Nội Dung Chính
Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3
Chương 1: Tương Ưng Uẩn
Phẩm Những Gì Được Ăn
‘Khajjaniya’ còn có nghĩa là ‘thực phẩm’ (những gì được ăn).
TẬP KHỞI
Tập khởi là nguyên nhân, chỗ bắt đầu. Có chỗ Đức Phật dạy tập khởi của Sắc uẩn là sự đam mê trong sắc uẩn, có chỗ thì là đoàn thực hay niềm đam mê trong đoàn thực.
Xuất ly (nissaraṇa) nghĩa là sự lìa bỏ. Khi nào có sự nhàm chán, ngay trong tâm trạng nhàm chán thì mình đã lìa bỏ rồi. Khi mình thương thích một người một vật nào đó thì mình tìm cách sở hữu, gần gũi. Nhưng khi đã có lòng chán ghét, chưa có một động thái nào, chỉ mới có tâm trạng thôi, thì đã xuất hiện dấu hiệu của sự chia xa. Ai có gia đình thì biết rõ điều đó. Người VN có câu “đồng sàng dị mộng”, chung giường nhưng mỗi người theo đuổi một giấc mơ riêng; dù chưa ra tòa, chưa ly thân, li dị chưa xé hôn thú nhưng lòng đã không còn nghĩ về nhau nữa; như giữa đôi bên có hố sâu ngăn cách không cách nào lấp được. Năm uẩn cũng vậy, dù mình vẫn còn đi đứng sinh hoạt với nó nhưng mình hiểu quá rõ nó là nguồn khổ gốc của Khổ, ngay trong nhận thức đó thì mình đã có một sự lìa bỏ trong tâm thức, trường hợp đó gọi là ‘sự xuất ly’.
Nguy hiểm (adīnava): mặt trái. Tấm huy chương chỉ có mặt trước, chiếc xe hơi đắt tiền ngó đẹp vậy chớ lật ngược lên thì rất xấu, hoặc mở nắp ca-pô (capot) lên thì thấy dây nhợ chằng chịt đó được gọi là mặt trái của nó; phải tốn xăng, tốn tiền nếu nó hư hao; còn mặt phải của nó là hào nhoáng, sang trọng, tiện nghi. Năm uẩn cũng vậy, khi đang hưởng thụ thì thấy hay, đẹp, ngon, ấm áp mịn màng nhưng mặt trái của nó là sự biến đổi. Bản thân nó luôn trong tình trạng vô thường, và tâm của mình đối với nó cũng trong tình trạng biến đổi, lúc thích, lúc không thích. Nhìn mặt của mình trong gương có lúc mình cũng chán. Tôi hôm nay 46 tuổi, là nam, là ông sư nữa, tôi đâu có màng gì đến ngoại hình nhưng đôi lúc rửa mặt nhìn cái mặt mình thấy chán, nghĩ bụng nếu có nút nào bấm cho mình ra người mới thì tôi cũng bấm rồi. Ngay trong tấm thân này đã trong tình trạng thay đổi liên tục và liên tục.
