TẠNG KINH: TIỂU BỘ KHUDDAKANIKĀYO

LOGO dhcakka

TAM TẠNG PĀLI – VIỆT TẬP 28

KHUDDAKANIKĀYO – TIỂU BỘ
Người Dịch: Tỳ khưu Indacanda
(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)
Cập Nhật: Saturday, September 03, 2016

*****

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

KHUDDAKAPĀṬHAPĀḶI – TIỂU TỤNG

Mục Lục Bản Dịch Việt Văn Vần (html)

1. Saraṇagamanaṃ – Việc Đi Đến Nương Nhờ
2. Dasasikkhāpadaṃ – Mười Điều Học
3. Dvattiṃsākāraṃ – Ba Mươi Hai thể
4. Kumārapañhā – Các Câu Hỏi Dành Cho Thiếu Niên
5. Maṅgalasuttaṃ – Kinh Điềm Lành
6. Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu
7. Tirokuḍḍasuttaṃ – Kinh Bên Ngoài Vách Tường
8. Nidhikaṇḍasuttaṃ – Kinh Phần Của Cải Để Dành
9. Mettasuttaṃ – Kinh Từ Ái

Khuddatapāṭhapāḷi niṭṭhitā – Tiểu Tụng được chấm dứt.

*****

DHAMMAPADAPĀḶI – PHÁP CÚ

Mục Lục Bản Dịch Việt Văn Vần (html)

1. Yamakavaggo – Phẩm Song Đối
2. Appamādavaggo – Phẩm Không Xao Lãng
3. Cittavaggo – Phẩm Tâm
4. Pupphavaggo – Phẩm Bông Hoa
5. Bālavaggo – Phẩm Kẻ Ngu
6. Paṇḍitavaggo – Phẩm Bậc Sáng Suốt
7. Arahantavaggo – Phẩm A-La-Hán
8. Sahassavaggo – Phẩm Một Ngàn
9. Pāpavaggo – Phẩm Ác
10. Daṇḍavaggo – Phẩm Hình Phạt
11. Jarāvaggo – Phẩm Già
12. Attavaggo – Phẩm Tự Ngã
13. Lokavaggo – Phẩm Thế Gian
14. Buddhavaggo – Phẩm Đức Phật
15. Sukhavaggo – Phẩm An Lạc
16. Piyavaggo – Phẩm Yêu Thích
17. Kodhavaggo – Phẩm Giận Dữ
18. Malavaggo – Phẩm Vết Nhơ
19. Dhammaṭṭhavaggo – Phẩm Công Minh
20. Maggavaggo – Phẩm Đạo Lộ
21. Pakiṇṇakavaggo – Phẩm Linh Tinh
22. Nirayavaggo – Phẩm Địa Ngục
23. Nāgavaggo – Phẩm Voi
24. Taṇhāvaggo – Phẩm Tham Ái
25. Bhikkhuvaggo – Phẩm Tỳ Khưu
26. Brāhmaṇavaggo – Phẩm Bà-La-Môn

Vagguddānaṃ – Tóm Lược Các Phẩm.
Gāthuddānaṃ – Tóm Lược Các Câu Kệ.

Dhammapadapāḷi niṭṭhitā – Pháp Cú được chấm dứt.

*****

UDĀNAPĀḶI – PHẬT TỰ THUYẾT

Mục Lục Bản Dịch Việt Văn Vần (html)

1. BODHIVAGGO – PHẨM GIÁC NGỘ

1. Paṭhamabodhisuttaṃ – Sự Giác Ngộ – Kinh thứ nhất
2. Dutiyabodhisuttaṃ – Sự Giác Ngộ – Kinh thứ nhì
3. Tatiyabodhisuttaṃ- Sự Giác Ngộ – Kinh thứ ba
4. Nigrodhasuttaṃ – Kinh Cây Si
5. Therasuttaṃ – Kinh Các Vị Trưởng Lão
6. Kassapasuttaṃ – Kinh Kassapa
7. Pāvāsuttaṃ – Kinh Pāvā
8. Saṅgāmajisuttaṃ – Kinh Saṅgāmaji
9. Jaṭilasuttaṃ – Kinh Đạo Sĩ Bện Tóc
10. Bāhiyasuttaṃ – Kinh Bāhiya
Tatruddānaṃ bhavati – Tóm Lược Phần Này Là

