Nội Dung Chính
Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3
Chương 1: Tương Ưng Uẩn
Phẩm Những Gì Được Ăn
PĀRILEYYA (tt)
Ôn lại bài kinh Pārileyya một chút.
*Ba thứ trí
1. Ñātapariññā: sự hiểu biết về danh sắc, danh là gì, sắc là gì, do đâu mà có.
2. Tīraṇapariññā: trí biết rõ danh sắc không lìa Tam tướng, Tam tướng chính là danh sắc.
3. Pahānapariññā: sự chấm dứt phiền não, từ nhận thức đó tùy trình độ mà chấm dứt được bao nhiêu, tạm thời hay vĩnh viễn; một phần ba, một nửa hay toàn bộ.
*Danh sắc
Danh sắc là từ chuyên môn của Phật học ám chỉ cho toàn bộ vũ trụ này. Danh là tất cả những gì thuộc về tinh thần, sắc là tất cả những gì thuộc về vật chất. Gọi chung là danh sắc. Nghe đơn giản nhưng nó bao trùm vũ trụ, lấy nó ra thì vũ trụ này không còn gì hết. Cái biết của mình về danh sắc là cái biết vay mượn.
Khi khổ quá mình tìm đến Phật pháp thì trong kinh nói sao mình nghe vậy thôi chứ còn cái thấy đủ để thay đổi con người của mình bằng cách hạn chế hay chấm dứt phiền não thì có lẽ phải xét lại. Nhận thức của mình đối với cuộc đời này nói chung và đối với bản thân mình nói riêng, nhận thức của mình đối với danh sắc bên ngoài hay bên trong chỉ là học cho biết vậy thôi. Người có thể thấm thía được kinh Phật để giảm bớt hoặc trừ diệt phiền não chỉ có hành giả Tứ Niệm Xứ, chớ còn như chỉ học suông trong đây mỗi ngày lẻ trong tuần, hoặc lâu lâu ở đâu có thuyết pháp đến nghe ké một chút thì khó lòng. Chính mình phải sống chánh niệm, đi đứng nằm ngồi biết rõ, cái gì trong tâm xuất hiện biết rõ, tham giận buồn vui thiện, bất thiện biết rõ; triền miên như vậy suốt nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm thì sẽ có một ngày mới ngộ thì ra mình là đồ lắp ráp. Chỉ nghe thôi mà không thực tập thì ngàn tỷ kiếp cũng không đi tới đâu. Đó là lý do vì sao tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần ba thứ trí này. Trong bài kinh Pārileyya này Đức Phật dạy rất rõ điều đó; ở đây Ngài không dùng chữ danh sắc mà dùng khái niệm năm uẩn.
“Đoạn 13-16: Này các Tỷ-kheo, thấy như thế nào thì lậu hoặc mới chấm dứt, đoạn tận lập tức?”.
Kẻ vô văn phàm phu nhìn sắc uẩn như nhìn chính mình tức là nhìn từng ngón tay, từng sợi tóc, nhìn mặt mình trong gương, để ý màu da của mình, nhìn xe cộ, nhà đất như nhìn cái gì đó trực tiếp liên hệ tới mình “đây là tôi”, “đây là của tôi”; nhìn vật chất thì nghĩ như vậy. Còn đối với tất cả những gì thuộc về tinh thần — Thọ (cảm xúc buồn vui, dễ chịu khó chịu), Tưởng (tất cả những kinh nghiệm, kiến thức, hồi ức), Hành (những cái thiện, bất thiện của mình), Thức (cái biết của sáu căn) — một người phàm phu không tu tập học hỏi chánh pháp khi nhìn ngắm những thứ này thì nhìn với góc độ ‘tôi’ và ‘của tôi’. Với nhận thức như vậy thì đời đời không cách nào thoát khổ được.
