Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 3: Tương Ưng Kosala – Phẩm Thứ Nhất

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 2: Tương Ưng Kosala 

Phẩm Thứ Nhất

TỰ BẢO HỘ (Attarakkhitasutta)

Bài Kinh Tự Bảo Hộ này nếu tôi nhớ không lầm là đã học rồi, có nội dung đại khái thế này: Trên đời này ai cũng thương chính mình hết, không có ai ghét bản thân mình, ngay cả những người có ý tự sát cũng vì họ thương bản thân mình quá. Từ việc thương bản thân quá nên đến một lúc nào đó không giải quyết vấn đề được họ thấy bị bế tắc, chứ nếu họ coi nhẹ chính mình thì họ không thấy bế tắc, không thấy bế tắc thì họ đâu có tự sát. Hầu hết 99,9% là do thương mình – thương kiểu lầm đường – mà đi đến tự sát. 99,9% này (loại trừ những người tâm thần có những suy nghĩ khó lường) do coi nặng mình quá rồi nghĩ không ra cách để tự cứu mình nên mới lâm vào tâm trạng bế tắc. Từ bế tắc cùng quẫn này nên mới dẫn đến chuyện tự sát.

Ai cũng thương mình và ai cũng tìm đủ mọi cách để lo cho bản thân mình hết dù đó là một người mẹ tốt chỉ biết lo cho con, một người vợ tốt chỉ biết lo cho chồng, một người chồng tốt chỉ biết lo cho vợ, một người con tốt chỉ biết lo cho cha mẹ… nhưng trong đáy sâu tiềm thức của mình thì mình làm những việc đó chỉ vì mình muốn như vậy. Tuy nhiên, chuyện quan trọng nhất là thương thì thương như vậy nhưng việc tự biết lo cho mình, tự bảo vệ mình một cách đúng cách như lời Phật dạy thì hiếm lắm. Theo như bài kinh này nói và chính mình cũng có thể nghĩ ra là nếu thương mình không đúng cách thì chỉ có hại mình mà thôi. Ví dụ mình thích nghiện ngập, chích choác, không cưỡng lại được đam mê đó mà cứ tự mình nuông chiều, thỏa mãn đáp ứng lầm lạc đó chỉ có hại mình thôi. Thương con cũng vậy, thương con có hai cách, làm cho con đi lên và làm cho con đi xuống.Tôi tình cờ thấy một số Phật tử thương con bằng cách rất lạ, thương quá không muốn con buồn nên không dám la con để nó muốn làm gì thì làm, đến lúc nó hư quá sức họ mới lên tiếng thì khi đó đã muộn màng rồi. Sợ nó buồn, không dám dạy la nó, đến khi cuộc đời dạy nó thì nó buồn cả ngàn lần hơn. Trong khi đó nếu trước đây mình dạy nó, nếu nó có buồn vì mình dạy thật ra là do cách dạy của mình thôi. Mình cứ tưởng nói như vậy nó sẽ buồn, nên không dám nói, đó là sai lầm, và nếu nó có buồn thật như mình nghĩ thì chỉ bằng một phần ngàn cái buồn mà cuộc đời dạy nó. Thương con mà sợ con buồn thì giống như có một cái mụt ghẻ, cái đốm lác mà sợ bị rát bị đau không chữa trị nên để vậy và nó sẽ phát triển theo chiều hướng xấu nhất. Dù là vợ là chồng là con, thương mà không biết cách thương chỉ có hại mà thôi. “Thương nhau mà lại bằng mười hại nhau” (Nguyễn Du) là vậy đó.

Nội dung bài kinh này: Vua Ba-Tư-Nặc kể lại cho Đức Phật lúc hầu chuyện Ngài: Có lúc ngồi một mình con nghĩ có những kẻ ăn rồi chỉ biết tự hại thân. Ai thương mình mà nói ác, làm ác, nghĩ ác là tự mình làm kẻ thù của mình.

THIỂU SỐ (Appakasutta)

Bài kinh này không có gì khó hiểu, bà con liếc qua là hiểu rồi. Cái hay của lớp học này là nhờ nó mà mình “xem kinh tập thể”. Tôi không phải là thiền sư, hành giả nhưng tôi từng có mặt trong thiền viện, từng thấy những buổi tu tập thể ở thiền viện Miến Điện, Thái Lan, trong tâm khảm của tôi thì Miến Điện là số một, thầy số một pháp môn số một nhưng phải nói là bối cảnh tu thiền thì khó nói lắm. Nếu quí vị là người thân – anh em, cha mẹ, con cái – của tôi thì tôi nói, sang Miến Điện dự thiền để ‘lấy bài’ (lấy pháp) mà thôi, học về lý thuyết, về kinh nghiệm, kỹ thuật, xong rồi thì nên quay về Thái Lan. Tôi từng biết một thiền viện ở bên bờ sông Băng Cốc, phải nói là trên cả tuyệt vời, có một khu vườn sạch đến mức mình có thể nằm ngồi bất cứ chỗ nào trong khu vườn đó, thức ăn miễn phí, khẩu vị của đồ ăn Thái Lan rất gần với mình. Bữa đó họ đãi cho phần ăn của hai sư và một Phật tử đủ để ăn mười lăm người. Sự gia trì của đại chúng quan trọng lắm, tu mà thấy bối cảnh đại chúng xung quanh ai cũng thong thả điềm đạm an lạc, nhìn thấy những gương mặt, bước chân của họ, ảnh hưởng rất tốt lên tâm tư hành giả. Lớp học của mình đây cũng vậy, nếu một mình mình mở Kinh Tạng ra đọc từng bài thì khó ghê lắm, nhưng vô cái lớp này mình biết xung quanh có người cùng theo dõi với mình, đó là sự gia trì của đại chúng, sự hỗ trợ tinh thần từ đám đông. Đám đông có sức tác động ghê gớm lắm. Ở VN có tình trạng bị ngất xỉu tập thể, một hai người trong lớp học hoặc công nhân trong nhà máy tự nhiên xỉu rồi cả đám xỉu theo. Trời nắng oi bức hơi ngột ngạt, tự nhiên có ai đó lăn ra xỉu, thế là người khác yếu bóng vía lăn ra xỉu theo. Hoặc như những hiện tượng tôn giáo, mỗi năm ở Philippines có lễ Xiên Lình, người ta tự hành hạ mình, họ gọi đó là ngày nhớ Chúa khổ nạn trên thập giá, họ bắt chước gương Chúa bằng cách lấy thương, giáo chọt vào người cho chảy máu, bình thường thì đau nhưng trước đám đông hoan hô cổ vũ, họ can đảm mạnh mẽ. Hoặc như những người Hồi Giáo có thông lệ hành hương sông Hằng hoặc Mecca, cả mấy triệu người đổ về hai nơi đó và với đám đông như vậy thường nảy ra những chuyện ly kỳ lắm

