Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 

Chương 2: Tương Ưng Radha

Hôm nay chúng ta bắt đầu học chương Rādha. Tại sao chúng tôi bỏ một loạt kinh kia không giảng? Đã xem kỹ lắm rồi, quí vị chỉ cần nghe lại bốn buổi giảng vừa qua của chúng tôi thì toàn bộ loạt bài chúng tôi không nhắc tới đó sẽ tự nhiên sáng bừng lên. Vì thấy trùng nên tôi xếp qua một bên, chúng ta để dành thời giờ cho kinh khác. Quí vị chỉ nghe lại bốn bài gần đây là hoàn toàn có thể hiểu được những bài chúng tôi cố ý bỏ qua.

Có một vị tỳ kheo tên là Rādha đi đến đảnh lễ Đức Phật và hỏi Đức Phật: Con có nghe chữ Māra, mà con muốn đích thân Thế Tôn định nghĩa cho con biết Māra có nghĩa là gì.

Ở đây ngài Minh Châu không dịch chữ Māra và chúng tôi cũng không dịch chữ này, bởi vì chữ này rất nổi tiếng trong dân chúng Ấn Độ, đặc biệt là châu thổ Magadha thời đó. Chữ này là gốc của chữ ‘ma’ trong tiếng Hán

Trong tiếng Pāḷi, ‘mar’ có nghĩa là ‘chết’, ‘giết’. Tiếng Pháp có chữ ‘mort’, tiếng Latin có chữ ‘mortuum’, tiếng Sanskrit có chữ ‘mrt’.

Chữ ‘māra’ có nhiều nghĩa:

1. Sự chết.

2. (Nghĩa chuyên môn trong đạo Phật) Māra ám chỉ cho một vị đại lực tiên ông – vị thiên vương ở cõi trời Dục giới cao nhất. Đây là nhân vật đã quấy rối đức Bồ tát trước khi thành đạo và sau khi thành Phật. Māra phá Ngài và những đệ tử của Ngài suốt. Trong kinh xác định là một nhân vật có thật. Ngoài ra, chữ ‘māra’ ám chỉ cái chết, hoặc những gì mang ý nghĩa ‘tang tóc’, ‘hiểm họa’ trong tiếng Magadha thời đó.

Ngài Rādha thấy chữ này đáng hỏi, bởi thỉnh thoảng ngài nghe Đức Phật nghe nhắc chữ này, hình như có chỗ mang nghĩa này, có chỗ mang nghĩa khác thế nên hôm nay ngài Rādha đến hỏi Đức Thế Tôn. Ở đây Đức Thế Tôn dùng hai nghĩa: ‘tử thần’ và ‘sự chết’. Đức Phật trả lời, Ngài dùng chữ ‘māra’ với hai nghĩa: “Nếu có sắc, này Ràdha, thời có chết (Màra) hay có sát giả (Màretà), hay có sự chết (Miiyati)”; và Ngài nói rằng trên đời này nếu có cái gì đó cùng lúc đáng gọi cả hai: sự chết và sát thủ (người bị giết và kẻ giết) đó chính là năm uẩn. Vì sao vậy? Lão Tử cũng từng nói: “Sở dĩ ta có đại họa là vì ta có thân này, thân này là bia bắn của tất cả thị phi và hiểm nạn trong đời”. Người ta đánh mình, đâm chém, kiện tụng, vu oan giá họa cho mình bởi mình có cục nợ mấy chục ký lô này. Chính vì có tâm này thân này nên mình mới có buồn, có vui, có nhu cầu trốn khổ tìm vui, ham sướng sợ khổ. Vì có thân này, tâm này chúng ta mới tìm đến hôn nhân, xây dựng mái ấm, chạy theo danh vọng, có thắng có thua, có đắc có thất, và vì chạy theo như vậy cuộc đời mình mới tang thương. Vì vậy Đức Thế Tôn nói: Tất cả hiểm họa từ đời này được khởi đi từ năm uẩn; hễ ngày nào còn có năm uẩn thì còn có vấn đề. Năm uẩn có ba trường hợp:

1. Năm uẩn ở chúng sanh sa đọa (trùn, dế, heo, chó, bò). Chúng cũng có năm uẩn, năm uẩn này u mê tăm tối trăm phần trăm.

2. Năm uẩn ở chúng sanh hưởng dục có phước như loài người, có sắc thọ tưởng hành thức, có thân có tâm. So với con chó con heo thì mình ngon lành hơn, mình có nhà có villa, muốn ăn gì thì ăn, mặc gì thì mặc, biết được các vấn đề tôn giáo, nghệ thuật v.v… Dù biết như vậy nhưng khoảng cách từ con người đến con thú chỉ cách có một gang tay, nghĩa là cũng ‘đực cái’, ‘trống mái tìm nhau’ và khả năng phản vệ (phản ứng và tự vệ). Ngoài những giống nhau thì mình chỉ khác con thú một chút là lâu lâu mình cũng biết lập thể, trừu tượng, biết nghe opera, nghe concerto, biết Platon, Socrates, Descartes, Aristote, Lão Trang v.v…, mình tưởng là hay như thật ra đó cũng chỉ là cái biết vớ vẩn, bởi phàm phu thường mắc vào những cái dốt sau: 1/ Biết chuyện không đáng biết. 2/ Không biết chuyện đáng biết, tức là không biết những gì làm cho mình tốt hơn, an lạc hơn, nhiều lắm chỉ biết kiếm tiền, biết cần câu cơm. 3/ Biết điều đáng biết nhưng không tới, chỉ biết đại khái. Chính vì vậy dù mang thân nhân loại, đi bằng hai chân, cuộc sống thẳng lên nhưng năm uẩn của mình vẫn là cục nợ, vẫn là cục khổ nạn.