Bài kinh Các Vị La Hán nội dung cũng y hệt vậy. Bài kinh Sư Tửcó nội dung nói về Tam tướng cũng y như vậy. Các loài vật trong rừng khi nghe tiếng gầm của con sư tử thì bị kinh hoàng, bị sốc như thế nào thì có những vị trời nói riêng, chúng sanh nói chung khi nghe Đức Phật thuyết pháp thì cũng sốc y như vậy. Từ khi có Đức Thế Tôn ra đời và thuyết pháp, thì những gì bị giấu kín, che khuất đều được phơi bày, phanh phui. Ngài phân tích cho mình thấy, tất cả những gì mình thích thú đam mê đều có vấn đề, mà vấn đề lớn nhất của mọi sự ở đời là vô thường. Danh lợi, quyền lực, tình cảm, nhan sắc, sức khỏe hay sinh mạng tất thảy đều có đó rồi mất đó. Mấy hôm nay báo chí khắp nơi đang rầm rộ tin tức một chuyên cơ Đức đâm vào núi, tai nạn đó kéo theo bao nhiêu giấc mộng đời, vùi chôn trong hẻm núi hoang vắng. Nạn nhân là những em học sinh mới mười mấy tuổi, là ca sĩ, bác sĩ… Đọc bài báo tôi nghĩ, những người đó trước khi ra đi, họ có một gia thế như thế nào, một tương lai rạng rỡ như thế nào. Vậy mà, chỉ vì một lý do rất đơn giản là chiếc máy bay đâm vào núi. Còn ông cơ phó có tự tử hay không thì mình không biết. Cuộc đời nay còn mai mất. Có người hỏi tôi vì sao mình cứ đi chùa nghe tới nghe lui chuyện buồn chán như vậy, tôi đã trả lời giống nhau: quả thật đời sống này là vậy, nếu mình sống có nhận thức thì đời sống này sẽ khá hơn. Có sự khác biệt rất lớn giữa những người sống ở đời có nhận thức chín chắn và những người thiếu nhận thức chín chắn. Nếu giàu cách mấy mà thiếu nhận thức chín chắn thì đời sống tất có vấn đề. Sáng nay quí vị nghe tôi nói những điều này thấy không quan trọng, nhưng một lúc nào đó quí vị bị sốc, quí vị mới thấy cần thiết, khi bị bệnh nằm yên một chỗ thì mới thấy sự thân quen, mối quan hệ, những quyền lợi… đều xếp xó hết. Những chúng sinh ở đời khi nghe Phật thuyết pháp họ sốc là vì vậy.
ĐÁNG ĐƯỢC ĂN
Tất cả những gì trong đời sống mà mình thương thích ghét sợ, đều là năm uẩn. Những hồi ức, kỷ niệm về quá khứ, những tưởng tượng hình dung về tương lai, cũng là năm uẩn. Trong bài kinh Đáng Được Ăn, Ngài nhắc lại một lần nữa: những hồi tưởng, ký ức của mình cũng chỉ là năm uẩn. Kể cả trường hợp chúng ta không biết năm uẩn là gì nhưng toàn bộ suy tư của chúng ta cũng chỉ là năm uẩn mà thôi: “3) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có nhớ đến các đời sống ở các kiếp trước, tất cả họ đều nhớ đến năm thủ uẩn hay nhớ đến một trong những uẩn này.”
Những gì ta hồi tưởng về quá khứ, suy diễn về tương lai, đắm đuối chìm sâu trong hiện tại, tất cả đều chỉ là vấn đề của năm uẩn mà thôi. Nỗi nhớ một mùa phượng nào bốn mươi năm về trước ở Đồng Khánh hay Gia Long, Nguyễn Bá Tòng hay Petrus Ký, nỗi nhớ một mùa mưa nào đó ở Dầu Giây, Long Khánh hay Đà Lạt, nỗi nhớ một mùa nắng nào đó ở Nha Trang hay Cam Ranh, một mùa Xuân nào đó ở Đà Nẵng, Huế hay một mùa thu ở Hà Nội… tất cả đều chỉ là quẩn quanh trong năm uẩn. Năm uẩn nào đã xuất hiện và biến mất thì đó là Những gì ta hồi tưởng về quá khứ, suy diễn về tương lai, đắm đuối chìm sâu trong hiện tại, tất cả đều chỉ là vấn đề của năm uẩn mà thôi. Nỗi nhớ một mùa phượng nào bốn mươi năm về trước ở Đồng Khánh hay Gia Long, Nguyễn Bá Tòng hay Petrus Ký, nỗi nhớ một mùa mưa nào đó ở Dầu Giây, Long Khánh hay Đà Lạt, nỗi nhớ một mùa nắng nào đó ở Nha Trang hay Cam Ranh, một mùa Xuân nào đó ở Đà Nẵng, Huế hay một mùa thu ở Hà Nội… tất cả đều chỉ là quẩn quanh trong năm uẩn. Năm uẩn nào đã xuất hiện và biến mất thì đó là năm uẩn quá khứ. Năm uẩn nào đang diễn ra, đang hiện hữu thì đó là . Năm uẩn nào đang diễn ra, đang hiện hữu thì đó là năm uẩn hiện tại. Năm uẩn nào sẽ diễn ra, sắp diễn ra đó là Năm uẩn nào sẽ diễn ra, sắp diễn ra đó là năm uẩn tương lai.
