Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 2 

Chương 1: Tương Ưng Nhân Duyên

Phẩm Phật Đà

THUYẾT PHÁP, PHÂN BIỆT (2)

Ở đây có ba nguồn tài liệu trước mắt mà tôi nghĩ quí vị nên tìm vào để đọc thêm:

– Kinh Đại Duyên, Trường Bộ Kinh (Kinh số 15), nếu được đọc thêm cả chú giải.

– Bộ Phân Tích Vibhaṅga, phần nói về Duyên khởi. Trong Vibhaṅga có 18 phần, Duyên Khởi là một trong 18 phần.

– Kinh Vị Tằng Hữu, Trung Bộ Kinh. (Kinh số 123).

Bộ Phân Tích Vibhaṅga đã được dịch sang tiếng Việt rồi, sư trưởng TT Thích Hoàng Pháp đã in rồi. Bộ đó tôi cho rằng đó là sách gối đầu, Phật tử Nam Tông không thể không biết bộ đó. Có nhiều Phật tử nói với chúng tôi là bộ đó đọc nhức đầu. Nói thẳng ra, hễ nhìn mặt người nào thấy không có hy vọng thì tôi nói, ừ, đọc nhức đầu lắm, quí vị nào mà tôi thấy có chút niềm tin là ráng được thì tôi cho biết một chi tiết, nếu là nói nhức đầu thì trong 7 bộ đó người hiếu học dù có sơ cơ cũng có thể đọc hiểu chút ít hai bộ là Bộ Phân Tích và Bộ Ngữ Tông. Đọc mà bí thì đi kiếm thầy, kiếm sách. Đó là kinh nghiệm học đạo chớ quí vị đừng bao giờ ngồi chờ đợi kiến thức trên trời rớt xuống. Người ta nói nằm chờ sung rụng nhưng phải lựa cây sung nào mà nằm chớ đừng thấy cây sung chưa ra trái mà nằm chờ, chưa kể ra trái mà chưa tới mùa chín thì có hả rách miệng chờ cũng không thấy rụng.

Tôi đề nghị kinh Vị Tằng Hữu vì tôi muốn giảng chung tất cả các kinh trong phẩm Nhân Duyên này dồn vô thành một. Kinh Vị Tằng Hữu này nói về những điều đặc biệt của vị Bồ tát Chánh Đẳng Giác kiếp chót.

Phẩm này nói về 7 Phật, xác định chư Phật đều phải trải qua một canh đầu của đêm trước khi thành Phật để dùng Túc mạng minh quán xét quả luân hồi, sanh ở đâu, như thế nào. Sau đó dùng trọn canh giữa để quán nhân luân hồi, và vì sao mình lại có mặt trong những kiếp sống siêu đọa buồn vui đó, thấy rõ do thiện nghiệp mà được hưởng vui, do ác nghiệp mà phải chịu khổ.

Túc mạng minh là để thấy quả luân hồi. Sanh tử minh là để thấy nhân luân hồi. Đầu canh cuối, các ngài ra khỏi Tứ thiền (tức Ngũ thiền bên A-tỳ-đàm) quán xét 12 Duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch, xong chiều nghịch thì lập tức chứng một loạt Sơ đạo, Sơ quả … Tứ đạo, Tứ quả và tức khắc chứng thành Phật quả cùng lúc với Nhất thiết trí ngay sau khi tâm Tứ quả xuất hiện.