3. Năm uẩn ở những người ly dục, sống bằng thiền định, tức là các vị Phạm thiên. Sống hết tuổi thọ trên đó rồi cũng trở về đơn vị gốc, tức trở về cõi Dục.

Đơn vị gốc ở cõi Dục là các cõi Đọa. Đơn vị gốc để mình tái sanh là cõi thấp nhất, còn đơn vị gốc của tâm hồn chính là tâm bất thiện. Ở quân đội, trước khi được chuyển qua nơi chốn nào đó thì có đơn vị xuất phát, sư đoàn nào đó, đó gọi là đơn vị gốc. Đơn vị gốc của tâm mình là 12 bất thiện. Tại sao gọi là đơn vị gốc? Gốc nghĩa là không cần nỗ lực gì hết, tự nhiên rớt xuống chỗ nào thì chỗ đó gọi là đơn vị gốc. Được gọi là gốc cây thì chỉ cần lê gót tới đó, nằm đó, dựa vào đó, không cần làm gì cũng vẫn ở ngay gốc cây, còn muốn lên tàng, nhánh, cành, ngọn thì cần phải nỗ lực mới trèo lên được. Đức Phật dạy năm uẩn chính là khổ vì năm uẩn của loài hạ cấp khổ đã đành rồi, năm uẩn của loài trung cấp biết thiện, biết ác nhưng vẫn còn hưởng dục thì loanh quanh cũng trở về cõi đọa. Còn năm uẩn của chúng sinh biết thiền định, ly dục, khi hết tuổi thọ thì cũng trở về đơn vị gốc vì tâm hồn mình có đơn vị gốc là 12 phiền não. Vì vậy, chỉ có một cách duy nhất đó là chấm dứt sinh tử chứ không cách nào hết khổ. Năm uẩn ở đâu thì cái chết ở đó, năm uẩn là cội nguồn của tang tóc, năm uẩn là kẻ sát nhân. Năm uẩn là cội nguồn của chết chóc và hiểm nạn. Đây chính là lý do vì đâu mà Đức Thế Tôn gọi năm uẩn là Māra – cái chết và sát thủ. Ngài dạy hãy thường xuyên quán xét, thân này là gốc của mọi hiểm nạn. Đi đường nhìn thấy cái cây bên đường, mình cũng phải tâm niệm, biết đâu cái cây này sau này làm quan tài cho mình chưa biết chừng, biết đâu đứa bé đang bò lổn ngổn đây sau này nó là bác sĩ mổ cái xác của mình, biết đâu chỗ nào đó bên đường sau này là chỗ mình tắt thở; đó là sự thật thưa quí vị, ‘biết ra sao ngày sau’. Vì vậy phải quán chiếu thân này, tâm này là sự chết và cũng là kẻ sát nhân, là nguồn bịnh, là mũi tên, là hiểm nạn, là bất hạnh. Tại sao phải quán chiếu như vậy? Để mà chán! Tôi – người đang hầu chuyện quí vị, dù mai này tôi có ra sao có khùng có điên, tôi có nằm xuống đi nữa thì làm ơn nhớ giùm tất cả những gì quý vị đang nghe đây là tuyệt đối cần thiết. Phải thường xuyên nhớ rằng, hãy sống trong nỗi chết. Chính là con đường an toàn và thông minh nhất. Sống trong tâm niệm về nỗi chết sẽ giúp quí vị sống tỉnh thức hơn, sống có trách nhiệm hơn. Theo Thanh Tịnh Đạo, người nghĩ nhiều về cái chết thì dễ sống tha thứ, dễ sống kham nhẫn, sống buông bỏ, sống không tích lũy tài sản. Với sự chuẩn bị tâm lý này, khi gặp bất cứ chuyện gì họ cũng bình thản, không quýnh lên. Cách đây mấy hôm tôi nghe bà cụ bên Thụy Sĩ nói chuyện mà tôi nản, buổi sáng thức dậy, bả đưa tay chống tính ngồi dậy thì không thấy tay mình đâu. Bà không còn cảm giác gì về cái tay hết. Cái não mất liên lạc với cái tay. Thì ra bà mới biết mình bị stroke, và ngay lúc đó thì miệng cũng đơ luôn, không nói được. Nhanh lắm quí vị, nếu không phải Phật tử, ở một mình, là rối lên liền, rồi đổ ra bao nhiêu chuyện: tiếc của, thương con, nhớ cháu. Vì vậy phải thường xuyên quán chiếu, còn trẻ phải nghĩ đến lúc già, còn khỏe phải nghĩ đến lúc bịnh, còn sống phải nghĩ đến lúc chết, lúc có được phải nghĩ đến lúc mất sạch. Hôm nay mình đi ngang trại hòm, bệnh viện, nhà già, phải tâm niệm: vì có cục nợ này nên người ta mới xây nên những nơi đó. Có một số nghề mà đầu năm khó chúc lắm, bán tạp hóa thì còn chúc buôn may bán đắt chớ trại hòm chúc làm sao. Nhưng thật sự phải tâm niệm rằng, chúng ta là người góp phần cho trại hòm ăn nên làm ra.

