Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1
Chương 2: Tương Ưng Thiên Tử
Phẩm Cấp Cô Độc
KAKUDHA (Kakudhasutta)
Tôi nhớ một trong ba người con gái của Ma Vương, có một cô tên là Arati, nghĩa là “Bất Mãn”. Chữ Arati này nghĩa rất là hay, trong đời sống này như trong bài kinh này xác nhận, thái độ bất mãn chỉ có ở kẻ nào có niềm đam mê vui thú (nandi) trong chuyện đời, chứ còn bậc thánh như Đức Phật thì không có gì để Ngài đam mê, đối với Ngài thì gánh nặng sinh tử đã đặt xuống. chuyện nên làm đã làm. Người nào đã sống đến 90, 100 tuổi (không nói đến người đã lẫn, chỉ nói người sức khỏe bình thường) trong cuộc đời này thì còn gì để vui thú. Có một định nghĩa rất hay về tuổi già: ) trong chuyện đời, chứ còn bậc thánh như Đức Phật thì không có gì để Ngài đam mê, đối với Ngài thì gánh nặng sinh tử đã đặt xuống. chuyện nên làm đã làm. Người nào đã sống đến 90, 100 tuổi (không nói đến người đã lẫn, chỉ nói người sức khỏe bình thường) trong cuộc đời này thì còn gì để vui thú. Có một định nghĩa rất hay về tuổi già: Tuổi già là thời điểm mà người ta thấy ngày dài năm ngắn. Đối với họ khái niệm về năm bắt đầu mờ nhạt. Khi mình còn trẻ mình còn có những toan tính dự định trù hoạch về tương lai, hai năm nữa hoặc năm năm nữa sẽ làm gì. Còn tuổi già thì không nghĩ đến năm nữa, mà chỉ còn nghĩ đến tháng hoặc tuần hoặc ngày, vì vậy đối với họ năm rất ngắn, nhưng ngày dài vì ở cái tuổi này thấy ngày dài lê thê. Ở nhà quê miền Tây Nam bộ tôi có thấy những ông lão bà lão ngồi võng đưa kẽo kẹt, nghe tiếng thằn lằn tắc lưỡi, nghe tiếng còi tàu xa xa ngoài sông vắng buổi trưa, tiếng gió thổi sau hè, ngồi chờ đợi mà không biết chờ đợi cái gì. Đem hình ảnh một ông cụ so sánh với bậc thánh thì kỳ quá nhưng Ngài đâu có gì để mất mà buồn, không có gì để trông đợi hay thất vọng, duyên còn thì sống vậy thôi, chuyện phải làm thì làm. Theo tôi đây là một trong những bài kinh có thể lấy làm kinh tụng mỗi ngày được.
“Thiên tử Kakudha bạch Thế Tôn:
— Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?
— Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ?
— Nếu vậy, thưa Sa-môn, có phải Ngài sầu muộn?
— Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn?
— Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?
— Thật như vậy, này Hiền giả.”
Ngài không có gì vui cũng không có gì buồn. Dòng luân hồi (Samsara) xét một cách rốt ráo thì đó là sự lặp lại, sự tái hiện tẻ nhạt, buồn chán vô vị, người không biết gì còn có chỗ bất mãn đam mê chứ biết tới nơi tới chốn thì không có gì vui cũng không có gì buồn. Samsaranghĩa là sự tái hiện, trùng phục, lặp lại một cách tẻ nhạt vô vị. Jean Paul Sartre cũng nhận xét giống vậy: nghĩa là sự tái hiện, trùng phục, lặp lại một cách tẻ nhạt vô vị. Jean Paul Sartre cũng nhận xét giống vậy: Đời sống là một hành trình mệt mỏi tẻ nhạtvà ông thể hiện tư tưởng này trong tác phẩm Buồn Nôn (The Nausea). Đối với ông thì cuộc đời không phải là cay đắng hay là chỗ vui thú hưởng thụ mà là một chỗ tẻ nhạt. Người sống ở đời giống như người phải lê bước trên đường nắng buổi trưa, hay giống người vừa uống xong một tô nước muối lớn để nôn ra. Đầu ngày mà nói chuyện nghe có vẻ tiêu cực như vậy thì cũng nản nhưng có lúc trong đời sống mình phải có cái nhìn thật như vậy. Con người sống trong đời giống như con bò buổi sáng đi cày, đi kéo xe. Chúng ta là những con bò kéo xe trên cánh đồng sanh tử, lúc chiều về – buổi hoàng hôn của cuộc đời, thì ngồi chờ đợi cho đến lúc mình đi. Trên cánh đồng sinh tử nắng nôi hay mưa dầu, chiều tối trở về nhà và mai sáng bắt đầu trên cánh đồng đó. Ở đây HT Minh Châu dịch thế này: “Thưa Sa-môn, Ngài có hoan hỷ không?”. Tôi muốn dịch lại bình dân hơn chỗ này: Thưa sa môn ngài có gì vui không? Ngài có gì buồn không? Nói theo ngôn ngữ của mình dễ nghe hơn. “Ta được gì mà ta vui, ta có gì mà ta buồn”. Cái vui thú chỉ có ở người còn khả năng buồn chán bất mãn, và buồn chán bất mãn chỉ xảy ra với người còn có khả năng vui thú ham thích cái gì đó.
