Nội Dung Chính
Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1
Chương 2: Tương Ưng Kosala
Phẩm Thứ Ba
NGƯỜI (Puggalasutta)
Bài kinh Người có nội dung nói đến bốn hạng người có mặt trên đời này, dầu cho nhân loại bây giờ dân số lên 7 tỷ người, mai này có lên 18 tỷ hay 50 tỷ thì cũng không nằm ngoài 4 hạng người trong bài kinh này.
Bốn hạng người
Hạng 1: chúng sanh sanh ra từ chỗ tối và cuộc sống hướng về bóng tối.
Hạng 2: sanh ra trong bóng tối nhưng hướng về ánh sáng.
Hạng 3: sanh ra trong ánh sáng nhưng hướng về bóng tối.
Hạng 4: sanh ra trong ánh sáng và cũng hướng về ánh sáng.
Theo tôi đoán có rất nhiều người liếc qua bài kinh này thì thấy bài kinh này quá dễ hiểu, nội dung bình thường không có gì đặc biệt, mà thấy bình thường người ta đẩy nó xuống tầm thường, mà tầm thường thì nó không đáng để lưu tâm. Thật ra, phải nói rằng là tất cả lời Phật đều đáng lưu tâm hết, chẳng qua bài kinh A không hợp với khẩu vị của mình nên mình coi nhẹ. Chẳng hạn như sáng nay giật mình thức giấc chuyện đầu tiên tôi nhớ đó là cái chết, và rõ ràng trong Tăng Chi Bộ kinh, Đức Phật dạy rằng: Theo tôi đoán có rất nhiều người liếc qua bài kinh này thì thấy bài kinh này quá dễ hiểu, nội dung bình thường không có gì đặc biệt, mà thấy bình thường người ta đẩy nó xuống tầm thường, mà tầm thường thì nó không đáng để lưu tâm. Thật ra, phải nói rằng là tất cả lời Phật đều đáng lưu tâm hết, chẳng qua bài kinh A không hợp với khẩu vị của mình nên mình coi nhẹ. Chẳng hạn như sáng nay giật mình thức giấc chuyện đầu tiên tôi nhớ đó là cái chết, và rõ ràng trong Tăng Chi Bộ kinh, Đức Phật dạy rằng: Có một pháp môn, này các tỳ kheo khi mà được tu tập sung mãn kiên cố thành căn cứ địa thì sẽ đem lại lợi ích lớn, quả báo lớn đó là pháp môn niệm chết.Nhiều năm về trước đọc qua câu kinh tôi thấy không có gì để suy nghĩ, tôi chỉ liếc mắt qua thôi, càng lớn tuổi thì tôi thấy lời kinh đó đáng được xem là thần chú hộ thân. Bao nhiêu cái toan tính phù hư ảo hóa trong cuộc đời này sẽ được dàn xếp êm đẹp, sẽ được đặt sang một bên không tiếp tục làm khổ mình nữa chỉ vì một tâm niệm thường trực đó là mình sẽ ra đi bất cứ lúc nào, có tâm niệm đó sẽ giúp cho mình có một sinh phong (phong cách sống) bình thản rất đặc biệt mà những người bình thường không có được. Trong kinh 38 Pháp An lành – Kinh Cát Tường, có bài kệ đầu tiên: “không gần người ác, thân cận người hiền”, bài kinh đó rất quan trọng. Thí dụ như bây giờ ai cũng biết mình sẽ chết, nhưng người thân cận mình lại quá dễ duôi, lâu ngày mình bị lây chớ không phải không. Quí vị tuyệt đối phải nhìn nhận chuyện đó, bắt buộc phải nhìn nhận, không ai có võ biền như vậy hết nhưng trong trường hợp này tôi nghĩ phải võ biền. Tôi chưa biết quí vị nghĩ gì nhưng tôi nghĩ rằng quí vị phải chấp nhận điều đó, dù có tu pháp môn gì đi nữa thì người ở gần mình vẫn có tác động rất là lớn đối với mình. Thí dụ, với người trí thức là mình đã nể họ rồi vì họ lớn tuổi, họ sống nhiều năm trong cuộc đời dâu biển này. Đến 60, 70 ngoài họ vẫn còn dễ duôi, thong thả tà tà, ầu ơ ví dầu, tươi tỉnh yêu đời và họ có quá nhiều thời gian cho những chuyện tào lao. Có lúc nào đó mình giựt mình thấy sao họ dễ duôi như vậy nhưng lâu ngày mình thấy chuyện đó không có gì lạ, rồi từ từ mình thấy hình như họ đúng, sống là phải yêu đời chớ. Dầu cho có tu thì tu trong màu xanh màu hồng chớ có đâu tu trong màu xám màu đen. Rồi từ từ mình thấy bình thường, sau đó chấp nhận và đồng thuận với họ, rồi mình đâm ra buông lơi mọi thứ. Nếu đừng bị người khác tác động tiêu cực thì chỉ riêng pháp môn niệm chết không thôi đã làm cho quí vị thay đổi rất nhiều. Tây có câu: “bài kinh đó rất quan trọng. Thí dụ như bây giờ ai cũng biết mình sẽ chết, nhưng người thân cận mình lại quá dễ duôi, lâu ngày mình bị lây chớ không phải không. Quí vị tuyệt đối phải nhìn nhận chuyện đó, bắt buộc phải nhìn nhận, không ai có võ biền như vậy hết nhưng trong trường hợp này tôi nghĩ phải võ biền. Tôi chưa biết quí vị nghĩ gì nhưng tôi nghĩ rằng quí vị phải chấp nhận điều đó, dù có tu pháp môn gì đi nữa thì người ở gần mình vẫn có tác động rất là lớn đối với mình. Thí dụ, với người trí thức là mình đã nể họ rồi vì họ lớn tuổi, họ sống nhiều năm trong cuộc đời dâu biển này. Đến 60, 70 ngoài họ vẫn còn dễ duôi, thong thả tà tà, ầu ơ ví dầu, tươi tỉnh yêu đời và họ có quá nhiều thời gian cho những chuyện tào lao. Có lúc nào đó mình giựt mình thấy sao họ dễ duôi như vậy nhưng lâu ngày mình thấy chuyện đó không có gì lạ, rồi từ từ mình thấy hình như họ đúng, sống là phải yêu đời chớ. Dầu cho có tu thì tu trong màu xanh màu hồng chớ có đâu tu trong màu xám màu đen. Rồi từ từ mình thấy bình thường, sau đó chấp nhận và đồng thuận với họ, rồi mình đâm ra buông lơi mọi thứ. Nếu đừng bị người khác tác động tiêu cực thì chỉ riêng pháp môn niệm chết không thôi đã làm cho quí vị thay đổi rất nhiều. Tây có câu: “Hãy học như mình sống mãi và sống như mình sẽ chết ngày mai”. Khổ ở chỗ là sách báo mình thường đọc mỗi ngày, những con người xung quanh mình thường gặp gỡ, tất cả những thứ “thường thường” đó, những thứ hàng ngày đó, sẽ tác động lên mình, vì vậy điều quan trọng là nếu quả thật mình có niềm tin nơi Phật pháp thì nên để ý tránh giao du gần gũi với những người, những sách báo nào càng lúc càng làm cho mình tệ hơn. Đó cũng chính là điều tôi muốn nói trong bài kinh Người này. Có những người sinh ra trong bóng tối nhưng hướng về bóng tối, tức là sinh ra trong điều kiện eo hẹp khó khăn chật vật đáng buồn, không có gì sáng sủa (nghèo, túng, ít chữ nghĩa v.v…) nhưng kiểu sống của họ cũng không khá gì hơn, cũng hướng về bóng tối. Ở đây Đức Phật ví dụ có những người sanh ra trong bối cảnh gia thế không có gì sáng sủa và trong bối cảnh không sáng sủa đó họ vẫn tiếp tục có lối sống, lối suy nghĩ cũng hướng về bóng tối. Có biết bao nhiêu danh nhân trong cuộc đời này xuất thân từ gia cảnh bần hàn, bình thường nhưng phước nghiệp của họ khiến cho họ biết vươn lên, ngoi lên và trở thành danh nhân. Trong khi đó có biết bao nhiêu người