Ở đây ta thấy có những chữ: “ta bị tưởng chinh phục”, “ta bị thức chinh phục”… đó là Đức Phật nói bằng từ ngữ chuyên môn và khái niệm chuyên môn, nhưng đối với một hành giả thì hiểu như thế này: mình bị ám ảnh quá nhiều bởi những vấn đề quá khứ, tất cả những vấn đề đó đều là năm uẩn. Ví dụ mình thích hội họa, âm nhạc là mình đang bị Tưởng chinh phục, bị Thọ chinh phục. Thích du lịch, thích ăn uống… đó là mình đang bị năm uẩn tác động theo chiều tiêu cực. Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ mới có cơ hội nhận diện những điều này, còn những người thất niệm thì không thấy được những điều này. Hãy nhớ rằng mọi thứ đều là do lắp ráp, luôn biến đổi. Cứ tự kỷ ám thị luôn luôn tâm niệm … đó là Đức Phật nói bằng từ ngữ chuyên môn và khái niệm chuyên môn, nhưng đối với một hành giả thì hiểu như thế này: mình bị ám ảnh quá nhiều bởi những vấn đề quá khứ, tất cả những vấn đề đó đều là năm uẩn. Ví dụ mình thích hội họa, âm nhạc là mình đang bị Tưởng chinh phục, bị Thọ chinh phục. Thích du lịch, thích ăn uống… đó là mình đang bị năm uẩn tác động theo chiều tiêu cực. Chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ mới có cơ hội nhận diện những điều này, còn những người thất niệm thì không thấy được những điều này. Hãy nhớ rằng mọi thứ đều là do lắp ráp, luôn biến đổi. Cứ tự kỷ ám thị luôn luôn tâm niệm “Mọi thứ đều là do lắp ráp, mọi thứ do duyên mà có, có rồi phải mất”. Hãy coi câu này như thần chú. Thay vì niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Quan Thế Âm… thì cứ niệm hoài câu đó. Hôm nay mình đọc như con nhồng con vẹt, nhưng cứ nhớ hoài như vậy, lâu ngày thấm hồi nào không hay. Một điều quan trọng là buổi đầu tu tập Tứ Niệm Xứ làm ơn gạt qua một bên những ám ảnh về các tầng thiền tuệ số 3 số 7, quên hết những con số đó đi, đừng cầu đắc gì hết, đừng dùng trí tuệ chia chẻ phân tích, chỉ làm một việc thôi đó là ghi nhận những gì đang xảy ra về thân hay về tâm, Lâu ngày với nền tảng chánh niệm vững chắc sẽ nhận ra được nhiều điều độc đáo, đừng bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ đắc tuệ này tuệ kia. Có hai tâm trạng của người tu thiền: tâm trạng của người ve chai và tâm trạng của người đổ rác. Người ve chai thì nhiều việc lắm, lượm được cái gì cũng là vấn đề; còn người đổ rác thì đơn giản, chỉ niệm một chữ buông. Tu bằng tâm trạng của người đi đổ rác thoải mái hơn, vì mình quyết định cái này phải bỏ.
