Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm Trưởng Lão 

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm Trưởng Lão 

YAMAKA (Yamakasutta)

Hôm nay chúng tôi sẽ giảng rất ngắn. Không thể hoãn lại ngày khác bởi vì có người vào nghe sẽ thất vọng. Bữa nay rất là mệt nhưng cũng phải ráng, bữa nay sốt nhiều. Bây giờ mình học bài kinh Tôn giả Yamaka.

Vấn đề trong bài kinh này hơi mệt mỏi cho một số bà con. Vị tỳ kheo Yamaka này có suy nghĩ rất giống với nhiều người Phật tử Nam Tông lẫn Bắc Tông khi các vị cho rằng một vị A-la-hán sau khi Niết bàn tắt thở rồi, sẽ không còn gì nữa. Cái suy nghĩ này trên mới nhìn mặt chữ thì ok, nhưng sao trong bài kinh này cái suy nghĩ đó được gọi là tà kiến. Vậy vấn đề nằm ở đâu?

Cái suy nghĩ cho rằng vị A-la-hán sau khi Niết bàn sẽ không còn gì nữa, suy nghĩ này lập tức trở thành tà kiến khi chúng ta suy nghĩ vấn đề này bằng ý niệm ‘tôi’, ‘tôi là’. Hôm qua tôi có post lên mạng một bài viết mà tôi thấy có rất nhiều bà con hình như không hiểu ý của bài đó. Đó là bài Ga Chiều. Nội dung bài đó ngẫu nhiên trùng hợp với bài kinh tối nay. Trùng hợp chỗ nào? Ở sân ga buổi chiều rất đông người, nhiều bà con muốn ngồi nhưng không còn chỗ và có người không thèm ngồi dù có chỗ hay không. Tất cả những gì chúng ta bon chen tìm kiếm ở đời này (những thứ chúng ta bỏ cả đời đi tìm mà nhiều người thì có trong tay rồi và coi không ra gì hết), dù có đam mê đến mấy hay coi nhẹ hờ hững đều cũng phải buông hết mà đi. Nơi bài viết đó, tôi muốn bà con nhìn một chuyện, tất cả những gì dù chúng ta thích hay không thích đều cũng phải bỏ hết mà đi, giống như những băng ghế ở sân ga. Khi tàu đến thì tất cả mọi người đều phải lên tàu hết, ngay cả những người chờ có chỗ trống để ngồi, họ cũng không nấn ná nữa. Thích hay không thích đều phải bỏ lại. Khi sống bằng tâm trạng như vậy ở cuộc đời này thì nhẹ nhàng lắm, cần thiết thì cũng nỗ lực kiếm tiền, cơm gạo để sống, nhưng phải nhớ là dầu muốn dầu không tất cả đều phải bỏ lại.