sinh ra trong hoàn cảnh nào thì coi đó là toàn bộ vũ trụ, toàn bộ thế giới không muốn ngoi lên nữa, bởi vì đã là vũ trụ thì ngoi đi đâu nữa, đơn giản như vậy thôi. Tôi từng có dịp đi vào những vùng sâu vùng xa ở nông thôn, tôi nhận ra một chuyện hết hồn, nghĩa là tâm lý chúng sanh sinh ra ở đâu thì họ nhắm mắt chấp nhận điều kiện sống ở đó như là một sự tất yếu và chấp nhận vô điều kiện. Họ không có sự nhìn lại để ngoi lên vượt thoát, họ không có khả năng đó, giống như con cá sanh ra trong chậu rồi coi đó là toàn bộ thế giới. Có người nghĩ đó là sự tri túc, sự an phận. Nghĩ như vậy là chết rồi, sự tri túc mà Đức Phật kêu gọi là đừng có đua đòi, đừng chạy vạy, đừng tung tăng kiếm tìm đời sống vật chất đòi hỏi nhiều quá, vì đời sống vật chất chỉ là điều kiện tối thiểu để chúng ta duy trì đời sống sinh mạng của mình, không nên vì nó mà bôn ba quá nhiều. Tri túc không có nghĩa là chúng ta yên lòng an phận dậm chân tại chỗ với những thành tựu tâm linh tinh thần hiện có của mình rồi không chịu đi xa hơn nữa rồi nói đó là tri túc. Tri túc là không tham muốn hơn nữa về đời sống vật chất, chấp nhận vui vẻ an lạc trong điều kiện tối thiểu ở mức cần và đủ. Còn riêng đời sống tinh thần thì phải luôn luôn không ngừng đi lên đi tới, hướng đến chiều cao chiều rộng chứ không thể nào hiểu lầm tri túc là đẻ ra ở đâu thì vùi đầu trong đó.
Sống trong bóng tối mà hướng ra ánh sáng thì có những người do nghiệp cũ bây giờ sanh ra trong điều kiện bình thường không gì xuất sắc đặc biệt nhưng họ biết ngoi lên. Cái vươn lên ở đây không phải là chạy theo kiếm tiền nhiều, kiếm một chỗ ngồi trong xã hội mà là họ nâng cao nhân cách, nâng cao tầm nhìn, nâng cao nhận thức về đời sống, họ hiểu họ hơn và hiểu đời hơn, đó gọi là hướng về ánh sáng. Cách đây mấy hôm tôi có xem bài báo của một người Tàu viết về nước Mỹ và Trung Quốc, tựa là “Nước Mỹ không bao giờ bằng chúng ta (Trung Quốc)”. Trong đó tác giả viết, nước Mỹ là một đất nước cù lần, củ chuối so với Trung Quốc rất nhiều, vì người Trung Quốc (cả VN ta nữa) là đẻ con ra là tập trung cho con đi học, và đi học thì phải hướng đến một vị trí quyền lực trong xã hội. Tại sao như vậy? Bởi vì mình sanh ra trong xã hội có tầm nhìn lạ lùng, đi học là phải hướng đến tước quyền, tước quyền thì đồng nghĩa với danh và lợi (tiền bạc). Trong khi đó người Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, họ không coi chức vụ trong chính phủ là cần câu kiếm tiền. Nhận thức chỉ lệch một centimét và dẫn đến hệ quả cực kỳ nguy hại. Bên đây người ta học là để cầu kiến thức chuyên môn trước cái đã, ngay cả bác sĩ kỹ sư gì đó cũng không phải được hiểu như là ở những xã hội nông nghiệp như mình nghĩ. Bên đây người ta có một lý tưởng chính trị, có một hoài bão xây dựng xã hội. Ở Mỹ, người ta dấn thân vào chính trường, làm nghị sĩ, thống đốc, tranh cử tổng thống để thực hiện những hoài bão, những mối quan hoài về xã hội, để xây dựng một đất nước theo hướng mà họ thấy là đẹp, chớ không phải như mình chạy đủ đường để có cái