Hôm trước tôi có nói, khổ và lạc là một cặp, ở đâu có lạc thì còn có khổ. Trong thiền Chỉ, khi đạt tới tứ thiền rồi hành giả đoạn trừ cái hỷ, lạc đã đành, họ bỏ luôn cái khổ nữa. Tứ thiền, nói theo chi thiền thông thường (tầm tứ hỷ lạc định) thì không có khổ, tuy nhiên người chứng tứ thiền thì không còn khổ và lạc nữa, nói về sinh lý thì (lúc đang trú trong tứ thiền) họ không còn hơi thở nữa. Đây là điểm rất đáng chú ý. Trong thiền Quán, khi hành giả chứng tới Nhị quả thì giảm nhẹ dục ái và sân, đạt tới Tam quả thì chấm dứt tuyệt đối dục ái và sân. Dục ái và sân cũng là một cặp. Rõ ràng khổ lạc, buồn vui, thích ghét là một cặp, mình còn quá nhiều đam mê thì sẽ có nhiều bất mãn chờ sẵn mình. Người không còn đam mê thì bất mãn sẽ mất đi. Có người tự cho rằng “tôi không thích gì hết”, nhưng nhìn kỹ lại đi chẳng qua là mình chưa tìm thấy cái món mình thích thôi, hoặc mình không sống trong điều kiện để thích thú cái gì đó. Chỉ có Nhị quả trở lên thì người ta mới có quyền nói tôi không thích cái này không thích cái kia, mình chưa phải là thánh thì đừng nói không thích. Chẳng hạn như ông cậu ruột của ngài Xá Lợi Phất từng đến thưa với Đức Phật: Con không thích cái gì trên đời này hết. Đức Phật trả lời: Ngươi nói ngươi không thích gì hết, vậy ngươi có cảm thấy thích thú hoan hỷ trong quan điểm của mình hay không? Ổng thích chứ, ổng thấy ổng hay nên mới đến khoe với Đức Phật mà. Tô Đông Pha có một vị thầy vừa là người bạn thân là HT Phật Ấn, thường đàm đạo chuyện đời tâm đắc với nhau. Một lần ông cho người đem lại ngài Phật Ấn một cây quạt trong đó có viết hàng chữ “Bát phong xuy bất động” ý ông nói là bây giờ tám ngọn gió đời không làm ông lung lay. HT Phật Ấn cầm quạt lật phía sau viết mấy chữ: “Sở đắc của ông không bằng một cái hạ phong (đánh rắm) của ta nữa” rồi gởi quạt trả lại cho Tô Đông Pha. Tô Đông Pha là một học giả, thi hào, danh sĩ, chính khách đời Tống, khi thấy câu này, ổng giận quá, liền kêu người đưa thuyền từ bên đây sông sang bên kia sông để gặp ngài Phật Ấn, vừa cập bến thì gặp HT Phật Ấn đứng chờ và nói: Bát phong xuy bất động mà chỉ một cú đánh rắm của ta lại thổi ông từ bên bờ kia qua tới bờ bên đây. Hôm nay bên Tàu có bức tranh cổ rất nổi tiếng, hình ảnh một ông sư đứng bên bến sông đón người ăn mặc rất sang trọng từ dưới thuyền bước lên trên tay cầm cái quạt. Biết tích này thì mình biết ý nghĩa bức tranh này với tựa đề Bát phong xuy bất động (Tám ngọn gió đời thổi không lung lay). Tôi rất tâm đắc với câu chuyện này, có nhiều khi mình cứ tưởng mình thấm thía tương chao, lén trùm mền tắt đèn đóng cửa cho mình là Phật pháp thâm hậu nhưng nhiều khi chỉ một lời ra tiếng vào của một bà tám mà mình coi thường mình cũng sốc. Mình giảng pháp thì kêu người ta buông mà mình thì chất hết trong lòng ì ạch như xe bò chở đá. Đừng cười cụ Tô Đông Pha, tất cả chúng ta trong đời này cũng y chang như vậy, nhiều khi mình cứ nghĩ là bát phong xuy bất động nhưng một cú đánh rắm của bà tám vô danh ít học nhiều khi cũng thổi chúng ta tơi bời hoa lá. Vì vậy ở đây đọc bài kinh này mới thấm một người như Đức Phật đã xác chứng: sự hân hoan thích chí chỉ có ở người còn có khả năng đau khổ và đau khổ thất vọng bất mãn chỉ xảy đến ở người còn thích cái này cái kia. Cuộc đời này, muốn ăn xôi thì phải chịu đấm, khoái ngọt thì phải gặm cái đắng chớ không có cách chi mà lựa một bỏ một. Đức Phật là người không còn mê ngọt nên gặp đắng Ngài vẫn thản nhiên, chúng ta thì như em bé, ai xoa đầu khen ngoan cho đồ chơi thì khoái lắm, ai la ai mắng chịu không nổi. Nhìn nhiều góc độ, bài kệ này hay tuyệt vời. Nếu biết có vui thì có khổ, thà rằng đừng khổ cũng đừng vui.
