Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 2 – Chương 1: Tương Ưng Nhân Duyên – Phẩm Đồ Ăn (āhāravagga)

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 2 

Chương 1: Tương Ưng Nhân Duyên

Phẩm Đồ Ăn (Āhāravagga)

CÁC LOẠI ĐỒ ĂN (Āhārasutta)

‘Āhāra’: ‘food’, ‘thức ăn’. ‘Āhāra’: ‘mang lại cái gì đó’; ‘cái mang lại sự sống’. Bên tiếng Đức, ‘thực phẩm’ là ‘lebensmittel’ cũng có nghĩa là “cái đem lại sự sống”.

Khi Đức Phật nhìn về thế giới này, Ngài có nhiều cách nhìn ngộ lắm. Trong kinh nói thế giới này là nghĩa trang vì mọi người đang chết từng phút. Cũng có thể nói thế giới này là một bàn ăn vì từng giây chúng sinh đang đón nhận những nguồn tiếp liệu, tiêu thụ năng lượng để tồn tại, như nến phải cháy để hiện hữu, máy móc phải mòn hao dần để mà hoạt động. Nguồn tiếp liệu ở đây được Phật gọi là ‘āhāra’ (thực phẩm).

Dòng sinh tử của mình cũng cần đến nguồn tiếp liệu, một sợi tóc, một đoạn ngắn móng tay của mình cũng phải từng giây đón nhận những nguồn tiếp liệu để mỗi ngày dài ra. Một xác ướp thì sẽ không tiếp tục mọc tóc, móng cũng không dài ra, còn người sống thì vẫn tiếp tục mọc dài ra vì người sống còn có nguồn tiếp liệu. Những nỗi khổ niềm đau ở đời cũng cần có nguồn tiếp liệu. Ví dụ, sáng nay mình thức dậy mở email thấy vui, email cũng là nguồn tiếp liệu cho nguồn vui trước mắt. Sáng nay một cú phone gọi vào làm cho mình khó chịu, cú phone đó chính là thực phẩm, nguồn tiếp liệu dưỡng tố cho sự khó chịu đó. Như vậy thì một câu nói, một ánh mắt, một nụ cười, một trang sách, một website, một email, một tin nhắn trên facebook, viber đều là nguồn tiếp liệu cho nỗi khổ niềm đau. Sợi tóc, móng tay hay tí nước bọt cũng phải có nguồn tiếp liệu nào đó. Tại sao mình có da khô, có gàu, có những tế bào chết, có những tế bào mới thay thế? Có chuyện tống cựu nghinh tân này là vì chúng ta có đón nhận nguồn tiếp liệu mới. Đời sống này là dựa vào cái nguồn tiếp liệu, tinh thần lẫn vật chất.

“Kabaḷīkāro āhāroti kabaḷaṃ katvā ajjhoharitabbako āhāro, odanakummāsādivatthukāya ojāyetaṃ adhivacanaṃ….. panāhāro sukhumotveva niṭṭhaṃ patto”.

Theo đoạn chú giải trên, vật thực của chúng sanh trong đời gồm hai thứ thô và tế, thức ăn của loài này vi tế hơn hoặc thô thiển nặng nề hơn loại kia. Đồ ăn của con cá sấu thô thiển hơn đồ ăn của con chim công. Đồ ăn của con chim công thô thiển hơn con linh cẩu…

‘kumbhila’: ‘cá sấu’ (crocodile, alligator)

‘mora’: ‘công’ (peacock)

‘taracchāna’: ‘linh cẩu’ (hyena)

‘hatthi’: ‘voi’ (elephant)

‘gava’: ‘bò’ (cow)

‘sakuna’: ‘chim’ (bird)

Tóm gọn đoạn Pāḷi trên: Thức ăn của chúng sinh gồm cả tinh thần lẫn vật chất, thô và tế, do thiện hay ác nghiệp tạo ra nhưng chung quy đều là nguồn tiếp liệu cho đời sống tinh thần hay sinh học. Tôi nhớ có ông vua hiếu học lắm mà già quá sức rồi, trước khi chết ông muốn đọc hết tất cả các sách vở trong trời đất một lần nên yêu cầu quần thần gom lại thành một cuốn Almanach. Người ta gom lại 8 cuốn vua đọc cũng không nổi, gom thành 4 cuốn đọc cũng không xong, còn lại 100 trang đọc cũng không nổi, còn một trang vua cũng không đọc nổi, vua hấp hối rồi. Có ông Khổng giả ghi xuống một câu: “Đông Tây Kim Cổ, người sanh ra để mà chết”. Nguyên đoạn Pāḷi dài xọc tôi dịch còn nhiêu đó đó. Tôi giảng nãy giờ quí vị tưởng tôi lạc đề, nhưng đó là cái nền. Đức Phật dạy, thức ăn có bốn thứ: đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực.

