Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1
Chương 2: Tương Ưng Thiên Tử
Phẩm Cấp Cô Độc
VENDU (Veṇḍusutta)
Chúng ta đang học phẩm Thiên Tử, tất cả những câu hỏi ở đây là do từng vị Trời đến hỏi Đức Phật. Chuyện ai hỏi không quan trọng, quan trọng là nội dung. Đó là hỏi nhưng thật ra có những vị tới thưa với Ngài điều họ tâm đắc nhất, điều sở chứng sở đắc thành tựu của họ, giống như hôm nay, quí vị thấy những người Phật tử bạn đạo của mình tới nói cho mình nghe vừa qua họ tu thiền ở đâu, làm phước ở đâu, dịch sách viết lách cái gì, nói cho nhau những chuyện mình biết, chuyện mình làm, đời sống tinh thần ra sao v.v… Không nhất thiết gặp Đức Phật thì ai cũng hỏi cái gì đó. Theo Chú giải, đó cũng là một cơ duyên. Có người xem dịp đến gặp Đức Phật là dịp tốt để học cái gì đó, có người thì chuyện đó không quan trọng, họ đảnh lễ, nhìn Ngài và bày tỏ niềm hoan hỉ, Ngài nói gì họ nghe nấy. Có người xem mỗi lần tìm đến với Ngài như là một cơ hội để học hỏi ở Ngài bằng những câu hỏi hay mà họ cho rằng cấp thiết và quan trọng. Thiên tử Veṇḍu này đến không hỏi gì hết, chỉ thưa với Ngài cái suy nghĩ mà ông cho là tâm đắc nhất. Ông thưa với Ngài một điều mà cũng đáng để cho mình suy nghĩ:
Hạnh phúc thay những người,
Sau khi hầu Thiện Thệ,
Tuân phụng lời Ngài dạy,
Tu học không phóng dật!
“Sukhitāva te manujā, sugataṃ payirupāsiya”: thật may mắn, thật hạnh phúc thay cho những ai hành trì tuân thủ theo lời dạy của Thế Tôn.
‘sugataṃ’: ‘Thiện Thệ’, ‘Thế Tôn’
‘payirupāsati’: ‘phục vụ hầu hạ’.
Theo ngôn ngữ trong Kinh, khi ai đó đến nói với Thế Tôn rằng “Con đã hầu hạ Thế Tôn, con đã phục vụ Thế Tôn” thì có nghĩa là “Con đã hành trì theo lời dạy của Thế Tôn”. Ví dụ trong Trưởng Lão Tăng Kệ: “Con đã hầu hạ Thế Tôn, con đã phục vụ Thế Tôn, chuyện nên làm đã làm, sau đời sống này không còn đời sống khác”, chữ ‘payirupāsati’ có nhiều nghĩa: 1. phục vụ, hầu hạ, 2. tôn kính, tuân thủ.
Tại sao ông gọi đó là sự an lạc, sự may mắn? Bởi vì chúng ta biết rằng mang được thân chư thiên, thân nhân loại không phải là chuyện dễ. Trong một ngày như vậy mọi chúng sanh phàm phu dành thời gian sống thiện nói thiện và làm thiện không nhiều, thậm chí là không có. Bất thiện luôn luôn nhiều hơn sống thiện, nhiều hơn giây phút làm thiện, nói thiện. Thật là đáng thương và buồn cười cho những người (trong đạo chứ không phải ngoài đời) tự thấy mình hay, họ tự mãn về giới luật, về kiến thức Phật pháp, về hạnh bố thí, phục vụ hay sự thân quen của họ đối với chư tăng Phật tử. Đi chùa thấy loại người này nhiều lắm, họ có được chút ít đã tâm đắc thỏa mãn vừa lòng. Vì vậy, thật may mắn thay cho những người nào mang được thân nhân thiên, lại gặp được Thế Tôn, gặp được chánh pháp và hành trì như lời dạy của Đức Phật.
Đức Phật xác nhận suy nghĩ của Veṇḍu bằng câu nói tương đương:
Veṇḍu! Những ai Thiền tu học.
Trong pháp cú Ta dạy,
Tinh cần, không phóng dật,
Ðúng thời họ sẽ đi,
Thoát khỏi tay tử thần.”
Ye me pavutte siṭṭhipade
Anusikkhanti jhāyino;
Kāle te appamajjantā,
Na maccuvasagā siyu’’nti.
Đúng rồi những người nào đến với ta, học tập, lắng nghe, thọ trì lời dạy của ta sống thiền định: Đúng rồi những người nào đến với ta, học tập, lắng nghe, thọ trì lời dạy của ta sống thiền định: “Ye me pavutte siṭṭhipade, Anusikkhanti jhāyino;
‘Anusikkhanti’: ‘học tập’, ‘thọ trì’
‘siṭṭhi’: ‘dạy dỗ’, ‘hướng dẫn’, ‘thuyết giảng’
Câu HT Minh Châu dịch “Ðúng thời họ sẽ đi”, theo trong Chú giải là: Với những ai sống chuyên cần theo lời dạy của Đức Phật thì không có gì phải lo, duyên tới thì tự động chứng. Giống như hai người trồng cây, một người trồng đúng, một người trồng sai, đối với người trồng sai phải hướng dẫn họ trồng lại, đào hố đất sâu hơn hoặc cạn hơn chút, nước non, phân bón như thế nào đó… Còn với người trồng đúng thì nói “cứ như vậy đi, vấn đề bây giờ chỉ là thời gian thôi”, nghĩa là mọi việc đã đi vào quỹ đạo rồi,
“Kāle te appamajjantā”: vấn đề chỉ là thời gian thôi
Với người tinh tấn như vậy thì sớm hay muộn thôi chứ nước đã vào máng xối rồi chỉ chạy theo đúng một đường thôi. Đây cũng là một lời an ủi cho chúng ta. Nếu đã hành trì tương ứng với Kinh, tương đồng với Luật thì vấn đề chỉ là thời gian. Trong Tăng Chi Bộ Kinh Đức Phật dùng một hình ảnh rất thơ mộng: Trong biển đời sinh tử này kẻ phàm phu liên tục và liên tục đầu tư sửa chữa chăm sóc con thuyền sanh tử của mình, để tiếp tục trôi nổi triền miên từ phương này qua phương khác của biển lớn. Nhưng đối với các bậc thánh (Hữu học, Tu-đà-hoàn trở lên) thì giống như người đã neo được thuyền trong bến, thuyền đã lủng ván, hư máy, không tiếp tục đi nữa, và đối với vị A-la-hán thì ngài giống hệt như một cái thuyền đã kéo lên cạn và đang bị mưa nắng làm mục nát không được tiếp tục sử dụng nữa không còn trôi dạt lang thang trên biển đời sinh tử nữa.
Bài kinh Veṇḍu này không có gì để bà con nhăn mày nhíu mặt khi nghiên cứu. Câu cuối cùng “Bài kinh Veṇḍu này không có gì để bà con nhăn mày nhíu mặt khi nghiên cứu. Câu cuối cùng “Na maccuvasagā siyu”
‘Maccu’: ‘thần chết’. ‘vasa’: ‘power’. ‘Gā’: đi.
“Maccuvasagā”: còn lui tới, lai vãng, khứ hồi trong quyền lực chi phối của cái chết.