Trong bài kinh này, vua Pasenadi – vị Phật tương lai – có nhiều suy nghĩ đặc biệt, ông thưa với Đức Phật: Khi ngồi một mình con nghĩ những người có được điều kiện hưởng thụ phần lớn là hư hỏng hưởng thụ những thứ trụy lạc còn những người lấy đó để làm phương tiện tu hành, trau dồi đời sống tâm linh thì Trong bài kinh này, vua Pasenadi – vị Phật tương lai – có nhiều suy nghĩ đặc biệt, ông thưa với Đức Phật: Khi ngồi một mình con nghĩ những người có được điều kiện hưởng thụ phần lớn là hư hỏng hưởng thụ những thứ trụy lạc còn những người lấy đó để làm phương tiện tu hành, trau dồi đời sống tâm linh thì không nhiều (‘thiểu số’= ‘appaka’). Tôi không xúi quí vị sống khổ, nhưng bắt buộc quí vị phải đồng ý với tôi là chúng ta phải biết cảm ơn những trục trặc, những gút mắt trong đời sống vì chúng đã làm cho chúng ta có cơ hội nhìn lại đời sống tâm linh tinh thần của mình. Nếu như đời sống suôn sẻ quá thì chắc chắn chúng ta cũng nằm trong tuyệt đại đa số, đám đông quần chúng có hễ có điều kiện sống thoải mái là trở nên hư. May mắn là nhờ thứ nhất chúng ta biết Phật pháp, thứ hai là chúng ta có khuynh hướng tâm lý cũng không đến nỗi tệ, chúng ta biết hướng thượng, và thứ ba là chúng ta cũng có chút thiếu may mắn. ‘Thiếu’ ở đây nghĩa là chúng ta không phải là những tỷ phú, triệu phú, doanh nhân hay thương gia thành công. Nếu như sáng hôm nay quí vị bỏ thời gian dồn hết tâm ý cho công việc nào đó và bỏ túi hai chục ngàn đô la thì quí vị có ngồi đây hai tiếng đồng hồ để nghe hay không, nếu vậy thì e rằng đời này kiếp này ta không thấy nhau rồi. Vì sao? Lúc đang kiếm tiền thì quí vị đâu có quởn để nghe pháp, và tiền vô túi rồi thì quí vị cũng đâu có quởn để nghe pháp, quí vị phải book vé đi thưởng thức hưởng thụ cuộc sống chứ vô đây học làm gì. Vì vậy vua Pasenadi nói rằng những người dùng cái điều kiện sống sung sướng thoải mái để trau dồi tâm linh thì hiếm cực kỳ, đa phần là thoải mái một chút là xuống sình hết. Mang thân nhân loại hiếm quí vô cùng. Ngay trên cõi Trời, chư thiên có thần thông biết được nhiều chuyện lắm vậy mà khi sanh về Trời rồi thì đừng hòng tu hành gì hết. Cứ mát lạnh thơm ngát suốt mấy chục triệu năm, tiếng đàn ca hát xướng du dương, bay nhảy thoải mái thì làm sao mà tu được.

XỬ KIỆN (Aḍḍakaraṇasutta)

Mỗi lần có kiện tụng thì một là quan địa phương, hai là đem lên vua xử. Một trong những cái làm cho tôi sợ sinh tử luân hồi là vì sợ sanh ra trong thời kỳ không có nền khoa học, nhẹ nhẹ như nhức cái răng, đau ruột thừa, đau bao tử, không biết làm sao. Khoảng năm tám mấy tôi ở Long Thành, Việt Nam, mới mười mấy tuổi tôi bị chứng bao tử bị dư nước chua suốt mấy ngày ăn không được, nước bọt chảy ra hoài, không biết làm sao chỉ ngậm bông gòn thôi, chỉ nhổ nước bọt mà mệt. Nghĩ lại cũng hơi ngậm ngùi, cả một cái chùa mười mấy hai chục người như vậy mà không ai biết cách xử trí hay là họ không thương mình không biết. Như tôi bây giờ không thương ai nhưng thấy họ bị vậy thì tôi cũng sẽ đề nghị họ đi bác sĩ hoặc kêu gọi anh em giúp nhau còn hồi đó sao họ thờ ơ quá. Nhớ lại tuổi thơ tôi thấy kinh hoàng lắm, tôi cũng cảm ơn những ngày tháng đó đã cho tôi những trải nghiệm. Tôi sợ luân hồi vì sợ sống trong bối cảnh không có điều kiện văn minh, không có tình người, hoặc như bài kinh này, sanh ra trong bối cảnh ông vua ông quan không ra gì thì đời mình tàn. Coi kinh là coi rộng như vậy đó, cứ nghĩ những gì có lợi cho đời sống tinh thần của mình là mình cứ tận dụng. Nhìn bài kinh này tôi thấy sợ luân hồi, một xứ sở gì mà không có luật pháp không có công bằng công lý, mọi đúng sai thị phi đều nằm hết trong tay vua, quan. Sống trong một xứ sở không có nền văn minh vật chất thì khổ một kiểu, không có nền văn minh tinh thần thì khổ một kiểu khác. Bài kinh này làm cho mình thấy sợ luân hồi.

(Chánh văn) “Bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: “Nay ta đã chán ngấy xử kiện. Nay hãy để cho vị hiền diện (bhadramukha) được có danh tiếng nhờ tài xử kiện”. Hiền diện (bhadramukha) là gì? Đó là lý do có cái lớp học này.

Vua Pasenadi thưa với Đức Phật, (nói theo ngôn ngữ thời nay của chúng ta): Vua Pasenadi thưa với Đức Phật, (nói theo ngôn ngữ thời nay của chúng ta): Bạch Thế Tôn, nhiều khi con thấy mệt quá, con tính giao cho người khác xử giùm con. Họ ăn rồi cứ gây nhau riết rồi bắt con xử mệt quá.

‘Người khác’, (bhadramukha) ám chỉ cho người nào? Theo Chú giải Aṭṭhakathā (Chú giải có hai loại: commentary và sub-commentary) vị ‘hiền diện’ là chỉ cho ông Viḍūḍabha, vị này còn có cái tên nữa là Viṭaṭubha. Đó chính là ông hoàng tử đã tàn sát dòng họ Thích Ca.