Đoàn thực: là thực phẩm chúng ta ăn uống.

Xúc thực: là tâm sở xúc là sự gặp nhau giữa 3 thứ: căn, cảnh, thức.Căn là những giác quan, cảnh là đối tượng, thức là cái tâm.

Tâm nói có 121 cũng đúng, nói có 89 cũng đúng, nói có 6 cũng đúng, nói có 1 cũng đúng. Tâm thánh nhân có nhiều cách kể, kể gọn chỉ có tám (4 đạo, 4 quả). Kể đầy đủ thì nhân với 5 hay bốn tầng thiền, thường là 5. Như vậy 4 tầng thánh x 2 (đạo quả) =8. 8 x 5 tầng thiền = 40 tâm thánh nhân, siêu thế. Trong trường hợp đó, 54 tâm Dục giới, 27 Tâm đáo đại, 40 Tâm thánh =121 tâm. Nếu kể gọn thì Tâm thánh nhân chỉ có 8; nếu vậy thì 121 rút gọn còn 89. Trong chánh tạng, Đức Phật không nhắc đến 121 hay 89, chỉ nhắc đến 3 tâm (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới); hoặc 6 tâm (nhãn thức… ý thức), hoặc chỉ 1 tâm là sự biết cảnh. Còn chuyện 121, 89, thì các vị thánh nhân đắc Tứ tuệ phân tích, phân tích ra cho mình hiểu. Giống như ông nội chết để lại cho mình 8 công vườn 12 công ruộng, mình là đứa bé chỉ biết ruộng là ruộng, vườn là vườn, chú bác của mình cho mình biết mấy công vườn này là cam sành, cam mật, quít, thanh long, nhãn, chôm chôm, cây này sống được bao lâu, bao lâu thì có trái v.v… mà trong di chúc ông nội đâu có ghi, chỉ có chú bác thấy mình nhỏ nên nói cho mình biết thêm.

Thời Đức Phật, Ngài nói về tâm gọn lắm; đời xưa đâu có sách vở gì đâu, chỉ nói miệng thôi. Toàn bộ vũ trụ chỉ là 12 xứ, gồm 6 căn và những gì là đối tượng của 6 căn. Xa lắc xa lơ nghìn trùng viễn xứ như là những ngôi sao xa tít trên trời thẳm nó cũng là cảnh sắc hoặc là cảnh pháp, còn lại là ao hồ, sông rạch, con người, muông thú, cái gì đi nữa cũng nằm trong 6 cảnh này. Trong 6 cảnh đó có cái phải biết bằng mắt, có cái phải biết bằng tai, có cái biết bằng mũi, lưỡi, thân, ý – tâm của mình. Đức Phật nói tâm chỉ có 6 (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức), có trường hợp Ngài chỉ nói tâm có 1, đó là sự biết. Lúc nào tâm biết cảnh sắc mình gọi là tâm nhãn thức, tâm biết cảnh thinh thì mình gọi là tâm nhĩ thức. Tùy vào cảnh và tâm sở đi cùng, ta gọi đó là tâm gì. Ví dụ mình nhìn vào cảnh nào đó mình bực mình, hoặc mình thích, thì lúc mình gọi là Tâm tham, lúc thì mình gọi là Tâm sân. Gọi là tâm tham bởi trong tâm đó có Tâm sở tham đi cùng, tham hoặc tà kiến, ngã mạn; gọi là Tâm sân bởi trong đó có sân, tật, lận, hối…; trong trường hợp cũng cảnh đó mà tâm sở khác nhau, tùy tâm sở đi cùng mà mình gọi đó là tâm gì. Trường hợp tùy vào cảnh, ví dụ tâm biết cảnh Niết bàn thì gọi là Tâm Siêu thế, tâm biết cảnh Sắc giới thì gọi là Tâm Sắc giới, tâm biết cảnh Vô Sắc giới thì gọi là tâm Vô Sắc giới.

Toàn bộ đời sống của mình là một bàn ăn, chúng ta luôn luôn nhờ đến những nguồn tiếp liệu để tồn tại giống như chúng ta đang ngồi trong một bàn ăn. Tấm thân sinh lý của mình phải nhờ cơm bánh, rau trái, thịt thà, chay mặn thì gọi là đoàn thực. Xúc thực là sự gặp nhau giữa căn cảnh và thức. Thôi ngưng ở đây, hai tiếng đồng hồ đủ rồi. Cảm ơn nhân vật cho mình cái đồng hồ, đúng là bạn lành. Bữa nay cuối tuần, tới ngày tôi là bực chưn tu nè, vừa chân tu vừa tango nữa. Tăng go là ông sư đi á. 

