Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 2 

Chương 1: Tương Ưng Nhân Duyên

Phẩm Phật Đà

THUYẾT PHÁP (Paṭiccasamuppādasutta), PHÂN BIỆT (Vibhaṅgasutta)

Sáng nay mình học chương Nhân Duyên. Quí vị cho tôi nói câu này hơi khó nghe là có lẽ mình nên có cuốn Triết Học A-tỳ-đàm chúng tôi mới vừa in cách đây không lâu. Trong đó có một chương nói về giáo lý Duyên khởi tôi cho là có thể được xem là tài liệu tương đối dễ đọc. Dĩ nhiên cho đến hôm nay chúng ta có rất nhiều tài liệu tham khảo nhưng ở đây chúng tôi chỉ nhắc cuốn đó vì lý do đơn giản là nội dung của nó tương đối mềm, không đến nỗi khô khan, không quá sâu hay quá rộng, sách trình bày một cách khá dễ hiểu cho đại chúng không chuyên. Cũng nói thiệt luôn là quyển đó chúng tôi in và chỉ riêng phát hành ở Mỹ hiện giờ đã đủ lấy lại vốn để tiếp tục in những cuốn khác rồi. Còn trong nước phát hành nếu chính tay chúng tôi trao cho các vị Phật tử thì không lấy tiền nữa. Nhưng khổ một chỗ chính vì không phải tự tay mình đưa nên có nhiều người không cần họ vẫn lấy, trong khi có những người cần mà không có. Đây là lý do chúng tôi rất băn khoăn. Nếu thông báo cho không thì sẽ có nhiều người không cần cũng ngứa tay lấy, lấy về lót nồi. Lót nồi thì đỡ, lót ngồi mới thảm. Cuối cùng thì chúng tôi hội ý một số vị thân cận thì họ nói cứ phải sòng phẳng thôi. Nếu người không cần mà vẫn lấy thì mình không đủ sách để cho, còn những người nào xứng đáng có mà có nghèo thì chẳng thà họ cắn răng bỏ tiền ra ít có đau hơn là mình cho không mà người ta đem về lót nồi hoặc lót ngồi, trường hợp đó tôi biết rất là nhiều. Ở bên Tampa có rất nhiều chùa, nhiều cư sĩ, tu sĩ in sách xong rồi phát tâm bồ đề gởi cho các chùa, mỗi chùa vài thùng. Tôi về chùa thấy chất cả núi, hết chùa này đến chùa khác, nhìn mà chạnh lòng. Ấn tống thì tốt, nhưng người ta không cần mà mình cứ cho thì tiền đâu mà chịu nổi, thảm nhất đó là kinh, in rồi thả trôi nổi trong nhân gian thì đau lòng quá đi. Các vị hỏi sao tôi không đưa lên mạng free. Cũng có lý do, chúng tôi cũng cần tiền để sinh hoạt chứ, chúng tôi không có chùa, tôi chủ trương đi theo con đường của các vị sư Tây Phương, họ sống trong apartment nhỏ ở London hay Paris gì đó, rồi viết sách, in sách. Chúng ta cũng biết HT Thích Nhất Hạnh ở Làng Mai có một lượng sách rất là lớn. Khi chúng tôi về Berlin, vô trong mấy nhà sách thấy sách bằng tiếng Đức riêng của HT Nhất Hạnh cả sải tay lận. Kinh Phật trong mấy nhà sách lớn của Đức, của Thụy Sĩ rất nhiều, đó cũng là điều đáng khích lệ. Chưa kể của Pāḷi Text Society London, sách của họ in ra rất đắt tiền, cuốn rất là mỏng khoảng chừng gần hai trăm trang nhưng họ sẵn sàng cho cái giá tới ba bốn chục đô la. Tôi thấy hơi ác nhưng ngẫm lại cũng đúng, bởi vì họ cần kinh phí để sử dụng chuyện khác, chẳng hạn để giải quyết vấn đề nhân sự. Khi cần đến tiền thì họ bắt buộc phải có ngân quỹ, không thể ngửa tay xin người ta hoài. Nói gì thì nói, bán sách vẫn không kỳ bằng ngửa tay đi xin, quyên hoài kỳ lắm. Tôi là tu sĩ mà mỗi lần thấy người ta quyên tiền tôi khó chịu lắm. Dĩ nhiên quí vị có quyền nghĩ tôi như thế nào đó mà khó chịu thì tùy, riêng bản thân tôi, tôi thấy chuyện đó phản cảm lắm. Tôi nghĩ thôi thà bán sách vẫn tốt hơn. Nãy giờ xin lạc đề một chút. Có lẽ quí vị nên có cuốn đó, đỡ cực cho quí vị mà cũng đỡ cực cho tôi. Chẳng hạn như sáng nay chúng ta học về phẩm Nhân Duyên, cái này mà nói tới nơi tới chốn thì tôi chỉ có thể nói một điều: chỉ có vị Chánh Đẳng Chánh Giác mới hiểu tới nơi tới chốn lý Duyên khởi thôi. Nghĩa là Ngài tự mình hiểu lý Duyên khởi đủ để thành Phật, đồng thời hiểu đủ để thuyết giảng trình bày phân tích vô số cách cho vô số căn cơ khác nhau. Điểm này là Thanh văn làm không nổi. Thí dụ, chúng ta biết giáo lý Duyên khởi nói về dòng sanh tử của mình được bắt đầu như thế nào, công thức nổi tiếng nhất thường gặp nhất đó là: Do vô minh trong Tứ đế nên mới dẫn đến ba hướng sống gọi là ba hành, vô minh duyên hành từ hành dẫn đến thức (là thức tái tục), thức duyên danh sắc (là danh sắc thời tái tục), từ danh sắc tái tục đó mới tạo ra lục nhập (là 6 căn), từ sáu căn đó mới duyên cho xúc, xúc duyên thọ v.v… Đây là công thức rất nổi tiếng mà nhiều người hiểu lầm cứ hình dung đó là một đường thẳng. Vậy là kẹt lắm. Để rõ vấn đề này chúng ta chỉ còn có một cách là tham khảo thêm, chớ nói về giáo lý Duyên khởi trong khuôn khổ một buổi giảng như thế này thì phải nói là tôi nói từ đây trở đi đúng 12 tháng lòng tôi cũng chưa thấy thỏa mãn nữa. Nhưng như vậy thì chết rồi, không lẽ nguyên một lớp học chỉ lấy tên là giáo lý Duyên khởi sao. Vì vậy tôi chỉ trình bày một phần thôi, một phần quí vị về đọc thêm. Trước mắt giới thiệu quyển nào thì chúng tôi chịu trách nhiệm quyển đó, đó là quyển Triết Học A-tỳ-đàm của PG Truyền Thống – TK Giác Nguyên, tập một nói về A-tỳ-đàm sơ học, tập hai nói về nghiệp lý và vấn đề tái sanh của PGNT và trong đó có một chương nói về sự phát triển của PG hậu thời thông qua sự phát triển của giáo lý A-tỳ-đàm qua các Bộ phái. Tôi nghĩ bà con nên có quyển đó.

