi nào, nghe người thân bị nạn mà vui không, có chứ, chỉ cần họ không bị gì là mình vui rồi. Hạnh phúc đến từ cái có nhưng đôi khi nó đến từ cái không. Chữ . Có một nhóm bác sĩ Mỹ sang châu Phi làm tình nguyện, nơi đó không có bệnh viện tối tân, họ dựng lều trại giữa đồng không mông quạnh. Chữa trị miễn phí hết cho sốt rét, tiêu chảy, tim mạch, ung thư vv.. Cũng có máy phát điện, máy đo điện tâm đồ, máy chụp cắt lớp, X quang đủ cả. Có một bệnh nhân tim mạch nặng, đang theo dõi tự nhiên máy điện tâm đồ nhá nhá rồi tắt, người nhà khóc quá trời, nhưng bác sĩ châu Phi nói, không sao, chỉ là máy bị cúp điện. Thân nhân thở phào mừng rỡ. Nếu có người hỏi tôi có khi nào, nghe người thân bị nạn mà vui không, có chứ, chỉ cần họ không bị gì là mình vui rồi. Hạnh phúc đến từ cái có nhưng đôi khi nó đến từ cái không. Chữ Không này nghĩ theo thế gian thì nghèo nàn, cạn lắm, chữ này nghĩ theo thế gian thì nghèo nàn, cạn lắm, chữ Không của Đức Phật mới cao siêu: của Đức Phật mới cao siêu: Nếu biết có vui thì có khổ, thà rằng đừng khổ cũng đừng vui. Vì có rồi sẽ mất, chữ Không của thế gian buồn cười lắm, nó chỉ giá trị trong một kiếp, một thời đoạn nào đó mà thôi, còn Không của PG là Không tuyệt đối. Câu trả lời của Đức Phật rất là sâu. Khi vị Thiên nói hạnh phúc đến từ cái sở hữu, Đức Phật nói, có được thì mất được, sanh được thì diệt được, hạnh phúc rốt ráo phải nằm ngoài sanh diệt, còn mất. Hễ còn có mặt ở đời thì những bất trắc vẫn còn treo tòn ten trước mặt mình. Sự đoàn tụ của những người yêu nhau, của những gia đình ly tán trong phim làm người xem phim mãn nguyện lắm nhưng tôi không thấy vui, vì nó trẻ con, lố bịch, vì chuyện đời vốn mong manh phù du. Đức Phật nói, có đó rồi mất đó, tốt nhất là đừng có, đó là ý nghĩa của lời giảng của Đức Phật cho vị Thiên đó. Xin hẹn nhau ngày mai, chúc quí vị một ngày thật là đẹp.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app