Vua Pasenadi thấy đều đặn mỗi ngày cả ngàn vị sư tới nhà ông Cấp Cô Độc, cả ngàn vị sư đi tới nhà bà Visākhā để đi bát vì hai vị đó thỉnh. Vua nghĩ hai người này cũng chỉ là “phó thường dân Nam Bộ” chứ có gì đâu mà được cúng dường chư tăng mỗi ngày, còn mình là vua mà không được. Thế là vua cũng cho người đến chùa thỉnh chư tăng, vua tổ chức nơi để chư tăng đi bát trong hoàng cung. Nhưng vua quá bận rộn nên giao việc đó cho các quan, vốn là những người có quyền thế nhưng chỉ lo hưởng thụ chẳng quan tâm gì đến chư tăng. Chư tăng đến thấy không ai quan tâm mấy, thức ăn thừa mứa nhưng đối xử lạnh nhạt nên cũng nản rồi không ai thèm đến nữa. Vua lấy làm lạ vì sao mình đã thỉnh chư tăng rồi mà sao hoàng cung vẫn vắng hoe. Vua đến nơi nhìn thì thấy đồ ăn thì thừa mứa meo mốc ruồi bu kiến đậu không ai coi ngó. Vua hỏi, các quan trả lời là cứ nghĩ là các vị sư đó đến như kiểu ăn buffet, self-service chứ ai mà hầu. Vua thấy kiểu này không xong, thời Phật khái niệm buffet còn xa lạ lắm mà mấy ông quan thì muốn các sư tự phục vụ. Thế rồi vua nghĩ cách gần gũi chư tăng hơn. Vua nghĩ ra một cách cực kỳ hạ sách không thể nào tào lao hơn đó là cho người qua dòng Thích Ca tìm người làm sui gia. Dòng Thích Ca có một ông hoàng tên là Mahānāma, ông này có qua đêm với một cô cung nữ tên là Nāgamundā sanh ra một đứa con gái tên là Vasabha. “Có những giây phút làm nên lịch sử, có những con người do sơ ý sinh ra” là vậy đó. Vua Pasenadi dòng Kolya muốn cầu thân với dòng Thích Ca nên qua đó tìm vợ. Dòng Thích Ca trừ những bậc thánh ra, còn lại mấy người phàm thì kiêu ngạo thấu trời xanh, nghĩ mình hay mình giỏi nên coi người khác như rác, khi Đức Phật mới vừa về tiếp độ quyến thuộc, họ sắp xếp cho những người vai vế dưới Đức Phật ra đón tiếp Ngài, còn những người vai trên thì né vì sợ ra tiếp thì mất mặt. Vì kiêu ngạo như vậy nên khi vua Pasenadi đến cầu thân thì thay vì gả cho ông một quận chúa hay công nương, họ đem Vasabha ra gả cho ông. Vua mừng quá nghĩ rằng vốn mình có bà con xa với Đức Phật giờ lấy vợ dòng Thích Ca thì gần càng thêm gần. Ít lâu sau vua có con trai, đã bảnh thì bảnh cho tới nơi nên vua cho người đi về dòng Thích Ca xin đặt tên cho đứa bé. Bà ngoại tổ đặt cho cái tên là “Vallabhā” (sủng ái) nhưng sứ giả bị lãng tai nên nghe thành tên Viḍūḍabha. Tên Viḍūḍabha này cũng trục trặc quá nên giờ đây lại xuất hiện cái tên thứ hai là Viṭaṭubha, tên này khó quá, ngay cả người Ấn Độ với nhau cũng còn lộn, tên không đẹp, người ta coi thường. Lớn lên, Viḍūḍabha về thăm quê ngoại thấy sao mọi người coi thường và ghẻ lạnh với mình. Vui chơi mấy ngày rồi về lại xứ, trên đường về, người lính hầu quên đồ nên quay trở lại lấy. Khi quay trở lại, người lính hầu này thấy một người hầu trong cung đang lau chiếc ghế hoàng tử vừa ngồi, vừa lau và vừa nói một câu rất khó nghe, một câu nói tuyệt đối không nên nghe: Hoàng tử gì mà hoàng tử, con của đầy tớ mà một bước lên bà. Người lính hầu trở ra kể lại tình tiết vừa rồi cho hoàng tử. Hoàng tử Viḍūḍabha về điều tra ra mới biết mẹ mình là đứa con rơi ngoài giá thú của một ông hoàng dòng Thích Ca chứ mình thật ra chẳng danh giá gì. Sự thật phũ phàng đó cộng với thái độ khinh miệt của dòng Thích Ca làm cho Viḍūḍabha vừa đau vừa tủi nhục vừa hận. Viḍūḍabha ngửa mặt lên trời thề độc: Hôm nay dòng Thích Ca lấy nước lau ghế của ta, mai này ta lấy máu của họ mà lau cái ghế ta ngồi. Đáng buồn thay, Viḍūḍabha đã tìm được cơ hội để tàn sát dòng Thích Ca rửa hận chỉ vì một câu nói đó thôi. Trước khi ông bị giết, vua thương Viḍūḍabha lắm. Theo trong kinh Vua nói thôi ta mệt lắm, để ta giao việc này cho hoàng tử Viḍūḍabha (Trong Chú giải không ghi là Viḍūḍabha mà ghi là Viṭaṭubha). Lúc này chưa xảy ra chuyện tàn sát dòng Thích Ca. Theo trong kinh, sau khi tàn sát dòng Thích Ca rồi, trên đường về Viḍūḍabha và đoàn quân ngủ trên bờ sông, do nghiệp tàn sát nhiều bậc thánh nên khiến nên họ ngủ trên gò cao thấy nóng quá, họ xuống gần sông để ngủ, nửa đêm nước lớn lên cuốn trôi chết sạch và bị đọa hết. Trong trận tàn sát dòng Thích Ca đó, ai có mặt là Viḍūḍabha tàn sát hết. Cuối cùng một số người trốn thoát được, có nhóm chạy lên núi Hymalaya lập nên dòng Moriya (con công, khổng tước). Vua Asoka (A-Dục) là hậu duệ của dòng Moriya này. Vua Bindusāra là cha của Asoka cũng thuộc dòng Thích Ca.

Những học giả đời sau nghi ngờ vị hiền diện ở đây không phải là hoàng tử Viḍūḍabha mà là ám chỉ cho Bandhula một vị tướng quân rất giỏi và trung thành, điểm 10/10 của vua Pasenadi. Nhưng nhắc đến ông này là nhắc đến chuyện động trời. Bandhula có 32 người con. Vợ của Bandhula mang thai 16 lần song sinh. Ba mươi hai người con đều là văn võ toàn tài. Lẽ ra họ là những bậc lương đống rường cột cho đất nước nhưng khổ thay có những lời sàm tấu nói rằng gia đình này còn mạnh hơn gia đình Dương Gia Tướng bên TQ, thể nào cũng soán ngôi. Thế là cuối cùng vua Pasenadi thương thì có thương tiếc tài thì cũng tiếc nhưng thấy sợ và cho người giết sạch. Vợ của Bandhula là Phật tử, ngay ngày 33 người thân bị xử tử, bà thỉnh ngài Xá Lợi Phất về cúng dường trai tăng. Trong khi ngài Xá Lợi Phất và chư tăng ngồi trong nhà, một a hoàn làm bể chiếc bình quý. Ngài Xá Lợi Phất nói: Cái gì hữu hình thì hữu hoại, đồ đạc thì phải hư, không có gì còn hoài. Biết ngài nói lời an ủi, bà thò tay vào túi móc ra lá thư và nói: Thưa ngài, sáng hôm nay con nhận được tin báo chồng và con của con đã mất đầu nhưng con vẫn còn đủ bình tâm để cúng dường trai tăng thì sá gì cái bình này.