Theo chú giải, trên đời này có bốn hạng chúng sanh:

1- 1- Ugghaṭitaññūnghe qua một câu đã chứng đạo. ‘Ñu’ là người hiểu biết, chỉ nghe một câu là chứng, như ngài Xá Lợi Phất.

2- 2- Vipañcitaññūnghe giải thích rộng rãi mới chứng đạo.

3- 3- Neyyophải được hướng dẫn cặn kẽ rồi nỗ lực qua năm dài tháng rộng mới chứng đạo.

4- 4- Padaparamotối đa chỉ có thể trở thành người uyên bác về lý thuyết, không thể chứng đạo.

Trong phẩm Nhân Duyên này bắt đầu bằng hai bài kinh, bài đầu tiên rất ngắn gọn: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ nói cho các Ông về lý Duyên khởi. Hãy lắng nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ giảng… Này các Tỷ-kheo, thế nào là lý Duyên khởi? Này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; …như vậy gọi là tập khởi”. Chỉ nói như vậy mà các tỷ kheo nghe xong bài kinh này đều đắc quả A-la-hán hết. Theo chú giải, bài kinh đầu tiên này (có tựa đề Thuyết Pháp) được giảng có các vị tỷ kheo thuộc hạng thứ nhất – các vị tỷ kheo hạng tốc trí (Ugghatitaññu). Bài kinh thứ hai (tựa đề Phân Biệt) dành cho các vị tỷ kheo chậm hơn một chút (Vipañcitaññu).

Hạng Neyyo phải được hướng dẫn cặn kẽ, thí dụ cho họ xuất gia, dạy họ đắp y, mang bát, đi đứng sinh hoạt thế nào cho phải phép hợp luật, hướng dẫn họ cách sống hạnh đầu đà, vô rừng sâu núi thẳm nghĩa địa tha ma, sống ly dục tri túc, từ bỏ quan hệ mật thiết với cư sĩ, không đi sớm về khuya v.v… Thậm chí trong kinh kể có những vị tỷ kheo tinh tấn đến mức những đêm tối mùa đông họ xuống dòng suối ngâm nửa người dưới nước, còn nửa trên thì lấy cỏ khô nhúng nước đội trên đầu cho khỏi buồn ngủ để hành thiền. Có vị tinh tấn như vậy suốt 12 năm mới chứng quả A-la-hán. Có nhiều chuyện chỉ nghe nói mình không thấy khổ chứ hạnh khất thực của chư tăng khổ đoạn trường. Đồ khất thực, mình đâu có biết người ta cho mình ăn đồ dơ hay sạch. Mỗi nhà có cách bảo quản thức ăn riêng, có nhà thì gián chuột nhiều nhưng họ đậy sơ sài, tới giờ mình đi ngang họ múc ra để vô bát. Chưa kể trong nhà có trẻ con, có người già, người lẫn, họ vọc hay làm dơ mình đâu biết. Chủ nhà cứ múc mang ra để bát cho mình ăn, đồ nguội lạnh tanh hôi ê, nước cốt dừa dầu mỡ tùm lum hết, những thứ đó hàng xuất gia phải chịu, phải ráng mà ăn, phải nuốt. Trong chú giải nói bữa ăn đầu tiên trong đời xuất gia của Bồ tát Tất Đạt, khi Ngài nhận bát thức ăn Ngài ngồi nhìn mà nghe lạnh xương sống. Không dùng muỗng nĩa mà dùng tay. Trộn tất cả các thứ lại, vo tròn một miếng, vừa để vào miệng là Ngài muốn mửa rồi. Ngài không quen nhưng phải ráng nuốt. Nếu tu đúng theo hạnh xuất gia nguyên thủy thì không phải là chuyện giỡn. Nói ra cái này sốc dữ lắm nè, nếu mà tu đúng theo PGNT, chỉ cần bây giờ cấm không cho giữ tiền, cấm không cho tiếp xúc thoải mái với cư sĩ thì số lượng tăng chúng sẽ giảm còn một phần mười thôi. Nghĩa là bây giờ anh cạo đầu rồi anh phải ôm bát, anh không được quyền nhận tiền, không được quyền sở hữu tài sản cá nhân, không được quyền tiếp xúc cư sĩ thoải mái, không có vụ học trò đệ tử bạn bè thân quen hỗ trợ cá nhân v.v… thì tăng chúng trên toàn cầu chỉ còn một phần mười thôi. Tôi nhấn mạnh chỗ này vì tôi đang giảng về hạng Neyyo, hạng này phải được hướng dẫn cặn kẽ là vậy.

Hạng thứ tư (Padaparamo) gồm hai trường hợp: Không đủ phước duyên hoặc có đại nguyện chi đó (‘pada’: ‘từ chương’, ‘chữ nghĩa’; ‘paramo’: ‘tối đa’. ‘Padaparamo’: hạng này tối đa là ở mức lý thuyết, mọt sách thôi). Thí dụ như đạo sĩ Sarada tiền thân ngài Xá Lợi Phất, hoặc đạo sĩ Sumedha tiền thân Bồ tát. Cả hai vị đạo sĩ này lúc gặp Phật quá khứ đều có khả năng chứng quả La-Hán hết nhưng vì có đại nguyện riêng, một vị nguyện trở thành Chánh Đẳng Giác, một vị nguyện trở thành Đệ nhất trí tuệ nên tối đa cũng chỉ là về mặt lý thuyết thôi không thể chứng đạo được. Trong khi hạng thứ hai không chứng không phải vì đại nguyện mà vì không đủ phước duyên. Hạng thứ tư thì không đủ phước duyên hoặc có đại nguyện.

Do không biết Tứ đế là gì nên kẻ phàm phu tùy sức chọn một trong ba hướng sống, gọi theo từ chuyên môn là ba hành. Ba hành ở đây có nhiều cách nói. Trong chánh kinh có hai cách giải thích:

1- Thân hành, khẩu hành, ý hành.

2- Phi phúc hành (ác nghiệp), phúc hành (thiện Dục giới và Sắc giới), bất động hành (thiện Vô sắc giới).

Ôn lại Ôn lại Vô minh trong Tứ đế:

– – Vô minh trong khổ đế là không biết hiện hữu là khổ

– – Vô minh trong tập đế là không biết mọi ham thích là nguồn khổ

– – Vô minh trong diệt đế là không biết có một cứu cánh chấm dứt khổ đế (Vô dư Niết bàn) và chấm dứt tập đế (Hữu dư Niết bàn)

– – Vô minh trong đạo đế là không biết lý tưởng Bát Chánh Đạo là con đường dứt khổ.