Sáng nay ôn lại 4 thứ vật thực, vẫn là đề tài Duyên khởi, ở đây Đức Phật lồng ghép 4 loại thức ăn vào trong đề tài Duyên khởi. Dù là đời sống tinh thần hay tấm thân sinh lý đều phải cần tiếp liệu, dưỡng tố mới tồn tại được. Bất cứ một thứ vật chất nào dù là hạt cát, cọng cỏ, đốm nắng hay cơn gió đều cần đến những yếu tố, những nhân duyên. Đừng nghĩ làn gió nhẹ hay đốm nắng nhỏ mà không có những yếu tố, không có những nhân duyên. Đâu phải lúc nào mình muốn có gió là có, muốn có nắng là có ngay. Những yếu tố, những điều kiện, những nhân duyên nào giúp cho cơn gió đó, tia nắng đó có mặt được gọi là vật thực.

Dòng sinh tử của chúng sinh gồm 4 thứ vật thực:

1. Đoàn thực: là những thực phẩm mà ta ăn uống.

2. Xúc thực: là tâm sở xúc, là sự gặp gỡ của căn, cảnh, thức. Nếu như mình đang ngủ, mình không thể nào thấy cái hoa đang nở bên ngoài cửa sổ được. Có những niềm vui nỗi buồn phải hội đủ nhân duyên mới hình thành, sự hình thành đó gọi là xúc. Mình mong được gặp người nào đó quá, nhưng người đó không có mặt ở đây, con mắt mình đang sẵn sàng thấy, nhưng thiếu cảnh. Có căn có cảnh gặp nhau mới có thức. Có căn – cảnh – thức gặp nhau mới làm nên một cái gọi là đời sống. Có thức ăn mà không chạm môi vào thì làm sao gọi là ăn được. Nhiều khi căn có vấn đề, cảnh có vấn đề, thì thứccó vấn đề. Ví dụ, hôm đó mình đi du lịch nhưng trời sương mù quá mình không thấy đường thì cảnh có vấn đề; hoặc bữa đó mình bị ù tai, hoặc âm thanh ồn quá không nghe tiếng nhạc, hoặc lưỡi bị đắng không nếm được, thì cảnh không có vấn đề nhưng căn có vấn đề.

Đời sống luôn là sự hội tụ của những nhân duyên, Phật gọi đó là Xúc thực, chỉ cần trục trặc một duyên thì đời sống lập tức có vấn đề.

3. Tư niệm thực: Tâm sở tư, tức “mental investment, intending.” Chủ ý của mình trong mỗi suy nghĩ, hành động lớn nhỏ rất quan trọng, một người không học giáo lý sẽ làm lơ chỗ này. Chẳng hạn như, tôi cũng sống trong hoàn cảnh y hệt quí vị, tôi tần tảo một nắng hai sương, buôn gánh bán bưng đủ thứ, nhưng lòng tôi chỉ mong lo xong cho các con, thì mùa mưa năm sau tôi nói với vợ/chồng tôi là tôi đi về Miến Điện tu thiền, khi có lòng nghĩ như vậy thì dù cực cỡ lòng tôi vẫn cứ vui, vì tôi biết tôi sẽ có 3 tháng ở Maymyo, mát lạnh an tĩnh. Trong khi đó tôi cũng cực khổ nhưng tôi cứ nghĩ một chuyện lo cho chồng (vợ), lo cho con… cứ như thế loay hoay mãi, và thấy rất là mệt. Chuyện tôi vừa nói đó là có thật ở châu Âu. Có một cô Phật tử, gia cảnh thanh bần, nếu cổ đi làm thì hai vợ chồng chỉ đủ xoay sở cho một đời sống tương đối no đủ thôi, còn nếu một trong hai người ngưng làm việc thì đời sống sẽ chật vật hơn, vậy mà cuối cùng cô chọn đường đi tu thiền, cô nói nếu cô ở nhà thì nhà cô chỉ thêm một dĩa thịt cho bữa ăn thôi. Thế là cô đi tu thiền tinh tấn và hôm nay cô đã xuất gia rồi. Cô nói rằng cô tin Phật, thân người khó được, chánh pháp khó gặp, bây giờ nếu cứ ám ảnh trách nhiệm thì cứ như bao nhiêu chúng sinh khác, như bao nhiêu người đàn bà khác thì đời tàn rồi, làm vợ làm đàn bà một đời này đủ rồi. Tôi trân quý cách suy nghĩ đó. Cô đã đầu tư ý thức rất là tốt. Tâm sở tư ở đây là sự đầu tư của ý thức. Trong khi đó biết bao nhiêu người giàu có nhưng thiếu “right intending” nên khổ như điên. Hành động lớn hay nhỏ, làm gì cũng nhắm lợi ích của mình của người đời này đời sau, sống không có lòng hại mình, hại người, đó gọi là ‘sammapanihita’(chánh tư, chánh hướng), hay ‘kusalacetanā’(thiện tư), biết cái gì thiện cái gì ác, biết phân biệt cái mình cần và điều mình thích. Nếu sống ở đời này mà thiếu sammapanihita, chỉ biết đói ăn, khát uống, nam nữ, đực cái trống mái tìm nhau và khả năng phản vệ thì không khác nào con thú.