Bài kinh Yamaka nội dung cũng gần giống vậy. Mỗi một giây đồng hồ, các tế bào của chúng ta có 6 triệu phản ứng hóa học (chemical reaction). Tâm của mình thì sanh diệt không thể nào theo dõi kịp, mình chỉ học để biết trong dòng chảy đó gồm có cái này, cái này, cái này…, giống như dòng xe chạy trên xa lộ, mình chỉ biết chung chung là những người lái trên 18 tuổi, đàn ông hoặc đàn bà, đen hoặc trắng, đẹp hoặc xấu v.v… chớ không cách chi nhận diện được người tài xế trên từng chiếc xe được. Ở đây cũng vậy, chúng ta học để biết cái nào tạo nên cái gọi là danh là sắc; chớ còn tốc độ sanh diệt của danh sắc thì kinh khủng lắm. Khi một hành giả luôn quán chiếu rằng danh sắc sanh diệt chớp nhoáng, cả tinh thần lẫn vật chất của chúng ta luôn sanh diệt chớp nhoáng, luôn sống trong ý thức rõ ràng rằng cái gọi là ông bà, thầy trò, tăng ni, cư sĩ, đạo Chúa, đạo Hồi gì đi nữa, tất thảy mọi chúng sinh từ con ong cái kiến đến con voi, con trâu đều là những dòng chảy tương tục và liên tục. Với nhận thức như vậy thì mình sẽ không đặt vấn đề chúng sinh sau khi chết sẽ ra làm sao. Lúc đó mình chỉ hiểu một chuyện rất là đơn giản: duyên tụ, duyên tán; mọi thứ ở đời do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà diệt. Khi mình sống trong ý niệm đó thì mình không còn nghĩ đến chuyện vị A-la-hán sau khi chết còn cái gì. Tại sao vậy? Bài kinh Yamaka nội dung cũng gần giống vậy. Mỗi một giây đồng hồ, các tế bào của chúng ta có 6 triệu phản ứng hóa học (chemical reaction). Tâm của mình thì sanh diệt không thể nào theo dõi kịp, mình chỉ học để biết trong dòng chảy đó gồm có cái này, cái này, cái này…, giống như dòng xe chạy trên xa lộ, mình chỉ biết chung chung là những người lái trên 18 tuổi, đàn ông hoặc đàn bà, đen hoặc trắng, đẹp hoặc xấu v.v… chớ không cách chi nhận diện được người tài xế trên từng chiếc xe được. Ở đây cũng vậy, chúng ta học để biết cái nào tạo nên cái gọi là danh là sắc; chớ còn tốc độ sanh diệt của danh sắc thì kinh khủng lắm. Khi một hành giả luôn quán chiếu rằng danh sắc sanh diệt chớp nhoáng, cả tinh thần lẫn vật chất của chúng ta luôn sanh diệt chớp nhoáng, luôn sống trong ý thức rõ ràng rằng cái gọi là ông bà, thầy trò, tăng ni, cư sĩ, đạo Chúa, đạo Hồi gì đi nữa, tất thảy mọi chúng sinh từ con ong cái kiến đến con voi, con trâu đều là những dòng chảy tương tục và liên tục. Với nhận thức như vậy thì mình sẽ không đặt vấn đề chúng sinh sau khi chết sẽ ra làm sao. Lúc đó mình chỉ hiểu một chuyện rất là đơn giản: duyên tụ, duyên tán; mọi thứ ở đời do duyên mà có, rồi cũng do duyên mà diệt. Khi mình sống trong ý niệm đó thì mình không còn nghĩ đến chuyện vị A-la-hán sau khi chết còn cái gì. Tại sao vậy? Bởi vì cái gọi là La-Hán cũng chỉ là một dòng chảy không có thiện ác xen vào. Mỗi phàm phu cũng là một dòng chảy chớp nhoáng nhưng có đủ thiện ác trong đó. Giống như là chúng ta không có thì giờ để đếm lá trên non, đếm cát trên sa mạc trên bãi biển, chúng ta không có thì giờ đếm từng giọt mưa trong buổi chiều buồn nào đó. (Buồn thì nhìn mưa chơi thôi chứ còn khi nào ngồi đếm giọt mưa thì phải rờ trán coi mình có bị mát không). Bởi mình biết vốn dĩ giọt mưa là hơi nước đọng lại rơi xuống, chúng quá nhiều quá nhanh và cũng không đáng để chúng ta ngồi đếm. Chúng ta cũng không để ý theo dõi những giọt mưa này khi rơi về đất chúng sẽ chảy về đâu, theo dõi sao nổi, từng giọt mưa chỉ là từng giọt mưa chứ chúng ta không có màng một lát nữa chúng đi về đâu. Giống như hôm trước chúng tôi có kể hầu quí vị một câu chuyện mà e rằng bà con không để ý. Câu chuyện đó đáng để thuộc lòng tụng đọc mỗi đêm, một cư sĩ đến chùa thấy thiền sư đang thổi tắt ngọn nến bèn hỏi: Ngọn nến tắt rồi đi về đâu vậy thầy? Vị thiền sư nói: Muốn biết nó tắt rồi đi về đâu thì chỉ cần nhớ rõ nó từ đâu đến, nhân duyên nào đã tạo ra nó. Lát nữa nhân duyên đó không còn nữa thì tự động nó tắt, không cần bận tâm nó tắt rồi đi về đâu.