“32) Này các Tỷ-kheo, đây gọi là vị Tỷ-kheo không tăng trưởng, không giảm thiểu. Sau khi giảm thiểu, vị ấy trú, không từ bỏ, không chấp thủ; sau khi từ bỏ, vị ấy trú, không xa lánh, không thân cận; sau khi xa lánh, vị ấy trú, không phân tán, không huân tập.”
Trong đoạn kinh phía trên thì Ngài từ bỏ xa lánh, nhưng đoạn này Ngài dạy thấy như vậy nhưng vị thánh đệ tử “không tăng trưởng, không giảm thiểu, không xa lánh, không thân cận, không phân tán, không huân tập.” nghĩa là khi hiểu rõ năm uẩn là gì, hành giả không trốn chạy cũng không theo đuổi cái gì ở đời. Chỉ sống trong sự nhận biết và nhận thức. Nhận biết là dùng chánh niệm biết rõ cái gì đang diễn ra. Nhận thức là biết rõ bản chất của những thứ đang diễn ra là gì.
Mình là người có học giáo lý ít nhiều khi vô tu tập thiền quán buổi đầu tiên đừng sợ trí tuệ đi đâu mất. Buổi đầu chỉ dùng chánh niệm, đừng bao giờ bận tâm những con số mình tâm đắc xưa giờ. Phải học giáo lý căn bản rồi sống chánh niệm, không màng gì hết. Đây là nội dung tu học. Có nhiều người nghi ngờ đời sống chánh niệm vì họ nghĩ sao đơn giản quá vậy. Nhưng chỉ bao nhiêu đó thôi, trong kinh Tứ Niệm Xứ Đức Phật dạy đây là con đường duy nhất để thoát khổ, bao nhiêu phiền não xảy ra là do sống thất niệm. (Còn tiếp – Xem bài giảng ngày 07-4-2015)
NGƯỜI KHẤT THỰC (Piṇḍolyasutta)
Trong chú giải kể rằng dòng họ Thích Ca ở Kapilavatthu có một khu vườn toàn những cây Da.
‘Nigrodhārāma’: vườn cây da của dòng Thích Ca
Một lần Đức Thế Tôn cùng đông đảo chư tăng sau một cuộc du hành hoằng pháp đường dài đã về đến khu vườn này để nghỉ ngơi. Theo chú giải, có hàng trăm vị tỳ kheo, đặc biệt là mới tu phải tự dọn dẹp chỗ nằm của mình.
‘Senāsana’: ‘sàng tọa’, ‘chỗ nằm ngồi nói chung’. Có hai nghĩa: ‘Senāsana’: ‘chỗ ở’. ‘Senā’: chỗ nằm, ‘asana’: ‘chỗ ngồi’.
‘Senā’ từ động từ ‘Senāti’: ‘nằm’.
‘Senāsana’ là chữ rất quan trọng. Các tư thế trong cuộc đời của mình chiếm nhiều thời gian nhất là ngồi và nằm. Khi nói nhà mình ở quận huyện nào, số mấy đường gì thì nơi đó là chỗ mình ngồi và nằm nhiều nhất. Vị tỳ kheo ngày xưa khác bây giờ, bây giờ mình có phòng, tịnh thất, có giường, có chăn có nệm. Vị tỳ kheo nguyên thủy thì trú xứ là chỗ nào có thể nằm được, và ngồi thiền là ngồi chỗ nào mình có thể nằm. Chỗ ở trong đời là chỗ nào mình có thể nằm và ngồi. Khái niệm nhà, dinh thự chỉ là khái niệm của thế gian.