bằng cấp rồi lấy bằng cấp đó làm bàn đạp, làm cái thang để leo lên chức vụ để kiếm tiền. Trong khi đó, một chức vụ một ghế ngồi thì có tác dụng nắm quyền sinh sát đất nước trong tay mà để đi kiếm tiền là chết rồi. Một chức vụ trong hệ thống chính phủ của một đất nước không phải là để kiếm tiền. Nếu hiểu như vậy là sai. Ở đây cũng vậy, hướng ra ánh sáng không phải là hướng đến cái chỗ người ta dồn đến nhiều ví dụ trở thành người nổi tiếng, được chú ý, mà ở đây là hoàn thiện bản thân, sống có nhân cách đàng hoàng hơn, có tầm nhìn sâu hơn rộng hơn chớ không phải hướng về ánh sáng là nhìn về chỗ nổi tiếng. Trong nước có thực trạng rất đáng buồn đó là tuổi trẻ có chút nhan sắc dù nam hay nữ thì cứ là muốn nổi tiếng. Cứ nghĩ là có nhan sắc là có tất cả, có thể làm người mẫu, có thể làm diễn viên miễn là xuất hiện trong phim là đủ trong khi quên một chuyện rất là quan trọng đó là những tố chất bắt buộc phải có của một diễn viên, không phải là vấn đề nhan sắc. Các vị coi phim Hongkong hay Hàn Quốc sẽ thấy, người ta đóng phim trước hết ngoài lòng yêu nghệ thuật ra thì họ phải có khả năng nhập vai bằng tâm trạng của vai diễn mình nhận, còn mình sống thiếu chiều sâu, thiếu văn hóa, thiếu vốn sống, chỉ muốn nổi tiếng, chỉ muốn có tiền, chỉ muốn lấy được chồng giàu vợ giàu. Muốn có tiền, muốn hưởng thụ mà quên mất là muốn được cái đó thì phải là diễn viên thực thụ, mà diễn viên thực thụ nghĩa là phải có vốn sống, có văn hóa, có nhận thức, chớ không có phải là ăn mặc hở hang khêu gợi, gợi cảm gợi tình xong rồi nổi tiếng. Đó là nhận thức rất là bệnh hoạn. Người diễn viên thực sự khi diễn họ không nghĩ đến đồng tiền mà họ chỉ nghĩ đến lý tưởng cao nhất của nghề diễn viên để rồi hóa thân, nhập vai bằng toàn bộ tâm tình thật sự của vai diễn mình đảm nhận. Đời sống ở đây cũng vậy, chúng ta hiểu lầm rất là nhiều, chúng ta tưởng hướng ra ánh sáng là chỗ mà thiên hạ cùng nhìn về, sai bét. Chúng ta là một diễn viên trong đời sống, chúng ta phải biết những tố chất thật sự để làm nên một diễn viên chớ không phải hiểu sai như vậy.
Người sống trong ánh sáng hướng về bóng tối là những người may mắn sanh ra trong điều kiện gia thế gia cảnh tốt nhưng không biết tận dụng hoàn cảnh đẹp đó để đi lên, hoàn thiện bản thân mà chỉ biết vùi đầu hưởng thụ như một con chó nhà giàu. Có nhiều người gia cảnh của họ chỉ vừa đủ để biến họ thành con chó nhà giàu, một con mèo ăn trong tô bằng bạc, một con chó được xích bằng sợi dây vàng 18k. Tất cả những điều kiện về tài chính, về thể lực, về ngoại hình, ngoại diện, gia thế, tài sản đều phải được tận dụng một cách tích cực, thông minh để chúng ta có thể đóng góp nhiều hơn cho đời sống, cho xã hội, cho thế giới chúng sanh muôn loài, tất cả những điều kiện đó phải được tận dụng để chúng ta ngày một tốt hơn về nhân cách, về sinh phong, về nhận thức, bằng không thì chúng ta trở thành con mèo, con chó nhà giàu. Trong trường hợp trở thành một con chó, con mèo nhà giàu, Đức Phật gọi là sanh ra trong ánh sáng và hướng về bóng tối.