Các vị có để ý là tôi ghi là “Các vị có để ý là tôi ghi là “lý tưởng Bát Chánh Đạo”chớ không phải Bát Chánh Đạo. Tại sao tôi không gọi là Bát Chánh Đạo mà gọi là lý tưởng Bát Chánh Đạo? Là vì cái tinh thần! Có lúc Bát Chánh Đạo là số 8, có lúc chỉ là số 3, số 1, số 2, số 7, số 5, có lúc là số 6 v.v… Vì vậy ở đây chỉ nói là lý tưởng thôi, còn cách trình bày và trong thực tế hành trì không giống nhau. Số 8 là Bát Chánh Đạo, chỉ riêng giải thích chánh kiến là mất bao nhiêu thời gian rồi. Vì vậy tôi đề nghị bà con phải có bằng được quyển A-tỳ-đàm, chứ còn sáng nay giảng vô minh thôi là đã hết giờ.

Vô minh trong khổ đế là không biết rằng mọi hiện hữu là khổ, nghĩa là cái gì trên đời này cái gì cũng do duyên mà có, có rồi thì phải bị vô thường thay đổi, hễ có sanh thì có tử, hễ có khổ thì có lạc, hễ có lạc thì dứt khoát ngàn phần trăm là sẽ có khổ. Chính vì chỗ này nên mới nói hiện hữu là khổ. Mối quan hệ giữa khổ và lạc như nắm tay và bàn tay. Nắm hay mở cũng chỉ là bàn tay đó.

Chính vì không biết mọi hiện hữu là khổ nên khi bị khổ liền tìm cách giải quyết, bằng những cái mình thích. Đói thì đi tìm cái ăn, khát thì đi tìm cái uống, nóng thì làm cho mát, lạnh thì làm cho ấm, nhung nhớ thì tìm cách gặp mặt, chán ghét thì tìm cách chia tay, cứ như vậy suốt dòng sanh tử, giải quyết cái ghét bằng cái thích mà không biết cái thích là cái gốc của các khổ, chính điểm này mới gọi là vô minh trong tập đế. Cứ tưởng làm trâu làm chó mới khổ, làm người làm chư thiên mới sướng, thật ra làm trâu làm chó khổ một kiểu làm chư thiên cũng khổ kiểu khác, có sanh ra chết đi là nản rồi. Vì không thấy vậy nên cứ mong hưởng cái này cái kia, mong được sanh về cõi này cõi nọ, còn mong là còn tạo tác thiện ác, còn thiện ác thì còn tái sanh. Phạm thiên cao nhất cũng vẫn sa đọa trở về cảnh như cũ. Theo trong Tỳ Bà Sa, ông Uddaka Ramaputta, thầy dạy thiền Chỉ cho Bồ tát Tất Đạt tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hiện đang trên cõi Vô Sắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sau này mãn thọ trở xuống sanh làm người một kiếp rồi đọa làm chồn. Một người tu hành ghê gớm như vậy, lên tới trển rồi, hết tuổi thọ rồi cũng phải trở xuống, cũng phải làm con này con kia. Người trí thấy được sẽ sợ điều đó. Quí vị sẽ hỏi: . Cứ tưởng làm trâu làm chó mới khổ, làm người làm chư thiên mới sướng, thật ra làm trâu làm chó khổ một kiểu làm chư thiên cũng khổ kiểu khác, có sanh ra chết đi là nản rồi. Vì không thấy vậy nên cứ mong hưởng cái này cái kia, mong được sanh về cõi này cõi nọ, còn mong là còn tạo tác thiện ác, còn thiện ác thì còn tái sanh. Phạm thiên cao nhất cũng vẫn sa đọa trở về cảnh như cũ. Theo trong Tỳ Bà Sa, ông Uddaka Ramaputta, thầy dạy thiền Chỉ cho Bồ tát Tất Đạt tầng Phi Tưởng Phi Phi Tưởng hiện đang trên cõi Vô Sắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, sau này mãn thọ trở xuống sanh làm người một kiếp rồi đọa làm chồn. Một người tu hành ghê gớm như vậy, lên tới trển rồi, hết tuổi thọ rồi cũng phải trở xuống, cũng phải làm con này con kia. Người trí thấy được sẽ sợ điều đó. Quí vị sẽ hỏi: “Tại sao tôi tin phải Phật, dựa vào đâu mà tôi tin chuyện đầu thai tái sanh để sợ, để có nhận thức Tứ đế như Sư đề nghị?” Tôi trả lời vắn tắt thôi. Tôi đọc sách hơi nhiều, tôi có đọc kinh Qur’an, đọc Thánh kinh, đọc Nam Hoa kinh, Đạo đức kinh, đọc giáo lý thần học của Tin Lành, của Cơ Đốc, đọc giáo lý của Cao Đài v.v… và xét thấy nếu tôi không phải là tu sĩ PG, không phải là tín đồ PG, cũng phải thừa nhận rằng lý thuyết của PGNT vẫn đáng để mình bận tâm nhất, ít ra cũng là tài liệu tham khảo. Còn đọc những thứ kia thì thấy phải nói là trớt quớt. Trong room có thể có những người không phải là Phật tử hoặc Phật tử kiểu bà ngoại đi chùa thì má đi chùa, má đi chùa thì mình đi chùa, đi chùa mà không có lý tưởng giải thoát, không phải là hạng mà Đức Phật gọi là ‘Paralokabhayadassavi’ – kẻ biết ưu tư khi nghĩ về đời sau kiếp khác. (‘bhayadassavi’: ‘biết sợ’; ‘paraloka’: ‘đời sau kiếp khác’)- người cầu đạo giải thoát. Còn có những người đi chùa theo nếp nhà, hoặc do bạn rủ ngày tết đi cúng thập tự, thấy đi chùa vui nên thành Phật tử, hoặc những người đến chùa do có sự hôn quan tang tế trong gia đình, hoặc đến chùa do cuộc gặp ngẫu nhiên với tăng ni, hoặc tình cờ đọc cuốn sách nào đó, hoặc vì bế tắc hay thất cơ lỡ vận “đời máu lệ tràn đầy khóe mắt, ngàn đau thương trút hết về chùa”, cuối cùng về chùa thành Phật tử. Những người vậy tôi gọi là Phật tử tào lao, Phật tử không có lý tưởng giải thoát gì hết. Dù có dễ duôi cỡ nào cũng phải nhớ một điều, không lý nào mình trên trời rớt xuống, dưới đất chun lên sống mấy chục năm rồi mất tiêu như một làn khói? Chỉ suy nghĩ đó đủ cho mình trở thành một người Phật tử rồi. Vì vậy, hạng thứ ba vô minh là vì không biết có một cứu cánh chấm dứt khổ và tập, đó là vô minh trong diệt đế.