Ví dụ tại sao mình thích nghe nhạc? Bởi vì những bản nhạc đó lắng đọng, khơi gợi những kỷ niệm, mở ra cho mình những liên tưởng suy diễn mơ mộng nào đó nên mình mới thích tiếng nhạc lời thơ đó, đó là đam mê trong Sắc; mỗi lần mình nghe âm thanh đó mình vui và mình muốn cái vui đó có trở lại, thèm một ly cà phê trong đêm mưa chẳng hạn, nhớ lại cảm xúc đó, như vậy là đam mê trong Danh. Nói chung cả đời mình chỉ đam mê trong Danh và Sắc, Đức Phật dạy một người như vậy thì không thể nào thoát khổ.
Đời sống này chỉ gồm danh và sắc, quá trình tồn tại của chúng chỉ dựa trên luật nhân quả. Danh sắc đời này là quả của tham ái trong danh sắc đời trước. Sáu căn đời này có được từ tham ái trong sáu trần đời trước. Nếu bây giờ tiếp tục thích sáu trần thì tương lai sẽ tiếp tục có sáu căn. Người phước ít thì sáu căn biết toàn cảnh bất toại. Người phước nhiều thì nếm trải sáu cảnh trần như ý, và dù cảnh trần bất toại hay như ý đều là nhân khổ trực tiếp hay gián tiếp.
Sự hiện hữu của mình chỉ là sự hiện hữu của sáu căn cho dù mình là Tổng thống Mỹ, thủ tướng Anh, giáo hoàng, hay ăn mày du đãng… Người có phước nhiều thì sáu căn biết sáu cảnh trần như ý. Chẳng hạn như ông Bill Gates hay Lý Gia Thành của Hongkong, xe họ đi là chiếc xe như ý, máy bay họ đi cũng là máy bay như ý, món họ ăn là món ăn như ý, giày dép, mắt kiếng, đồng hồ… đều như ý. Rồi thì sao? Nói chuyện xa thì chín mươi tuổi cũng không còn biết gì hết, nói chuyện gần thì dù có ngồi trên chiếc xe sang như ý, mặc cái áo như ý, đeo cái đồng hồ như ý thì trong suốt thời gian ngồi xe, mặc áo, đeo đồng hồ sang trọng như ý đó, thời gian hạnh phúc được bao nhiêu phần trăm? Trong khi vì những món đồ đắt tiền này mà phải làm trâu làm ngựa, một đời “vun xới nỗi sầu” để có nó, có nó rồi thì niềm vui do nó đem lại chẳng được nhiêu phần trăm thời gian, đó là những người có phước. Còn những người vô phước thì phải ăn những thứ họ không muốn, phải mặc những thứ không muốn, phải sống trong căn nhà không muốn, phải sống trong đất nước không muốn, phải gặp gỡ những người họ không muốn…, toàn là những điều không muốn.
Do tham ái trong sáu trần mới có sáu căn, và phước nhiều thì sáu căn mới biết cảnh như ý, còn thiếu phước thì sáu căn gặp cảnh bất toại. Do tham ái trong sáu trần mới có sáu căn, và phước nhiều thì sáu căn mới biết cảnh như ý, còn thiếu phước thì sáu căn gặp cảnh bất toại. Muốn tu hành ngon lành thì phải xem lại hạnh phúc và đau khổ là gì. Hạnh phúc là có được cái mình thích, đau khổ là chịu đựng cái mình ghét. Ghét hay thích chỉ là cảm giác nhất thời do ba nhân tạo. Ngài dạy rằng phải thấy rõ Danh là gì, Sắc là gì, thấy rõ Danh ở đâu mà có, Sắc ở đâu mà có. (Danh, Sắc ở đây là Danh uẩn và Sắc uẩn).