Trong Chú giải có câu này rất là hay: Trong Chú giải có câu này rất là hay: “Dukkhī sukhaṃ patthayati” chỉ có người đang bị đau khổ mới ước mong được sung sướng. Có một điểm nên chú ý là trong kinh hay nói tu hành là để nhắm đến cứu cánh an lạc giải thoát, niết-bàn là an lạc, ‘an lạc’ ở đây nếu theo hiểu nghĩa tự điển là không đúng. Cái gọi là ‘an lạc’ không phải là cảm giác mà chỉ là một cách nói. Ví dụ, “tôi chờ cho tụi nhỏ yên bề gia thất thì tôi mới khỏe được”. Chữ ‘khỏe’ này không hiểu theo nghĩa tự điển (bảnh, sung sức, không bịnh không đau…). ‘Khỏe’ ở đây có nghĩa là ‘yên’. Trong câu “chỉ có người đau khổ mới cầu mong hạnh phúc” chữ ‘hạnh phúc’ đây là hạnh phúc cảm giác. Tu hành là hướng đến sự chấm dứt của danh sắc, chấm dứt của mọi hiện hữu, chớ không phải là tu để được sung sướng. Ước vọng viên tịch niết-bàn không phải là ước vọng sự hạnh phúc theo nghĩa thế gian mà là mong mỏi sự chấm dứt mọi hiện hữu. Dù đọc trong kinh thấy Đức Thế Tôn có đời sống an lạc thong dong, nhưng đó không phải là cứu cánh cao nhất, cứu cánh cao nhất không phải là cảm giác an lạc của Hữu dư niết-bàn mà là chấm dứt rốt ráo mọi thứ. “Dukkhī sukhaṃ patthayati” chỉ có người khổ mới ham sướng. Đói bụng ăn mới thấy ngon, nóng nực mới ham mát, khát mới nghĩ đến việc uống nước. Trên đời này không có hạnh phúc mà chỉ có giải pháp và liệu pháp (resolution, therapy). Khát nước quá, ly nước là giải pháp, đói bụng quá, chén cơm là giải pháp; thương nhớ ai quá, gặp gỡ là giải pháp. Hạnh phúc chỉ là đáp ứng đòi hỏi trong lúc mình cho là đau khổ. Khổ là vấn đề, hạnh phúc là giải pháp cho vấn đề đó, có điều giải pháp này không được lâu. Giải pháp này được Đức Phật gọi tên là “hành”. Khi khổ quá thì phản ứng của chúng ta là tìm đến ba hành. Nếu ví những vấn đề trong đời sống là chứng bệnh thì những nỗ lực của chúng ta chỉ là những liệu pháp.
UTTARA (Uttarasutta)
“Mạng sống bị dắt dẫn,
Tuổi thọ chẳng là bao,
Bị dẫn đến già nua,
Không có nơi dừng bước.
Ai đem tâm quán tưởng,
Sợ hãi tử vong này,
Hãy làm các công đức,
Ðưa đến chơn an lạc.”