Nội dung bài kinh này là Đức Phật dạy hãy thường xuyên quán chiếu năm uẩn này là sự chết, là cõi chết, là thần chết, là kẻ sát nhân để nhàm chán. Từ nhàm chán dẫn đến ly tham ly dục. Từ ly tham ly dục sẽ dẫn đến giải thoát. Nếu ngay đời này đủ duyên lành Ba-la-mật thì chứng đắc thánh trí, còn không thì sự ra đi của người thường xuyên quán chiếu năm uẩn cũng chỉ là lành chớ không phải là xấu. Có những cái chết để đi lên, có những cái chết là sự đi xuống. Có những cái chết người ra đi phải vui và có những cái chết người ra đi nên sợ. Đức Phật dạy có ba hạng người chết không nhắm mắt:

1. Làm quá nhiều điều ác

2. Làm quá ít điều thiện

3. Còn tâm nguyện dang dở

Tôi vẫn hỏi hoài những người Phật tử trước mặt tôi trong buổi thuyết pháp, có ai dám nói bây giờ sẵn sàng chết mà không cần về nhà không. Một vài người giơ tay nhưng tôi không tin cho lắm. Ngay trong chư tăng tôi cũng không tin có vị nào đang đi ngoài đường mà có thể an lòng ra đi không cần về nhà để sắp xếp.

Tóm lại, phải thường xuyên quán chiếu năm uẩn; không có nó thì không có chết chóc, tang tóc, hiểm nạn, thị phi. Đó là nói trên mặt lý thuyết, còn về mặt tu chứng thì sao? Cứ quán chiếu năm uẩn theo cách này: Sống chậm! Nghĩa là xưa giờ ăn uống, nhai nuốt, buồn vui nói cười không biết, bây giờ sống chậm. Chậm không phải lờ đờ như người bại liệt, hết pin, thiếu máu, mà là chậm trong tốc độ mình có thể kiểm soát được để luôn luôn có thể kịp thời ghi nhận mình đang làm cái gì. Khát nước không lao đi kiếm nước nốc vào mà nghe biết là mình đang khát, chạm tay rót nước biết là rót, uống, nuốt, biết là đang nuốt. Đang lái xe trên đường, nghĩ cái gì đó, biết là tâm sân v.v…. đó là quán chiếu năm uẩn. Từng động tác biết rõ, cảm giác buồn vui, tham lam, sân si biết rõ. Dĩ nhiên là chưa quen vì bao nhiêu đời kiếp mình đâu có tu như vậy. Cứ thử đi, chẳng những miễn phí mà không tốn chút mồ hôi sức lực nào hết. Sống tỉnh thức như vậy mình sẽ nhận ra biết bao nhiêu vấn đề: Thứ nhất, thấy rõ cái gì đang diễn ra trong thân và tâm mình, và từ đó thấy được mọi sự đúng là vô thường, tôi hồi nãy hoàn toàn khác tôi lúc này. Không có cái gì kéo dài từ phút này qua phút khác. Thấy rõ mọi sự là dòng chảy ghép nối bởi những giọt nước, là một đống cát được ghép bởi nhiều hạt cát. Thứ hai, thấy rõ tất cả niềm vui nỗi buồn đều rất mong manh, do duyên mà có, nhờ có điều kiện này điều kiện nọ mà mới có vui, có buồn, có dễ chịu, có khó chịu. Tệ nhất là loại hành giả không chịu chuyên tâm thực tập mà cứ lo đi học lý thuyết ba mớ rồi về bàn, cãi: “phải niệm cái này là danh; không phải là sắc, cái này là sắc đi, không phải tôi đi v.v…”. Xin bà con đừng học đòi người ta cái đó, không xài được. Khi nào người ta lão luyện thì những điều đó sẽ đến một cách tự nhiên và mới có công dụng đối trừ phiền não. Tôi không biết ai đang nghe, và sau này ai nghe lại băng giảng này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước quí vị và chư tôn đức những gì tôi nói, làm ơn để ba cái vụ quán chiếu gì đó tự nó tới. Cứ chánh niệm cho tôi nhờ, sống chậm lại, cái gì diễn ra thì biết rõ. Cứ vậy thôi, cộng với kiến thức căn bản về A-tỳ-đàm. Học xong cứ bỏ đó quên mất, rồi bắt đầu giữ chánh niệm. Cứ như vậy một thời gian thì tự nhiên huệ xuất hiện, đừng học đòi bắt chước người ta tuệ thứ năm thứ tám. Thời Đức Phật nghe có một câu đắc liền vậy tuệ thứ ba thứ tám nằm ở đâu? Người ta phân tích tuệ là để giải thích cho mình nghe tiến trình: tuệ sợ hãi, tuệ nhàm chán rồi đến hờ hững, lãnh đạm không sợ, không chán v.v…; mình nghe xong rồi tự gạt mình đây là tuệ thứ năm thứ bảy. Thật ra, người ta phân tích cho mình nghe vậy thôi, cũng giống như khi khuyên mình ăn rau, người ta nói có nhiều chất xơ, giúp tránh táo bón, ngừa ung thu, người ta vẽ hình và phân tích cho mình thấy đường đi, cơ chế hoạt động của chúng như thế nào; học cho biết vậy thôi, chứ căn bản vẫn sống hồn nhiên và ăn rau. Chỉ làm đúng căn bản: kiếm rau trái ăn cho nhiều, hạn chế thịt đỏ, chớ đừng cầm trái táo lên phân tích tùm lum là có chất gì trong đó thì tới Tết chưa ăn xong trái táo.