2. MUCALINDAVAGGO – PHẨM MUCALINDA

1. Mucalindasuttaṃ – Kinh Mucalinda
2. Rājasuttaṃ – Kinh Đức Vua
3. Daṇḍasuttaṃ – Kinh Gậy Gộc
4. Sakkārasuttaṃ – Kinh Tôn Vinh
5. Upāsakasuttaṃ – Kinh Nam Cư Sĩ
6. Gabhinīsuttaṃ – Kinh Sản Phụ
7. Ekaputtasuttaṃ – Kinh Con Trai Độc Nhất
8. Suppavāsāsuttaṃ – Kinh Suppavāsā
9. Visākhāsuttaṃ – Kinh Visākhā
10. Bhaddiyasuttaṃ – Kinh Bhaddiya
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

3. NANDAVAGGO – PHẨM NANDA

1. Kammasuttaṃ – Kinh Nghiệp
2. Nandasuttaṃ – Kinh Nanda
3. Yasojasuttaṃ – Kinh Yasoja
4. Sāriputtasuttaṃ – Kinh Sāriputta
5. Kolitasuttaṃ – Kinh Kolita
6. Pilindivacchasuttaṃ – Kinh Pilindivaccha
7. Kassapasuttaṃ – Kinh Kassapa
8. Piṇḍapātikasuttaṃ – Kinh Vị Hành Pháp Khất Thực
9. Sippasuttaṃ – Kinh Nghề Nghiệp
10. Lokavolokanasuttaṃ – Kinh Xem Xét Thế Gian
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

4. MEGHIYAVAGGO – PHẨM MEGHIYA

1. Meghiyasuttaṃ – Kinh Meghiya
2. Uddhatasuttaṃ – Kinh Náo Động
3. Gopālasuttaṃ – Kinh Người Chăn Bò
4. Juṇhasuttaṃ – Kinh Thượng Huyền
5. Nāgasuttaṃ – Kinh Long Tượng
6. Piṇḍolasuttaṃ – Kinh Piṇḍola
7. Sāriputtasuttaṃ – Kinh Sāriputta
8. Sundarīsuttaṃ – Kinh Sundarī
9. Upasenasuttaṃ – Kinh Upasena
10. Sāriputtasuttaṃ – Kinh Sāriputta
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

5. SOṆAVAGGO – PHẨM SOṆA

1. Rājasuttaṃ – Kinh Đức Vua
2. Appāyukasuttaṃ – Kinh Tuổi Thọ Ít Ỏi
3. Suppabuddhakuṭṭhisuttaṃ – Kinh Gã Cùi Suppabuddha
4. Kumārakasuttaṃ – Kinh Các Thiếu Niên
5. Uposathasuttaṃ – Kinh Lễ Uposatha
6. Soṇasuttaṃ – Kinh Soṇa
7. Revatasuttaṃ – Kinh Revata
8. Ānandasuttaṃ – Kinh Ānanda
9. Saddhāyamānasuttaṃ – Kinh Nhạo Báng
10. Panthakasuttaṃ – Kinh Panthaka
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

6. JACCANDHAVAGGO – PHẨM MÙ BẨM SINH

1. Āyusaṅkhāravossajanasuttaṃ – Kinh Buông Bỏ Thọ Hành
2. Jaṭilasuttaṃ – Kinh Đạo Sĩ Tóc Bện
3. Paccavekkhanasuttaṃ – Kinh Quán Xét Lại
4. Paṭhama nānātitthiyasuttaṃ – Kinh Ngoại Đạo – Thứ Nhất
5. Dutiya nānātitthiyasuttaṃ – Kinh Ngoại Đạo – Thứ Nhì
6. Tatiya nānātitthiyasuttaṃ – Kinh Ngoại Đạo – Thứ Ba
7. Subhūtisuttaṃ – Kinh Subhūti
8. Gaṇikāsuttaṃ – Kinh Người Kỹ Nữ
9. Upātisuttaṃ – Kinh Đến Gần Rồi Vượt Qua
10. Tathāgatuppādasuttaṃ – Kinh Sự Hiện Khởi Của Như Lai
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

7. CULLAVAGGO – PHẨM NHỎ

1. Paṭhamabhaddiyasuttaṃ – Kinh Bhaddiya – Thứ Nhất
2. Dutiyabhaddiyasuttaṃ – Kinh Bhaddiya – Thứ Nhì
3. Sattasuttaṃ – Kinh Bị Dính Mắc – Thứ Nhất
4. Dutiyasattasuttaṃ – Kinh Bị Dính Mắc – Thứ Nhì
5. Lakuṇṭakabhaddiyasuttaṃ – Kinh Lakuṇṭakabhaddiya
6. Taṇhākkhayasuttaṃ – Kinh Diệt Trừ Tham Ái
7. Papañcakkhayasuttaṃ – Kinh Diệt Trừ Chướng Ngại
8. Kaccānasuttaṃ – Kinh Kaccāna
9. Udapānasuttaṃ – Kinh Giếng Nước
10. Udenasuttaṃ – Kinh Udena
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