4. Thức thực: theo sớ giải của kinh này thì thức thực ám chỉ cho thức tái sinh (patisandhiviññàṇa). Khi một thiện tâm xuất hiện thì nó âm thầm tạo ra một tâm tái sinh vào cõi lành. Một ác niệm, cũng vậy, nó âm thầm tạo ra một tâm đầu thai vào cõi khổ, đọa xứ (apāyabhūmi).

Khi một tâm Đại thiện xuất hiện, coi như nó đang âm thầm chuẩn bị một Tâm đại quả để ta tái sinh vào cõi lành Khi một tâm Đại thiện xuất hiện, coi như nó đang âm thầm chuẩn bị một Tâm đại quả để ta tái sinh vào cõi lành nào đó (*). Khi một Tâm thiện Sắc giới xuất hiện thì nó âm thầm tạo ra một Tâm quả Sắc giới để ta sinh về cõi Phạm thiên Sắc giới. Khi một Tâm thiện Vô sắc giới xuất hiện thì nó âm thầm tạo ra một Tâm quả Vô sắc giới để ta sinh vào cõi Vô Sắc giới. Như vậy, nói đến Tâm tái tục là phải nói đến cái tâm nào đã tạo ra nó. Khi một Tâm bất thiện xuất hiện thì nó âm thầm tạo ra một Tâm tái sanh vào cõi khổ. Một ngày mình sống quá nhiều bất thiện tức là gieo chủng tử tái sinh vào cõi khổ.

(*) Nghiệp mạnh thì tạo ra hai thứ quả: quả tái sinh và quả bình sinh. Nghiệp nhẹ thì chỉ quả bình sinh. Ví dụ, Đức Phật là đối tượng đáng kính và đức độ của Ngài rất lớn. Cúng cho Ngài một muỗng cơm đủ hai nghiệp: tái sanh về cõi lành, và vật chất dư tràn. Còn ví dụ như ăn dư và ném ra ngoài sân cho con gì ăn được thì ăn, thì việc thiện này nhỏ xíu, vì cái tâm lành lúc ném bánh mì ra cũng không phải là tâm hoan hỉ đặc biệt như khi cúng dường Đức Phật. Thứ liệng ra cũng là thứ đồ dư thừa, và đối tượng nhận được thì cũng chỉ là mấy con thú hoang nào đó, tất cả cộng lại quá ít ỏi sơ sài, không đủ tạo ra nghiệp tái sinh, chỉ tạo ra nghiệp bình sinh (daily). Ngài Angulīmāla trước khi đắc thánh bị người ta đánh chửi nhưng lúc nào cũng có người thương quý, cúng dường thức ăn ngon miệng, đắt tiền, vì xưa ngài từng là tỳ kheo khi đi bát về ăn dư chút đỉnh thì kiếm chỗ khô ráo đổ ra cho con gì ăn được thì ăn; suốt đời tu của ngài ngày nào ngài cũng làm vậy với cái thiện tư. Cứ như vậy thì trên con đường sinh tử luân hồi, dù hoàn cảnh nào đi nữa, làm con chó con mèo cũng làm chó mèo nhà giàu, ăn không hết. Ở Thụy Sĩ, Đức, vô siêu thị thấy bán đồ cho chó mèo mình nhìn mà tủi, thương cho người dân xứ nghèo. Đồ ăn cho chó mèo đóng gói bao bì rất đẹp, chỗ nằm, đồ uống nước cũng sang trọng. Khi đã có phước rồi thì có tái sanh thành con trùn con dế cũng ở cái chỗ nhiều thức ăn.

Chỉ người nào tái sinh bằng Tâm hợp trí thì mới có thể đắc thiền hay chứng thánh. Có những chuyện đã quyết định ngay trong bụng mẹ. Người Tàu có câu: “Đại phú do thiên, tiểu phú do cần”. Do thiên là do nghiệp đời trước, còn tiểu phú là do siêng, không giàu nhưng siêng thì cũng đủ ăn đủ mặc. Trí tuệ cũng vậy, đắc thiền chứng thánh không phải do nỗ lực mà đủ, phải do nhiều yếu tố: Ba-la-mật đời trước, và tâm tái sinh đầu đời là tâm gì. Chỉ có Tâm thiện hợp trí mới tạo ra Tâm tái sinh hợp trí. Muốn có Tâm thiện hợp trí thì khi làm phước cũng có trí tuệ và trí tuệ này có được từ ba nguồn: trí văn, trí tư, trí tu.