CHÚNG SANH

Chữ “Chữ “satta” (chúng sanh) có chỗ dịch là ‘hữu tình’

‘Atta’: chính mình, cá thể, cá nhân (own, self)

‘Sa’: có, với (co-, with), tương tự kiểu ghép của chữ co-exist: cộng sinh

Satta = (sa + atta): nghĩa là cái gì ở đời này bản thân nó là một cá nhân, một cá thể, độc lập giữa cuộc đời này. Chữ này được dùng trước khi Đức Phật ra đời mang nghĩa chúng sinh (beings) trong đời. Theo chú giải, ngài Rādha là một nhân vật biện tài (patibhaniya), ngài hỏi Đức Thế Tôn từng chữ từng chữ. Tôi từng nói với quí vị là Phật pháp sâu và rộng đến mức không có thứ gì trong đời này mình không tìm thấy tối thiểu một bài kinh liên quan. Một người giỏi kinh Phật lật cuốn tự điển tiếng Việt ra, từng chữ trong cuốn tự điển đều có thể diễn dịch chữ đó qua một đề tài trong Phật pháp. Ví dụ, chữ tô, tồ, tố, tổ, tộ, chỉ riêng chữ ‘tô’ thôi cũng đủ để một người như tôi có thể thuyết một bài pháp, huống chi là một vị biện tài như ngài Rādha. Một cái tăm xỉa răng cũng có thể có một trăm đề tài để thuyết pháp, tăm chưa xài tôi nói khác mà tăm xài rồi tôi vẫn có chỗ để nói về Phật pháp. Không phải là tôi giỏi mà vì Phật pháp rất sâu rộng. Đó chính là lý do ngài Rādha đến hỏi Đức Thế Tôn từng chữ từng chữ. Hôm trước thì ngài hỏi về chữ ‘māra’, hôm nay thì hỏi về chữ ‘satta’“Chúng sanh, chúng sanh, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, được gọi là chúng sanh”.

Đây là chữ đã có trước khi Thế Tôn ra đời hoằng đạo. Nhưng ngài Rādha biết, cái gì đến với Thế Tôn rồi thì phải lớn chuyện; ngài Ānanda, và chư tỳ kheo, trên đường đi bát gặp điều gì, nghe điều gì, suy nghĩ điều gì thì đem về thưa với Đức Phật. Các vị biết khi thưa với Đức Phật một chuyện như vậy thì sẽ được nghe một bài pháp tuyệt vời. Tuyệt vời là vì Thế Tôn luôn biết rõ căn cơ sở tánh của mỗi người. Mình dù có khôn bằng trời hay ngu như vịt thì Ngài cũng biết cái gì hợp với mình nhất. Khi nghe được Ngài nói, nếu không có đắc thì tối thiểu đủ để cho mình đảo lộn càn khôn, biến thành một con người khác tốt hơn, an lạc hơn. Chư tăng tin điều đó nên chuyện gì cũng đem về thưa với Đức Phật. Đó là lý do tại sao khi Thế Tôn vừa tuyên bố Niết bàn thì trời rung đất chuyển; tại sao khi Thế Tôn nằm dưới hai cây sala thì thiên chúng mười muôn triệu thế giới đổ về khóc, vì đây là con người cái gì cũng biết, ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có. Sau đêm nay, con người này vĩnh viễn ra đi, mình có chuyện gì không biết tìm ai. Tôi phải nói rằng, nếu được gặp Thế Tôn, được tận mắt nhìn thấy Thế Tôn, nếu tôi đủ phước, cho tôi hỏi Ngài một câu gì đó, và được nghe Ngài trả lời xong, có chết tôi cũng chịu. Bây giờ là ba giờ ba mươi mốt phút, tôi vẫn xác định như vậy. Chỉ nghe một câu từ Ngài thôi, đáng lắm!

Chữ ‘satta”, từ động từ căn ‘sat’nghĩa là: ‘dính’, ‘máng’, ‘liên hệ’, ‘lòng thòng’, ‘dây dưa’, ‘dính dấp’, ‘dính líu’. Trong chú giải có định nghĩa là ‘lagga’nghĩa là. Chữ ‘lagga’ có nghĩa rộng, cái đãy của ông thầy chùa cũng gọi là ‘lagga’, miếng kẹo gum dính vào áo cũng gọi là ‘lagga’, một miếng nước dính trên bàn cũng gọi là ‘lagga’.

Theo một bài kinh khác, “Này các tỳ kheo, như con chim có điều kiện sẽ bay về trời, con cá có điều kiện sẽ tìm về với nước, chồn cáo tìm về hang hốc, rắn rít tìm xuống khe hở. Cũng vậy, sáu căn của chúng sinh (như mắt luôn luôn tìm cái để nhìn, tai luôn luôn tìm cái để nghe, mũi luôn luôn tìm cái để ngửi…) luôn luôn ở trong tình trạng sẵn sàng làm việc, vì vậy chúng sinh luôn luôn giống như cục keo, bạ đâu dính đó”. Tu Tứ Niệm Xứ là hạn chế sự dính đó. Nghĩa là cái gì xảy ra thì biết chớ không đi kiếm. Người không tu thì bạ đâu dính đó, nghe cái gì bực mình thì cái phải tâm dán vào cái bực mình đó để sân hận, nghe tiếng động hay cái mùi gì thích thì dán cái tâm vào đó để tham. Sân ở đâu, tham ở đâu thì si ở đó. Chúng sinh không tu thì y hệt như cục keo – giống như một loại keo siêu dính; loại keo này dính rất nhanh và rất chắc, không thể nào gỡ ra. Sáu căn của phàm phu y hệt như vậy, luôn luôn trong tình trạng bám dính không cái này thì cái khác. Khi tu tập chánh niệm, là không tiếp tục bạ đâu dính đó nữa. ‘Satta’là chúng sinh, ám chỉ cho phàm phu.