Nhân tạo ra sắc uẩn có nhiều cách nói, nhưng ở đây ta thường thấy Đức Phật dạy là đoàn thực, tức thức ăn thức uống. Thọ uẩn tức các cảm xúc (feeling) do 6 xúc mà có. Sáu xúc là sự tiếp cận sáu cảnh trần qua sáu căn. Trong kinh Đức Phật dạy, giả định như có cái chuồng nhốt 6 loài động vật, con cá có khuynh hướng đi tìm về nước, con chim có khuynh hướng bay lên trời, chồn cáo có khuynh hướng tìm về hang, rắn rít đi tìm về đất; khi mở cửa chuồng ra thì con cá đi tìm nước, con chim bay về trời, về những nơi thích hợp của chúng. Sáu căn của chúng ta cũng vậy, luôn có khuynh hướng đi tìm cái gì đó để tiếp cận. Sự tiếp cận đó được gọi là Xúc. Từ chỗ sáu căn tiếp xúc với sáu trần mới có sáu xúc, đó là cảm nhận từ cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp. Từ sáu căn tiếp xúc với sáu trần mới nảy ra cảm xúc, mới nảy ra những cái gọi là kiến thức – Tưởng uẩn. Từ tiếp xúc mới có thiện, có ác – Hành uẩn; và Thức uẩn là cái biết của mắt, của mũi…
Có nhiều cách nói về công phu tu hành. Nói tu tập là giải quyết 6 Thọ cũng đúng, 6 Xúc cũng đúng, 6 Căn cũng đúng, 6 Tưởng cũng đúng, 6 Hành cũng đúng, nói tu Bát Chánh Đạo, Thất Giác Chi, Tứ Niệm Xứ, Tam học đều đúng.
Tu tam học tức là tu giới, định, tuệ. ‘Giới’ nghĩa hẹp là mấy trăm giới của tăng ni, nghĩa rộng là có lòng ngăn tránh tất cả những gì bậy bạ về thân – khẩu – ý. Định là 3 định: Sát na định, cận định và kiên cố định. Tuệ là khả năng ghi nhận hiểu biết phân tích về danh sắc (thấy rõ danh là gì, sắc là gì) và Tam tướng.
Nói tu tập là giải quyết 6 xúc, 6 thọ cũng đúng vì lẽ ra mình đi bar, đi casino đánh bài, đi câu cá, mà mình không đi; mình ngồi trong rừng hoặc trong phòng riêng theo dõi hơi thở; nghĩa là không để cho mắt đi tìm nhãn xúc, tai đi tìm nhĩ xúc; đó là tu xúc. Ngày xưa phải có những thứ ăn nhậu, đàn đúm, tụm năm tụm ba tán gẫu, mình mới vui, mới hoan hỉ; bây giờ những cái đó không còn là niềm vui của mình, mà niềm vui của mình bây giờ là đời sống chánh niệm, đó là tu 6 thọ. Tu về 6 tưởng nghĩa là sao? Không bao giờ 6 căn biết 6 trần mà không có Tưởng, mình biết đây là hình tròn chứ không phải hình vuông, màu xanh chứ không phải màu tím… cái biết này là khía cạnh Tưởng uẩn. Trước giờ mình chạy theo cái mình thích, né cái mình ghét, bây giờ mọi thứ diễn ra mình chỉ quan sát, ví dụ nhìn dòng sông, biết đây là cọng rác trôi sông, biết đây là cùi bắp trôi, biết đây là xác thú chết trôi… mình đứng trên bờ chỉ quan sát mà thôi, đó là tu Hành uẩn. Nói tu tập là giải quyết 6 thọ cũng đúng, giải quyết 6 xúc cũng đúng, giải quyết 6 căn, 6 tưởng, 6 hành hay 6 tư cũng đúng. Tưtức là 6 tâm sở tư (tư trong lúc nhìn, lúc nghe, lúc ngửi…).
Đức Phật dạy, toàn bộ đời sống này chỉ là danh và sắc, toàn bộ đời sống này chỉ là quá trình ghép nối của nhân và quả, toàn bộ đời sống này chỉ là sự hiện hữu của Tam tướng. Ngài dạy phải nhìn ngắm năm uẩn qua khía cạnh nhân quả, qua khía cạnh Tam tướng như vậy đó, nhìn rõ thấy rõ Sắclà gì, Thọ Tưởng Hành Thức là gì, duyên khởi của nó là gì. Nói chung lại là phải thấy rõ năm uẩn là gì, từ đâu có và đều nằm trong Tam tướng, thấy được như vậy mới có thể chấm dứt phiền não.
Khi nào tôi giải thích Tư, Thọ, Xúc, Tưởng thì bà con làm ơn nhớ kỹ, bởi vì kiến thức này các vị sẽ xài hoài trong các bài kinh sắp tới và trong toàn bộ cuộc đời tu tập của mình. Phật pháp không phải là cái biết mình được thì tốt mà Phật pháp là điều mình phải biết, vì chính cái biết Phật pháp thay đổi nhận thức của mình trong đời sống. Chữ ‘nhận thức’ này quan trọng lắm, dù cho ngồi trên đống kim cương mà nhận thức nghèo nàn thì đống kim cương kia không có khả năng đem đến cho mình sự an lạc và an tâm khi đối diện với cái chết. Sáng nay trước khi vào giảng, tôi có liếc sơ thời sự, toàn là tin buồn. Cô Lương Tịnh Văn, MC của đài truyền hình Hongkong mới tự tử, còn trẻ măng. Cổ bị stress, sốc gì đó mà đốt than trong phòng để chết. Quí vị sẽ thắc mắc tại sao tôi coi những cái này, tôi chủ trương sống trong thời đại này mỗi ngày mình liếc mắt một chút để biết về chính trị, thời sự, văn hóa, để có khái niệm mình đang sống ở đâu và thế giới đang đi về đâu, nhưng quan trọng là từ góc độ một người học Phật pháp, những tin tức đó hun đúc trưởng dưỡng những nhận thức của mình về cuộc đời. Mỗi ngày mình dành một ít thời gian để đọc, sống mà mù tịt là không được. Có những vị cực đoan cho rằng tôi tu hành, tôi không cần biết…, đó là với điều kiện anh phải cắt đứt 100% quan hệ với thế giới xung quanh, chớ còn ở ngoài này, còn phải đi xe lửa, xe bus, còn nấu ăn, còn tiếp xúc người này người kia thì một ngày phải dành vài phút theo dõi thời sự, chớ không mình đang sống năm 2015 mà trong đầu toàn những chuyện năm 1961 thì mệt lắm.
TRĂNG RẰM
Sớ giải nói mỗi bài kinh trong Phẩm Những Gì Đáng Được Ăn này sau khi kết thúc đều có năm trăm tỳ kheo chứng quả La-Hán. này sau khi kết thúc đều có năm trăm tỳ kheo chứng quả La-Hán. “Imassa ca pana vaggassa ekekasmiṃ sutte pañcasatā pañcasatābhikkhū arahattaṃ pattāti”: Trong bhikkhū arahattaṃ pattāti”: Trong mỗi mỗi bài kinh của phẩm này có bài kinh của phẩm này có năm trăm tỳ kheo chứng La-Hán. (Nhắc lại hai lần chữ ‘pañcasatā’, ‘ekekasmin’).
Sau khi Ngài giảng xong bài kinh Trăng Rằm này thì cũng có 500 vị tỳ kheo chứng quả La-Hán. Thời Đức Phật, việc chư tăng chứng quả là bình thường. Có người hỏi tôi tại sao dễ đắc như vậy. Tôi trả lời có rất nhiều lý do:
– Người có duyên gặp Phật trực tiếp là đã tu quá nhiều kiếp, lại xuất gia bên cạnh Ngài, được gặp gỡ lắng nghe âm thanh, nhìn ngắm hảo tướng của Ngài mỗi ngày, họ như vậy đâu phải là người tầm thường.