Chỉ vì chữ ‘bhadramukha’ mà tôi kể cho quí vị nghe một câu chuyện thăm thẳm chiều trôi, nhưng đã học kinh thì bắt buộc phải học cho rộng. Khi nghe vua Pasenadi nói rằng ngồi xử kiện chán quá nên chắc sẽ giao lại cho “hiền diện” xử kiện, Đức Phật xác định: Đúng rồi, phần lớn chúng sinh có của cải tiền bạc chỉ lo hưởng thụ. Vì quyền lợi cá nhân mà người ta có thể lật lọng đổi trắng thay đen. Người Phật tử đọc bài kinh này, ít ra phải nghĩ lại. Phúc thay cho đất nước nào mà người lãnh đạo biết nghĩ đến đạo đức, bất hạnh thay cho đất nước nào mà kẻ cầm quyền không tin hiền thánh, lại theo đuổi những học thuyết vớ vẩn lạc hậu, còn bản thân họ thì chỉ biết vinh thân phì gia chẳng kể gì đến đất nước, dân tộc. Nếu hôm nay quí vị hỏi tôi có tha thiết chính trị hay không tôi sẽ nói rằng, thương chúng sinh cũng là một thái độ chính trị, nếu có thể làm được điều gì cho dân tôi, tôi sẽ kêu gọi mọi người thay vì dành thời giờ để hưởng thụ, tắm hơi, ăn nhậu thì dành thời giờ đọc sách về tôn giáo, chính trị nhiều hơn để đừng bị gạt nữa. Chế độ nào cũng do dân đưa lên, dân có ngu thì mới tạo điều kiện cho những thành phần gạt gẫm mình thành công. Nhận giặc làm cha thì ráng chịu. Tôn giáo cũng vậy, không dành thời giờ để tìm hiểu về tâm linh mà cứ theo nếp gia đình nội ngoại, ba má đi nhà thờ thì mình đi nhà thờ, đi chùa thì mình đi chùa, ông ngoại theo Hồi giáo thì mình theo Hồi giáo…Như vậy mang thân người uổng lắm vì không có khả năng suy tư độc lập. Không có gì thảm cho bằng đi học đại học lấy cái bằng treo lên nhà khoe cho người ta thấy để rồi đời sống tâm linh của mình bao gồm thái độ chính trị và thái độ tôn giáo tín ngưỡng lại hoàn toàn tùy thuộc vào cha mẹ. Điều đó vô cùng đáng tiếc và thậm chí cũng là sự sỉ nhục cho bằng cấp của mình. Không gì thảm cho bằng đi chùa chỉ vì má đi, bà ngoại đi. Vô chùa bậy nhất là mến ông thầy nào thì sống chết với ông thầy đó. Kinh Phật mênh mông không học, hình ảnh Đức Phật cao rộng rực rỡ như vậy không thờ, không thèm nhìn, đi thờ một ông thầy chùa, một vị ni nào đó làm thầy, vị đó nói sao mình làm vậy. Bên châu Âu này tôi có tiếp xúc với mấy người Phật tử, họ bỏ tiền đi Miến Điện, đi Thái Lan để rồi đi về thờ ông sư VN. Không phải tôi chê sư VN nhưng họ cứ thờ về thắc mắc: sao thầy nói vậy mà con coi kinh con thấy khác. Tôi nói: Trời đất ơi, kinh điển mênh mông sao không chịu coi mà cứ lấy ông thầy làm mẫu là sao. Bây giờ mình học tiếp bài kinh thứ hai là bài kinh Mallikā.

MALLIKĀ (Mallikāsutta)

Trong tiếng Tàu bây giờ họ kêu hoa lài (Mallikā, Jasmin) là hoa Mạt Lợi hay Mạt-Lỵ (giống như Xá Lợi hay Xá Lị như nhau). Chữ Mạt Lỵ này từ tiếng Phạn là Mallikā, trong tiếng Tàu có những chữ mượn từ trong kinh Phật mà chính người Tàu không biết.

Thời Đức Phật có cô Mallikā con nhà nghèo, mỗi ngày xỏ hoa đi bán. Bữa đó cô gặp Đức Phật, hoan hỉ quá nên cô cúng dường hoa và thức ăn cho ngài. Đức Phật nhìn thấy cô này cần thêm một ít phước báu thì cuộc đời sẽ khá hơn, cô là người thông minh, nếu đời khá hơn thì cô sẽ giúp cho chúng sinh rất nhiều. Cô là người đặc biệt, chỉ cần với sự hỗ trợ của Ngài thì cô sẽ hạnh phúc hơn, cô được hạnh phúc hơn thì sẽ có nhiều người được hạnh phúc. Có nhiều người trên đời mà người khác không nhờ cậy được gì hết, nhưng có những người, chỉ cần họ có thêm một chút may mắn, một chút điều kiện thì nhiều người khác sẽ được nhờ, ở đời có hai hạng người như vậy.

Đức Phật nhìn ngài Ānanda. Khi thấy Đức Phật nhìn là ngài Ānanda hiểu Đức Phật có ý gì, thấy Đức Phật nhận thức ăn xong và nhìn mình, ngài Ānanda hiểu, lập tức trải chỗ ngồi cho Đức Thế Tôn bên gốc cây ngoài đường, Đức Thế Tôn ngồi xuống và thọ thực cho cô gái nhìn thấy. Cô gái nhìn thấy vị Chánh Đẳng Chánh Giác tướng hảo quang minh ngồi bên đường ăn món ăn của mình, cô hân hoan sung sướng không biết để đâu cho hết. Cũng ngay trong chính ngày đó, vua Pasenadi nhìn thấy cô, đem lòng thương mến cưới về cung cho làm hoàng hậu, đó là hoàng hậu Mallikā.

Không ai thương mình bằng chính mình

Trong kinh nói vua rất là thương Mallikā. Bữa nọ trong cuộc tâm tình của hai vợ chồng:

“3) Rồi vua Pasenadi nước Kosala nói với hoàng hậu Mallikà:

— Này Mallikà, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là tự ngã của hoàng hậu.”

Chữ ‘atta’ ở đây là ‘chính mình’, ‘bản thân mỗi người’, không hiểu sao ngài Minh Châu cứ dịch là ‘tự ngã’ hoài. Hình như có ai cố ý xúi ngài dùng chữ ‘tự ngã’ này hay lúc này ngài bị lẫn. Chữ ‘tự ngã’ này rất nguy hiểm, dễ gây hiểu lầm.

Câu trên dịch lại: “Này Mallikā, có ai khác thân ái với hoàng hậu hơn là chính bản thân của hoàng hậu.”

Mỗi lần tôi đọc thì tôi vừa bực mình vừa kinh sợ vì một người mình quá kính phục như ngài Minh Châu mà ngài mắc lỗi này thì điều đó có nghĩa là những người khả kính khác có những lỗi trầm trọng khác mà mình không biết, nếu mình cứ nhắm mắt chạy theo thì chết. Quí vị nào biết tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Pāḷi thì hãy dò lại, chỗ này ai cũng dịch là ‘chính mình’ mà ngài thì cứ dịch là ‘tự ngã’ không biết bao nhiêu lần.

Tự ngã là gì? Tự ngã là trước khi Đức Phật ra đời, chữ “atta” này chỉ cho cái tôi cái ta của mỗi người. Ví dụ khi tôi nói với quí vị “Sao cô ngu quá vậy” thì tự nhiên quí vị thấy cái lửa nó lên, cái lửa đó chính là tự ngã. Hoặc có người khen: “Tôi phải nhìn nhận bà đẹp quá, không phấn son, mặt mộc mà đẹp quá” tự nhiên thấy sướng cả người, đó là bản ngã. Bên Nhật, có một ông tướng (Shogun) vào chùa nói với thiền sư: “Mấy ông nói dóc, làm gì có cõi trời, làm gì có địa ngục”. Thiền sư trả lời: “Mặt ông ngu như vậy, có giải thích cũng không hiểu đâu”. Ông tướng nghe vậy, rút gươm ra, thiền sư nói: “Địa ngục nằm ở chỗ đó”. Ông tướng chợt hiểu, tra gươm vào vỏ, thiền sư nói: “Cõi trời là đó”. Bản ngã cũng vậy, khi mình nghĩ nhiều về MÌNH, thì MÌNH ở đây chính là bản ngã. Nếu đúng theo tinh thần nhà Phật thì không có ông A bà B mà chỉ toàn đồ ráp, làm ác thì đọa làm thiện thì siêu.