8. PĀṬALIGĀMIYAVAGGO – PHẨM DÂN LÀNG PĀṬALI

1. Paṭhamanibbānasuttaṃ – Kinh Niết Bàn – Thứ Nhất
2. Dutiyanibbānasuttaṃ – Kinh Niết Bàn – Thứ Nhì
3. Tatiyanibbānasuttaṃ – Kinh Niết Bàn – Thứ Ba
4. Catutthanibbānasuttaṃ – Kinh Niết Bàn – Thứ Tư
5. Cundasuttaṃ – Kinh Cunda
6. Pāṭaligāmiyasuttaṃ – Kinh Dân Làng Pāṭali
7. Dvidhāpathasuttaṃ – Kinh Đường Rẽ Hai Nhánh
8. Visākhāsuttaṃ – Kinh Visākhā
9. Paṭhamadabbasuttaṃ – Kinh Dabba – Thứ Nhất
10. Dutiyadabbasuttaṃ – Kinh Dabba – Thứ Nhì
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Udānapāḷi samattā – Phật Tự Thuyết được đầy đủ.

*****

ITIVUTTAKAPĀḶI – PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY

Mục Lục Bản Dịch Việt Văn Vần (html)

EKAKANIPĀTO – NHÓM MỘT PHÁP

Paṭhamo vaggo – Phẩm Thứ Nhất

1. Lobhasuttaṃ – Kinh Tham
2. Dosasuttaṃ – Kinh Sân
3. Mohasuttaṃ – Kinh Si
4. Kodhasuttaṃ – Kinh Giận Dữ
5. Makkhasuttaṃ – Kinh Gièm Pha
6. Mānasuttaṃ – Kinh Ngã Mạn
7. Sabbapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Tất Cả
8. Mānapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Ngã Mạn
9. Lobhapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Tham
10. Dosapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Sân
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Dutiyo vaggo – Phẩm Thứ Nhì

1. Mohapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Si
2. Kodhapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Giận Dữ
3. Makkhapariññāsuttaṃ – Kinh Biết Toàn Diện Gièm Pha
4. Avijjanīvaraṇasuttaṃ – Kinh Che Lấp Bởi Vô Minh
5. Taṇhāsaṃyojanasuttaṃ – Kinh Ràng Buộc Bởi Tham Ái
6. Paṭhamasekhasuttaṃ – Kinh Hữu Học – Thứ Nhất
7. Dutiyasekhasuttaṃ – Kinh Hữu Học – Thứ Nhì
8. Saṅghabhedasuttaṃ – Kinh Chia Rẽ Hội Chúng
9. Saṅghasāmaggisuttaṃ – Kinh Hợp Nhất Hội Chúng
10. Paduṭṭhapuggalasuttaṃ – Kinh Người Xấu Xa
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Tatiyo vaggo – Phẩm Thứ Ba

1. Pasannacittasuttaṃ – Kinh Tâm Tịnh Tín
2. Māpuññabhāyīsuttaṃ – Kinh Chớ Sợ Hãi Phước Thiện
3. Ubho-atthasuttaṃ – Kinh Cả Hai Mục Đích
4. Aṭṭhipuñjasuttaṃ – Kinh Đống Xương
5. Sampajānamusāvādasuttaṃ – Kinh Cố Tình Nói Dối
6. Dānasaṃvibhāgasuttaṃ – Kinh Bố Thí và San Sẻ
7. Mettācetovimuttisuttaṃ – Kinh Từ Tâm Giải Thoát
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

DUKANIPĀTO – NHÓM HAI PHÁP

Paṭhamo vaggo – Phẩm Thứ Nhất

1. Paṭhamabhikkhusuttaṃ – Kinh Tỳ Khưu – Thứ Nhất
2. Dutiyabhikkhusuttaṃ – Kinh Tỳ Khưu – Thứ Nhì
3. Tapanīyasuttaṃ – Kinh Làm Cho Bứt Rứt
4. Atapanīyasuttaṃ – Kinh Không Làm Cho Bứt Rứt
5. Papakasīlasuttaṃ – Kinh Giới Ác Xấu
6. Bhaddakasīlasuttaṃ – Kinh Giới Hiền Thiện
7. Anātāpīsuttaṃ – Kinh Không Có Nhiệt Tâm
8. Paṭhama janakuhanasuttaṃ – Kinh Dối Gạt Người – Thứ Nhất
9. Dutiya janakuhanasuttaṃ – Kinh Dối Gạt Người – Thứ Nhì
10. Somanassasuttaṃ – Kinh Tâm Hỷ
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Dutiyo vaggo – Phẩm Thứ Nhì