– Đức Thế Tôn thấy rõ mỗi căn cơ sở tánh của từng người trước mặt Ngài, biết họ phải được nghe cái gì. Như vậy phước của họ đâu phải nhỏ. Người nào được nghe Ngài dạy là phước của họ lớn lắm. Chẳng hạn với những người ngồi trước mặt, Ngài biết rõ đều phải nói về năm uẩn, nhưng có trường hợp với 500 vị ngồi trước mặt Ngài dùng một cách nói là xong, và có trường hợp trong 500 vị này lại lọt ra có bốn vị cũng có căn duyên đắc quả bằng đề tài năm uẩn, nhưng đối với bốn vị này Ngài còn cách nói riêng. Cũng hoa hồng, thược dược, cẩm chướng, glaieul nhưng khi được chưng trong bình như thế nào, bằng chất liệu gì, mới hay cũ, phối với lá gì, nhìn thấy chúng trong hoàn cảnh nào, mỗi trường hợp như vậy bình hoa đó đem lại cho mình cảm xúc khác nhau. Cũng là năm uẩn, nhưng ở mỗi người, Đức Phật có cách nói khác một chút trong điều kiện đặc biệt nào đó. Có vị sau cơn mưa thì họ nghe pháp thấy thoải mái hơn. Có vị thấy trăng rằm treo đầu núi, trăng xuyên rừng cây, gió thổi mơn man, trong bối cảnh đó họ mau đắc hơn. Trong bối cảnh đó, những hình ảnh ví dụ của Đức Phật, cộng với tình trạng tâm sinh lý, cảm xúc của họ sẽ cho họ bối cảnh tâm lý thích hợp. Đây là những điều mình nên ghi nhận để hiểu rằng vì sao có lúc mình tu tập Tứ Niệm Xứ mà chánh niệm không tập trung, có lúc mình chánh niệm mà không an lạc. Khi đó mình phải rà soát xem mình đang có trục trặc cái gì về sức khỏe, phòng ốc, nhiệt độ, mùi vị, âm thanh, ánh sáng… hay không. Có khi mình tu mà bực quá và tìm ra lý do rất đơn giản, đi tắm là khỏe.
“3) Rồi có Tỷ-kheo, từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay hướng đến Thế Tôn và bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, con muốn hỏi Thế Tôn một vấn đề, nếu Thế Tôn cho phép, và trả lời câu hỏi của con.
— Này Tỷ-kheo, hãy ngồi tại chỗ và hỏi theo ý Ông muốn.”
Sớ giải nói rằng, vị tỳ kheo này là sư phụ của 500 vị tỳ kheo khác cũng đang có mặt trong pháp hội. Trong Sớ giải nói một điều rất thú vị:
Ācariye pana ṭhitake pucchante sace te bhikkhū nisīdanti, satthari gāravaṃ kataṃ hoti, ācariye agāravaṃ. Sace uṭṭhahanti, ācariye gāravaṃ kataṃ hoti, satthari agāravaṃ. Iti nesaṃ cittaṃ anekaggaṃ bhavissati, desanaṃ sampaṭicchituṃ na sakkhissanti. Tasmiṃ pana nisīditvā pucchante tesaṃ cittaṃ ekaggaṃ bhavissati, desanaṃ sampaṭicchituṃ sakkhissantīti ñatvā bhagavā evamāha.
Vị này đứng trước mặt Thế Tôn hỏi pháp. Nếu sư phụ đứng hỏi pháp mà học trò vẫn tiếp tục ngồi thì các vị đó có lòng tôn kính Đức Phật nhưng lại thất kính đối với sư phụ của mình. Nếu sư phụ đứng mà mình cũng đứng theo thì mình bày tỏ lòng tôn kính đối với sư phụ của mình nhưng lại bất kính với Đức Phật vì trước mặt Bậc Đạo sư mà mình cứ theo sư phụ. Nếu mình ở vào hoàn cảnh bất kính nơi Đức Phật hay bất kính nơi sư phụ thì tâm của mình không tập trung được, mà nếu không tập trung được thì không có khả năng tiếp thu được pháp thoại.