Nội dung chính của bài kinh này: Nội dung chính của bài kinh này: Trên đời này không có ai thương mình bằng chính mình. Mẹ, cha, con của mình có lúc cũng bỏ lơ mình. Có một chuyện bắt buộc quí vị phải đồng ý với tôi đó là: Cái gọi là tình cảm ở đời phải nói là một trò chơi khốc liệt. Cha mẹ con cái gặp nhau đời này, còn đời sau thì sao? Thân người khó được, chuyện gặp nhau trong thân người là hai con rùa mù tình cờ chui vào lỗ ván sanh làm người, gặp được nhau làm bà con thân quyến thì hiếm hoi lắm, và đời sau thì chắc gì gặp.

Không có ai thương ta bằng chính ta, dầu đó là cha mẹ vợ chồng con cái, họ chỉ thương ta một đời này thôi. Họ thương ta từ góc nhìn của họ, họ nhìn ta là vật sở hữu của họ. Người ta thương mình vì người ta dựa trên nền tảng của người ta, người ta nghĩ mình là con của người ta, người ta mới thương. Phũ phàng ở chỗ này, vì sao người ta thường thương con cái hơn là cha mẹ? Là bởi vì con cái là vật sở hữu, là tác phẩm, là công trình mình tạo ra. Nó là bóng dáng của cái ngã của mình, trong khi đó cha mẹ chỉ là chỗ mình từ đó đi ra, là cội nguồn của mình, mình thấy bóng dáng mình trong cha mẹ không nhiều bằng mình thấy bóng dáng của mình trong con cái, đó là lý do tại sao mình thương con cái hơn cha mẹ. Không ai khơi khơi thương mình vô duyên vô cớ, họ phải dựa trên nền tảng của họ, mình có liên quan gì đến lợi ích của họ hoặc tối thiểu mình có liên quan gì đến cái tôi của họ, họ mới thương mình. Tôi nhớ hồi đó có một vị trước khi đi xuất gia có thương một cô A, ông bố thì cứ muốn con trai mình lấy cô B. Một buổi chiều gần tới ngày cưới, vị này nói: Con không hiểu tại sao phải bắt con lấy cô B. Ông bố nói: Tao thương mày, tao thấy mày lấy con B thì cuộc đời mày mới khá, con A thì không xong, con gái mà mà hút thuốc mang kiếng mát, mặc quần hippy chạy honda, không khá, con nhỏ kia ít học xấu xí nhưng ít ra nói nó nghe. Người con nói: Lấy vợ về thì người sống chung với cô đó là con chớ không phải bố, bố lựa người theo ý bố vậy mà bố nói bố thương con, bố thương con là vì bố nghĩ tới bố chứ không phải là vì bố nghĩ tới con. Con người chúng ta hay áp đặt như vậy. Ở đây cũng vậy, mình nói thương người này người kia nhưng thật ra mình thương mình trước, đó là lý do vì sao trong bài kinh này có câu “Không ai thương mình bằng chính mình”.

TẾ ĐÀN (Yaññasutta)

Tế Đàn (Yañña). Bài kinh này có một chuyện thế này, thời đó có bốn công tử tà hạnh. Tà hạnh (paradārikakamma) nghĩa là xài người phụ nữ của người ta như là vợ của mình. Nghiệp này nặng lắm, bởi vì có sự cố ý hưởng dục. Nói dối nhiều khi do ngẫu nhiên mình nói, sát sanh có khi do ngẫu nhiên mình tiện tay, đập muỗi, ăn cắp thì nhiều khi do không thấy ai, tiện tay bỏ túi, còn tà dâm thì không phải ngẫu nhiên, lỡ tay, mà trải qua thời gian toan tính, đắn đo, do dự, đầu tư chất xám tổ chức bối cảnh môi trường v.v… do vậy tội rất nặng. Bốn cậu công tử này khi sống mắc nghiệp đó, khi chết sanh vào địa ngục. (Chỗ này mà nói theo đúng trong kinh thì mệt ghê lắm). Họ bị nấu trong cái chảo, cái chảo sôi từ trên mặt nước chảo đưa tới đáy chảo mất ba mươi ngàn năm (tiṃsavassasahassāni). Từ đáy chảo sôi ùng ục đưa họ lên miệng chảo mất ba mươi ngàn năm. Chú giải có ghi mà không nói cho quí vị thì cũng kỳ, chứ tôi không mặn mà lắm, nói ra thì nhiều người khó chịu vì thấy có vẻ hơi mê tín. Họ bị nấu sôi từ dưới đáy chảo lên trên mặt chảo muốn nói ra một điều nhưng không đủ thời gian nói. Cậu thứ nhất vừa mới nói xong một chữ đầu tiên thì bị chìm xuống trở lại. Cậu thứ hai đau đớn hét lên một chữ đầu tiên thì lại bị chìm xuống.

Saṭṭhivassasahassāni, paripuṇṇāni sabbaso;

Niraye paccamānānaṃ, kadā anto bhavissatī’’ti.(pe. va. 802; jā. 1.4.54) –

Imaṃ gāthaṃ vatthukāmo ahosi. Dutiyo –

Sohaṃ nūna ito gantvā, yoniṃ laddhāna mānusiṃ;

Vadaññū sīlasampanno, kāhāmi kusalaṃ bahu’’nti. (pe. va. 805; jā. 1.4.56) –

Imaṃ gāthaṃ vatthukāmo ahosi. Tatiyo –

Natthi anto kuto anto, na anto paṭidissati;

Tadā hi pakataṃ pāpaṃ, mama tuyhañca mārisā’’ti. (pe. va. 803; jā. 1.4.55) –

Imaṃ gāthaṃ vatthukāmo ahosi. Catuttho –

Dujjīvitamajīvimhā, ye sante na dadamhase;

Vijjamānesu bhogesu, dīpaṃ nākamha attano’’ti. (pe. va. 804; jā. 1.4.53) –

Bốn cậu này muốn nói mấy câu trên nhưng mỗi người chỉ kịp nói được một chữ đầu câu là ‘Sa’,‘So’,‘Na’,‘Du’. Cậu thứ nhất nói câu “Saṭṭhivassasahassāni…”, ‘Saṭṭhi’: 60, ‘vassa’: ‘ngàn’. Ngụ ý rằng: Trời đất ơi, đã sáu chục ngàn năm rồi, tôi bị nấu trong đây không biết bao giờ mới hết khổ đây. Thế nhưng cậu chỉ nói được chữ ‘Sa’ là bị nhúng trở lại. Cậu thứ hai thì muốn nói: “Sohaṃ nūna ito gantvā…”, nếu tôi mà rời khỏi được chỗ này thì tôi sẽ làm các công đức không làm chuyện tội lỗi nữa. Nhưng mới nói được chữ ‘So’ thì bị nhúng chìm vô nước trở lại. Rồi cậu thứ ba muốn nói câu “Natthi anto kuto anto…”. Natthi anto: không có kết thúc, kuto anto: không có điểm dừng, ý muốn nói là cái khổ này không có kết thúc không có điểm dừng làm sao thoát được đây. Nhưng chỉ kịp nói chữ ‘Na’ thì cậu bị chìm xuống nước. Cậu thứ tư muốn nói câu “Dujjīvitamajīvimhā…”, ngụ ý hối tiếc, tôi đã sống một đời sống quá là bậy bạ, có của cải chỉ biết hưởng thụ thôi, không biết bố thí, làm phước, để làm chỗ dựa cho mình trong dòng sinh tử. Nhưng cậu cũng chỉ kịp nói chữ ‘Du’ thì bị chìm xuống.