Ở đây, khi ngài Rādha hỏi Thế Tôn ‘chúng sinh’ là gì. Đức Thế Tôn đã dùng hình ảnh rất đẹp:

“Ví như, này Ràdha, các đứa con trai hay các đứa con gái chơi với cái nhà bằng đất. Cho đến khi đối với những nhà bằng đất ấy, lòng tham chưa thoát ly, lòng dục chưa thoát ly, lòng ái chưa thoát ly, lòng khát chưa thoát ly, lòng nhiệt tình chưa thoát ly, lòng khát ái chưa thoát ly, thời chúng còn tham dính vào, thích chơi, chất chứa, và đắm trước những nhà bằng đất ấy”.

Theo chú giải, pamsu-agāra = paṃsughara: nhà nắn bằng đất sét của trẻ con. Trẻ con nông thôn thường chơi nhà chòi, đây là căn nhà nhỏ nhỏ làm bằng những nhánh lá cột lại, cũng có hai mái trước sau; rồi lấy đất sét nắn thành những trâu bò, lò bếp; hái lá cây làm tiền, chơi trò mua bán v.v… Đức Phật nói rằng, ngày nào những đứa bé còn mê những trò chơi này thì chưa trưởng thành được, và khi đã trưởng thành rồi thì không bao giờ thích chơi những trò trẻ con đơn điệu buồn chán như thế này. Cũng vậy, ngày nào còn là phàm phu thì mình còn thích chuyện đầu cơ tích trữ nhà đất, mái ấm gia đình, tình yêu sự nghiệp danh tiếng… Sẽ có một ngày mình thấy những điều đó chỉ là trò hề, những kẻ hôm trước tung hô mình, hôm sau chà đạp mình, lúc đó mới thấy chuyện khen chê chẳng là cái gì hết. Ai đọc sử VN cũng thấy, bao nhiêu chế độ đi qua, kẻ hôm qua được suy tôn, hôm nay phải chịu án tử. Chết rồi cũng không dám đề tên thiệt nơi mộ dù ngày nào là đệ nhất công dân. Vì vậy Đức Phật dạy hãy quán chiếu năm uẩn để thấy rằng sẽ có một ngày ta khi ly tham ly dục được đối với năm uẩn bằng cách thấy nó là khổ, là tạm bợ, là nguồn gốc của hiểm nạn thì sẽ không còn tiếp tục thích nó; như một người trưởng thành không còn thích thú cái vô vị tẻ nhạt của trò chơi nhà chòi bằng đất của thuở nào tóc còn để chỏm nữa. Trong cái nhìn của bậc thánh, chúng ta có bao nhiêu tuổi đi nữa mà không chánh niệm, không có trí tuệ thì chúng ta vẫn mãi hoài là đứa trẻ, thậm chí là người điên. Trong mắt các bậc thánh tiếng cười của mình chỉ là tiếng khóc. Trong mắt của bậc thánh những vũ điệu của mình chỉ là những động tác của người điên. Đó là kinh nói, không phải tôi nói. Dù trăm tuổi đi nữa mà không hiểu pháp sanh diệt của năm uẩn thì cũng như là con bò chỉ phát triển cái thân của nó, còn con đường sinh tử thì vẫn dài dằng dặc. (Theo Kinh Pháp Cú)

Đức Thế Tôn định nghĩa chúng sinh là đụng đâu bám đó, bám để bực, để tham, thích cái này, ghét cái kia như đứa trẻ, vì vậy Ngài gọi là ‘satta’. Có tu tập thì sẽ có một ngày dầu cũng còn mang tiếng là ‘satta’ nhưng ta không còn tiếp tục đụng đâu dính đó. Mai này, quí vị chỉ cần nhớ: hình như mình đang dính tùm lum, và đời sống chánh niệm là không biến mình thành cục keo nữa, sẽ có một ngày mình không còn tiếp tục đụng đâu dính đó.

SỢI DÂY TÁI SANH (Bhava­netti­sutta)

Theo Chú giải, ‘netti’ định nghĩa là ‘rajju’. ‘Bhavanetti’ dịch là ‘sợi dây tái sinh’ nhưng có chỗ cũng chính ngài Minh Châu dịch là ‘sợi dây sinh hữu’. Trong tiếng Pháp có chữ être, avoir; trong tiếng Mỹ có to be, to have; thì trong tiếng Pāḷi là bhava. Bhava là ‘sự hiện hữu’, ‘sự có mặt’. Từ căn của . Bhava là ‘sự hiện hữu’, ‘sự có mặt’. Từ căn của bhavalà là bhu, nghĩa là ‘có’, ‘là’, ‘hiện hữu’, ‘tồn tại’. Chữ , nghĩa là ‘có’, ‘là’, ‘hiện hữu’, ‘tồn tại’. Chữ bhu cùng một lúc có hai nghĩa, vừa là being, vừa là becoming. Bhava là chữ rất hay trong tiếng Pāḷi và cũng là trong kinh Phật. Chúng ta là những đơn vị pháp giới mà trong từng phút từng giây chúng ta đang trở thành một cái khác.