Các vị tỳ kheo đi về khu vườn này, đều chỉ là kiếm chỗ cho mình nằm và ngồi. Có vị kiếm chỗ cho mình, rồi giành chỗ cho bạn bè, cho sư huynh, sư đệ, cho thầy tế độ của mình, cho thầy bổn sư, cho vị y chỉ v.v… Việc giành như vậy tạo ra tiếng động ồn ào. Đức Phật hỏi ngài Ānanda: Có tiếng gì như chợ cá vậy? Ngài Ānanda nói do các vị tỳ kheo mới về giành chỗ. Đức Phật nói với ngài Ānanda: Ta hành Ba-la-mật trong bốn A-tăng-kỳ một trăm ngàn đại kiếp không phải vì mục đích vật chất, các tỳ kheo này đi xuất gia cũng không phải mục đích vật chất, vậy mà hôm nay chỉ vì chỗ ngồi, chỗ nằm chỗ ngủ nghỉ qua đêm lại làm cho lớn chuyện như vậy, đây là không nên đối với người đi xuất gia có lý tưởng. Ānanda hãy gọi chúng tỳ kheo lại đây.
Ngài Ānanda đi gọi chư tăng tới gặp Đức Phật và Đức Phật thuyết giảng nhắc nhở chư tăng. Trong chánh tạng kể không rõ bằng chú giải. Khi Đức Thế Tôn có ý sẽ nhắc nhở chư tăng thì Phạm thiên Sahampati – vị đã từng thỉnh Đức Phật đi hoằng pháp – hiện xuống. Thời Đức Phật Ca Diếp vị này là một tỳ kheo tên là Sahaka chứng A-na-hàm, sinh về Phạm cung tên là Sahampati. Lúc đó Bồ tát Thích Ca tên là Jotipāla, xuất gia thuộc lòng Tam tạng và là bạn thân của tỳ kheo Sahaka. Hôm nay khi Phạm thiên Sahampati biết Thế Tôn có ý nhắc nhở chư tăng nên hiện xuống. Lúc chư tỳ kheo đến gặp Đức Phật, Ngài dạy: Sống ở đời mọi người phải có cái nghề để sống, không thể ngồi yên một chỗ để mà sống được. Trong các nghề, nghề gánh phân, đổ rác, lau nhà, buôn bán lớn nhỏ, không có nghề nào tầm thường thấp kém bằng nghề ăn mày hết. Nghề đổ rác hay gánh phân cũng là nghề tự trọng, riêng ăn mày là nghề mạt hạng nhất trong xã hội, ai cũng có quyền phỉ nhổ chà đạp. Vị tỳ kheo dù trước khi đi tu là gì không cần biết, nhưng hôm nay đi xuất gia rồi, mỗi ngày có được miếng ăn là do ôm bình bát đi xin, cũng có nghĩa là mỗi tỳ kheo sống bằng cái nghề (tạm gọi như vậy) thấp kém nhất trong xã hội. Ở đây chắc chưa ai thấy vị sư nào sống bằng hạnh khất thực. Nếu thấy rồi quí vị mới giựt mình. Hạnh khất thực ngó đơn giản nhưng rất khó làm. Mỗi ngày phải đi chân trần, đạp trúng cái gì như phân, bãi đờm, miểng chai, đá sỏi… cũng phải chịu. Chưa kể thức ăn đặt bát không biết gốc gác thế nào. Người đặt bát là muôn người thiên hạ, đồ đi bát khó ăn nhất thế giới, bởi chỉ cần nghĩ đến gốc tích của nó ở đâu mà ra là ngại. Ở Thái Lan, Lào còn đỡ, chớ VN, Campuchia, hay Miến Điện thì rất khó nuốt. Ở đây, Đức Phật nói nghề ăn mày thấp kém nhất là vì vậy, người ta có quyền cho mình bất cứ thứ gì và có quyền bày tỏ bất cứ thái độ nào với mình mà mình không có quyền đòi hỏi hơn. Ngài nói: Vị tỳ kheo đi xuất gia chấp nhận đời sống thấp kém như vậy là vì lòng chỉ cầu giải thoát, chỉ cần không tu học đàng hoàng thì giá trị của một người xuất gia chỉ là một mảnh gỗ dính phân. Quí vị biết, một mảnh gỗ vụn mà còn dính phân nữa thì sao mà xài.