Bài kinh này học rồi, đó là bài Bài kinh này học rồi, đó là bài Đưa đến đoạn tận. Vị này nói điều mà tất cả chúng ta đều biết và không cần giải thích nhiều, đời sống của mình rất là mong manh, ai cũng đang trên con đường đi đến tuổi già, cái chết, muốn cưỡng lại cũng không được luôn luôn bị đẩy về phía trước. Kẻ nào thường xuyên ghi nhớ tâm niệm được điều đó hãy tranh thủ làm các công đức, nếu đủ duyên thì thành thánh kiếp này nếu không thì cũng gieo được duyên lành cho đời sau kiếp khác, và trong lúc còn luân hồi thì cũng ghé được vài chỗ dễ thở một chút. Phải nói một chuyện đáng sợ ở đây, đó là hôm nay những người ngồi trong room này, tôi không biết ai là ai, nhưng tôi nghĩ quí vị có điều kiện thời gian sức khỏe để có thể ngồi họp mặt với nhau trong room này chứng tỏ quí vị cũng không phải là người khốn khó bế tắc lắm, các vị có một sự độc lập riêng tư tối thiểu nào đó mới có thể vào đây ngồi họp mặt với nhau, rất có thể có nhiều người thấy cuộc đời này đẹp bởi vì muốn gì được nấy mà. Thật ra chỉ cần mình chú ý đến một chữ thôi: “Ebola” là thấy run rồi. Vừa rồi ở Châu Phi có đại dịch Ebola và bịnh này lây kinh hoàng lắm nên người dân châu Phi vốn đã nghèo điều kiện giáo dục cũng không được khá nên họ có cách hành xử rất tệ đối với bệnh nhân mà họ nghi là bị Ebola. Có một cô bé 12 tuổi mà mẹ bị Ebola, khi xét nghiệm thì cô bé này cũng bị lây, trong nhà có ba mẹ con, em trai của cô thì không bị. Thế là người mẹ sau đó đã chết, người ta nhốt xác người mẹ cùng con bé trong ngôi nhà hoang ở ngoại ô như thể cô bé đã chết rồi. Ở đó cô bé kêu gào than khóc xin đồ ăn thức uống. Ấy vậy mà người ta vì sợ lây bịnh, cộng với xã hội đói nghèo lâu ngày, tình người khô cằn đi, tình thương mỏi mòn rồi, nên người ta coi tiếng khóc của một con bé 12 tuổi đang đói khát bên xác chết dần thối rữa của người mẹ là bình thường. Đây là chưa nói địa ngục bàng sanh, chỉ nói thế giới loài người mà những chỗ đặc biệt như vậy đủ thấy khổ cỡ nào. Chỉ cần tâm niệm vậy thôi là đủ thấy sợ rồi. Sanh già đau chết là bốn cái khổ. Muốn không được là khổ, thương phải xa là khổ, ghét phải gần là khổ, khổ chỉ kể nhẹ nhàng thì không thấy lạnh người. Nhắc đến luân hồi là tôi sợ một số chuyện, đặc biệt không hiểu sao tôi sợ cảnh làm dâu. Tự nhiên sao mình thương một người đàn ông nào đó rồi về gánh vác toàn bộ chuyện gia đình của nhà họ. Ăn thì không dám ăn no, cười thì không dám cười lớn. Tôi nghĩ đến con thú nuôi làm thịt, khuya đang ngủ bị lùa ra ngoài lò sát sinh bị chích điện, nện búa, thọc huyết. Đầu hôm chúng ngủ đâu có biết đây là đêm cuối. Chưa kể nếu mình làm con gì đó trong rừng châu Phi rừng Amazon, nhìn trên máy bay thì đẹp nhưng thế giới của rừng thì đấu tranh sinh tồn kinh khủng thế nào. Những loài như hươu, nai, thỏ luôn phập phồng hồi hộp chờ đợi những cú tát như trời giáng, móc họng, trào máu, đổ ruột. Chỉ riêng thế giới bàng sanh đã là kinh hoàng như vậy. Bài kệ này là như vậy đó. Cái quan trọng là “Ai đem tâm quán tưởng, Sợ hãi tử vong này”. Trong Thanh Tịnh Đạo có mô tả: Mạng sống con người giống như một dòng suối cạn, mạng sống con người là cái gì đó rất bấp bênh. Sanh trên bờ có thể chết dưới nước, sanh xứ này có thể chết xứ kia, không biết mình sống bao lâu, chết kiểu nào, chết rồi đi về đâu. Đó là những điều phải tâm niệm thường xuyên.
CẤP CÔ ĐỘC (Anāthapiṇḍikasutta)
Bài kinh này đã giảng rồi. Trong bài kinh chúng ta học không nói rõ là ai, chỉ nói câu kệ, còn ở đây thì nói rõ luôn: Lúc bấy giờ Thiên tử Cấp Cô Độc đã đến bên cạnh Thế Tôn và trình lên Ngài bài kệ này:
“Ðây là rừng Kỳ Viên,
Chỗ trú xứ Thánh chúng,
Chỗ ở đấng Pháp Vương,
Khiến tâm con hoan hỷ.
Nghiệp, minh và tâm pháp,
Giới và tối thắng mạng,