Trí văn có được do việc ta nghe, học, đọc, từ đâu đó.

Trí tư có được từ sự suy gẫm, thấm thía, trầm tư, tiêu hóa với riêng mình, dựa trên cái đã biết.

Trí tu có được từ sự tu tập Vipassanā quan sát sinh hoạt và tâm trạng thường nhật của mình để thấy cái gì cũng do duyên mà có, và cái gì đã có cũng vô thường. Khi sống chậm và mindful thì sẽ thấy ra nhiều điều cực kỳ thú vị và quan trọng. Giáo pháp của Đức Phật là Sanditthiko, tự mình thấm thía, không thể tin suông vào người khác. ‘Parasaddhāya’: tin vào người khác (chữ này được dùng trong chú giải kinh Ngọn Cờ, Dhajaggasuttavừa học xong tuần trước).

Bốn thực phẩm vừa kể là nhân sanh tử, nhưng chúng được hỗ trợ từ Ái. Vị A-la-hán không còn . Vị A-la-hán không còn Ái nữa thì không còn bốn thực phẩm này nữa. Một chiếc tàu phải có nhiều yếu tố, điều kiện, nhân duyên mới có thể vận hành trên sông trên biển; nếu chiếc tàu bị trục trặc, bị lủng, máy hư, hoặc người lái tàu chết thì chiếc tàu không vận hành được nữa. Kinh ví dụ vị La-Hán giống như con tàu bị mục nát, không còn đi trên nước được nữa, không thể tiếp tục có mặt trên biển khổ trầm luân.

Mình sống được nhờ mình ăn, nhờ còn khả năng tiêu thụ thực phẩm và thuốc men. Khi không còn hai khả năng này nữa thì kết thúc. Làm sao mình có thể tiêu thụ thức ăn và thuốc men? Là vì mình muốn, hoặc có người khác muốn. Phải có ‘muốn’ mới được. Dù mình hôn mê cũng có người muốn mình sống, và dùng những thứ hỗ trợ sự sống (life supports). Dòng sanh tử phải nhờ cậy vào bốn thứ thực phẩm này, nhưng mới được. Dù mình hôn mê cũng có người muốn mình sống, và dùng những thứ hỗ trợ sự sống (life supports). Dòng sanh tử phải nhờ cậy vào bốn thứ thực phẩm này, nhưng 4 thực phẩm này chỉ có tác dụng với người còn tham ái.

Ái này có từ này có từ Thọ (3 thọ hoặc 5 thọ)

3 thọ:

1- Khổ là cái gì khó chịu bất mãn về tinh thần hay thể xác.

2- Lạc là cái gì làm dễ chịu về tinh thần hay thể xác.

3- Xả là không khổ cũng không lạc

5 thọ:

1- Khổ là khó chịu về thân.

2- Lạc là dễ chịu về thân.

3- Ưu là khó chịu về tâm.

4- Hỷ là dễ chịu về tâm.

5- Xả là sự lạnh lùng vô cảm của tâm.

Thân của mình không có thọ xả vì thân của mình có cảm giác là vì tâm, bản thân nó chỉ là cục thịt, không có cảm xúc. Cũng cái thân đó mà khi bị gì đó thì tâm khó chịu mà được gì đó thì tâm dễ chịu. Thân sinh lý chỉ có 2 cảm giác: dễ chịu hoặc khó chịu. Khi ta để ý một chút sẽ thấy thân không có cảm giác thứ ba. Với hành giả niệm mạnh, thân này hầu như chỉ có khổ thọ hiếm khi được lạc thọ.

Sáng sớm thức dậy là lăng xăng tắm rửa, chuẩn bị ăn sáng rồi vội vàng vào sở làm, chiều tan sở lại về lo ăn uống tắm rửa rồi vô ngủ, sáng hôm sau đi làm tiếp, không có mấy khi mình ngồi lại nhìn cái thân của mình. Nếu có giây phút nào xếp chân kiết già hay bán già, ngồi thẳng lưng, hít sâu, thở chậm, biết rõ mông và chân mình đang chạm trên tọa cụ, hai bàn tay đặt trên đầu gối, biết rõ, thì thấy rõ cái thân này khổ từ đầu đến chân, đau, rêm, mỏi, ngứa… Lâu nay mình phóng dật nên không thấy rằng cái thân này là cái nhà máy, là cái thành phố, bao nhiêu thứ đang hoạt động náo nhiệt trong đó để đào thải tế bào chết ra ngoài, bộ phận nào (tiêu hóa, hô hấp…) làm việc bộ phận nấy. Các bộ phận vừa làm việc vừa nói cho nhau, chỉ hành giả mới nghe thấy “phải làm việc làm sao cho cái người này già đi, phải xuống cấp mới được”, cái tim cái phổi cái bao tử lúc 50, 70 tuổi đâu có giống lúc 20 tuổi, chúng dặn nhau làm việc sao cho nhanh kết thúc.