Tại sao Ngài phải dài dòng một đêm như vậy? Vì Ngài giống như Tổng thống Mỹ, đi đâu ngoài chuyên cơ còn phải xe riêng, nguyên nhóm vệ sĩ, phóng viên nhà báo, còn phải thêm đám nhà bếp, hậu cần. Ông muốn tới VN, ghé Hà Nội, thì đám mật vụ phải tới Hà Nội trước đó mấy ngày. Mấy cái vali samsonite họ cầm theo là dùng để tránh đạn, khi có sự cố là dùng để chụp che người ông. Xe của Tổng thống Mỹ chỉ có mật vụ Mỹ mới mở được. Tại sao lại rắc rối như vậy, vì cái chết của ổng sẽ dẫn đến một tỷ vấn đề của thế giới. Ổng mãn nhiệm rồi thì thôi nhưng còn đang đương chức thì rắc rối sẽ xảy ra khi ổng bị ám sát dù ám sát hụt hay ám sát thành công. Còn vị Chánh Đẳng Giác, vì Ngài chứng ngộ Nhất thiết trí nên thời gian chứng ngộ phải lâu như vậy. Canh đầu Ngài phải dùng Túc mạng minh để quán chiếu quả luân hồi: thọ, hành, tánh, tướng, tức là bàng sanh, địa ngục, A-tu-la ngạ quỷ, mập ốm, cao thấp, trắng đen, buồn vui… ra sao. Canh giữa Ngài dùng Thiên nhãn minh để soi rọi vì sao mình còn chuyện kiếp này như vầy, kiếp kia như vậy. Muốn quán chiếu Túc mạng minh hay Sanh tử minh thì vị đó phải là người chứng Ngũ thiền. Sau khi xong canh hai rồi, Ngài mới ra khỏi, không còn tiếp tục dùng Tâm đáo đại nữa mà lúc đó Ngài dùng Tâm đại thiện. Vị hóa thông thì phải nhập Thiền cơ trước, ví dụ vị đó muốn đi trên nước, muốn đi trên hư không thì vị đó phải nhập đề mục đất. Nhập đề mục đất xong xuôi, vị đó ra khỏi Thiền cơ đó mới tác ý chú nguyện ‘hãy có một con đường đất’, nghĩ như vậy thì lập tức có. Lúc đang đi như vậy vị đó xài Tâm đại thiện dục giới, không phải Tâm đáo đại vì đã ra khỏi Thiền cơ. Thiền cơ tức là tầng Ngũ thiền mình chứng đó chỉ biết cảnh đề mục thôi. Đến canh thứ ba, Bồ tát không còn dùng Tâm đáo đại nữa mà dùng Tâm đại thiện Dục giới để quán chiếu 12 Duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch.

Quán chiếu 12 Duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch.

Quán chiếu như thế nào? Quán chiếu bằng cách tự hỏi: Thân này từ đâu có? Sau đó tự trả lời rằng: Từ sự chào đời mà có. Rồi cứ vậy tự hỏi thêm:

Sanh từ đâu mà có? Sanh có từ sự tái tục, đầu thai.

Sự đầu thai có từ Tâm quả tái tục. Tâm quả đó có từ Tâm thiện ác, tức nghiệp hữu, còn tâm tái tục là sinh hữu.

Hữu có từ Tứ thủ (Tứ thủ nói gọn là tham ái và tà kiến trong chuyện hưởng lạc và chấp ngã).

Tứ thủ chính là tham ái và tà kiến ở mức độ sâu đậm.

Ái có từ 3 thọ: gặp thọ lạc thì thích, gặp thọ khổthì tưởng nhớ đến thọ lạc và mong đừng khổ nữa, cả hai thái độ này đều là nhân sinh ái.

Thọ có từ xúc, xúc là sự gặp nhau giữa lục căn, lục thức, lục trần.

Xúc lại có từ sự hiện hữu của lục căn.

Lục căn lại có mặt từ danh sắc tái tục, tức những tố chất đầu đời quyết định ta có đủ 6 căn trong kiếp sống đó hay không. Theo tôi đọc và theo tôi nghe thì thường người VN hay làm lơ chỗ này. Chúng sanh cõi Dục nếu thiếu phước thì chỉ có một vài căn trong 6 căn, đủ phước thì không thiếu căn nào. Cõi này mà thiếu một cái là coi như khuyết tật. Ví dụ người khùng bẩm sinh, họ có đủ 6 căn nhưng ý căn của họ có vấn đề. Hai thằng khùng đi ngoài đường gây lộn nhau, một thằng nói: Trời tối rồi sao mặt trời chưa lặn? Thằng kia nói: Mặt trăng chớ mặt trời gì! Một người tỉnh đi ngang qua nói: Đèn đường đó mấy cha! Đây không phải là chuyện cười mà là chuyện minh họa cho cái phàm phu của chúng ta. Thằng thứ nhất vô minh và tà kiến quá nặng, đã biết trời “tối” rồi mà lại thấy mặt trời chưa lặn. Thằng thứ hai thì thông minh hơn, biết tối thì không có mặt trời mà chỉ có mặt trăng. Hai người này tượng trưng cho phàm phu mình, phàm phu mình có người hoàn toàn không biết gì hết, đó là những con thú trâu chó heo gà, y như thằng khùng thứ nhất. Thằng thứ hai là nhân loại mình, chư thiên, Phạm thiên, thông minh hơn, biết đêm thì là mặt trăng, khôn hơn thằng thứ nhất nhưng vẫn là thằng khùng thôi. Anh chàng thứ ba mới là tượng trưng cho người hiểu đạo, anh chàng thứ nhất là mù tịt, anh chàng thứ hai là biết ba mớ.