Đức Phật thấy rõ sự hoang mang nhấp nhổm của năm trăm vị tỳ kheo nên Ngài mới nói: Này Tỷ-kheo, hãy ngồi tại chỗ và muốn gì thì cứ hỏi.
Có đọc những điều này mới thấy chú giải là quan trọng, có đoạn nhỏ xíu như vậy nhưng chú giải nói cho mình biết những chuyện mình không thể ngờ được.
* Năm thủ uẩn
“Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, ngồi tại chỗ ngồi của mình và bạch Thế Tôn:
— Bạch Thế Tôn, có phải có năm thủ uẩn này: tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn?
— Này Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn… thức thủ uẩn.”
Trong kinh nói vị này hỏi không phải vì không biết. Thời đó không có chữ viết, toàn bộ những gì gọi là giáo lý Phật pháp, chư tăng ni Phật tử học hỏi biết được đều nhờ bằng tai. Mình thì bữa nay có sách in, có internet. Tại sao có 500 đệ tử ở đó mà vị này lại đi hỏi câu rất căn bản như vậy? Bởi vì, câu mở đầu tuy đơn giản nhưng mục đích của vị này là để hiểu sâu vô một số vấn đề và để cho các đệ tử được nghe những vấn đề mà vị này nghi ngờ là đệ tử mình chưa thông.
Trước hết, vị này hỏi có phải năm uẩn còn được gọi là năm thủ uẩn hay không. Sở dĩ được gọi là Trước hết, vị này hỏi có phải năm uẩn còn được gọi là năm thủ uẩn hay không. Sở dĩ được gọi là năm thủ uẩnbởi vì nhắm đến trường hợp năm uẩn bị ghi nhận, bị nhìn ngắm, bị quan sát từ góc độ chấp thủ; trong trường hợp đó thì được gọi là bởi vì nhắm đến trường hợp năm uẩn bị ghi nhận, bị nhìn ngắm, bị quan sát từ góc độ chấp thủ; trong trường hợp đó thì được gọi là năm thủ uẩn. Ví dụ, cũng món ăn đó mà mình gọi là món ‘khoái khẩu’ bởi món đó là món ruột của mình, hoặc con gái cưng thì gọi là ‘con gái rượu’.
Tiếp đó vị này hỏi, năm uẩn lấy gì làm căn bản, ở đâu mà có, tồn tại dựa vào cái gì. Đức Phật dạy: Năm uẩn lấy dục làm gốc, dục ở đây chính là tham ái.
‘Chandamulaka’: lấy dục làm gốc.
‘Tanhachandamulaka’: dục ở đây chính là tham ái
Do đời trước thích thú trong sáu trần nên ta mới có sáu căn đời này. Do đam mê trong năm uẩn đời trước nên đời này ta mới có năm uẩn. Phạm thiên Vô tưởng chán danh uẩn nên chỉ có sắc uẩn, dù tạm thời trong 500 đại kiếp. Phạm thiên cõi Vô sắc chán sắc uẩn nên chỉ có bốn danh uẩn, dù chỉ tạm thời trong vài chục ngàn đại kiếp. Bậc thánh Sơ quả nhàm chán tất cả danh sắc nhưng chưa rốt ráo nên còn tái sinh thêm tối đa bảy kiếp. Bậc A-na-hàm nhàm chán tuyệt đối năm dục nên vĩnh viễn không trở lui cõi Dục giới và sau đó viên tịch từ cõi Phạm thiên. Bậc A-la-hán nhàm chán năm uẩn một cách triệt để nên sau khi tắt hơi không còn tái sinh. Như vậy năm uẩn lấy tham ái làm căn bản.