Ái do Thọ mà có, trong đời sống làm sao mình tránh được cảm xúc cảm giác. Khi mình nhìn, nghe, ngửi, nếm, đụng trong từng phút là không có gì không để lại cảm xúc, cảm giác.

Thọ có từ xúc, sự gặp nhau của căn, cảnh, thức (đã nói ở trên).

Xúc do 6 căn mà có. Chúng sanh cõi Dục thô thiển có đủ 6 căn. Cõi Sắc giới hữu tâm chỉ còn 3 căn: nhãn, nhĩ, ý. Phạm thiên có nhãn, nhĩ chỉ để làm việc, nghe cái đáng nghe, cần nghe và thấy cái cần thấy, cần nhìn. Người cõi Dục giới thì dùng 6 căn để sống, để hưởng thụ và chịu đựng bao gồm những trường hợp không cần thiết.

Sáu xứ (lục căn) do danh sắc tái tục, tức danh sắc đầu đời mà có. Do nghiệp thiện ác một đời quá khứ nào đó tạo ra thức tái tục kiếp này và từ tâm này mới có danh sắc đầu đời.

Danh sắc này là thành tố tâm sinh lý đầu tiên trong cuộc đời của mình: bào thai (foetus), bắt đầu từ tinh trùng (sperm) đi vào trứng để thụ tinh và hình thành nên phôi. Từ cái phôi nhỏ không thấy được bằng mắt thường lớn dần thành đứa đé, đó là danh sắc đầu đời, có được từ thức tái sinh.

Thức tái sinh có được từ một quá khứ nào đó, nghiệp mạnh thì cho quả đầu thai gần, kiếp trước qua kiếp sau có liền. Có nghiệp thì phải 500 kiếp hay 1000 kiếp sống sau đó mới cho quả tái sinh. Mỗi ngày mình sống thiện ác như thế nào chính là đang gởi trong nhà băng cái tâm tái tục mà không biết mình rút ra lúc nào. Chỉ có Đức Phật mới biết điều này. Ngài biết hôm nay, với nghiệp mình làm bữa nay thì sẽ tạo tâm tái tục cho bao lâu nữa mình sẽ nhận được. Vì vậy ở đây Ngài không nhắc đến nghiệp mà chỉ nhắc đến thức tái tục có từ quá khứ. Thức tái tục có từ có được từ một quá khứ nào đó, nghiệp mạnh thì cho quả đầu thai gần, kiếp trước qua kiếp sau có liền. Có nghiệp thì phải 500 kiếp hay 1000 kiếp sống sau đó mới cho quả tái sinh. Mỗi ngày mình sống thiện ác như thế nào chính là đang gởi trong nhà băng cái tâm tái tục mà không biết mình rút ra lúc nào. Chỉ có Đức Phật mới biết điều này. Ngài biết hôm nay, với nghiệp mình làm bữa nay thì sẽ tạo tâm tái tục cho bao lâu nữa mình sẽ nhận được. Vì vậy ở đây Ngài không nhắc đến nghiệp mà chỉ nhắc đến thức tái tục có từ quá khứ. Thức tái tục có từ hành.

Hành ở đây là 3 loại nghiệp thiện ác. Ba nghiệp thiện ác là: 1.Nghiệp bất thiện. 2.Thiện hữu sắc. 3.Thiện vô sắc. Ba hành này, tức là ba nghiệp này, có từ ở đây là 3 loại nghiệp thiện ác. Ba nghiệp thiện ác là: 1.Nghiệp bất thiện. 2.Thiện hữu sắc. 3.Thiện vô sắc. Ba hành này, tức là ba nghiệp này, có từ Vô minh trong Tứ đế.