Vô minh là không biết cái đáng biết, chỉ biết cái không cần biết, tức chỉ biết theo cách kích thích phiền não. Quí vị mà biết rõ người quen của mình họ nghĩ gì về mình, thì mình chỉ có vô núi mà ở thôi. Kể cả những người ôm ngang lưng vỗ vai mình, bà xã mình, ông xã mình, mình không biết trong đầu họ nghĩ gì về mình. Mình không biết chừng nào mình chết, chết kiểu nào, chết ở đâu, mình nghĩ là còn lâu lắm mình mới chết. Mình không cần đắc gì hết, chỉ cần nhìn xuyên thấu người ta như X-ray, biết rõ đây là ruột non đây là ruột già, thấy người ta ăn vào thì thức ăn chạy từ miệng xuống thực quản qua bao tử, rồi tiêu hóa qua ruột già rồi tống ra ngoài; nếu nhìn thấy tận mắt hành trình đó thì mình không thể nào ôm hôn một người với sự lãng mạn yêu đương. Nhờ mình không biết mà mình dệt mộng, mình gọi đây là mày lá liễu, mũi dọc dừa, môi trái tim, mái tóc huyền, đáy thắt lưng ong, bụng sáu múi… những cái biết đó là cái biết kích thích phiền não. Hoặc mình thấy mặt thằng này đúng là cái thằng tháng trước chửi mình, viết email, gọi điện thoại chửi mình v.v… toàn là những cái biết kích thích phiền não. Trong khi vị A-la-hán chỉ nhìn mình hai cách: cách tục đế và cách chơn đế. Cách tục đế là biết mình chỉ đáng thương (người bất thiện) và dễ thương (người thiện); cách chân đế là nhìn cái gì cũng đáng chán, cái gì cũng đang chờ sụp đổ, tan biến. Một đứa bé nhìn rổ kẹo nhiều màu thì thích, cảm nhận nhiều màu theo cách nào đó của nó để mê, còn mình nhìn thì nghĩ hai chuyện mà lạnh xương sống: màu đó là màu hóa chất không an toàn, ăn đường ngọt vô thì chỉ chờ chết thôi. Chính vì mình hiểu quá sâu sắc nên mình nhìn rổ kẹo là lạnh người, trong khi đó một đứa bé thì thích mê, đang khóc mà thấy rổ kẹo là nín liền. Phàm phu cũng vậy, cái biết của mình về bản thân, về cuộc đời, về trăng sao hoa lá toàn là những cái biết kích thích phiền não, biết theo cách đó thì trong kinh gọi là biết những điều không đáng biết. Còn điều đáng biết mình không biết, chẳng hạn như mình không biết mọi hiện hữu là khổ, không biết mọi ưa thích là nguồn khổ, không biết sự vắng mặt của khổ và tập là cứu cánh giải thoát, không biết lý tưởng Bát Chánh Đạo là con đường diệt khổ. Có một chuyện rất căn bản, (một tu sĩ hay Phật tử khi thờ Phật trên đầu thì không thể không biết), đó là dù sanh cảnh giới nào đi nữa thì hết tuổi thọ phải đi qua cảnh giới khác. Tất cả những gì mình thấy là vị ngọt là do hoàn cảnh sống cho mình cảm giác đó thôi chứ không có gì là giá trị tuyệt đối. Phân người, có những loài động vật rất thích nhưng mình chỉ nghe nói thôi là ớn. Một gói tả con nít liệng bên đường, tôi liếc thấy là lạnh xương sống rồi, trong khi đó có những loài đi kiếm cái đó để ăn. Cũng con người như nhau mà có người nhìn soirée thì thích, nhìn thỏi son hộp phấn thì mê, thì mơ ước, trong khi với tôi thì có cho cái soirée hay cả rổ son phấn tôi cũng dửng dưng. Chỉ cần mang thân nữ thôi, nhìn mấy cái đó là họ quýnh lên rồi, chịu không nổi. . Quí vị mà biết rõ người quen của mình họ nghĩ gì về mình, thì mình chỉ có vô núi mà ở thôi. Kể cả những người ôm ngang lưng vỗ vai mình, bà xã mình, ông xã mình, mình không biết trong đầu họ nghĩ gì về mình. Mình không biết chừng nào mình chết, chết kiểu nào, chết ở đâu, mình nghĩ là còn lâu lắm mình mới chết. Mình không cần đắc gì hết, chỉ cần nhìn xuyên thấu người ta như X-ray, biết rõ đây là ruột non đây là ruột già, thấy người ta ăn vào thì thức ăn chạy từ miệng xuống thực quản qua bao tử, rồi tiêu hóa qua ruột già rồi tống ra ngoài; nếu nhìn thấy tận mắt hành trình đó thì mình không thể nào ôm hôn một người với sự lãng mạn yêu đương. Nhờ mình không biết mà mình dệt mộng, mình gọi đây là mày lá liễu, mũi dọc dừa, môi trái tim, mái