*Bốn tịnh giới.
Vị tỳ kheo phải có bốn tịnh giới:
1 – Giữ tròn các học giới dành cho tỳ kheo gồm 227, tối thiểu cũng là 17 trọng giới (trong đó có 4 giới vi phạm rồi là phải bỏ y, 13 giới còn lại khi vi phạm rồi phải nhờ 21 vị tỳ kheo giải tội cho mình).
2 – Thu thúc lục căn.
3 – Sống bằng chánh mạng.
4 – Quán tưởng thanh tịnh, là suy xét mục đích sử dụng vật chất. Gồm có 3:
4.1. Vô ngã quán.
4.2. Bất tịnh quán.
4.3. Tác dụng quán.
Rất khó để giữ trọn 227 nên tối thiểu tỳ kheo có thể chỉ cần trong sạch 17 trọng giới. Trừ mười bảy trọng giới thì 210 giới còn lại thời nay rất khó giữ. Ví dụ giới không giữ tiền, vàng cây vàng lá hột xoàn, không cất giữ thức ăn qua đêm, y áo dư cũng không được; phòng riêng không được lớn quá kích thước qui định trong Luật; giao tiếp với Phật tử như thế nào, đi đứng ra sao v.v…, rất dễ phạm. Bên Thái Lan và Miến Điện muốn giữ giới phải có ‘người hầu cận’, gọi là Kappiya.Tỳ kheo cầm trái cây nguyên vẹn chưa cắt thì phải có kappiya làm một hành động tượng trưng là gọt vỏ giùm mình hoặc lấy mũi dao cắt tượng trưng; tiền bạc thì phải đưa người khác giữ.
Thu thúc lục căn là không để cho mình vui hay buồn trước những gì mình thấy; luôn sống chánh niệm. Trong kinh có chữ: sumano dumano: nghĩa là ‘buồn vui trong lúc 6 căn làm việc’. Vị tỳ kheo không để cho sumano dumano ảnh hưởng đến mình.
Nuôi mạng thanh tịnh nghĩa là vị tỳ kheo không sống bằng nghề thầy thuốc, thầy bói, thầy cúng, thầy tụng hay bất cứ nghề nghiệp nào của thế gian. Tỳ kheo chỉ có thể sống bằng hai nguồn: một là tu học đàng hoàng rồi nhận sự cúng dường của ai đó tại trú xứ của mình, hai là khất thực từng nhà, đến chỗ của thí chủ thay vì để thí chủ đến chỗ mình. Không có nguồn sống thứ ba bằng một nghề nghiệp nào đó.
Quán tưởng thanh tịnh là quán tưởng ba điều trên mỗi món vật chất mà mình sử dụng:
1. Ta chỉ là bốn đại năm uẩn, và món đồ này cũng chỉ là sắc pháp.
2. Quán tưởng rằng vật này không dơ bẩn nhưng sẽ đáng gớm khi ta chạm vào.
3. Quán tưởng công dụng thiết yếu của món mình sử dụng, món nào cũng chỉ để hỗ trợ đời sống Phạm hạnh, không còn lý do khác.
Mỗi lần ăn uống, sử dụng không quán tưởng như vậy là thiếu nợ thí chủ.
Vô ngã quán là biết rõ y áo này chỉ là bốn đại, bản thân mình cũng chỉ là năm uẩn. Bất tịnh quán là quán khi món ăn này nằm ngoài dĩa sạch sẽ, chạm vào miệng mình là dơ, lá y cũng vậy; nhà cửa cất xong thì mới, khi mình ở vào thì dơ. Quí vị nào mua nhà mới thì khác, còn mua nhà cũ là thấy gớm, vào trong toilet người ta hoặc phòng ngủ là thấy gớm. Chỗ đẹp cách mấy mà có con người đụng chạm vô là dơ.