Vạn vật luôn trở thành một cái khác không thể đứng yên mà tồn tại. Vì vậy sự có mặt của mình cũng chính là hành trình ‘trở thành’. Bhava có nhiều nghĩa: ‘cảnh giới tái sinh’, ‘sự có mặt trong đời’. Sự có mặt vừa là being, être, avoir vừa là becoming. Đại khái như sự có mặt là nam là nữ, là lớn là nhỏ, là đẹp là xấu, và luôn luôn thay đổi trở thành một cái khác; là từ một bé gái, lên tới thiếu nữ, thiếu phụ, rồi lên tới bà lão v.v…

‘Bhavanetti’ là sợi dây sinh hữu, sợi dây ràng buộc ta vào cảnh giới tái sanh, vào các cảnh giới luân hồi. Đó là lòng tham chấp nơi năm uẩn theo trình độ của mỗi chúng sinh.

Một người thất học ở nhà quê thì chỉ biết con còng con cua, củ năng củ súng, chỉ biết chiếc xuồng với bùn sình, nhưng lại đam mê trong đời sống đó. Một người thành phố quần là áo lụa kẻ đón người đưa, đèn đóm hoa đăng, cũng đam mê trong đời sống đó. Một giáo sư đại học, một nghệ sĩ đường phố, một kỹ nữ ở công viên hay một sinh viên trong giảng đường, một thầy chùa trên núi cao cũng đều quẩn quanh trong năm uẩn. Cao hơn nữa là các vị thiên cõi Dục giới, và cao hơn hết là Phạm thiên cõi Sắc giới và Vô sắc giới, tất thảy đều quẩn quanh và đam mê trong năm uẩn theo trình độ của mình. Vì không biết những điều này nên mình tưởng mình hay, thật ra mình chỉ quẩn quanh trong năm uẩn tùy theo điều kiện mình đang có. Ngay kiếp này mình có vàng son chói lọi như thế nào đi nữa nhưng khi tắt hơi rồi thì đi về đâu chỉ có trời biết. Bhavanetti là sợi dây sinh hữu ràng buộc ta vào sự tái sinh, vào các cảnh giới luân hồi, sợi dây đó là lòng tham chấp nơi năm uẩn theo trình độ của mỗi chúng sinh.

SỞ BIẾN TRI (Pariññeyyasutta)

Pariññeyya’: đáng biết. Trên đời này có ba cái dốt: không biết cái đáng biết, biết cái không đáng biết, biết không tới nơi tới chốn. Ở đây Đức Phật dạy, muốn thành thánh phải có hiểu biết. Niết bàn là cứu cánh giải thoát chỉ dành cho người có hiểu biết. Hiểu biết cái gì? Cái gọi là kiến thức trong vũ trụ này thì bao la hằng hà sa số. Đức Phật từng xác định: “…Số lá trong rừng nhiều hơn số lá trong tay Thế Tôn vô số lần. Này các tỳ kheo, những gì ta biết được ta thấy được, ta chứng ngộ được trong vũ trụ này nhiều như lá trong rừng, vậy mà những điều ta giảng cho các ngươi thì nhỏ, ít giống như nắm lá trong tay. Vì sao vậy, là vì, này các tỳ kheo, ta chỉ nói cho các ngươi những gì dẫn đến cứu cánh giải thoát, dẫn đến sự hoàn mãn phạm hạnh, chấm dứt sinh tử. Còn cái gì không dẫn đến cứu cánh giải thoát thì đó là những thứ vô ích không có lợi cho các ngươi nên ta không nhắc tới.”

Ở đây cũng vậy, Ngài dạy có những điều đáng biết. Cái đáng nhất biết là gì? Lại là một bài kinh khác: “Này các tỳ kheo, cũng như là một người bị trúng mũi tên; nếu là người thông minh thì lập tức để cho người khác chữa trị chứ không dại khờ cứ lo đi tìm tung tích người bắn, lý do bắn. Cũng vậy, có mặt trong cuộc đời, chuyện cần làm chỉ có một thứ thôi đó là liễu tri năm uẩn. Biết rõ năm uẩn là cái gì, biết nó là nguồn khổ, biết rõ hễ còn đam mê trong năm uẩn này sẽ còn đầu tư năm uẩn khác.”

Ngài Rādha hỏi Đức Phật: Khi mình còn phàm thì phải quán chiếu năm uẩn vậy nếu đắc thánh rồi thì sao. Đức Phật dạy: Nếu đắc thánh thấp thì vẫn tiếp tục quán chiếu năm uẩn cho đến khi đắc quả vị thánh trí cao nhất là La-Hán. Nếu một người đã đắc A-la-hán rồi thì cũng tiếp tục quán chiếu năm uẩn nữa để được hiện tại lạc trú.

Có 2 cách nhìn về thế giới này:

– Cách nhìn tục đế, (conventional truth), là thấy có nam nữ, cây cỏ, đẹp xấu, cao thấp

– Cách nhìn chân đế (ultimate truth), thấy rốt ráo không có gì ngoài danh sắc, năm uẩn, 12 xứ, 18 giới, 4 đế, 12 duyên khởi và sự sinh diệt liên tục chớp nhoáng của vạn hữu, thấy mọi sự do duyên mà có, có rồi phải bị mất trong nháy mắt.

Khi vị La-Hán quan sát thế giới bằng cách nhìn chân đế thì thân tâm nhẹ nhàng an lạc, không có gì để phải làm, như độ sinh hay kham nhẫn với bao thứ do đời đem đến. Ví dụ như mình có lấy nước dơ tạt vào người của ngài thì ngài biết đây là lạnh, đây là nóng, đây là đất, đây là nước, chỉ vị A-la-hán mới thấy như vậy, còn mình thì nổi điên lên độp cho người ta một cái rồi ngồi xuống… quán tiếp.