Hôm nay có để ý một chút thôi về nhịp sống xã hội ở những xứ chậm tiến về văn hóa tâm linh chúng ta sẽ có dịp để thấy rất rõ bài kinh này, có biết bao nhiêu cô chiêu cậu ấm sinh ra trong điều kiện gia thế rất tuyệt vời mà thay vì dành chút thời gian đi học (ngoại ngữ, computer chẳng hạn) để mở rộng vươn cao thì lại để tiền mua siêu xe. Tại sao tôi coi nặng ngoại ngữ? Thế giới bây giờ là thế giới phẳng, không phải cách biệt quan san như ngày xưa, nhu cầu giao lưu giữa nước này nước kia, dân tộc này với dân tộc kia đã quá lớn quá sâu rộng. Các cô cậu bỏ tiền ra mua siêu xe, đua đòi, một thời gian thì chán không còn gì hứng thú thì chuyển qua chích hút. Đó là mẫu số chung, là kết thúc của tuổi trẻ có tiền mà không biết đi đâu làm gì, ngay cả những diễn viên, những nhân vật tiếng tăm ở Holywood cũng bị trường hợp đó. Khi có tiền mà thiếu đời sống tinh thần, không có nhận thức đàng hoàng tử tế, tiền nhiều quá chỉ biết hưởng thụ, đến một lúc nào đó những hưởng thụ hơi tiêu cực thụ động (như ngồi trên du thuyền, máy bay riêng, siêu xe) đã chán, họ kiếm cái gì đó xốc nổi sống động hơn, đó là nghiện ngập chích hút; dính vào đó thì con trời cũng phải hư. Nhiều người đã bỏ mạng sa trường ngay trong điều kiện họ có, chết thảm vì nghèo thì còn thông cảm được, còn đây là chết thảm vì có quá nhiều điều kiện sống. Nói sâu xa hơn, ngay trong đời sống một tu sĩ, một cư sĩ cũng vậy, người không có điều kiện trau dồi Phật pháp thì không nói gì, còn có nhiều người có điều kiện trau dồi Phật pháp thì chính điều kiện đó làm cho họ trở nên ù lì. Trước đây kinh sách khó khăn, thỉnh được một cuốn kinh, quý vô cùng, tôi biết có những người ở lục tỉnh lên Sài Gòn chạy thẳng vô Vạn Hạnh coi có sách mới ra hay không, rồi sau này họ chạy vô phòng phát hành Ấn Quang, Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm, Huê Lâm, Dược Sư, để thỉnh sách, có được cuốn sách mới ra là mừng muốn chết vì có một thời gian dài bị ngăn sông cấm chợ, in được cuốn sách là khó vô cùng. Hồi đó có mấy cuốn như Vô ngã là niết-bàn, những sách của HT Chơn Thiện, HT Thiện Siêu, ra được cuốn nào là đem về đọc ngấu nghiến mừng lắm. Còn bây giờ những sách của HT Nhất Hạnh, Phạm Công Thiện in thoải mái, những sách dịch in tràn ngập thì đã đến lúc chúng ta không còn muốn đọc nữa. Một thời sách vở khó khăn chúng ta siêng học, còn bây giờ thì cứ online vào Google thì cái gì cũng có, từ đó làm biếng không còn muốn đọc nữa, đây là một tiếng chuông báo động và cũng là hồi chuông báo tử cho đời sống tâm linh của chúng ta. Thuở nào không có điều kiện đi chùa, giờ có xe hơi luôn, thuở nào không có điều kiện đọc sách, giờ có internet luôn, thuở nào không có điện thoại bàn, bây giờ mỗi thành viên trong nhà đều có iphone 5,6 muốn học đạo muốn nghiên cứu dễ vô cùng, nhưng khổ thay, khi có hết rồi thì không thèm nữa, đó chính là lúc chúng ta chết trong vũng lầy điều kiện của mình.
Hạng người sinh ra trong điều kiện ánh sáng và hướng về ánh sáng là những người may mắn có gia cảnh xuất thân tốt và biết tận dụng một cách thông minh tất cả những điều kiện mình có để sống đẹp hơn.