Âm thanh từ địa ngục

Vua Pasenadi đang ngủ nghe được bốn chữ ‘Sa’,‘So’,‘Na’,‘Du’ thì thấy lạ, đó là tiếng thét tiếng gào rất là đau đớn. Vua sợ lắm, cũng là nhân duyên quá khứ chiêu cảm khiến cho vua nghe được. Hôm nay chúng ta biết rằng có những nơi trên thế giới này, có những âm thanh mà tới bây giờ người ta vẫn không giải thích được, ví dụ ở Mexico vùng biên giới gần Texas, có một vùng đất mà bao nhiêu năm nay người dân nghe âm thanh rất lạ mà người ta không tìm ra gốc của nó. Bên Nga cũng vậy, có một hố ga tự nhiên bị cháy người ta cứ nghe tiếng gào khóc khủng khiếp từ đáy hố ga vọng lên, người ta không giải thích được những tiếng khóc đó từ đâu. Năm 1997, cách đây gần 20 năm, trong lúc nghiên cứu dưới Thái Bình Dương các chuyên gia hải dương học của Mỹ tình cờ thâu được âm thanh rất lạ mà họ khẳng định 100% đây là âm thanh của một động vật rất là lớn. Một âm thanh lớn đến mức mà không thể có âm thanh nhân tạo nào dưới nước lại vang xa như vậy, họ nhận định phải là âm thanh của một loài “massive creature” nào đó, một động vật to lớn mà họ không xác định là loài nào. Cung cấp thông tin cho quí vị nghe cho vui vậy thôi, phần quyết định sau cùng cũng là bà con.

Vua nghe những âm thanh này thấy sợ quá, sáng ra bàn thảo với các thầy bói, những người này xúi cúng bái để tống ôn, gỡ xui. Ở Ấn Độ, nói đến cúng thì chỉ có một cách phổ biến là chặt đầu dê, bò, hoặc nếu là vua cúng thì sẽ mua mấy đứa bé nô lệ về cắt cổ cúng thần, vì họ tin là thần linh thích máu. Không thể tưởng tượng tên nào nghĩ ra kiểu này, giống kiểu bên Tàu mấy ngàn năm qua “quân xử thần tử thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong tử bất vong bất hiếu”, những quan điểm như vậy vẫn tồn tại mà người ta không dám sửa, bởi vì họ chỉ là con người một nửa, chỉ là phần xác thôi, phần hồn họ không dám suy nghĩ. Hầu hết nhân loại toàn là cá lia thia, cá lồng chim chậu, người ta đóng khung nào thì ở trong khung đó không dám nhảy ra ngoài. Người mình thích khoe thích nổ, dốt nhưng ham có cái bằng treo trong nhà. VN mình bằng tiến sĩ nhiều lắm, thặng dư. Không gì thảm cho bằng muốn người ta nhìn mình là trí thức mà không chịu suy nghĩ độc lập, không có chủ kiến, đám đông nói sao thì nghe vậy, đám đông nói tầm bậy cũng nghe theo. Mình là con cá con chim trong lồng trong chậu mà muốn người ta nhìn mình là trí thức, bản thân mình học đạo là cứ ông thầy nói sao thì nghe vậy. Không gì thảm cho bằng cầm cuốn sách lên mà thấy ghi giáo hội PGVN thì kết luận đó là cuốn kinh, thấy để tên hòa thượng, thượng tọa, cư sĩ Nguyễn văn Tèo, Lê Văn Tý là nói đó là cuốn kinh. Quí vị tưởng tượng nếu như tôi – người đang hầu chuyện quí vị – viết cuốn sách bày quí vị uống lá này lá kia tầm bậy tầm bạ rồi ở ngoài bìa đề Lương y Lê văn Tèo, quí vị dám dựa theo cuốn sách đó mà uống không? Trong đó tôi kêu quí vị uống lá mã tiền, bả đậu, dám uống không? Tại sao cái đó quí vị không tin, tại vì quí vị còn chút ‘con người’ trong đầu của mình, trong khi đó những tài liệu sách vở về chính trị tôn giáo lại cắm đầu vào đó không chịu suy tư, cứ để thiên hạ dắt dẫn mình đi.

Mấy ông “thầy rùa” bàn tầm bậy mà vua lại nghe theo, vì ông vua nào cũng sợ chết hoặc sợ mất quyền, nên bằng mọi giá bất cứ phương án nào khả thi củng cố chỗ ngồi là thực hiện ráo. Bà Mallikā can gián, nói vua vào tham vấn Đức Phật. Phật tử đúng nghĩa có đến tham vấn với chư tăng hay Đức Phật cũng chỉ coi là một địa chỉ tham khảo, chứ với tinh thần PGNT đúng mức thì không chấp nhận chuyện dụ khị hay hù dọa. Khi vua vào gặp Đức Phật tham vấn, Ngài nói, giết như vậy thì bậc thánh không chấp nhận được, bậc thánh chỉ chấp nhận sống có từ tâm, cúng cái gì thì cúng nhưng không được giết chóc, đoạt mạng, làm hại ai. Bài kinh này đơn giản như vậy thôi. Chú giải dài lắm, có giải thích nghi thức cúng bái như thế nào, cách cúng ra sao, cúng dê cúng ngựa cắt đầu mổ bụng lấy máu bôi trét như thế nào v.v…. Đây là kiến thức bách khoa thôi, quí vị siêng thì đọc thêm. Ngài lạ lắm, có nhiều chỗ mình cần thì ngài ghi có ba chữ, có chỗ thì ngài viết triền miên khói lửa tràng giang đại hải. Có bữa bị bịnh hay sao đó ngài khỏi chú thích luôn, ai đọc Chú giải Pāḷi mới thấy có những chỗ cực kỳ quan trọng, cực kỳ cần thiết, thí dụ như chỗ hồi nãy ‘bhadramukha’ là ‘hiền diện’ đó, ngài nói rất là mơ hồ mà tôi phải đi dò tám trăm tài liệu mới ra để hầu cùng quí vị. Trong khi mấy chỗ này giải thích cách cúng kiếng “móc mắt mổ bụng chà giấy nhám” gì gì đó ngài nói thiệt là rõ.