1. Vitakkasuttaṃ – Kinh Suy Tầm
2. Desanāsuttaṃ – Kinh Thuyết Giảng
3. Vijjāsuttaṃ – Kinh Minh
4. Paññāparihānisuttaṃ – Kinh Thấp Kém Về Tuệ
5. Sukkadhammasuttaṃ – Kinh Pháp Trắng
6. Ajātasuttaṃ – Kinh Không Sanh
7. Nibbānadhātusuttaṃ – Kinh Bản Thể Niết Bàn
8. Paṭisallānasuttaṃ – Kinh Thiền Tịnh
9. Sikkhānisaṃsasuttaṃ – Kinh Lợi Ích Của Việc Học Tập
10. Jāgariyasuttaṃ – Kinh Tỉnh Thức
11. Āpāyikasuttaṃ – Kinh Kẻ Sanh Đọa Xứ
12. Diṭṭhigatasuttaṃ – Kinh Tà Kiến
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

TIKANIPĀTO – NHÓM BA PHÁP

Paṭhamo vaggo – Phẩm Thứ Nhất

1. Akusalamūlasuttaṃ – Kinh Bất Thiện Căn
2. Dhātusuttaṃ – Kinh Giới
3. Paṭhamavedanāsuttaṃ – Kinh Thọ – Thứ Nhất
4. Dutiyavedanāsuttaṃ – Kinh Thọ – Thứ Nhì
5. Paṭhama esanāsuttaṃ – Kinh Tầm Cầu – Thứ Nhất
6. Dutiya esanāsuttaṃ – Kinh Tầm Cầu – Thứ Nhì
7. Paṭhama āsavasuttaṃ – Kinh Lậu Hoặc – Thứ Nhất
8. Dutiya āsavasuttaṃ – Kinh Lậu Hoặc – Thứ Nhì
9. Taṇhāsuttaṃ – Kinh Tham Ái
10. Māradheyyasuttaṃ – Kinh Phạm Vi Của Ma Vương
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Dutiyo vaggo – Phẩm Thứ Nhì

1. Puññakiriyavatthusuttaṃ – Kinh Nền Tảng Của Việc Hành Thiện
2. Cakkhusuttaṃ – Kinh về Nhãn
3. Indriyasuttaṃ – Kinh về Quyền
4. Addhāsuttaṃ – Kinh Khoảng Thời Gian
5. Duccaritasuttaṃ – Kinh Uế Hạnh
6. Sucaritasuttaṃ – Kinh Thiện Hạnh
7. Soceyyasuttaṃ – Kinh Thanh Tịnh
8. Moneyyasuttaṃ – Kinh Hiền Trí Hạnh
9. Paṭhamarāgasuttaṃ – Kinh Luyến Ái – Thứ Nhất
10. Dutiyarāgasuttaṃ – Kinh Luyến Ái – Thứ Nhì
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Tatiyo vaggo – Phẩm Thứ Ba

1. Mucchādiṭṭhikammasamādānasuttaṃ – Kinh Thọ Trì Các Nghiệp Do Tà Kiến
2. Sammādiṭṭhikammasamādānasuttaṃ – Kinh Kinh Thọ Trì Các Nghiệp Do Chánh Kiến
3. Nissaraṇiyasuttaṃ – Kinh Thoát Ly
4. Santatarasuttaṃ – Kinh An Tịnh Hơn
5. Puttasuttaṃ – Kinh Con Trai
6. Vuṭṭhisuttaṃ – Kinh Mưa
7. Sukhapatthanāsuttaṃ – Kinh Ước Nguyện Hạnh Phúc
8. Bhidurasuttaṃ – Kinh Dễ Tan Vỡ
9. Dhātusaṃsandanasuttaṃ – Kinh Sự Kết Hợp Theo Bản Chất
10. Parihānasuttaṃ – Kinh Sự Thoái Hóa
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Catuttho vaggo – Phẩm Thứ Tư

1. Vitakkasuttaṃ – Kinh Suy Tầm
2. Sakkārasuttaṃ – Kinh Tôn Vinh
3. Devasaddasuttaṃ – Kinh Âm Thanh Của Chư Thiên
4. Pubbanimittasuttaṃ – Kinh Dấu Hiệu Báo Trước
5. Bahujanahitasuttaṃ – Kinh Sự Lợi Ích Cho Nhiều Người
6. Asubhānupassīsuttaṃ – Kinh Quan Sát Bất Tịnh
7. Dhammānudhammapaṭipannasuttaṃ – Kinh Thực Hành Pháp Thuận Theo Pháp
8. Andhakaraṇasuttaṃ – Kinh Sự Tạo Ra Tăm Tối
9. Antaramalasuttaṃ – Kinh Vết Nhơ Ở Bên Trong
10. Devadattasuttaṃ – Kinh Devadatta
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Pañcamo vaggo – Phẩm Thứ Năm