Vô minh trong đạo đế là không biết rằng lý tưởng Bát Chánh Đạo là con đường hết khổ. Người không có niềm tin thì thôi, còn người biết ưu tư khi nghĩ về đời sau kiếp khác thì phải biết lý tưởng Bát Chánh Đạo là lý tưởng sống rất khoa học. Lý tưởng này là không biết rằng lý tưởng Bát Chánh Đạo là con đường hết khổ. Người không có niềm tin thì thôi, còn người biết ưu tư khi nghĩ về đời sau kiếp khác thì phải biết lý tưởng Bát Chánh Đạo là lý tưởng sống rất khoa học. Lý tưởng này dạy ta biết bản chất nhân duyên và phù du của đời sống qua cái gọi là Chánh kiến. (Chánh kiến là thấy Nghiệp lý và Tam tướng). Tinh thần Bát Chánh Đạo qua cái gọi là Chánh kiến. (Chánh kiến là thấy Nghiệp lý và Tam tướng). Tinh thần Bát Chánh Đạo dạy ta sống chừng mực hơn, kiểu sống không để lại hối hận. Tinh thần Bát Chánh Đạo , kiểu sống không để lại hối hận. Tinh thần Bát Chánh Đạo dạy ta sống tỉnh thức vì mọi đau khổ trên đời đều đi ra từ sự manh động, mù quáng, thiếu tỉnh thức.

[86] Lý tưởng Bát Chánh Đạo (qua các con số)

Khi nói Bát Chánh Đạo là các con số:

– Số 1: Không dễ duôi (appamada)

– Số 2: Chỉ và quán, hoặc tu thân và tu tâm

– Số 3: Tam học (giới, định, tuệ)

– Số 4: Hiểu và sống theo trí tuệ trong bốn đế

– Số 5: Phát triển tối đa năm quyền (tín, tấn, niệm, định, tuệ).

– Số 6: Làm chủ 6 căn, không để mình thích hay ghét trong 6 trần cảnh, chúng ra sao thì thản nhiên ghi nhận như vậy.

– Số 7: Thất giác chi, 7 yếu tố tâm linh phải có ở người cầu giác ngộ hay ở bậc đã giác ngộ.

– Số 8: Bát Chánh Đạo

Tất cả những con số này gọi chung là tinh thần hay lý tưởng Bát Chánh Đạo. Tôi không nói Bát Chánh Đạo mà nói tinh thần Bát Chánh Đạo là như vậy. Con số 8 này là con số ước lệ trong trường hợp đó thôi. Trong 37 Phẩm Trợ Đạo hay còn gọi là Bồ đề phần (Bodhipakkhiya), A chính là B. Người cầu đạo giải thoát phải nhớ những cái này, muốn tu giải thoát thì phải tu tập 37 Bồ đề phần, trong đó Thất Giác Chi, Bát Chánh Đạo, những tên gọi khác nhau nhưng tinh thần y hệt nhau. Có nhiều người không nói rõ điều này nên khi tiếp xúc với người ngoài PG, cứ ôm khư khư con số 8, tạo ra sự phản cảm cho người ta về đạo Phật, làm cho người ta thấy đạo Phật nông cạn, thiển cận, cố chấp, đóng khung, chứ thật ra không phải. Trong trường hợp nào đó Đức Phật không có nói con số 8 mà Ngài nói con số 1: không dễ ngươi. Ngày chưa biết đạo thì thích gì làm nấy, biết đạo một tí thì chỉ chọn cái gì cần không phải chọn cái thích, đó là không dễ ngươi. Khi làm điều gì đó, nói điều gì đó thì suy nghĩ không biết có lợi mình lợi người hay hại mình hại người trong đời này kiếp khác hay không. Biết là khó, nhưng nếu quí vị thương thân mình thì phải tập. Bất cứ có suy nghĩ nào đi qua đầu mình thì phải nhận diện, nhớ liền: “cái này không tốt nghen”, buổi đầu có thể không quen nhưng lâu ngày khả năng phát hiện rất giỏi. Lúc đầu có 10 cái suy nghĩ tầm bậy qua đầu mình, mình chỉ phát hiện có 3, từ từ phát hiện 5, 5 rưỡi, rồi 6, 6.1, 6.3 cuối cùng mình phát hiện ra cái bậy không phải 10 mà là 20, rồi từ từ 80, rồi 1000. Lúc đầu mình chỉ thấy những cái xấu thô, càng lên cao mình thấy có những cái xấu vi tế mà lúc đầu mình tưởng hay. Ví dụ, mới đầu mình nghĩ, một tháng mình thọ 8 ngày bát quan, nghe pháp bốn chủ nhật là quá giỏi, hành thiền 2 tiếng mỗi ngày là quá giỏi rồi, nhưng về sau sẽ có lúc ta thấy niềm vui trong việc thiện cũng phải xét lại, có lúc niềm vui đó là ngã mạn. Đến lúc nào đó chứng Tam quả rồi vẫn thấy mình còn lầm lỗi, đó là niềm vui thích trong thiền. Chỉ có La-Hán mới hết lầm lỗi. Quí vị học A-tỳ-đàm biết Tam quả là ngon lành lắm rồi, Tam quả là không còn hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân. Nếu lấy mắt nhìn thì vị A-la-hán (Tứ quả) và vị Tam quả giống hệt nhau. Vị Tam quả không còn đam mê trong cảnh dục nữa, vị này cũng không còn tâm sân. Không học A-tỳ-đàm thì không biết ‘sân’nghĩa rất rộng. Ghen tuông, ganh tị, bủn xỉn, sợ hãi, hờn giận đều là tâm sân, theo A-tỳ-đàm, người hết tâm sân thì chấm dứt toàn bộ những thứ này. Có đem bao nhiêu ngọc ngà châu báu, tiên nữ giai nhân đến trước mặt của vị Tam quả thì cũng trớt quớt, không còn chút đam mê thích thú hay bất mãn sợ hãi cái gì nữa. Nhưng nếu vị ấy đắc thiền thì vị ấy còn thích trong thiền, vị ấy còn chút ngã mạn. Không phải ngã mạn giống như mình đâu. Ngã mạn có hai:

Như thật mạn (yathāvamāna) chấp ngã theo đúng sự thật (hơn nghĩ là hơn, bằng nghĩ là bằng, thua nghĩ là thua).

Ngộ nhận mạn: (ayathāvamāna) chấp ta không đúng sự thật (thua mà cứ nghĩ bằng, thua mà cứ nghĩ là hơn).

Mạn’ ở thánh Tam quả chỉ là một chút phân biệt, còn chút để ý về bỉ thử. Ta với người, đây với kia. Còn vị A-la-hán thì nhìn mình như nhìn một giọt nước trong đại dương. Ba tầng thánh thấp cũng thấy mình là giọt nước trong đại dương nhưng là giọt nước có màu riêng, còn phàm phu thì ai cũng thấy mình là một ngọn núi, một hành tinh, một thế giới, một vũ trụ, là cái gì đó rất độc đáo, độc lập riêng tư…

Chính vì không biết những điều vừa nói nên mới tha thiết tìm đến những hình thức hiện hữu trong đời qua ba hành (thân hành, khẩu hành, ý hành). Tính thiện ác trong ba hành này sẽ dẫn đưa chúng sinh vào các cõi tái sinh. Ngay đến vị Tam quả cũng còn chút vô minh nên còn dư sót một chút thiện để sinh về cõi Phạm thiên dù chỉ trong ít lâu rồi cũng chứng La-Hán và viên tịch.