tóc huyền, đáy thắt lưng ong, bụng sáu múi… những cái biết đó là cái biết kích thích phiền não. Hoặc mình thấy mặt thằng này đúng là cái thằng tháng trước chửi mình, viết email, gọi điện thoại chửi mình v.v… toàn là những cái biết kích thích phiền não. Trong khi vị A-la-hán chỉ nhìn mình hai cách: cách tục đế và cách chơn đế. Cách tục đế là biết mình chỉ đáng thương (người bất thiện) và dễ thương (người thiện); cách chân đế là nhìn cái gì cũng đáng chán, cái gì cũng đang chờ sụp đổ, tan biến. Một đứa bé nhìn rổ kẹo nhiều màu thì thích, cảm nhận nhiều màu theo cách nào đó của nó để mê, còn mình nhìn thì nghĩ hai chuyện mà lạnh xương sống: màu đó là màu hóa chất không an toàn, ăn đường ngọt vô thì chỉ chờ chết thôi. Chính vì mình hiểu quá sâu sắc nên mình nhìn rổ kẹo là lạnh người, trong khi đó một đứa bé thì thích mê, đang khóc mà thấy rổ kẹo là nín liền. Phàm phu cũng vậy, cái biết của mình về bản thân, về cuộc đời, về trăng sao hoa lá toàn là những cái biết kích thích phiền não, biết theo cách đó thì trong kinh gọi là biết những điều không đáng biết. Còn điều đáng biết mình không biết, chẳng hạn như mình không biết mọi hiện hữu là khổ, không biết mọi ưa thích là nguồn khổ, không biết sự vắng mặt của khổ và tập là cứu cánh giải thoát, không biết lý tưởng Bát Chánh Đạo là con đường diệt khổ. Có một chuyện rất căn bản, (một tu sĩ hay Phật tử khi thờ Phật trên đầu thì không thể không biết), đó là dù sanh cảnh giới nào đi nữa thì hết tuổi thọ phải đi qua cảnh giới khác. Tất cả những gì mình thấy là vị ngọt là do hoàn cảnh sống cho mình cảm giác đó thôi chứ không có gì là giá trị tuyệt đối. Phân người, có những loài động vật rất thích nhưng mình chỉ nghe nói thôi là ớn. Một gói tả con nít liệng bên đường, tôi liếc thấy là lạnh xương sống rồi, trong khi đó có những loài đi kiếm cái đó để ăn. Cũng con người như nhau mà có người nhìn soirée thì thích, nhìn thỏi son hộp phấn thì mê, thì mơ ước, trong khi với tôi thì có cho cái soirée hay cả rổ son phấn tôi cũng dửng dưng. Chỉ cần mang thân nữ thôi, nhìn mấy cái đó là họ quýnh lên rồi, chịu không nổi. Chúng ta thích cái này ghét cái kia không phải do giá trị bản thân vật đó, mà do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và hoàn cảnh sống hiện tại. Ba nhân duyên này khiến cho một người thích hay ghét cái gì đó trong đời. Ví dụ do nghiệp xưa khiến tôi làm con chó, do khuynh hướng tâm lý tôi là người tham ái nhiều, thích ăn uống hay không thích ăn uống, con chó không có tham ăn bằng con heo, con heo là phải ủi, phải đi kiếm ăn, con chó thì khi nào đói mới ăn. Có những loài mình nghĩ đến nó là nghĩ đến chuyện ăn, con heo kiếm ăn suốt đời, con gà bơi suốt đời. Tiền nghiệp cho chúng vô cảnh giới đó và khuynh hướng tâm lý làm chúng thích cái đó. Và còn do hoàn cảnh hiện tại nữa, ví dụ tôi là người rất thích ăn uống, nhà tôi trước đây ở mặt tiền Bàn Cờ, Vườn Chuối, mỗi chiều quanh đây người ta bán đồ ăn ê hề tha hồ ăn, nhưng nếu tôi vô thiền viện ở Miến Điện, một ngày chỉ được ăn điểm tâm sơ sài, buổi trưa ăn được thì ăn, không ăn được thì ráng chịu, buổi chiều chỉ có nước trái cây. Thế là từ từ rồi quen, quen rồi không thích nữa, thấy ăn chiều nặng nề. Trong ba nhân duyên trên, sửa được hai, chỉ có tiền nghiệp là không sửa được. Khuynh hướng tâm lýsửa được bằng ‘sửa được bằng ‘yoniso manasīkāra’: ‘như lý tác ý’, ‘khéo tác ý’. Hoàn cảnh sống thì có thể thay đổi bằng 2 cách là khéo tác ý và chọn cảnh mà sống (trú xứ thích hợp). Xem bài kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc, số 2 Trung Bộ Kinh, trong đó Phật dạy 7 cách đối phó hay làm việc với phiền não, có thứ ta phải giáp mặt chịu đựng, có thứ ta phải tránh né từ xa, có thứ ta phải dùng trí suy xét v.v…