1. Aggappasādasuttaṃ – Kinh Sự Tịnh Tín Tối Cao
2. Jīvikāsuttaṃ – Kinh Sự Nuôi Mạng
3. Saṅghāṭikaṇṇasuttaṃ – Kinh Chéo Y Hai Lớp
4. Aggisuttaṃ – Kinh Lửa
5. Upaparikkhasuttaṃ – Kinh Khảo Sát
6. Kāmūpapattisuttaṃ – Kinh Sự Sanh Khởi Của Các Dục
7. Kāmayogasuttaṃ – Kinh Sự Gắn Bó Với Các Dục
8. Kalyāṇasīlasuttaṃ – Kinh Giới Tốt Đẹp
9. Dānasuttaṃ – Kinh Bố Thí
10. Tevijjasuttaṃ – Kinh Ba Minh
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

CATUKKANIPĀTO – NHÓM BỐN PHÁP

1. Brāhmaṇasuttaṃ – Kinh Bà-La-Môn
2. Caturanavajjasuttaṃ – Kinh Bốn Vật Không Bị Khiển Trách
3. Āsavakkhayasuttaṃ – Kinh Diệt Trừ Lậu Hoặc
4. Samaṇabrāhmaṇasuttaṃ – Kinh Sa-Môn và Bà-La-Môn
5. Sīlasampannasuttaṃ – Kinh Thành Tựu Giới
6. Taṇhuppādasuttaṃ – Kinh Sự Sanh Khởi của Tham Ái
7. Sabrahmakasuttaṃ – Kinh Có Phạm Thiên
8. Bahukārasuttaṃ – Kinh Nhiều Sự Ích Lợi
9. Kuhasuttaṃ – Kinh Dối Trá
10. Purisapiyarūpasuttaṃ – Kinh Người và Sắc Đáng Yêu
11. Carasuttaṃ – Kinh Bước Đi
12. Sampannasīlasuttaṃ – Kinh Giới Thành Tựu
13. Lokāvabodhasuttaṃ – Kinh Giác Ngộ về Thế Giới
Tassuddānaṃ – Tóm Lược Phần Này

Itivuttakapāḷi niṭṭhitā – Phật Thuyết Như Vậy được chấm dứt.

–ooOoo–

LỜI GIỚI THIỆU

Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt tập 28 trình bày bốn tập Kinh đầu tiên của Khuddakanikāya – Tiểu Bộ, cụ thể là:
– Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng
– Dhammapadapāḷi – Pháp Cú
– Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết
– Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy.
Các tựa đề tiếng Việt của bốn tập Kinh này đã được giữ lại giống như các tựa đề ở các bản dịch của Ngài Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Sau đây là phần giới thiệu sơ lược của từng tập Kinh một:

KHUDDAKAPĀṬHAPĀḶI – TIỂU TỤNG

Tập Kinh Khuddakapāṭhapāḷi – Tiểu Tụng, tập Kinh thứ nhất thuộc Khuddakanikāya – Tiểu Bộ, được ghi nhận là tập Kinh ngắn nhất trong toàn bộ Tam Tạng Pāḷi. Nội dung của tập Kinh gồm 9 phần, 4 phần đầu trình bày những kiến thức Phật học căn bản gồm có: 3 sự nương nhờ (tam quy), 10 giới của vị Sa-di, 32 phần của cơ thể (32 đề mục tham thiền về thể trược), và một số câu hỏi đáp liên quan đến phần giáo lý. Kế đến là 5 bài Kinh (sutta) thường được dùng để đọc tụng hàng ngày. Chín phần này còn được tìm thấy ở những văn bản khác thuộc Tam Tạng Pāḷi. Ở các nước quốc giáo, tập Kinh này là phần kiến thức căn bản cần phải học thuộc lòng dành cho các giới tử trước khi thọ giới Sa-di. Các tựa đề của 9 phần ấy như sau:

1. Saraṇagamanaṃ – Việc Đi Đến Nương Tựa
2. Dasasikkhāpadaṃ – Mười Điều Học
3. Dvattiṃsākāraṃ – Ba Mươi Hai thể
4. Kumārapañhā – Các Câu Hỏi Dành Cho Thiếu Niên
5. Maṅgalasuttaṃ – Kinh Điềm Lành
6. Ratanasuttaṃ – Kinh Châu Báu
7. Tirokuḍḍasuttaṃ – Kinh Bên Ngoài Vách Tường
8. Nidhikaṇḍasuttaṃ – Kinh Phần Của Cải Để Dành
9. Mettasuttaṃ – Kinh Từ Ái.