Ba hành còn được giải thích là: phi phúc hành (tất cả những điều bất thiện), phúc hành (những điều thiện trong cõi Ngũ uẩn), bất động hành (thiện trong cõi Vô sắc). Giải thích cách nào đi nữa thì (thiện trong cõi Vô sắc). Giải thích cách nào đi nữa thì hành cũng có nghĩa là các nghiệp thiện ác dẫn sanh các cõi siêu đọa. Khi một tâm thiện hay ác xuất hiện thì chúng sẽ tạo ra hai loại nghiệp: cũng có nghĩa là các nghiệp thiện ác dẫn sanh các cõi siêu đọa. Khi một tâm thiện hay ác xuất hiện thì chúng sẽ tạo ra hai loại nghiệp: nghiệp tái sinh và và nghiệp bình sinh. Nghiệp tái sinh là cửa mở vào cảnh giới nào đó và nghiệp bình sinh thì quyết định ta buồn vui sướng khổ ra sao trong suốt kiếp sống. Trong đời sống đó gặp chuyện bất mãn thì sân, gặp thứ vừa ý thì tham. Chính hai phiền não này lại tiếp tục tạo ra hai loại nghiệp vừa nói cho kiếp khác.

Ví dụ khi tôi làm điều ác bằng tâm sân, chính vì nghiệp ác đó tạo ra tâm tái tục đời sau tôi sinh làm con rắn hổ, đó là nghiệp tái sinh. Còn nghiệp bình sinh là bây giờ tôi hành hạ chúng sinh khác, sau này tôi làm con rắn tôi bị mấy con lớn rượt đuổi hà hiếp đủ điều, cuối cùng bị người ta đập chết hoặc mấy con rắn lớn nuốt.

Ở mỗi kiếp sống, ta chỉ bắt đầu bằng một nghiệp tái sinh nhưng sau đó thì gặt hái vô số nghiệp bình sinh từ đời trước. Ví dụ do một quả lành nào từ đời trước, trước đây tôi cúng dường Tam bảo chẳng hạn, giờ tôi sanh làm người, nhưng khi tôi đã tái sanh vào bụng mẹ rồi thì kể từ lúc đó đến lúc tắt thở 92 tuổi, tôi phải gặt hái vô số những nghiệp bình sinh mà có từ vô số những nghiệp thiện ác từ đời trước. Ngay lúc còn trong bụng mẹ tôi được sự cưng dưỡng từ phía bên nội bên ngoại, mẹ tôi đi đứng có kẻ nâng người đỡ, hoặc ăn uống tẩm bổ. Hoặc lúc mang tôi trong bụng, mẹ tôi tự tử, uống thuốc rầy thuốc sâu uống trụ sinh, thuốc quá đát quá liều, té lên té xuống, đến lúc sanh tôi ra, gia cảnh bần hàn đói rách, lạnh lẽo, khát sữa, bú thép bà hàng xóm dơ hầy, lớn lên ghẻ chóc đầy mình, bị người khinh rẻ, đánh đập, lấy phải vợ xấu như Thị Nở, nợ nần dây dưa v.v… trong trường hợp như vậy đó là nghiệp bình sinh.

Không có một suy nghĩ, dòng tư tưởng nào mà nhỏ bé, ngắn ngủi, yếu ớt đến mức không đủ sức để lại một nghiệp thiện ác cho kiếp sau. Cứ một tâm thiện ác xuất hiện là lập tức đã gieo mầm sinh tử cho đời sau kiếp khác. Khi có suy nghĩ bất thiện ngang qua đầu như nói một câu bất thiện hay việc làm thiện thì đã có một passport để đi vào quốc gia nào đó, có thể là Bắc Hàn, Somali, Hòa Lan, Thụy Điển… Còn chuyện tôi xuống phi trường rồi mà đời sống ở đó ra sao thì đó là chuyện khác. Xin hãy lắng nghe hai câu Pháp Cú (220): Kẻ làm thiện sinh ở đâu cũng được phước xưa đợi chờ như người thân tiếp rước kẻ đi xa trở về. Người làm ác sanh ở đâu cũng bị ác báo chực chờ như kẻ thù đón đợi. Cho nên, “kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà gây ác cho tự thân”, là như vậy đó. Không kẻ thù nào trên đời này đáng sợ cho bằng chính tâm ác của mình. Bởi thằng Tèo ghét thằng Tý nhiều lắm thì nó không ưa thằng Tý thôi; còn chuyện có đâm thằng Tý, làm cho thằng Tý thân bại danh liệt, thân tàn ma dại được hay không thì còn tùy phước nghiệp của thằng Tèo. Còn nghiệp bất thiện thì hễ xuất hiện lúc nào thì người đó đang gieo mầm khổ lúc đó. Còn tái sanh là còn khổ. Ngay khi ta đang hưởng quả cũng chính là lúc ta đang tạo nhân. Luôn luôn như vậy. Khi đang hưởng quả thiện thì phàm phu chỉ biết sống bằng tâm tham, khi đang chịu quả ác thì bằng tâm sân. Cả hai phiền não đó đều là nhân bất thiện cho đời sau.

Khi nói vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc…, danh sắc ở đây là danh sắc lúc đầu thai, sau đó tùy ở cõi nào mà chúng sanh có đủ 6 căn hay không. Khi nói về công thức Duyên khởi ở cách phổ quát thì Đức Phật nói là ‘lục nhập’ nhưng trong thực tế có những cõi không đủ lục nhập (6 căn). Không đủ 6 căn gồm hai trường hợp: do thiếu phước nên không có hoặc do không cần nên không có. Dù đủ hay không đủ Ngài cũng nói là 6. (Đức Phật luôn nói ngắn gọn vì những người ngồi trước mặt Ngài toàn ‘thứ dữ’, người như mình mà gặp Ngài thì Ngài không sống được tám chục tuổi, thành đạo năm trước là năm sau Ngài tịch rồi vì quá mệt. Vì phước duyên của Ngài sống 80 tuổi nên Ngài không thể nào gặp mấy người như mình hết. Tôi đã tìm hiểu kinh điển suốt nhiều năm tôi mới hiểu ra lý do vì sao Phật sống được 80 tuổi và lý do vì sao mình không được gặp Phật. Phật sống được 80 tuổi vì Phật không gặp những người như mình, mà gặp những người như mình thì mình chỉ làm phiền Ngài, thành đạo năm 35 thì 36 tuổi Ngài Niết bàn. Giảng như tôi nãy giờ là tôi mất cả năm tuổi thọ chớ không ít đâu). Ở cõi Dục giới mà không đủ sáu căn thì do thiếu phước, riêng các cõi Phạm thiên Sắc giới chỉ có ba căn: nhãn, nhĩ và ý căn, do họ tạm thời không có dục ái, không có nhu cầu hưởng thụ thưởng thức năm trần. Nên nhớ dù không có khứu giác, vị giác, xúc giác, nhưng trên hình thức Phạm thiên vẫn đủ mắt tai mũi. Phạm thiên được xem là đẹp nhất Tam giới, nên Kinh mới nói thân Phật đẹp như thân Phạm Thiên, giọng nói của Ngài được gọi là Phạm âm (Brahmasara). Từ chuyên môn gọi là “phù trần căn” nghĩa là chỉ có hình dáng bên ngoài mà không có thần kinh bên trong. Phạm Thiên Vô Sắc giới thì chỉ có ý căn. Đọc trên mặt giấy thì lý Duyên khởi chỉ là một đường thẳng nhưng thực tế thì y hệt như một khu rừng. Chính vì vô minh đời trước nên tôi mới tạo thiện ác, chính vì tạo thiện ác nên đời này tôi mới có thân người (vô minh duyên hành, hành duyên thức). Vì tôi sanh ở cõi Dục giới nên tôi mới có đủ sáu căn (lục nhập). Sự gặp nhau của sáu căn, sáu cảnh, sáu thức gọi là xúc. Trước mặt tôi bây giờ là một đóa hoa hồng. Tâm nhãn thức là tâm quả có từ nghiệp quá khứ, con mắt của người nhìn cũng là sắc nghiệp có từ tiền nghiệp. Cái bông hồng có thể là do nghiệp lực chúng sinh trên trái đất mà có hay chỉ là chuyện tự nhiên của pháp hữu vi.