TRIỀN PHƯỢC (Bandhanasutta)

Chư tăng đi bát, thấy gì ngộ ngộ về kể với Đức Phật. Đây là phản ứng tâm lý bình thường, đi tu không cha không mẹ chỉ có một mình sư phụ nên có gì ngộ ngộ về kể với sư phụ nghe. Đối với một sư phụ như Đức Phật, bất cứ chuyện gì Ngài nghe được thế nào Ngài cũng cho một bài giảng cực kỳ quan trọng và cần thiết cho đời tu của mình. Bà con hôm nay còn có kinh sách, có internet, thời Đức Phật không có nên bao nhiêu điều cần học chỉ trông cậy 100% vào sư phụ, sư phụ nói nhiều học nhiều, nói ít học ít, không nói thì mình miễn học. Tôi còn nhớ nhiều năm về trước HT Siêu Việt lúc sinh thời, ngài nói mấy sư bây giờ có kinh sách cầm tay là đại phước ma ha phước, thời của ngài học một bài kinh tụng làm gì có sách, chỉ có sư phụ cho chép. Tám ông sư nhỏ, mỗi ông chép tay một đoạn kinh rồi ra ngoài hè học thuộc rồi vô trả bài, thuộc xong rồi chép đoạn nữa. Ngài Siêu Việt là một nhân vật cũng rất gần với chúng ta hôm nay mà như vậy đó. Hôm nay về Miến Điện thấy mấy sư nhỏ học kinh toàn là sách photo. Bốn chục năm đỉnh cao trí tuệ của họ từ 1962 đến 2012 Miến Điện sống nghèo đói đến mức tận cùng.

Xiềng xích, dây trói buộc

Chư tăng đi bát thấy trên đường có một số người tù bị trói, về thưa với Đức Phật. Đức Phật nói: Tất cả những xiềng xích trong cõi nhân gian này thấy cay đắng như vậy nhưng trói người ta không ghê bằng những sợi dây ngọt ngào vì:

– Những xiềng xích gông cùm chỉ xiềng người ta được một đời, không xiềng người ta vô số kiếp.

– Những xiềng xích gông cùm này do người khác đặt lên người mình chứ không ai tự nguyện xiềng xích chính mình.