Chú Giải của tập Kinh này có tên là Paramatthajotikā, đã được thực hiện tại đảo quốc Tích Lan (Sri Lanka) vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5 theo Tây lịch do công sức của Chú Giải Sư Buddhaghosa thuộc phái Mahāvihāra (Đại Tự).

DHAMMAPADAPĀḶI – PHÁP CÚ

Tập Kinh Dhammapadapāḷi – Pháp Cú là tập Kinh được phổ biến rộng rãi nhất với nhiều bản dịch của nhiều dịch giả qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tập Kinh gồm có 423 kệ ngôn (gāthā) được sắp xếp thành 26 phẩm (vagga) theo các chủ đề khác nhau với nội dung cô đọng trình bày những giáo lý căn bản cũng như tiêu chuẩn đạo đức chủ yếu của người tu Phật. Các kệ ngôn này đã được ghi lại số thứ tự theo sự phân loại truyền thống tính theo từng phẩm, thêm vào đó còn được liệt kê theo số thứ tự từ 1 đến 423 được đặt trong ngoặc [] ở đầu mỗi câu kệ để tiện việc trích lục tham khảo.

Chú Giải của tập Kinh này có tên là Dhammapadaṭṭhakathā và đã được thực hiện do công sức của Chú Giải Sư Buddhaghosa. Bài kệ mở đầu của tập Chú Giải cho biết tài liệu này đã được lưu truyền ở hòn đảo Tambapaṇṇī (Sri Lanka ngày nay) và đã được sưu tập lại bằng ngôn ngữ của đảo quốc này do sự yêu cầu của vị trưởng lão tên Kumārakassapa. Chú Giải cung cấp nhiều câu chuyện giải thích các sự kiện có liên quan và còn có thêm phần phân tích một số từ ngữ khó ở kệ ngôn.

UDĀNAPĀḶI – PHẬT TỰ THUYẾT

Tập Kinh Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết thuộc Tiểu Bộ, Tạng Kinh, là tập Kinh thứ ba sau tập Kinh Dhammapadapāḷi – Pháp Cú, và trước tập Kinh Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy. Tập này gồm có 80 bài Kinh (sutta) được chia thành 8 phẩm (vagga), mỗi phẩm có đúng 10 bài Kinh. Nội dung của tập Kinh trình bày những lời cảm hứng của đức Phật, đa phần ở thể kệ ngôn (gāthā), được đặt ở cuối bài Kinh theo sau phần văn xuôi giới thiệu. Những lời cảm hứng này đã được đức Phật thốt lên do nỗi vui mừng của Ngài trước những sự việc xảy ra (pītivegasamuṭṭhāpito udāhāro, UdA. 01). Ngoài những tư liệu liên quan đến cuộc sống của đức Phật, còn có nhiều tích chuyện về các vị Thinh Văn đệ tử của Ngài như các vị Sāriputta, Mahāmoggallāna, Mahākassapa, Mahākaccāna, Nanda, Saṅgāmaji, Dabba, v.v… hoặc hàng nam nữ cư sĩ tại gia như là đức vua Pasenadi xứ Kosala, đức vua Udena, bà Visākhā, kỹ nữ Sundarī, v.v… Xét về thể loại (aṅga), tập Kinh Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết đã được xếp vào thể loại Udāna là một trong chín thể loại của Giáo Pháp.[1]

Chú Giải Paramatthadīpanī đã được thực hiện bởi Giáo Thọ Sư Ācariya Dhammapāla trong lúc cư ngụ tại tu viện Badaratitthavihāra, và cũng được tuân thủ theo phương thức thực hiện của phái Mahāvihāra (Đại Tự). Thời điểm thực hiện cũng được xác định vào cuối thế kỷ thứ 5 theo Tây Lịch, sau thời kỳ của Chú Giải Sư Buddhaghosa.