Khéo tác ý tức khéo suy nghĩ, còn gọi là trí tuệ. Do không hiểu sâu về dòng luân hồi nên mình mới thích cái này cái kia, nên mới hình thành vòng Duyên khởi, tức là, do không thấy hết các khía cạnh của cái gọi là khổ, gồm có ba: khổ khổ là sự có mặt của những gì khiến ta khó chịu; hoại khổ là sự vắng mặt những gì khiến ta dễ chịu; hành khổ là sự lệ thuộc nhân duyên mà có của pháp hữu vi, danh sắc, của hiện hữu bản thân.

Chi pháp của khổ khổ (dukkhadukkha) là thọ ưu, thọ khổ.

Chi pháp của hoại khổ (viparinamadukkha): sự thọ lạc, thọ hỷ mất đi là khổ, ví dụ đang ăn ngon mà cắn phải miếng ớt thấy điếng người, tức vừa là sự có mặt của khổ khổ mà cũng biến mất sự ngon miệng, tâm tham thọ hỷ biến mất; hoặc như trường hợp đang ngồi quạt mát mà bị cúp điện.

Chi pháp của hành khổ (saṅkhāradukkha) là tất cả những gì còn lại trong bảng nêu chi pháp, trừ Niết bàn và chế định.

Khổ một chỗ là trong room này tôi không biết có bao nhiêu người học A-tỳ-đàm, giảng Duyên khởi mà không có A-tỳ-đàm chỉ cắn lưỡi thôi. Mong rằng bà con nào chưa học A-tỳ-đàm thì làm ơn. Quí vị tưởng tượng đi, nếu thấy khoa học là cần thiết thì không thể nào dốt toán lý hóa được hết, đó là những thứ căn bản để sống ở đời. Trong Phật pháp cũng vậy, học gì cũng phải có căn bản A-tỳ-đàm. Có căn bản A-tỳ-đàm thì coi kinh cũng dễ, tu thiền cũng dễ. Những người đam mê A-tỳ-đàm nghe điều này sẽ rất là sốc: Khổ một chỗ là trong room này tôi không biết có bao nhiêu người học A-tỳ-đàm, giảng Duyên khởi mà không có A-tỳ-đàm chỉ cắn lưỡi thôi. Mong rằng bà con nào chưa học A-tỳ-đàm thì làm ơn. Quí vị tưởng tượng đi, nếu thấy khoa học là cần thiết thì không thể nào dốt toán lý hóa được hết, đó là những thứ căn bản để sống ở đời. Trong Phật pháp cũng vậy, học gì cũng phải có căn bản A-tỳ-đàm. Có căn bản A-tỳ-đàm thì coi kinh cũng dễ, tu thiền cũng dễ. Những người đam mê A-tỳ-đàm nghe điều này sẽ rất là sốc: Học A-tỳ-đàm để hiểu mọi sự là cần xét lại. . Học để ôm giữ làm báu vật là sai tinh thần A-tỳ-đàm, sai với Phật pháp. Ví dụ, người dốt không biết gì hết, nghe ông thầy giảng về Tứ Niệm Xứ: “Nhớ nhen con, đây là thân, đây là thọ, đây là tâm, là pháp… Thầy thấy khuynh hướng tâm lý của con là hợp với thân quán, thọ quán… Đây là thất giác chi nghen con đây là hỷ giác chi, trạch giác chi, niệm giác chi, định giác chi…” nghe thấy ghê gớm! Tới hồi học Vi diệu pháp mình biết thực ra 37 Pháp trợ Bồ đề cái này chính là cái kia hoặc trong cái này có cái kia, nên những con số 5, 6, 3, 7 tùy chỗ mà nói. Phải học A-tỳ-đàm để thấy rằng ngay cả Phật trí của Thế Tôn vẫn là sự lắp ráp, hết sát-na này tới sát-na khác, và báo thân của Thế Tôn cũng là mấy chục sắc pháp đó trộn lại thôi. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy: nghe thấy ghê gớm! Tới hồi học Vi diệu pháp mình biết thực ra 37 Pháp trợ Bồ đề cái này chính là cái kia hoặc trong cái này có cái kia, nên những con số 5, 6, 3, 7 tùy chỗ mà nói. Phải học A-tỳ-đàm để thấy rằng ngay cả Phật trí của Thế Tôn vẫn là sự lắp ráp, hết sát-na này tới sát-na khác, và báo thân của Thế Tôn cũng là mấy chục sắc pháp đó trộn lại thôi. Trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy: Này các tỳ kheo, tất cả các hành là vô thường, vì nhân tạo ra chúng là vô thường và từ đó bản thân chúng cũng vô thường. Ví dụ như trái cam, nhân nào tạo ra trái cam? Cũng là đất nước, nắng, gió, mù sương… thành ra trái cam non. Trái cam non mà lấy chân chà là nó nát; nếu thành trái cam lớn, không hái thì chín rớt xuống đất mềm rục, đạp lên thì bể, hoặc tự khô, gặp mưa nắng cũng mục. Nhân tạo ra nó là lắp ráp, bản thân nó cũng không trường cửu với trời đất, trăng sao được. Phật trí cũng vậy, Ngài vì có bi, có trí, có dũng, thương đời, thương người mới tu các hạnh lành để thành Phật. Những hạnh lành đó cũng là tâm, tâm sở thôi. Khi thành Phật rồi, cái gọi là Phật, 32 hảo tướng đó cũng là sắc pháp thôi. Nhất thiết trí của Ngài cũng là danh pháp hữu vi thôi. Khi sống mãn thọ rồi thì tấm thân già yếu cũng phải bịnh đau, nằm xuống, dứt hơi và ra đi, danh pháp – tâm tử xuất hiện rồi thì cũng kết thúc mọi sự. Nhân tạo ra pháp hữu vi là vô thường mà chính chúng cũng vô thường là vậy đó.

Tất cả chư Phật đều dùng đề mục hơi thở trong lúc đắc đạo, ra khỏi tứ thiền rồi quán xuôi ngược 12 Duyên khởi, sau đó thành Phật. Xem chú giải kinh Đại Duyên Trường Bộ Kinh và chú giải kinh Sikhī trong phẩm Nhân Duyên (Nidanavagga) này để thấy điều tôi vừa nói.