Bài kinh này, Đức Phật bắt đầu từ Bài kinh này, Đức Phật bắt đầu từ bốn thứ thực phẩm, nguồn dưỡng tố để tạo nên đời sống này, và Ngài lấy đó làm đầu đề để giảng về 12 Duyên khởi. Một lúc khác giáo lý Duyên khởi sẽ được bắt đầu bằng cách khác như “Tấm thân này từ đâu mà có? Từ Ái mà có”. Có vị Độc Giác, trước khi thành Phật, gặp chuyện buồn thì Ngài sẽ hỏi “Nỗi khổ này từ đâu mà có? Từ sự chào đời của ta mà có! Sự chào đời đó do từ đâu mà có…”, hoặc gặp chứng bệnh thì Ngài sẽ suy nghĩ: “Bệnh này do đâu mà có…”. Quán Duyên khởi không phải lúc nào cũng khư khư công thức “vô minh duyên hành, hành duyên thức…”. Trong thực tế tu chứng, mỗi vị bắt đầu theo cách của mình, ví dụ, khi nhìn hay nghe cái gì đó với tâm thích thú thì hành giả biết ngay đây là áiÁi sẽ sinh ra thủ – là sự gắn chặt vào khái niệm self (chấp tôi) và pleasure (khái niệm ngọt ngào), mà nhìn kỹ thì không có cái gì ngọt ngào hết. Khi thấy không có gì ngọt ngào thì làm sao có suy nghĩ ‘đây là tôi’, ‘đây là của tôi’. Vì vậy khổ không đáng sợ bằng lạc, dù lạc được tạo ra từ thiện, khổ được tạo ra từ ác. Hành giả hiểu đạo sợ luân hồi là vì vậy, chính cái lạcmới dễ làm cho mình sụp hố, mà cái lạclại do thiện tạo ra. Khi mình làm thiện thì kiếp sau có đời sống sung sướng, hễ sung sướng thì không còn lo nghĩ, không lo tu hành gì nữa hết. Tôi từng nói nhiều lần không biết bà con còn nhớ không, đặc biệt là phụ nữ, ngủ dậy tự nhiên thấy mình đẹp như người mẫu, không cần biết mấy tuổi, cao một mét tám, phần nào ra phần đó, hoàn chỉnh, chỉn chu, trong nhà băng có tám triệu đô la, thằng chồng xấu hoắc tự nhiên lăn đùng ra chết, con cái học hành giỏi giang đi tiểu bang khác, mình thì đi spa, resort, đi du lịch rong chơi, một tháng thu nhập vài triệu đô la gia đạo bình yên tình duyên như ý thì còn tu hành được nữa không? Cái sung sướng đó là do quả thiện mà ra. Nếu cái đời sống đó kéo dài đến năm 92 tuổi, ăn rồi chỉ biết ngồi dũa móng tay, muốn ăn gì nhấc phone lên là kẻ hầu người hạ lo cho… nếu vậy thì tu nỗi gì. Dòng luân hồi đáng sợ là: 1. Làm ác dễ hơn làm thiện nên cái khổ lúc nào cũng nhiều hơn cái vui. 2. Việc thiện cho quả rất dễ khiến mình hiểu lầm là ngọt ngào, và chính vì ngọt ngào mới làm cho mình lọt vào tứ thủ. Chấp vào ngọt bùi thơm ngon đó mới dẫn đến đây là tôi, là của tôi. Cái ác đáng sợ vì nó tạo ra nỗi khổ niềm đau, cái thiện đáng sợ vì nó tạo ra những cạm bẫy ngọt ngào.

Một tháng kiếm được một trăm ngàn đô la thì quí vị có vào đây nghe giảng không? Nếu cái giờ kiếm tiền giao dịch địa ốc, bất động sản, thị trường chứng khoán…ngay đúng cái giờ giảng này? Nếu như trung bình mỗi tháng kiếm được một triệu, một năm ít nhất phải là mười triệu, quí vị chỉ có chết. Đến ngày nào bảy tám chục tuổi ngồi xe lăn mới tiếc, giá như ngày xưa húp nước mắm đi tu thiền thì tốt hơn bây giờ quá nhiều. Một tháng kiếm được một trăm ngàn đô la thì quí vị có vào đây nghe giảng không? Nếu cái giờ kiếm tiền giao dịch địa ốc, bất động sản, thị trường chứng khoán…ngay đúng cái giờ giảng này? Nếu như trung bình mỗi tháng kiếm được một triệu, một năm ít nhất phải là mười triệu, quí vị chỉ có chết. Đến ngày nào bảy tám chục tuổi ngồi xe lăn mới tiếc, giá như ngày xưa húp nước mắm đi tu thiền thì tốt hơn bây giờ quá nhiều. Khi mọi sự đã là quá khứ thì ta mới thấy quá khứ thiện tốt hơn vui. Mọi người chỉ thích hiện tại vui mà không thích hiện tại thiện.

Hành giả cứ nhớ, mỗi lần thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, suy tư thấy có bất thiện thì nhớ cái này là ái, ái duyên cho thủ, thủ tạo ra hữu, tức nghiệp tái sinh và tâm tái sinh. Do có hữu mới có sự chào đời. Do có chào đời mới có sầu, bi, khổ, ưu não, khóc than.