ITIVUTTAKAPĀḶI – PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY

Tập Kinh Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy là tập thứ tư thuộc Tiểu Bộ, Tạng Kinh, kế tiếp tập Kinh Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết. Tập Kinh này gồm có 112 bài kinh được chia thành bốn Nhóm (nipāta) phân loại của Pháp số theo thứ tự từ thấp lên cao, gồm nhóm Một Pháp, Hai Pháp, Ba Pháp, và Bốn Pháp. Ba nhóm đầu được chia thành nhiều Phẩm (vagga), mỗi phẩm có nhiều bài Kinh (sutta): Nhóm Một Pháp có 27 bài Kinh được chia làm 3 Phẩm, Nhóm Hai Pháp có 22 bài Kinh được chia làm 2 Phẩm, Nhóm Ba Pháp có 50 bài Kinh được chia làm 5 Phẩm, riêng Nhóm Bốn có 13 bài Kinh và không được chia thành Phẩm. Mỗi bài Kinh có phần đầu bằng văn xuôi sau đó là câu kệ ngôn (gāthā), hai phần này bổ sung ý nghĩa cho nhau. Ngoài sự trình bày theo sự phân loại của các Nhóm (nipāta), các bài Kinh còn được ghi theo số thứ tự từ 1 đến 112 đặt trong dấu ngoặc [] ở đầu mỗi bài Kinh để tiện việc trích lục tham khảo. Một số bài Kinh đã được tìm thấy ở các nơi khác thuộc Tam Tạng Pāḷi, đặc biệt là ở Aṅguttaranikāya – Bộ Tăng Chi, phần còn lại chỉ thấy có ở riêng tập Kinh này. Xét về thể loại (aṅga), tập Kinh Itivuttakapāḷi – Phật Thuyết Như Vậy có thể được xếp vào thể loại Itivuttaka xét về tên của tựa đề và chữ “iti”[2] được thấy ở câu mở đầu và câu kết luận: “Vuttaṃ h’ etaṃ bhagavatā, vuttamarahatā ’ti me sutaṃ” (Ðiều này đã được đức Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, tôi đã nghe như vầy) và “Ayampi attho vutto bhagavatā. Iti me sutan ti” (Ý nghĩa này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến. Tôi đã nghe như thế).

Chú Giải của tập Kinh này có tên là Paramatthadīpanī đã được thực hiện bởi Giáo Thọ Sư Ācariya Dhammapāla trong lúc cư ngụ tại tu viện Badaratitthavihāra; điều này được tìm thấy ở phần cuối của tập sách. Thêm nữa, phần mở đầu (ganthārambhakathā) của tập Chú Giải này cho biết rằng: Các bài Kinh này đã được Khujjutarā, nữ hầu của nàng Sāmāvatī, nghe trực tiếp từ đức Phật tại thành Kosambī, sau đó thuyết lại cho nữ chủ và các người phụ nữ khác ở trong cung nghe (ItA. 29-32). Cũng cần giải thích thêm, nàng Sāmāvatī là phi tần của đức vua Udena, người đã bị chết thiêu cùng với 500 cung nữ khác khi nội cung của đức vua Udena bị đốt cháy; câu chuyện này được ghi lại ở tập Kinh Udānapāḷi – Phật Tự Thuyết (Udenasuttaṃ – Kinh Udena, thuộc phẩm thứ bảy, Cullavagga – Phẩm Nhỏ).

*****

Văn bản Pāḷi Roman trình bày ở đây đã được phiên âm lại từ văn bản Pāḷi – Sinhala, ấn bản Buddha Jayanti Tripitaka Series của nước quốc giáo Sri Lanka. Chúng tôi cũng xin thành tâm tán dương công đức của Ven. Mettāvihārī đã hoan hỷ cho phép chúng tôi sử dụng văn bản đã được phiên âm sẵn đang phổ biến trên mạng internet. Điểm đóng góp của chúng tôi trong việc thực hiện văn bản Pāḷi Roman này là dò lại kỹ lưỡng văn bản đã được phiên âm và so sánh kiểm tra những điểm khác biệt về văn tự ở Tam Tạng của các nước Thái Lan, Miến Điện, và Anh Quốc được ghi ở phần cước chú, đồng thời bổ sung thêm một số điểm khác biệt đã phát hiện được trong lúc so sánh các văn bản với nhau.