Rõ ràng cái thích của mình có vai trò quyết định trong cảnh giới tái sinh của mình. Vì vậy tu Tứ Niệm Xứ sống chánh niệm là hạn chế tối đa những cái thích. Khi sống thất niệm, phiền não tha hồ xuất hiện, nên chỗ đi về cũng rất bất trắc, bao la. Dĩ nhiên, đơn vị gốc vẫn là bốn cõi đọa. Khi sống chánh niệm thì không chìm sâu trong sáu trần, nếu đủ duyên thì chứng quả, còn không đủ duyên thì chỗ đi cũng đàng hoàng, đó là lý do mình tu Tứ Niệm Xứ.
Đoạn 6, vị tỳ kheo hỏi: “Bạch Thế Tôn, sự chấp thủ đó là năm thủ uẩn ấy hay nằm ngoài năm uẩn?” Đức Phật không trả lời là trong hay ngoài mà Ngài dạy khi nào tham ái (đam mê) có mặt thì khi đó sự chấp thủ có mặt.
Sắc uẩn là thân xác này. Thọ uẩn là Tâm sở thọ. Tưởng uẩn là Tâm sở tưởng. Hành uẩn là các tâm sở thiện ác. Thức uẩn là cái biết của sáu thức. Như vậy, khi ta đam mê hay bất mãn trong cái gì đó thuộc tinh thần hay vật chất cũng có nghĩa là ta đang đam mê trong năm uẩn. Sự đam mê đó là Tâm sở tham trong Hành uẩn. Vì vậy khi vị tỳ kheo hỏi câu hỏi trên thì Đức Phật không trả lời trong hay ngoài. Giống như hỏi lửa nằm ở đâu trong hộp quẹt. Ta phải nói lửa không ở đâu hết, nó chỉ có khi duyên hội. Điều kiện hội đủ thì gọi là duyên hội. Chữ này rất là đẹp. Khi duyên hội thì cái này cái kia có mặt. Vũ trụ này là chỗ duyên hội cho mọi hiện tượng. Vì đâu có chồi non, vì đâu có lá vàng? Lá trúc vàng đâu phải bởi mùa thu, đốt lửa gần cái cây thì lá cũng vàng vậy.
Đoạn 7, “Tỷ-kheo ấy hỏi Thế Tôn một câu hỏi khác: Bạch Thế Tôn, trong năm thủ uẩn, có sự sai khác về dục và tham?”. Đức Phật trả lời: Có sự khác nhau trong niềm đam mê năm uẩn. Lúc thì ta thích cảnh vật chất, lúc thì ta thích cảnh trừu tượng. Tùy trình độ, tùy phước nghiệp, tùy hoàn cảnh mà sự ham thích khác nhau. Có lúc ta thích nghe, có lúc ta thích nhìn, có lúc ta thích ngửi. Bước vào nhà bếp là lưỡi làm việc; vào nhà tắm thường là mũi làm việc (mỹ phẩm, nước hoa); vào phòng ngủ phải êm, ấm; lên xe xịn thì sắc (sang, sạch, đẹp), thinh (đóng cửa kiếng, âm thanh lặng ngắt), khí (mùi thơm), xúc (ngồi êm và ấm, mát)… Có người thích sống nhiều về tinh thần, có kẻ nặng về vật chất, đó là sự khác nhau trong tham dục. Càng tu tập thì đối tượng ưa thích càng giảm, không ‘ăn tạp’ (thích đủ thứ) nữa, nhờ vậy ít bệnh. Mỗi thứ ta thích đều kéo theo vô số hệ lụy, bớt thích thì bớt hệ lụy. Tôi không phải hành giả cũng không phải thiền sư nhưng tôi có niềm an lạc đó là có khả năng sống một mình, chìm sâu trong thế giới của tôi, tôi rất ngại cảnh tụ năm tụ ba, tôi sợ đám đông, thấy có thêm là có hệ lụy. Bà Gotami hỏi Đức Phật: Bạch Thế Tôn nếu mai này Thế Tôn không còn nữa, ai cũng nhận lời họ nói ra là lời Phật thì chúng con dựa vào đâu để xác định đó là lời dạy của Thế Tôn? Đức Phật dạy, có tám tiêu chuẩn người đời sau có thể xác định có phải lời Phật hay không: pháp môn nào càng đi theo càng được an lạc, càng hành trì càng nhàm chán đám đông, càng hành trì càng trở thành người dễ nuôi (thích nghi trong mọi hoàn cảnh). Đức Phật dạy, có tám tiêu chuẩn người đời sau có thể xác định có phải lời Phật hay không: pháp môn nào càng đi theo càng được an lạc, càng hành trì càng nhàm chán đám đông, càng hành trì càng trở thành người dễ nuôi (thích nghi trong mọi hoàn cảnh). “Người giàu nhất không phải là người có tất cả mà là người có khả năng thích nghi tất cả”.