Quí vị phải đồng ý với tôi là môi trường sinh thái ảnh hưởng đến sức khỏe đời sống xã hội, đời sống cá nhân. Những điểm dị biệt độc đáo về sinh học (động vật hay thực vật) ở một địa phương có ảnh hưởng sức khỏe con người. Ví dụ như dân Địa Trung Hải rất khỏe mạnh, họ không bị tim mạch và ung thư, vì môi trường khí hậu, đất đai thổ nhưỡng ở đó không trồng được gì nhiều ngoài xương rồng, ô-liu và chà là. Họ ăn thứ gì cũng có ô-liu, trái ô-liu, dầu ô-liu, trộn xà lách hay bánh mì chấm dầu ô liu. Nếu hôm nay tôi về VN thì ngoài thuốc calcium và thuốc mỗi ngày uống tạo nhờn cho khớp bắt buộc tôi phải đem theo dầu ô-liu. Chính vì môi trường ở Địa Trung Hải như vậy nên người dân ở đó không bịnh tim mạch và ung thư. Còn người Nhật sống thọ vì chung quanh là biển, họ ăn cá rất nhiều, nhiều hơn ăn thịt (ăn thịt đỏ không tốt), nên họ mới khỏe hơn người xứ khác. Dĩ nhiên điều đó không phải là tuyệt đối. Tôi đang ở bên Đức, mới chiều hôm qua tôi nghe tin bên Thụy Sĩ (hai nước cách nhau con sông nhỏ xíu), có một bà nào đó không hút thuốc không bia rượu mà chết vì ung thư phổi. Giàu có, sang trọng học thức, ăn uống đầy đủ thuốc men ngon lành mà cuối cùng lăn ra chết. Tất nhiên là đừng có tin tuyệt đối, tôi chỉ ví dụ thôi. Hoa hồng có thể do nghiệp chúng sanh tạo là vì do nghiệp chúng sanh mới khiến cho vùng đất ở đó, địa phương đó phải như vậy. Khi khí hậu như vậy đất đai như vậy thì tự nhiên có những cây cối, động vật, thực vật, rong tảo tương ứng để cho người ở đó có một sức khỏe, thân thể, tình trạng sinh học tương ứng. Có hai trường hợp, do nghiệp chúng sanh khiến một nơi chốn trở thành như vậy hoặc do nghiệp khiến ta đến sống một chỗ như vậy. Kể cả những loài cỏ dại bé xíu cũng không phải ngẫu nhiên mà có, vì rất có thể chúng là thức ăn cho một loài động vật nào đó, và loài này lại có ảnh hưởng đến con người. Ví dụ có những loài cá, cua, sâu bọ, chồn cáo nai thỏ thích loại cỏ nào đó mà những con này lại ảnh hưởng đến con người. Tôi đang nói như lạc đề nhưng thật ra tôi cho quí vị biết bối cảnh sống thực sự như thế nào, do nghiệp đời trước tôi có đủ 6 căn, khi tôi nhìn thấy một cái hoa mà nếu tôi thích thì đó là tâm tham, chính tâm tham này lại tạo ra một cái nghiệp tái sinh dục giới cho tôi đời sau. Chính cái thích trong hình ảnh nào đó là sắc ái, nó sẽ tạo ra tâm nhãn thức đời sau. Thích cảnh thinh nào đó là thinh ái sẽ tạo ra tâm nhĩ thức đời sau…. Cứ như vậy.

Một người tạo phước bằng tâm đại thiện thứ nhất sẽ hưởng được 16 quả gồm: 8 đại quả hữu nhân và 8 quả vô nhân (trong đó có ngũ song thức). Chính vì còn sắc ái, thinh ái … nên mới tác động cho ngũ song thức đó có mặt. Một người đắc Sơ thiền (tạm thời) không còn sắc ái, thinh ái, về Phạm thiên không có tỷ, thiệt, thân nữa, vì ba giác quan này thật sự không cần thiết trên đó, riêng nhãn, nhĩ có mặt không phải do sắc ái, thinh ái như người ở cõi Dục mà chỉ vì đây là hai giác quan tối thiểu để làm hai việc sau đây:

1. Phân biệt Phạm thiên Hữu tưởng với Vô tưởng, Sắc giới với Vô sắc.

Phạm thiên cõi Ngũ uẩn mà không có nhãn, nhĩ, thì không thấy không nghe làm sao họ sinh hoạt đây, họ chỉ có nước ngồi yên, vì vậy họ phải có để sinh hoạt, và để phân biệt họ với Phạm thiên cõi Vô sắc. Phạm thiên cõi Vô sắc chỉ có tâm mà không có thân. Phạm thiên cõi Hữu sắc nếu không có nhãn, nhĩ thì Hữu sắc để làm gì, lúc này coi như tương đương với Vô tưởng. Phạm thiên Vô tưởng là vị đã đắc Ngũ thiền rồi mà nhàm chán cái tâm nên nguyện đời sau sanh ra không có tâm trong suốt năm trăm đại kiếp, sau đó trở lại bình thường. Phạm thiên cõi Ngũ uẩn mà không có nhãn, nhĩ thì đời sống vị này gần giống như Phạm thiên cõi Vô tưởng, không làm ăn gì hết. Chỉ có sắc, thân cho vui thì giống như Phạm thiên cõi Vô tưởng. Chỉ sinh hoạt bằng tâm thì giống Vô Sắc. Vì vậy bắt buộc vị này phải có nhãn nhĩ để không giống Vô tưởng mà cũng không giống Vô sắc.