TỔ MẪU (Ayyikāsutta)
Tổ mẫu, từ chữ Phạn là Ayyikā, (bà nội hoặc bà ngoại, grandma). Muốn hiểu sao hiểu, bà nội, bà ngoại gom chung. Tiếng VN mình thì phân rõ, bà nội bà ngoại, cố nội, cố ngoại. Tổ mẫu ở đây là bà ngoại của vua Kosala. Theo Chú giải, vua mồ côi mẹ hơi sớm, vua có nhiều điểm giống thái tử Tất Đạt, mồ côi mẹ sớm, hai người bằng tuổi nhau và hai người đều có đời sống tâm linh rất tuyệt vời. Vua Pasenadi là một vị minh quân và là người đại trí đại hiền, là vị Phật tương lai gần thành. Đàn ông lạ lắm, mồ côi mẹ sớm hay góa vợ sớm thường dễ trở thành danh nhân lắm. Mồ côi mẹ sớm thì trong sự cô quạnh lẻ loi đó, họ phải vươn lên để thành danh nhân; còn mồ côi vợ thì họ sẽ rảnh tay, có vợ là có kinh nghiệm sống nhưng vợ phải đi sớm để mình rảnh tay làm việc lớn. Khi bà ngoại mất vua Pasenadi buồn ghê lắm, trong Chú giải nói khi mẹ mất thì bà ngoại đóng vai bà mẹ giống như tẩu nương của Bao Công. Bao Công mồ côi sớm, bà chị dâu nuôi ông như là con nên ông gọi là tẩu nương, một nửa là chị dâu, một nửa là mẹ. Còn với vua Pasenadi, mẹ mất sớm nên bà ngoại kiêm tổng bí thư lẫn thủ tướng chính phủ. “Cha chết ôm chân chú, mẹ chết bú vú dì”. Vì tổ mẫu vừa là mẹ vừa là ngoại nên khi mất rồi vua rất buồn, vua nói rằng dù bỏ ngai vàng cho bà ngoại sống dậy thì cũng bỏ. Đức Phật giảng cho vua nghe:
Mọi chúng sanh sẽ chết,
Mạng sống, chết kết thúc,
Tùy nghiệp, họ sẽ đi,
Nhận lãnh quả thiện ác,
Ác nghiệp, đọa địa ngục,
Thiện nghiệp, lên Thiên giới.
Do vậy hãy làm lành,
Tích lũy cho đời sau,
Công đức cho đời sau,
Làm hậu cứ cho người.
Cái chết không ai lạ hết, nhưng khổ chỗ cái gì mình thấy không lạ thì thấy bình thường, cái bình thường thì dễ bị đẩy xuống hạng tầm thường, thấy tầm thường thì không nhìn đến nữa. Nếu quí vị thật lòng tin Phật, thật lòng có chút đời sống tâm linh thì chỉ riêng chữ “Chết” đủ khiến cho quí vị trở thành người tốt, thành danh nhân, hay là gì đó, mình sẽ có đời sống tinh thần tốt hơn khi mình nhớ chữ “chết”. Đang giận ai đó thì chỉ cần nhớ Cái chết không ai lạ hết, nhưng khổ chỗ cái gì mình thấy không lạ thì thấy bình thường, cái bình thường thì dễ bị đẩy xuống hạng tầm thường, thấy tầm thường thì không nhìn đến nữa. Nếu quí vị thật lòng tin Phật, thật lòng có chút đời sống tâm linh thì chỉ riêng chữ “Chết” đủ khiến cho quí vị trở thành người tốt, thành danh nhân, hay là gì đó, mình sẽ có đời sống tinh thần tốt hơn khi mình nhớ chữ “chết”. Đang giận ai đó thì chỉ cần nhớ “sớm muộn gì cũng ra gò nằm, sớm muộn gì cũng vô hũ”. Cứ đọc câu đó suốt trong vòng năm năm, mười năm thì quí vị sẽ trở thành thứ gì đó rất là dễ sợ, muốn học giáo lý mà nhớ câu đó sẽ giỏi ghê lắm, muốn tu thiền mà nhớ câu đó thì cũng tiến bộ ghê lắm, không chỉ 16 tuệ mà lên tới 32 tuệ luôn.