– Những xiềng xích này muốn tháo ra thì rất dễ, chỉ cần người có quyền lực trong tay thì có thể tháo bỏ giùm mình nhưng sự xiềng xích của phiền não trong tâm mỗi người là không cách chi tháo trừ phi tu tập để thành thánh nhân giải thoát phiền não, vì phiền não chính là cái bóng của chúng ta. Có ai trên đời này lại có thể nhảy ra được khỏi cái bóng của mình. Nó chính là bóng đen trùm phủ lên đời mình. Chuyện quan trọng nhất trên đời chính là làm sao lìa bỏ phiền não. Chỗ này tôi muốn gởi gắm một chuyện mà tôi cho là quan trọng, đó là phải thấy được sự có mặt của mình trên đời này là một gánh nặng, phải thấy được phiền não trong lòng mình là một nỗi khổ niềm đau thì mình mới có hy vọng lìa bỏ nó, ngày nào mình còn thấy sự có mặt của mình trên đời còn có chút gì dễ thương, ngọt ngào thì không cách nào mình lìa bỏ được nó. Phải nhớ điều đó, quan trọng lắm. Mình nói mình tu Phật, cầu giải thoát, cầu Niết-bàn mà mình đâu có sợ sanh tử. Mình sợ sanh tử là mình sợ vị đắng của nó chớ vị ngọt đâu có sợ, mình chỉ là những đứa bé. Tôi còn nhớ ở nhà quê, mỗi lần nước ngập người lớn lo muốn chết chứ con nít rất thích, vì cái mà nó biết về lũ lụt hoàn toàn không giống người lớn, nó chỉ biết là mỗi lần lũ lụt là cá tôm vô tới nhà, lội nước bì bõm rất vui mà không bị cấm đoán, trong khi người lớn rầu muốn chết, nước ngập bị hư đồ, bị cúp điện, không đi làm được, không nấu nướng được, lỡ có việc cần cấp cứu thì phải làm sao, ngồi không ăn thì núi lở mà chờ nước rút thì tiền đâu sống, con nít thì thấy lội nước được là vui. Ở đây cũng vậy, phàm phu mình sợ cái cay đắng của sanh tử chớ đâu sợ cái ngọt ngào, thật ra chính cái ngọt ngào của dòng luân hồi mới chính là cái tạo ra cay đắng cho dòng luân hồi. Có cái sung sướng nào cho bằng đi nhảy đầm uống rượu đánh bài, trà đình tửu điếm, có sung sướng nào cho bằng ngồi trong rừng mặc áo ngự hàn ấm áp có rượu, thuốc lá bạn bè, ngắm thú rừng nai mễn rồi bắn, có sung sướng nào cho bằng đi ca-nô ra vịnh để câu cá, làm thơ, nghe nhạc… rồi mai mốt đến hồi trổ quả thì trả. Có hạnh phúc nào trên đời này không có tội lỗi không? Không có! Chỉ có hạnh phúc của người tu thôi. Trừ chữ – Những xiềng xích này muốn tháo ra thì rất dễ, chỉ cần người có quyền lực trong tay thì có thể tháo bỏ giùm mình nhưng sự xiềng xích của phiền não trong tâm mỗi người là không cách chi tháo trừ phi tu tập để thành thánh nhân giải thoát phiền não, vì phiền não chính là cái bóng của chúng ta. Có ai trên đời này lại có thể nhảy ra được khỏi cái bóng của mình. Nó chính là bóng đen trùm phủ lên đời mình. Chuyện quan trọng nhất trên đời chính là làm sao lìa bỏ phiền não. Chỗ này tôi muốn gởi gắm một chuyện mà tôi cho là quan trọng, đó là phải thấy được sự có mặt của mình trên đời này là một gánh nặng, phải thấy được phiền não trong lòng mình là một nỗi khổ niềm đau thì mình mới có hy vọng lìa bỏ nó, ngày nào mình còn thấy sự có mặt của mình trên đời còn có chút gì dễ thương, ngọt ngào thì không cách nào mình lìa bỏ được nó. Phải nhớ điều đó, quan trọng lắm. Mình nói mình tu Phật, cầu giải thoát, cầu Niết-bàn mà mình đâu có sợ sanh tử. Mình sợ sanh tử là mình sợ vị đắng của nó chớ vị ngọt đâu có sợ, mình chỉ là những đứa bé. Tôi còn nhớ ở nhà quê, mỗi lần nước ngập người lớn lo muốn chết chứ con nít rất thích, vì cái mà nó biết về lũ lụt hoàn toàn không giống người lớn, nó chỉ biết là mỗi lần lũ lụt là cá tôm vô tới nhà, lội nước bì bõm rất vui mà không bị cấm đoán, trong khi người lớn rầu muốn chết, nước ngập bị hư đồ, bị cúp điện, không đi làm được, không nấu nướng được, lỡ có việc cần cấp cứu thì phải làm sao, ngồi không ăn thì núi lở mà chờ nước rút thì tiền đâu sống, con nít thì thấy lội nước được là vui. Ở đây cũng vậy, phàm phu mình sợ cái cay đắng của sanh tử chớ đâu sợ cái ngọt ngào, thật ra chính cái ngọt ngào của dòng luân hồi mới chính là cái tạo ra cay đắng cho dòng luân hồi. Có cái sung sướng nào cho bằng đi nhảy đầm uống rượu đánh bài, trà đình tửu điếm, có sung sướng nào cho bằng ngồi trong rừng mặc áo ngự hàn ấm áp có rượu, thuốc lá bạn bè, ngắm thú rừng nai mễn rồi bắn, có sung sướng nào cho bằng đi ca-nô ra vịnh để câu cá, làm thơ, nghe nhạc… rồi mai mốt đến hồi trổ quả thì trả. Có hạnh phúc nào trên đời này không có tội lỗi không? Không có! Chỉ có hạnh phúc của người tu thôi. Trừ chữ tura thì bất cứ hạnh phúc nào trên đời này đều gắn liền với tội lỗi, kể cả hạnh phúc ngoài đời mà thấy đẹp nhất, sạch sẽ nhất, đó là mái ấm gia đình, bữa cơm tối mỗi đêm gia đình đoàn tụ dưới ánh đèn, thật ra, trong kinh nói, đúng nó là hạnh phúc, nhưng đó chính là nguồn dẫn đến sanh tử. Sự đoàn tụ của tiếng cười trẻ thơ trong nhà, theo thế gian rất hay, nhưng theo đạo thì đó là sự xiềng xích ràng buộc mình với thế gian. Khi Bồ tát Tất Đạt ngồi trong ngự uyển nghe báo công nương Yasodhara sanh được một hoàng nam, ngài nói Rahulo Rahulo thêm một sợi dây trói buộc nữa rồi. Phải nhìn nhận, cứ có thêm một người để mình thương, thêm một món đồ để mình thích là mình có thêm một sợi dây trói buộc. Hôm nay, hiện giờ tôi đang nói chuyện với quí vị tại Thụy Sĩ, hai tiếng nữa tôi sẽ rời đây tôi đi về Đức, sát biên giới này, tại sao tôi đề cập điều này, bên tôi đang sửa nóc nhà, bây giờ nó đang ngổn ngang hoang tàn như ngôi nhà sau trận pháo kích. Trong khi đó, vì Phật tử muốn sửa lại đàng hoàng, nên giờ tôi nhìn nó lạnh xương sống một lát về dọn đuối. Chỉ thêm một chút niềm vui đó là ở được chỗ mới mà mình phải trả giá đắt, dù chỉ là công việc của mấy ngày thôi, nói chi là chuyện muốn có được đám con ngoan, một cái mái ấm gia đình thì phải trả cái giá kinh hoàng cỡ nào. Tôi nhớ có cô Phật tử ở VN nói thế này: Con sợ nhất cái chữ . Phải nhìn nhận, cứ có thêm một người để mình thương, thêm một món đồ để mình thích là mình có thêm một sợi dây trói buộc. Hôm nay, hiện giờ tôi đang nói chuyện với quí vị tại Thụy Sĩ, hai tiếng nữa tôi sẽ rời đây tôi đi về Đức, sát biên giới này, tại sao tôi đề cập điều này, bên tôi đang sửa nóc nhà, bây giờ nó đang ngổn ngang hoang tàn như ngôi nhà sau trận pháo kích. Trong khi đó, vì Phật tử muốn sửa lại đàng hoàng, nên giờ tôi nhìn nó lạnh xương sống một lát về dọn đuối. Chỉ thêm một chút niềm vui đó là ở được chỗ mới mà mình phải trả giá đắt, dù chỉ là công việc của mấy ngày thôi, nói chi là chuyện muốn có được đám con ngoan, một cái mái ấm gia đình thì phải trả cái giá kinh hoàng cỡ nào. Tôi nhớ có cô Phật tử ở VN nói thế này: Con sợ nhất cái chữ dâu thảo vợ hiền, để mua được bốn chữ này mà tan nát cuộc đời con. Đời con coi như thả trôi sông tệ hơn đám lục bình. Lục bình còn biết trăng thanh gió mát, còn biết buổi chiều mưa, buổi chiều nắng, buổi bình minh, còn con thì vùi đầu trong bếp, nấu cám heo, vùi đầu lo cho em chồng, cháu chồng, gia đình chồng. 18 tuổi về làm osin, làm osin thì còn được trả công còn mình thì không. Làm trật thì bị chửi. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng, không có một xiềng xích nào trên đời này ghê gớm cho bằng những thứ mình thương mình thích, mình mê một cái gì đó thì đời mình bị gắn bị cột vào trong đó tháo ra không nổi. , để mua được bốn chữ này mà tan nát cuộc đời con. Đời con coi như thả trôi sông tệ hơn đám lục bình. Lục bình còn biết trăng thanh gió mát, còn biết buổi chiều mưa, buổi chiều nắng, buổi bình minh, còn con thì vùi đầu trong bếp, nấu cám heo, vùi đầu lo cho em chồng, cháu chồng, gia đình chồng. 18 tuổi về làm osin, làm osin thì còn được trả công còn mình thì không. Làm trật thì bị chửi. Vì vậy, Đức Phật dạy rằng, không có một xiềng xích nào trên đời này ghê gớm cho bằng những thứ mình thương mình thích, mình mê một cái gì đó thì đời mình bị gắn bị cột vào trong đó tháo ra không nổi. Thêm một người thương, thêm một vật mình thích là thêm một sợi dây xiềng xích, thêm một nhà tù để mình đút đầu vào trong đó. Trong Tương Ưng Đức Phật dạy: Đừng tìm chi cái thương, đừng tìm chi cái ghét. Tìm nghĩa là đừng nhìn cuộc đời này bằng sự kiếm tìm cái để mình thích, và đừng nhìn cuộc đời bằng cái nhìn soi mói để bực dọc, bởi vì thương mà xa là khổ, ghét mà gần là khổ. Còn có thương là còn có ghét, hai cái này không lìa nhau được, thương thích ở đâu, ghét sợ chạy theo ở đó. Nhiều đêm tôi đọc báo, ngó đồng hồ đã hai giờ sáng, thấy ngày mai phải giảng mà giờ đã hai giờ sáng. Bốn rưỡi tôi đã phải dậy, rửa mặt sơ sơ, làm miếng cà phê, mở cái máy, cái máy này mở rằm tháng giêng đến rằm tháng tám mới lên, nên bốn rưỡi tôi đã dậy mở máy rồi. Không phải nuôi vợ nuôi con, không đạp xích lô, không bán vé số, không nhóm chợ phiên, không gồng gánh khuân vác, chỉ nghĩ đến một chuyện ngày mai giảng cho bà con thôi nhưng liếc đồng hồ thấy hai giờ chưa ngủ thì thấy oải rồi, nếu mà có vợ chồng con cái, nhà cửa, công việc, hàng hóa thì còn đáng sợ hơn.

Xiềng xích có hai thứ, một thứ xiềng ngoại thân và một thứ xiềng nội tâm; một thứ chỉ xiềng đời này một thứ xiềng đời sau và kiếp khác. Ráng mà sống và nghĩ coi cái gì thật sự nó xiềng mình, hôm nay mình có bị xiềng bởi cái gì hay không, và bây giờ tôi sắp sửa tháo cái xiềng ra, đó là buổi giảng đã đến lúc kết thúc, xin hẹn gặp lại quí vị ngày thứ Ba.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app