Vị thánh La-Hán tuyệt đối tin vào điều mình đã thấy và thấy rõ điều mình đã tin, nên không còn thương thích ghét sợ bất cứ thứ gì ở đời. Còn mình thì sao? Mình thì nói năm uẩn vô thường, vô ngã, mọi thứ do duyên mà có, có rồi sẽ mất, mọi thứ luôn luôn biến dịch và vô thường trong từng nháy mắt; mình biết như vậy thôi nhưng cái biết của mình là cái biết của một đứa con nít. Vì sao? Ví dụ một đứa con nít năm tuổi giành đồ chơi với em, mẹ nó nói: Mình là anh, mình nhường em nghen, em nó nhỏ hơn mình, mình nhường mới bảnh, giành là dở lắm, nhường mới đúng là anh.Nó ‘dạ’, nhưng nó chỉ làm được một hai lần khi có mình ở đó. Còn khi ba má anh chị đi vắng thì chuyện giành đồ chơi sẽ tái diễn, bởi chuyện “làm anh phải nhường mới bảnh”, cái bảnh này quá mơ hồ đối với một đứa bé năm tuổi khi đồ chơi đồ ăn bị đứa em giựt mất. Nhưng khi đứa bé đã lớn lên 15 tuổi, hay 25 tuổi thì chuyện nhường nhịn cho em nó một miếng ăn hoặc chuyện gì đó trong đời sống rất là dễ dù khi đó ba má ông bà anh chị không còn có mặt. Cái ý niệm về tình máu mủ anh em lúc đó mới thấm chớ còn lúc 5 tuổi thì nó chưa thấy trọn vẹn điều nó tin và nó chưa có tin trọn vẹn điều nó thấy.

Bậc thánh cũng vậy, các ngài thấy rõ điều các ngài tin, tin chắc chắn điều các ngài thấy. Còn chúng ta thì cái tin cái hiểu chưa đủ thay đổi con người mình một cách sâu sắc. Mình khá hơn mình năm ngoái là mừng lắm rồi.

Một loạt kinh: Sa-môn, Bậc Dự Lưu, La-Hán tiếp theo giống y hệt như vậy. Dầu là vị Tu-đà-hoàn hay là vị A-la-hán thì nội dung tâm linh của hai vị này cũng có một điểm đồng là đều phải sống trong sự quán chiếu năm uẩn. Có điều, sự quán chiếu năm uẩn của vị Sơ quả Tu-đà-hoàn: Dự Lưu hay Thất Lai vẫn chưa được rốt ráo, chưa được toàn triệt như một vị La-Hán nên các ngài vẫn còn một chút tham, một chút sân, một chút si; nhưng dứt khoát không còn tà kiến, không còn tâm bỏn xẻn, không còn tâm hoài nghi trong các pháp mà mình đã hiểu, đã thấy. Vị Tu-đà-hoàn là người thấy điều mình tin và tin điều mình thấy.

Chữ Sa-môn, từ ngữ căn ‘sam’, nghĩa là ‘yên tĩnh’ (calm). Từ đó có chữ Samana nghĩa là ‘bậc tịnh giả’, Sa-môn là tiếng Tàu âm. Phàm phu không đủ tư cách để nhận chữ Sa-môn ghê gớm này đâu, thời Đức Phật người ta gọi Thế Tôn là Sa-môn Gautama là ghê gớm lắm nghĩa là người ta phải nhìn thấy Đức Phật không sở hữu tài sản như thế tục. Hôm nay Sa-môn thì sở hữu nhà, đất, xe cộ…. Cái xe thầy chùa đi nhiều khi cư sĩ mua không nổi. Chữ Sa-môn ngày nay là lạm xưng. Ở đây Đức Phật dạy, dù vị La-Hán hay vị tỳ kheo đều phải đi con đường giống nhau đó là quán chiếu năm uẩn thường trực, có điều là vị A-la-hán thì rốt ráo hơn.

Bài kinh tiếp theo nội dung cũng như trên, Đức Phật dạy ngài Rādha: “Này Rādha bất cứ một sự đam mê thích thú, tham chấp nào đối với năm uẩn thì ta nói rằng sự đam mê thích thú tham chấp đó dứt khoát cần phải được đoạn trừ. Bởi vì sự đam mê, thích thú, tham chấp trong năm uẩn nếu không cắt đứt thì dẫn đến tái sinh.”