Ở đây cũng vậy, một người luôn sống thường trực trong sự quán chiếu danh sắc thì họ sẽ không nghĩ về chung cuộc của một vị A-la-hán như người không biết đạo. Bởi vì, ngay khi vị La-Hán còn sống, vị đó cũng là một dòng chảy chớp nhoáng liên tục và liên tục. Sự hiện hữu của chúng ta cũng chỉ là sự hiện hữu của một trận mưa chiều với vô số những giọt nước. Nước vốn dĩ là sự kết hợp của những thành tố hóa học (H,O). Biết như vậy mình cũng không truy tìm những giọt nước đi về đâu. Một lần tôi giảng ở miền Tây VN, tôi có chỉ ra con rạch kế bên, tôi nói, có rất nhiều chuyện khi còn phàm mình tha thiết muốn biết, nhưng khi thành thánh rồi thì sẽ thấy chuyện đó không đáng để thắc mắc. Có hai cách chấm dứt hoài nghi: Một là tìm câu trả lời, hai là không nghĩ về nó nữa. Ví dụ như chiều nay tôi không cần thiết tò mò hỏi từng người ở trong room này sáng nay điểm tâm món gì, trưa nay ăn gì, chiều nay ăn gì, hôm nay gặp ai v.v… Đó là những chuyện vớ vẩn, và đã là chuyện vớ vẩn thì cũng không ai tha thiết đặt vấn đề.

Nội dung kinh này là một người hiểu đạo sẽ không đặt vấn đề về chuyện riêng của ai đó, vì ngay khi đương sự còn sống thì cũng chỉ là một dòng chảy. Ở đây ngài Yamaka đã nghĩ về vị La-Hán sau khi chết từ góc độ của một người chấp ngã. Chính vì vậy khi chư tăng thưa lại với ngài Xá Lợi Phất nhờ ngài giúp đỡ thì ngài Xá Lợi Phất phân tích cho thấy: Hiền giả có thấy năm uẩn này là giả tạm hay không?

Đoạn 34.“Và ở đây, Hiền giả Yamaka, ngay trong đời sống hiện tại, cũng không thể tìm được một Như Lai thường chơn, thường trú, thời hợp lý chăng khi Hiền giả trả lời: “Như ta đã hiểu lời Thế Tôn thuyết pháp, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ đoạn tận, sẽ tận diệt, không còn gì nữa sau khi chết”.

Từ “tathagato” ở đây không có nghĩa là Như Lai mà có nghĩa là ‘satta’: chúng sinh.

Ngài Xá Lợi Phất phân tích cho ngài Yamaka thấy rằng, nếu mà còn có tái sinh thì cái chết chỉ là giai đoạn chuyển tiếp của năm uẩn từ tình trạng này sang tình trạng khác. Còn ngay cả vị A-la-hán khi không còn tái sinh nữa thì cái chết cũng chỉ là sự chấm dứt của danh và sắc. Cái chết của chúng sinh bình thường cũng là sự chấm dứt của danh và sắc nhưng đằng sau nó còn có sự chuyển tiếp. Một người hiểu rốt ráo như vậy họ sẽ không còn nhìn vấn đề từ góc độ ngã chấp nữa.

Khi ngài Yamaka được hỏi một người hiểu rõ chúng sinh là cái gì, sống chết là gì, hiểu rõ chúng vốn dĩ chỉ là năm uẩn sanh diệt; một người như vậy còn chấp ngã không. Trong Chú giải có nói rõ khi tỳ kheo Yamaka được hỏi ngay chỗ này, ngài chứng Sơ quả. Ở đây ngài dùng ví dụ: Giống như một người chủ ngu xuẩn đi thuê một sát thủ, một kẻ ăn cướp về coi nhà cho mình (kiểu nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà), sớm muộn gì nó cũng giết mình, phàm phu luôn sống với kẻ nội thù trong tâm mình đó là ý niệm chấp thủ năm uẩn bằng sự chi phối của Ái, Mạn, Kiến.