Mấy bài này quí vị nghe có thể hiểu nhưng chắc chưa thấm, phải bị sốc thì mới thấm. Trong kinh nói có bốn loại ngựa: loại thứ nhất chỉ vỗ về là chạy; loại hai, thấy dáng roi mới chạy; loại ba, bị một roi mới chạy; loại bốn, đánh chết cũng không chạy, chỉ đáng bị làm thịt. Bên Pháp mấy con ngựa này để làm thịt thôi. Có những người vì niềm hoan hỉ mà tu tập, có người phải đợi thấy ai đó khổ mới tu tập, có người phải đợi cái khổ đó xảy ra trên bản thân mình mới tu tập, có người thà chết chớ không tu tập. Hình như 99% mình thuộc loại thứ ba, đó là nói những người tu chớ còn mấy người không biết đạo hầu hết là loại thứ tư.

MOLIYA PHAGGUNA (Moḷiyaphaggunasutta)

Vị Moḷiyaphagguna này trước khi đi tu có búi tóc rất to nên được gọi là Moḷiya bên cạnh tên do cha mẹ đặt là Phagguna. Nội dung kinh này y hệt như kinh vừa rồi nhưng sâu sắc ở chỗ Đức Phật xác định rằng không có ‘Ai’ trong dòng sinh tử mà chỉ có các duyên mà thôi.

Vị Moḷiyaphagguna đi xuất gia, bữa đó nghe Đức Phật giảng bài kinh Vật Thực, nghe xong vị này hiểu rằng có ‘mình’ hoặc có một người nào đó ‘ăn’ bốn vật thực; Đức Phật nói ở đây không có ‘tôi’, không có người nào hết, chỉ có các duyên mà thôi. Chỉ có hành giả mới thấy được rằng toàn bộ đời sống của mình và của người đều là sự lắp ráp, ghép nối của từng phần danh sắc rời rạc nhau, không có gì trên đời này là massive, là pure, là solid. Tất cả chỉ là composition, transition, sự lắp ráp, ghép nối mà thôi.

Trong kinh có câu: “dukkhameva hi na koci dukkhito”(chỉ có sự khổ, không có người bị khổ). “kiriyāva atthi kārako na vijjati” (chỉ có hành động không có ai hành động). “atthi nibbuti na nibbuto pumā” (chỉ có sự viên tịch, không có người nào viên tịch) “maggamatthi gamako na vijjati” (chỉ có con đường, không có người nào đi). Không hề có một chiếc xe nào ngoài những đồ phụ tùng. Những chiếc mô tô cả triệu đô la cũng chỉ là đồ ráp. Mình khổ vì còn thấy mình là cái gì đó. Chưa tu thì thấy mình và người khác là somebody, tu rồi thì thấy chỉ còn là something, liễu đạo rồi thì thấy là nothing. Nothing không phải là không có gì mà là conditional và transitional, có theo cách tùy duyên và vô thường. Đủ duyên có mặt thì mới có mặt, đủ duyên theo cách nào thì có mặt theo cách đó. Ví dụ, vô duyên thì không cưới được nhau, có duyên lấy nhau nhưng không đủ duyên để hạnh phúc. Có khi ta lấy nhau vì duyên, có khi vì nợ. Có khi vì thuận duyên, có khi vì nghịch duyên, chướng duyên, lấy nhau để làm khổ nhau. Có câu chuyện mà cứ về Tampa tôi hay kể hoài, một buổi chiều có anh thanh niên câu cá ngoài hồ, móc điếu thuốc ra mà không có quẹt. Anh ta đến hỏi ông già bên cạnh xin lửa. Ông già nói: “Tôi không có thuốc, cũng không có cái bật lửa, nhưng nói thiệt nếu có tôi cũng không đưa.” Anh thanh niên ngạc nhiên: “Nếu bác không có thì thôi chớ làm gì nói vòng vo.” Ông già nói: “Mặt mũi cậu khôi ngô quá, cho cậu mượn thì thế nào tôi cũng mến, mến thế nào tôi cũng mời cậu về nhà, con gái tôi thế nào cũng mến cậu, mến cậu thì thế nào cũng muốn tiến đến hôn nhân, hôn nhân thì hỏi ý tôi, tôi thì đời nào gả con gái tôi cho một người vừa nghiện thuốc lá vừa không có hộp quẹt.” Chuyện tuy tào lao, nhưng có nhiều sự ở đời khởi đi từ duyên cớ rất là nhỏ, nếu mà ta biết trước thì “giá như hôm ấy đừng mưa, giá như hôm ấy đừng đưa em về”. Cái duyên cớ nhỏ xíu, cái sảy nảy cái ung là vậy đó. Vì vậy Đức Phật dạy ta luôn sống tỉnh giác, mindful. Đạo Phật có hai chữ rất hay: carefree và careless.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app