2. Nhãn nhĩ là những giác quan phải nhờ đến để tiếp xúc gặp gỡ khi Phạm thiên làm thiện.

Ngay bây giờ tôi đang nhìn một cái hoa, nếu cái hoa đó xấu quá, héo, có sâu nằm trong đó, thì tôi bực, chính cái bực đó là tâm sân, tôi đã gieo mầm tái sinh cho đời sau, còn nếu tôi nhìn mà tôi thích thì coi như tôi gieo chủng tử dục giới cho đời sau. Một người chứng thiền luôn nhờ đến các tâm đại thiện (Dục giới) nhưng sau đó các tâm này không cho quả ngũ song thức mà đương sự lại sinh về cõi Phạm thiên không có khứu, vị, xúc, giác.

Phẩm Nhân Duyên có một nội dung giống nhau nên bài đầu tiên tôi giảng nhiều nhất, kỹ nhất, những kinh sau trong phẩm chúng tôi chỉ nói đại khái, quí vị coi thì biết. Chỉ tập trung bài kinh đầu tiên. Sẵn đây cũng nhắc lại nếu điều kiện thuận tiện, quí vị có thể tìm đọc thêm cuốn Triết Học PG, quyển đó tương đối sáng sủa, giúp đỡ quí vị được ít nhiều trong việc tìm hiểu giáo lý Duyên khởi, chớ không thể nào trong một hai buổi giảng mà thay thế được cả cuốn sách. Tôi chỉ nhắc lại công thức để nhớ giáo lý Duyên khởi là gồm một số tiêu điểm sau đây:

– Do Vô minh trong Tứ đế nên có ba hành.

-Trong mỗi giây phút sống của chúng sinh có đủ cả nhân sinh tử và quả sinh tử. Khi buồn thì phàm phu sống bằng tâm sân vốn là nhân sanh tử, khi vui thì sống bằng tâm tham cũng nhân sanh tử, khi làm thiện bằng tâm lành thì cũng là nhân sanh tử. Nhân sanh tử có tính thiện thì dẫn sanh cõi vui. Nhân sanh tử có tính ác thì dẫn sanh cõi khổ. Trong cái gọi là nhân sanh tử có tính thiện gồm ba trường hợp: thiện Dục giới, thiện Sắc giới, thiện Vô sắc giới. Với tính Thiện Sắc giới thì sinh về các cõi Phạm thiên Sắc giới cao thấp tùy theo tầng thiền mình chứng. Với tính thiện Vô sắc giới, cũng vậy. Sau khi sinh về các cõi và sống mãn thọ ở đó thì phàm phu tiếp tục luẩn quẩn theo duyên nghiệp. Trong từng phút, phàm phu sống trong quả sanh tử và nhân sanh tử. Đừng hiểu lý Duyên Khởi là một đường thẳng kiểu sợi chỉ. Chẳng hạn ngay trong một phút ta vừa sống với lục nhập, rồi 6 xúc, 6 thọ, 6 ái, 4 thủ, nghiệp hữu, sanh, già, bệnh, chết, sầu bi khổ ưu não. Tất cả có thể diễn ra trong – trước – sau một phút đồng hồ. Quả bây giờ có từ nhân trước, nhân bây giờ sẽ cho quả tương lai. Ví dụ, tôi đang nói chuyện với các vị, trước mặt tôi là bình hoa, con mắt tôi nhìn thấy bình hoa, tâm nhãn thức nhìn thấy bình hoa đó là tâm quả có được từ nghiệp quá khứ. Nhưng khi tôi nhìn bình hoa mà tôi thích thì cái thích đó chính là tham ái.

Trong một phút của mình có cả quả sinh tử và nhân sinh tử. Nếu được mình lấy cây viết vẽ vô tờ giấy trước mặt cái vòng tròn. Những cái biết của mình trong 6 trần: cái biết của con mắt thấy cảnh sắc, cái biết của lỗ tai để nghe tiếng, cái biết của lỗ mũi-khứu giác để nghe mùi v.v…, tất cả những cái biết này đều là tâm quả, tâm quả là những tâm có được từ nghiệp quá khứ. Có người, đời này cặp mắt của họ thường xuyên thấy những gì họ vừa ý, kể cả cái họ không vừa ý thì cũng là những cái gì sạch đẹp. Đó gọi là tâm nhãn thức quả thiện. Có người, suốt đời này cặp mắt của họ thấy toàn cái dơ, cái xấu, cái tào lao. Đó gọi là tâm nhãn thức quả bất thiện. Tâm nhãn thức này có từ nhân xấu đời trước. Một cách tình cờ, tôi biết một số vị Phật tử từ bé năm bảy tuổi đã đi vượt biên ra nước ngoài, được cha mẹ cho ăn học, từ lúc 9, 10 tuổi đã được đi vòng quanh thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Pháp, Đức… họ đều đi hết. Tôi thấy họ hay chê. Đi ngang một ngọn đồi đẹp, tôi khen, nhưng họ nói cũng thường, riết rồi tôi bực, nhưng họ nói cái họ thấy đẹp hơn nhiều. Sau này tôi biết thật sự như vậy. Họ từng thấy những cái siêu thực, không tưởng, hoang đường trong suy nghĩ của người khác. Đó là nhãn thức quả thiện. Có những người mà miệng họ đã được nếm đủ sơn hào hải vị của cả hành tinh. Có những người trên đời này sống toàn bằng tâm quả thiện, trong khi đó có những người từ nhỏ đã phải chấp nhận bụi bặm, nóng nực, mùi hôi, những thứ cũ, dơ, rách, rẻ tiền, suốt mấy chục năm trời, đó gọi là tâm quả bất thiện. Không phải một người đời này bất hạnh là họ không có phước, không phải là suốt nhiều đời họ không làm công đức. Suốt nhiều đời họ đã làm nhiều công đức nhưng nhằm ngay kiếp này họ đang nhận quả xấu. Ngược lại, không phải những người đời này đang vô cùng sung sướng là họ không làm ác nghiệp trong quá khứ, mà chỉ là nhằm ngay lúc này họ đang hưởng quả, họ đang nhằm mùa sầu riêng. Người sung sướng đời này có thể là đang vào mùa thu hoạch sầu riêng, măng cụt. Người chịu khổ đời này có thể là nhằm lúc vườn trái của họ đang sái mùa. Vì vậy, dù họ siêng dữ lắm, tu hành dữ lắm, làm cỏ bón phân, cắt tỉa, mà cứ ra lá, còn anh kia xì ke ma túy chích choác nhưng nhằm ngay mùa sầu riêng măng cụt nên ra vườn là đem vô ăn, đem vô bán. Phải biết cái này để đừng coi thường ai hết. Bồ tát có lúc còn đọa địa ngục, đọa địa ngục còn khổ gấp triệu lần sống kiếp nghèo trên cõi Người. Mỗi người chỉ là một chiếc lá trong dòng chảy của cuộc sinh tử, lúc thì chúng ta ghé vào bờ này, khi thì chúng ta ghé sang bến kia. Nhằm ngay cái lúc được hưởng phước thì sướng như tiên, nhằm lúc chịu khổ thì khổ như điên. Ngay trong từng phút chúng ta đang gieo nhân mới và đang hái quả cũ. Quả cũ là đang nhìn cái mình thích đang nhìn cái mình ghét, đang nghe cái mình thích, đang nghe cái mình ghét, đang ngửi cái mình thích đang ngửi cái mình ghét v.v… Suốt hăm bốn giờ đồng hồ, có lúc nào ngũ song thức – năm căn vật chất của quí vị không làm việc không? Chỉ trừ lúc ngủ! Đức Phật dạy rằng, con chim có dịp là bay về trời, con cá có dịp thì nhảy xuống nước, chồn cáo thích về hang như thế nào thì con mắt cũng luôn chờ dịp để nhìn, lỗ tai luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng lắng nghe, lỗ mũi của mình luôn luôn trong tình trạng available, lưỡi của mình cũng luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng làm việc. Như vậy là rõ ràng trong từng phút chúng ta đang sống trong quả. Còn nhân thì sao? Mỗi lần con mắt của mình, lỗ tai của mình nó biết cái gì mình thích thì mình sống bằng tâm tham; nó biết cái gì mình ghét thì mình sống bằng tâm sân. Mà tham và sân là nhân sinh tử dẫn về cõi đọa. Còn những khi nghe hoặc thấy chiếc lá vàng rơi, mình tu thiền quán; nghe tiếng suối chảy, mình tu thiền quán; nghe thân này đau đớn, mình tu thiền quán, thì lúc đó mình sống bằng tâm thiện. Khổ nỗi tâm thiện này cũng là nhân sinh tử, có điều là nó đưa mình về cõi sướng. Chỉ vậy thôi. Mình sanh tử bằng sáu căn thì mình cũng có thể giải thoát bằng sáu căn là vậy đó. Có những người, cái thấy cái nghe của họ chỉ đủ cho họ có tâm sân tâm tham, nhưng chúng ta phải nhìn nhận có lúc những hình ảnh, những âm thanh, những mùi vị, những xúc chạm… lại làm cho mình có tâm thiện. Ví dụ, đối với hành giả tu Tứ Niệm Xứ thì cảnh nào cũng là cảnh chánh niệm hết. Cái mùi hoa lài người ta thường cúng trong những buổi lễ ở VN đã trở thành ấn tượng rất tốt đối với tôi, bây giờ tôi già rồi mà đi bất cứ xứ nào nghe mùi hoa lài tôi lại nhớ cái lễ chùa ở VN, lạ như vậy đó. Cũng giống như bây giờ mà tôi nghe cái mùi phân bò ở mấy vùng nông trại ở Thụy Sĩ là tôi nhớ thời gian tôi sống ở Long Thành VN, hoặc nghe mùi rơm mùi cỏ cháy là nhớ về miền Tây cũng mình. Mỗi cái mùi, mỗi âm thanh mình nghe được hoàn toàn có thể là một lối về, một sự dẫn dắt, một sự khơi gợi về một cảnh giới nào đó. Nói như vậy có nghĩa là trong từng phút những gì mình nghe mình thấy mình ngửi mình nếm, đụng và suy tư rất có thể đó là cơ hội để mình sống thiện và sống bất thiện. Dầu cho mình sống bằng tâm thiện hay tâm bất thiện đều là sự sanh tử hết. Nói như vậy không có nghĩa là tôi bài bác cái thiện. Hễ mình còn trong dòng sanh tử, cái thiện này là cái phải có:

– Để mình bớt khổ, thay vì sanh làm con nhà nghèo thì mình sanh làm con nhà giàu đỡ khổ hơn.

– Nhờ có thiện pháp mình mới có trí tuệ, có điều kiện để học đạo, tu hành, đắc chứng, giải thoát, chứ nói rốt ráo thiện ác gì cũng sanh tử rồi không trau dồi cái thiện là sai.

Trong khu rừng có những con đường đưa mình tới chỗ chết nhưng cũng có những con đường đưa mình ra ngoài bìa rừng. Nói cho sang vậy chứ con đường đưa mình vô rừng sâu hay ra bên ngoài rừng chỉ là một, vấn đề là hướng đi của mình. Hai con đường này chỉ là một thôi, tùy mặt mình xoay hướng nào. Hễ chưa ra khỏi rừng thì mình còn có mặt trong rừng và đôi chân của mình vẫn tiếp tục đặt trên con đường rừng. Thiện pháp cũng vậy đó, thiện pháp của người cầu đạo giải thoát cũng y hệt như thiện pháp của người đam mê sanh tử, chỉ khác một điểm là cái nhìn. Tôi nhớ Tây có câu hay lắm: Du lịch không phải là chỉ đến chỗ lạ, chỗ đẹp mà cái cần thiết nhất ở đây là cái nhìn mới lạ và cái nhìn thưởng thức cái đẹp. Nếu mình đến chỗ lạ mà cứ móc cái phone ra, kêu về nhà: ‘anh đang ở đây’, ‘em đang ở đây’, ‘chỗ này đẹp lắm má’… cứ chun vô bụi nói phone mãi thì không phải du lịch. Tôi đã thấy có người như vậy rồi, đi đến đâu là cứ móc cái phone ra chun vô bụi. Còn vụ này nữa, nói lạc đề nhưng không thể không nói, có người đi tới chỗ đẹp là cứ chụp hình. Nghe cái này các vị cứ chống đối tôi nhưng nghe kỹ thì các vị sẽ đồng ý với tôi. Những hình ảnh mình chụp được đem về nhà chắc gì đẹp bằng những hình ảnh trên internet. Người ta chụp bằng cái máy chuyên nghiệp professional, bằng khả năng chuyên nghiệp. Còn mình thấy đẹp quá mình cứ móc cái máy cái phone ra chụp, cái đó thì đúng, nhưng chụp một cái hai cái cho vui thôi, điều chủ yếu là phải nhìn, phải quan sát. Vì sao? Mình đi du lịch thì phải nhìn bằng con mắt, đằng này mình cứ móc cái máy ra chụp, làm lơ không thèm coi. Lên xe, xe chạy rồi mới móc cái máy hình ra ngồi coi lại, tưởng sao, coi toàn là hình chết không hà. Theo tôi, tôi mà tới chỗ đó là tôi sẽ đi tan nát hết, tôi đi bằng đôi chân của tôi, tôi nhìn bằng con mắt của tôi, tôi lắng nghe tiếng nước chảy, tiếng sóng vỗ bằng lỗ tai của tôi, tôi nghe mùi hương của gió, của rong biển, của hoa, của cỏ, của đất, của đá bằng lỗ mũi của tôi, tôi sờ chạm bằng bàn tay của tôi cho đã đời đi, xong rồi tôi mới từ từ lựa chỗ nào ngon lành nhất, độc đáo nhất, bấm hai ba tấm rồi ngưng. Trừ trường hợp mình đi với một người nào đó, mình chụp hình cho người ta để người ta làm kỷ niệm thì khi đó tôi ráng cắn răng chụp chớ nếu mà tôi đi một mình thì tôi chỉ làm chừng vài tấm để gọi là.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app