Vua Ajātasattu, (Vị Sanh Oán) ‘kẻ thù từ trong bụng mẹ’ như chàng Oedipe trong thần thoại Hy Lạp. Oedipe là một hoàng tử, ngày chào đời được người ta bói là lớn lên sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ. Vua cha nghe vậy bèn sai người giết, nhưng họ không giết mà cho đám chăn cừu nuôi. Đứa bé lớn lên trở thành tráng sĩ, trở về giết cha chiếm ngai vàng của cha mình. Trong số chiến lợi phẩm có bà hoàng hậu xinh đẹp, Oedipe với sự kiêu ngạo của kẻ chiến thắng đã cưới luôn bà hoàng hậu xinh đẹp này mà không biết rằng đó là mẹ mình. Thuật ngữ “mặc cảm Oedipe” (Oedipe complex, Electra complex – thứ tình cảm khó nói giữa con trai với mẹ hay nam sinh với cô giáo, của con gái với cha, nữ sinh với thầy) cũng từ đây mà ra. Vua Ajātasattu thương con, dù phần nào cũng tin lời thầy bói, nên vẫn ráng nuôi, theo tinh thần Phật pháp như lời ngài Xá Lợi Phất thì không chỉ có vua Bình Sa Vương mới có đứa con nội thù mà từng người trong chúng ta cũng vậy, ai cũng nuôi phiền não trong lòng để rồi đau khổ với chúng.

‘paccatthika’, ‘sattu’: ‘kẻ thù’, enemy.

Trong Pháp Cú cũng có câu: “Kẻ thù hại kẻ thù. Oan gia hại oan gia. Không bằng tâm hướng tà. Gây ác cho tự thân”. Dầu người ta ghét mình cách mấy nhưng nhằm lúc quả xấu chưa trổ thì kẻ thù cũng không làm gì được mình, nhưng riêng tâm bất thiện của mình chỉ cần nó có mặt là đầu tiên mình khổ trước, khổ vì nhân phiền não chớ chưa phải quả phiền não.

Ngài Xá Lợi Phất nói với ngài Yamaka: Hiền giả có biết, mỗi người mình đều nuôi trong lòng kẻ nội thù, đó là sự chấp thủ trong năm uẩn, chấp thủ trong danh sắc. Do chấp thủ trong danh sắc, năm uẩn nên mới thích này nọ. Do có thích mới có ghét, có được cái thích thì hạnh phúc bằng tâm tham, chịu đựng cái mình ghét thì đau khổ bằng tâm sân. Hạnh phúc của phàm phu gắn liền với tham và đau khổ gắn liền với sân. Người tu Tứ Niệm Xứ khi nhận quả vui hay khổ thì chỉ ghi nhận mà không để phiền não mới sinh khởi. Vì vậy ngài Xá Lợi Phất nói thân tâm danh sắc này chỉ là giả tạm, chỉ là dòng chảy tương tục được kết nối bằng buồn vui, thiện ác, nhân quả. Người sống bằng nhận thức như vậy thì không có tiếp tục luân hồi nữa. Sau khi nghe xong bài kinh thì tôn giả Yamaka bước ra ngoài tọa thiền và sau đó chứng La-Hán quả.

Nội dung bài kinh này, lúc đầu ngài Yamaka nghĩ về La-Hán như về một ai đó, một thực thể (sustance), thay vì là một dòng chảy (stream of water).

ANURĀDHA (Anurādhasutta)

Nội dung bài kinh này cũng giống bài kinh trên. Một số du sĩ ngoại đạo đến hỏi ngài Anurādha những câu hỏi.