*Tà tư duy – Chánh tư duy
Tiếp theo Đức Phật dạy chư tăng lìa bỏ tà tư duy. Tiếp theo Đức Phật dạy chư tăng lìa bỏ tà tư duy. Tà tư duy:suy tư bằng tâm tham, tâm sân và ác ý. Tham là thích, sân là bất mãn, ác ý (vihiṃsā) là lòng hại người. Ngài Minh Châu dịch chữ ‘vihiṃsā’ theo Hán tạng là “hại tư duy”, tôi dịch là “ác ý” (Đây là bản quyền của tôi nha). theo Hán tạng là “hại tư duy”, tôi dịch là “ác ý” (Đây là bản quyền của tôi nha). Chánh tư duy là tâm sở vô tham, vô sân, tâm sở Bi. Bi là trắc ẩn, bất nhẫn trước nỗi khổ niềm đau của chúng sinh khác.
*Từ, bi, hỷ, xả.
Từ (mettā) là mong chúng sinh khác được vui.
Bi (karunā) là mong chúng sinh khác đừng bị khổ.
Hỷ (mudīta) là vui khi thấy chúng sinh khác tạo nhân lành hưởng quả vui
Xả (upekkhā) là sự bình thản khi nhớ nghĩ đến nghiệp riêng của mỗi người.
Trước mắt mình là một đứa bé yếu ớt vô tư, dễ bị tấn công, nhưng mình đâu biết đứa bé đó cũng có một chiều dày sinh tử như mình; con kiến cũng có chiều dày quá khứ y hệt như mình, nghiệp thiện ác nhiều vô số kể. Chính cái nghiệp đó sẽ bảo vệ nó hay giết chết nó. Mỗi người có một tổng kho tiền nghiệp có sẵn trong quá khứ. Vì vậy, thương ai thì thương, giúp được thì giúp nhưng khi không làm được gì cho nhau hãy nhớ rằng mỗi cá nhân đã có tiền nghiệp đứng sau lưng. Nhớ như vậy mới được gọi là Xả.
Còn Còn sự vô cảm (aññanupekkhā) không phải là Xả trong tứ vô lượng tâm. Những vị chủ trương dịch sát sẽ dịch là ‘xả vô trí’, ‘xả không trí’, còn tôi căn cứ theo ngôn ngữ hiện hành nên tôi dịch là ‘sự vô cảm’. ‘Aññāna’: thiếu trí tuệ.
Ở đây Đức Phật dạy vị tỳ kheo ngoài Tứ Tịnh Giới thì phải tu tập Chánh Tư Duy, đó là sống bằng tâm sở vô tham, vô sân và tâm bi. Tiếp theo là Ngài dạy vị tỳ kheo phải nhớ tu tập Vô Tướng Định
*Vô tướng định
‘Animittasamādhi’: vô tướng định. Đây là chữ trong chánh tạng. Còn chữ trong chú giải là tu tập Vipassanā.
‘jhānasamādhi’ là thiền Chỉ
‘animittasamādhi’ là thiền Quán
Gọi là ‘vô tướng’ vì trong sự quán chiếu của hành giả, mọi sự được quan sát dưới góc độ rốt ráo nhất. Cái gì cũng chỉ là danh sắc, năm uẩn, không người hay vật gì hết.
Có Giới rồi, có Chánh tư duy rồi, phải có Chánh kiến. Chánh kiến ở đây là trí tuệ về nghiệp lý và về Tam tướng trong danh sắc. Nhờ có chánh kiến này hành giả lìa bỏ được (ba) thường kiến và (ba) đoạn kiến. (Sáu loại tà kiến này bao trùm 62 tà kiến trong kinh Phạm Võng, Trường Bộ Kinh).
Sau khi nghe xong lời nhắc nhở của Đức Phật, tất cả tỳ kheo bị trách mắng đều chứng quả La-Hán cùng với bốn trí Vô ngại giải. Đến đây là hết bài kinh.