Người Phật tử nghe chữ ‘tái sinh’ mà không được giải thích thì không có sợ. Ngay trong đời này, mình sinh ra trong gia đình có giáo dục, lớn lên biết Phật pháp, không phải là người cùng hung cực ác tệ lậu, vậy mà trong hăm bốn giờ đồng hồ tâm lành, tâm thiện của mình có được bao nhiêu phút? Cái tâm tham sân si ích kỷ nhỏ mọn toan tính chiếm bao nhiêu phần trăm trong ngày? May là kiếp này mình không đến nỗi tệ mà còn như vậy nói gì trong những đời quá khứ xa xưa mình làm con sư tử, con beo, con rắn, con chuột, làm bao nhiêu hạng người cùng hung cực ác mình đã gieo tạo biết bao nhiêu bất thiện. Cho nên, bây giờ, nếu nói về nợ ác nghiệp thì bà con trong room này kể cả tôi, riêng phần nợ của mình không có núi nào biển nào sánh bằng. Dĩ nhiên trong vô số đời quá khứ mình cũng làm rất nhiều thiện nghiệp, công đức, nhưng dù nhiều bao nhiêu cũng chỉ bằng một phần triệu tội lỗi của mình thôi. Biết đạo mà tâm bất thiện đã nhiều gấp bao nhiêu lần tâm thiện, thử hỏi trong dòng luân hồi thăm thẳm đó mình làm phước được bao nhiêu. Cho và nhận thì ai cũng thích nhận chớ ai khoái cho. Sống ở đời có đấu tranh thì lúc nào mình cũng muốn thắng chớ ai muốn thua. Lúc nào mình cũng muốn giành chớ có lúc nào mình muốn nhường đâu, lúc nào cũng muốn ăn trên ngồi trước. Vì vậy, còn tái sinh là còn đi trả nợ, nhiều hơn lãnh thưởng hay đòi nợ. Câu này phải học thuộc lòng, đọc mỗi ngày và xăm lên trán. Người Phật tử nghe chữ ‘tái sinh’ mà không được giải thích thì không có sợ. Ngay trong đời này, mình sinh ra trong gia đình có giáo dục, lớn lên biết Phật pháp, không phải là người cùng hung cực ác tệ lậu, vậy mà trong hăm bốn giờ đồng hồ tâm lành, tâm thiện của mình có được bao nhiêu phút? Cái tâm tham sân si ích kỷ nhỏ mọn toan tính chiếm bao nhiêu phần trăm trong ngày? May là kiếp này mình không đến nỗi tệ mà còn như vậy nói gì trong những đời quá khứ xa xưa mình làm con sư tử, con beo, con rắn, con chuột, làm bao nhiêu hạng người cùng hung cực ác mình đã gieo tạo biết bao nhiêu bất thiện. Cho nên, bây giờ, nếu nói về nợ ác nghiệp thì bà con trong room này kể cả tôi, riêng phần nợ của mình không có núi nào biển nào sánh bằng. Dĩ nhiên trong vô số đời quá khứ mình cũng làm rất nhiều thiện nghiệp, công đức, nhưng dù nhiều bao nhiêu cũng chỉ bằng một phần triệu tội lỗi của mình thôi. Biết đạo mà tâm bất thiện đã nhiều gấp bao nhiêu lần tâm thiện, thử hỏi trong dòng luân hồi thăm thẳm đó mình làm phước được bao nhiêu. Cho và nhận thì ai cũng thích nhận chớ ai khoái cho. Sống ở đời có đấu tranh thì lúc nào mình cũng muốn thắng chớ ai muốn thua. Lúc nào mình cũng muốn giành chớ có lúc nào mình muốn nhường đâu, lúc nào cũng muốn ăn trên ngồi trước. Vì vậy, còn tái sinh là còn đi trả nợ, nhiều hơn lãnh thưởng hay đòi nợ. Câu này phải học thuộc lòng, đọc mỗi ngày và xăm lên trán. Con đường thông minh và an toàn nhất là phải làm sao quán chiếu năm uẩn. Tôi không phải là thiền sư, hay hành giả nhưng không có ngày nào tôi không nhớ đến 2 chuyện: 1/ Tôi phải chết. 2/ Mọi sự là đồ giả. Không phải vì tôi tu hành tinh tấn mà bởi vì tôi rất nhát rất hèn. Tôi sợ cảnh kinh hoàng nhất là thở không được, lúc đó mà lộ cái thất thần, hoảng hốt ra thì quê lắm. Phật tử thấy mình thường thuyết pháp mà bữa nay thấy mình tái mét hoảng hồn, thì quê dữ lắm. Đó là một trong những cái tôi sợ, sợ người ta thấy tôi dỏm, vì vậy giờ tôi phải chuẩn bị trước. Không có gì giấu cho được khi mình hấp hối. Giờ mình đi ra ngoài đường bị ai lụi cho một cái đổ ruột, đường về bệnh viện xa xôi, cấp cứu chưa tới cũng sợ. Lỡ không chịu ra máu mà cứ muốn mửa không cũng đáng sợ. Tôi cố ý nói chớ không phải lạc đề. Mình phải quán chiếu năm uẩn là vì ý do đó. Mình phải chuẩn bị cho một tai nạn kinh hoàng nhất có thể xảy ra.

Hôm nay chúng ta đã học xong chương Rādha. Những kinh tiếp theo: Māra, Vô thường, Khổ, Khổ Tánh, Vô ngã, Tận pháp, Diệt pháp, Tập khởi pháp, Đoạn diệt pháp, Phẩm Sơ Vấn cứ theo đó mà hiểu. Ngày thứ Hai chúng ta sẽ học chương Tương Ưng Kiến, bài kinh Gió. Vì nhiều trục trặc nho nhỏ không đáng mà lớp mình bị gián đoạn một cách rất là đáng tiếc chớ cái đại mộng của tôi là làm sao chúng ta rút ngắn được thời gian để học xong Tương Ưng Bộ này. Vì chúng ta còn những kinh khác. Tôi muốn rút ngắn vì tôi biết cái này mà không ai giảng thì bà con đời nào đụng vào kinh này. Người ta lười đi thì mình nắm tay mình kéo, chỗ nào thông qua được thì mình thông qua. Hai năm mới học xong Tương Ưng Bộ kinh, mai này bà con lỡ không còn duyên nữa, thì cũng nhớ chừng chừng: “Tôi đã từng nghe xong Tương Ưng Bộ kinh với phần chú giải đàng hoàng chớ không phải nghe lời thầy bà bàn tán”.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app