Thỉnh thoảng trong kinh bà con sẽ thấy đều đều thỉnh thoảng xuất hiện những câu hỏi: Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết? Thế giới này vô biên hay hữu biên? Đây là nền tảng văn minh, nền tảng tư tưởng, triết học của người dân Ấn Độ thời đó. Ngay khi thời Trung Cổ còn chìm đắm trong bóng tối (Dark Age), trước đó 1000 năm người Ấn Độ đã có bước tiến rất xa, rất dài trong những lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ, triết học, tôn giáo, tâm linh…, vì vậy họ dù có tà kiến, có bận tâm những vấn đề tào lao nhưng họ đã đặt những câu hỏi cực kỳ trừu tượng, siêu hình như vậy trong khi người Tàu còn “mơ màng nghe chim hót trên cao”. Tôi để ý, với những Phật tử có những trăn trở thao thức về vấn đề tâm linh thì mình dễ nói chuyện với họ. Còn có những người tự cho mình là trí thức thật ra họ được học, được đào tạo một chuyên môn nào đó để làm cần câu kiếm cơm, ngoài ra những mặt khác họ ấm a ấm ớ; tiếp xúc với họ mới thấy đời sống tinh thần của họ nghèo nàn kinh khủng. Đất nước Ấn Độ thời đó xứng đáng là một cái nôi cho ra đời những bậc đại hiền giả.

Ở đây, có người hỏi ngài Anurādha: Như Lai tồn tại hay không tồn tại sau khi chết? Chữ “tathagato” ở kinh này cũng có nghĩa là ‘satta’ (chúng sinh). Ngài Anurādha trả lời: Sư phụ của tôi, Thế Tôn, Ngài nói pháp ngoài ra (aññatra) trường hợp đó.

‘aññatra’: ‘ngoài ra’, ‘bên ngoài’

Theo ý ngài Anurādha thì Đức Phật cũng có quan tâm chuyện đó nhưng nói theo cách khác. Khi câu chuyện này đến tai Đức Phật thì Ngài im lặng. Bản thân những câu hỏi đó đã là có vấn đề, và Đức Như Lai tuyệt đối không đả động, vì đó là suy nghĩ của những người tà kiến, những người cho rằng chúng sinh là ‘cái gì đó’; nam nữ đực cái trống mái là ‘cái gì đó’, như lông rùa sừng thỏ vậy đó. Đức Thế Tôn là bậc đại giác, là đức Phật, Ngài không nhìn cuộc đời này bằng cái kiểu nhìn dính líu đến ngã chấp.

Ví dụ như ở đây có ai hỏi: Quí vị có ăn thịt thú rừng bao giờ chưa? Quí vị có ăn thịt người bao giờ chưa? Bà con của mình có thể có hai thái độ: Với câu hỏi thứ nhất thì quí vị có thể trả lời bình thường, tôi chưa bao giờ, ăn thấy ác quá; nhưng câu hỏi thứ hai tuyệt đối không giống câu hỏi thứ nhất, đó là câu hỏi rất là nghiêm trọng. Với những người hiểu đạo thì chuyện liên quan ít nhiều đến quan điểm này giống như chuyện ‘ăn thịt người’. Nếu ai hỏi, ‘Bố anh có ăn thịt người không?’, mình sẽ trả lời, “Tại sao hỏi gì vô duyên như vậy, tuyệt đối làm gì có chuyện đó”. Nhưng nếu thằng em mình nó trả lời: “Không nghe bố nói gì về chuyện đó hết” , liệu quí vị có chịu nổi không. Trường hợp này phải trả lời với thái độ mạnh mẽ dứt khoát: Hỏi gì kỳ vậy, ba má ông có ăn thịt người bao giờ chưa mà hỏi như vậy, hay là ông nghĩ dòng họ tui có vấn đề? Chứ không thể nào trả lời “không nghe ông già nói gì về chuyện đó hết.”

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app