Sau khi qua hai canh đầu tiên (Túc mạng và Sanh tử) đến canh thứ ba, Ngài thấy hoàn toàn bằng tâm dục giới để quán chiếu. Cái thấy của các Bồ tát lúc này là cái thấy của người có thiền, có thông, không phải tưởng tượng hay lý luận suông. Ngài quán chiếu ở đâu có thân này… sanh, hữu, thủ, ái từ đâu mà có (Xem phần [87]). Có đủ 6 căn thì có đủ 6 ái, có kiếp ta không đủ 6 ái nhưng về tiềm năng thì phàm phu nào cũng có đủ 6 ái. Có những loài động vật không đủ sáu giác quan, như con trùn chẳng hạn, nhưng cái không đủ này không phải là nó giống Phạm thiên, mà nghiệp của nó khiến cho nó không đủ thôi, nhưng tiềm năng kiếp sau của nó là có đủ nếu nó lên làm con chó. Phạm Thiên không đủ 6 căn là do phước của người ta, trên đó không cần nên không có, còn chúng sanh cõi Dục mà thiếu nghĩa là có vấn đề. Về mặt lý thuyết thì mình nhớ con số 6 thôi. Tứ thủ có từ 6 ái, 6 ái có từ 6 thọ (thọ trong lúc mình nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng). Mỗi lần ta nghe thấy cái gì, lộ tâm đầu tiên chỉ là chụp hình một cách máy móc chưa có một đánh giá nào, sau đó là 4 tâm lộ (cittavithi/ process of mind) để định hình xem đó là cái gì, định danh là để biết tên gọi của nó là gì, và trước đó là hai tâm lộ thu gom và tổng hợp các chi tiết để sau đó mới định hình và định danh. Thí dụ bên tay phải tôi cách một thước, tôi thấy một đống đá và một vũng nước mưa. Bên tay trái cách tôi một thước, cũng là một đống đá và một vũng nước, nhưng tôi nhìn và biết đây là cái hòn non bộ. Bởi vì sau khi tôi “chụp hình” đưa vô trong đánh giá thì cũng là đá là nước nhưng trật tự của nước và trật tự của đá ở đây phải gọi là hòn non bộ (giả sơn) mới đúng. Theo A-tỳ-đàm, khi nhìn thấy cái gì đó thì con mắt chỉ chụp hình thôi, còn giám định đánh giá đó là cái gì thì do 4 lộ tâm tiếp theo.

‘Samūhaggahana’: ‘tổng hợp hình ảnh’.

‘Atitaggahana’: ‘níu kéo quá khứ’. Mọi thứ sanh diệt liên tục theo một dòng chảy rất nhanh. Để gọi là một cái hoa thì phải gom lại những thứ trước đó, đúng ra nó đã trôi qua mất rồi, mình kéo nó lại, giống như quay chậm lại để nhận xét.

‘Atthaggahana’: ‘định hình’, ‘sắp xếp’

‘Namaggahana’: ‘định danh’

Sau khi xác định hình dáng xong rồi thì ta cho nó cái tên. Mọi sự diễn ra trong tích tắc, nhanh đến mức ta cứ nghĩ rằng nhìn là biết, nghe là biết. Khi nghe ban nhạc trình diễn, nghe ca sĩ hát, nghe người chơi trống, nghe người đàn organ, nghe người chơi saxophone hay clarinet, tất cả những âm thanh của các nhạc cụ đó trộn lại, chỉ cần có một hạt sạn trong đó là dân nhà nghề biết liền. Phải có kiến thức nhạc lý mới phân biệt được điều đó. Như vậy trong lộ tâm nhĩ môn, cũng phức tạp như khi ta nhìn – nhãn môn. Tâm lý lúc ngửi mùi cũng vậy. Chỉ nghe mùi thôi là biết đây là Chanel N5, Gucci, Versace, Prada… nghe là biết liền; hoặc biết đây là mùi mắm tôm, mắm tép, mùi dầu hắc; biết đây là mùi hoa lài hoa lý hoa ngâu. Quá trình cũng diễn ra y như vậy, mũi chỉ chụp hình, vô trong mới phân tích, mùi này là của một người tình xưa cách đây 17 năm về trước mà mình nghe trên tóc nàng; cái mùi dầu gió kim hiệu con lạc đà này là mùi cuối cùng từ người bà ngoại trong đêm xuống tàu đi vượt biên. Chỉ nghe cái mùi thôi mà nó kéo tất cả những cái gì quá khứ. Bao nhiêu tâm lộ diễn ra, atitaggahana, kéo cảnh quá khứ về, samūhaggahana, tổng hợp quá khứ, atthaggahana, định hình đây là mùi gì và namaggahana định danh tên của mùi này là mùi gì.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app