Về phương diện dịch thuật và trình bày văn bản tiếng Việt, chúng tôi đã ghi nghĩa Việt của các kệ ngôn bằng văn xuôi nhằm diễn tả trọn vẹn ý nghĩa của văn bản gốc. Một điểm cần ghi rõ ở đây là đối với một số các câu kệ Pāḷi 3, 4 dòng, có thứ tự gần với câu văn tiếng Việt, trong trường hợp này, câu tiếng Việt đã được ngắt thành từng dòng riêng biệt tương ứng với câu Pāḷi để tiện việc đối chiếu, so sánh, tìm hiểu, học hỏi. Về văn phong của lời dịch, chúng tôi chủ trương ghi lại lời tiếng Việt sát theo văn bản gốc và cố gắng không bỏ sót từ nào không dịch. Lời văn tiếng Việt của chúng tôi có chứa đựng những mấu chốt giúp cho những ai có ý thích nghiên cứu Pāḷi thấy ra được cấu trúc của loại ngôn ngữ này, đồng thời tạo sự thuận tiện cho công việc hiệu đính trong tương lai. Việc làm này của chúng tôi không hẳn đã được hoàn hảo, dẫu sao cũng là bước khởi đầu nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu cổ ngữ Phật Học của người Việt Nam. Tuy nhiên, một số sai sót trong quá trình phiên dịch đương nhiên không thể tránh khỏi, chúng tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về trình độ yếu kém.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành ghi nhận sự quan tâm chăm sóc trực tiếp hoặc gián tiếp đối với công tác phiên dịch của chúng tôi về phương diện vật thực bồi dưỡng và thuốc men chữa bệnh của các vị hữu ân sau: Phật tử Phạm Thu Hương (Hongkong), Phật tử Tuệ Vân, Phật tử Tường Vân, Phật tử Tịnh Vân, Phật tử Paññavara Tuệ Ân, Phật tử Nguyễn Thế Anh, Phật tử Nguyễn Hoàng Bách (Hà Nội), gia đình Phật tử Hoàng Thị Lựu (Đà Nẵng), và còn nhiều Phật tử khác nữa đã hỗ trợ và quan tâm đến sức khỏe của chúng tôi trong thời gian qua, tiếc rằng không thể liệt kê ra tất cả vì quá dài. Nói rõ hơn, công việc soạn thảo này được thông suốt, không bị gián đoạn, chính là nhờ có sự hỗ trợ nhiệt tình và quý báu của quý vị. Thành tâm cầu chúc quý vị luôn giữ vững niềm tin và thành tựu được nhiều kết quả trong công việc tu tập giải thoát.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng không quên ghi nhận sự nhiệt tình của Sư Cô Mỹ Thúy và Phật tử Trương Hồng Hạnh đã sắp xếp thời gian để đọc lại bản thảo một cách kỹ lưỡng và đã đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc giúp cho chúng tôi tránh được một số điểm vụng về trong việc sử dụng từ ngữ tiếng Việt.
Chúng tôi cũng xin thành tâm tùy hỷ và tán dương công đức của các thí chủ đã nhiệt tâm đóng góp tài chánh giúp cho Công Trình Ấn Tống Tam Tạng Song Ngữ Pāḷi – Việt được tồn tại và phát triển. Mong sao phước báu Pháp thí này luôn dẫn dắt quý vị vào con đường tu tập đúng theo Chánh Pháp, thành tựu Chánh Trí, chứng ngộ Niết Bàn, không còn luân hồi sanh tử nữa.

Chúng tôi xin thành kính tri ân công đức của Ngài Hòa Thượng Ven. Devahandiye Paññāsekara Nāyaka Mahāthera, tu viện trưởng tu viện Sri Jayawardhanaramaya Colombo 8 – Sri Lanka, và Ngài Hòa Thượng Pháp Nhẫn, trụ trì Chùa Liên Hoa, Irving, Texas – USA, đã cung cấp trú xứ và các vật dụng cần thiết giúp cho chúng tôi có thể tập trung toàn thời gian cho công việc thực hiện tập Kinh này.

Cuối cùng, ngưỡng mong phước báu phát sanh trong công việc soạn thảo tập Kinh này được thành tựu đến thầy tổ, song thân, và tất cả chúng sanh trong tam giới. Nguyện cho hết thảy đều được an vui, sức khỏe, có trí tuệ, và tinh tấn tu tập ngõ hầu thành đạt cứu cánh giải thoát, chấm dứt khổ đau.

Kính bút,

ngày 05 tháng 08 năm 2013

Tỳ Khưu Indacanda (Trương Đình Dũng)

–ooOoo–

[1] Chín thể loại (aṅga): sutta, geyya, veyyākaraṇa, gāthā, udāna, itivuttaka, jātaka, abbhūtadhamma, vedalla. Xem lời giải thích chi tiết về chín thể loại này ở tập sách Saddhammasaṅgaha – Diệu Pháp Yếu Lược, trang 31.

[2] Concise Pāli – English Dictionary của A. P. Buddhadatta Mahāthera ghi như sau: – Iti. in. thus (used to point out something just mentioned or about to be mentioned, and to show that a sentence is finished). Very often its former i is elided and ti only is remaining. Hòa Thượng Bửu Chơn ghi nghĩa Việt như sau: – Iti. in. như vậy (dùng để ám chỉ vật, người đã nói phía trước và chỉ chỗ chấm dứt câu nói). Thường chữ i trước biến mất, chỉ còn lại ti mà thôi.

 

Nguồn Tamtangpaliviet.net