Đoạn 7. “Dưới hình thức nào, bạch Thế Tôn, có định nghĩa về uẩn của các uẩn?” Nghĩa là: Dựa vào đâu nói về các uẩn? Nhìn vào thời điểm xuất hiện của năm uẩn mà Ngài nói về năm uẩn. Uẩn quá khứ là những gì đã có rồi mất. Uẩn vị lai là những gì sẽ có, chưa có. Uẩn hiện tại là những gì đang có, đang diễn ra, đang tồn tại. Qua cách nói này Ngài nhấn mạnh khía cạnh vô thường của năm uẩn. Toàn bộ thế giới này chỉ là cái gì đó có rồi mất. Hôm qua từng được xem là hôm nay, nhưng nay đã là dĩ vãng. Hôm nay rồi sẽ bị gọi là hôm qua, ngày mai rồi cũng sẽ bị gọi là hôm trước.
Đức Phật nói đến năm uẩn qua khía cạnh ba thời là Ngài nói đến dòng chảy phũ phàng và khốc liệt của danh sắc. Khoa học cũng phân tích về vũ trụ, về con người, Phật pháp cũng phân tích về vũ trụ và con người nhưng là cách phân tích cho người muốn lìa bỏ, muốn ra đi.
Đoạn 9. Vị tỳ kheo hỏi: Bạch Thế Tôn, dựa vào đâu mà gọi là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn? Đức Phật dạy: Dựa vào bốn đại mà gọi là Sắc uẩn. Dựa vào sáu xúc mà có Thọ uẩn. Từ xúc mà có Tưởng uẩn, Hành uẩn. Từ sự cộng hưởng của danh sắc mà có Thức uẩn, như có mắt và cảnh sắc mới có nhãn thức.
Bài kinh này phải giảng ba trăm lần mới đã. Bây giờ tám giờ rồi, thợ tới rồi. Nhà tôi bữa nay có một chuyện rất thú vị, có vị hòa thượng từ bên Tây đi qua. Hồi tối ngài ghé đây cũng khuya rồi. Hồi tối tôi thấy kiểu này không xong rồi, nghĩ là sáng dậy sớm không nổi, tôi xin bà con ngủ thêm tiếng nữa. Trước khi tôi vô giảng tôi phải chuẩn bị thức ăn cho ngài. Nói nhỏ nhỏ vậy chớ tôi có chuẩn bị gì đâu, tôi lấy cơm bỏ vô nồi nấu nước sôi thành cháo, làm miếng cải mặn ăn cháo, chớ giờ này ai ngồi canh nồi cháo. Cho nên phải ngưng ở đây để lo sáng cho ngài, bài kinh này hay vô cùng, giảng sơ sơ uổng dữ lắm, hẹn các vị ngày thứ Bảy, tôi hứa tôi sẽ đi hết chương này. Bữa ăn quá nhiều món mà mình cứ làm vài đũa thì không thưởng thức được. Bài kinh này mà học sơ sài, thì trên có lỗi với Phật, dưới có lỗi với bản thân. Người sống quá nhiều lỗi thì không xài được.