Đức Phật dạy, giống như một vật được làm bằng gốm, ngày đầu tiên mà nó được hoàn tất, nhìn thấy ánh nắng mặt trời, thì cũng kể từ giây phút định mệnh đó, nó đã chứa sẵn mầm chết trong nó. Đồ gốm hay sứ, sành cũng vậy. Nó luôn luôn trong tình trạng chờ bể, giống như đất nước chúng ta, đường chờ hư, cầu chờ sập. Chúng ta may mắn sinh ra trong một đất nước phải nói là rất là minh triết, rất là triết học. Nghĩa là người dân luôn luôn đối diện thường trực với vấn đề hóc búa của nhân sinh, những vấn đề đã được một Bậc Đại Giác nhắc nhở hàng ngàn năm trước, đó là tâm niệm vô thường. Cứ đi đường qua cầu là nhớ, nhớ liền, chúng ta có thể chết trên cái cầu này, đi Honda mà gặp ổ gà là khả năng chết rất là lớn.
THẾ GIAN (Lokasutta)
Vua Pasenadi hỏi Đức Phật: Sao đời này khổ quá khổ, đủ thứ lý do để mình khổ hết, xin Thế Tôn cho một câu trả lời gọn gọn cho dễ nhớ dễ hiểu, bây giờ thế gian khổ quá. Vì cái gì cuộc đời khổ quá như vậy, vừa bất tịnh vừa bất an. Đức Phật dạy rằng: Có ba pháp thôi: Tham, sân, si. Còn bây giờ nói đời quá khổ, bàn về xã hội chính trị nghe mênh mông rất mệt, chỉ cần nói gọn ba cái gốc thôi. Bản thân tôi và một vài người quen, lâu lâu mấy cái khớp sưng lên bóng lưỡng đau quá đến lúc nhiều khi bàn tay không nắm lại được, cứ tưởng mình bị ung thư xương, gân hay cái gì nan y tuyệt chứng gần chết tới nơi, cứ nghĩ trong bụng nếu bàn tay cầm được cây viết là viết di chúc trối lại. Tới hồi khi biết ra là rất đơn giản, bác sĩ cho biết là dư acid uric, một loại độc chất lẽ ra được bài tiết theo đường nước tiểu nhưng do mình uống ít nước quá nên làm cho khớp mình sưng lên. Khi hiểu được nguồn cơn thì mình không còn ngại nữa, chỉ uống nhiều nước thôi. Tôi biết một vài người quen xanh lè xanh lét, đi đứng không được, chậm chạp lờ đờ như gần chết, ăn uống không được, từ chỗ sức khỏe yếu đâm ra suy nghĩ bi quan tiêu cực, mắt lờ đờ, tóc lưa thưa lớt thớt như xác chưa chôn, đến hồi hiểu ra thì lý do đơn giản, bị bao tử. Nghề của họ không cho phép nghỉ ngơi đúng cách mà ngồi nhiều đứng nhiều nên mới bị loét bao tử. Ăn không được, thiếu sức vv.. chỉ vì một chuyện thôi, đó là bao tử có vấn đề. Cũng như có bà ra khai với bác sĩ sao rờ đâu cũng đau, đau cả người, bác sĩ chụp X quang, chụp cắt lớp rồi cuối cùng phát hiện ra và nói bà, bà chỉ đau đầu ngón tay thôi. Có bà nói bác sĩ: Sao tôi ngồi đâu cũng đánh rắm, đánh rắm không có mùi, và không có tiếng; bác sĩ nói: Tôi phải trị cho bà không những đường ruột mà còn phải trị cái lỗ tai và lỗ mũi nữa.
Bài kinh này nói cuộc đời này khổ quá mà nguồn ở đâu ra? Đơn giản thôi, đó là do tham sân si. Tham là muốn tùm lum hết, muốn ở đâu thì có bất mãn ở đó. Kẻ nào càng có nhiều thương thích thì kẻ đó sẽ càng có nhiều bất mãn. Thương thích và bất mãn là hai tên gọi của tham và sân. Si thì liên tục có mặt trong tham và sân, ở đâu có thương thích là ở đó có si, vì do không hiểu Tứ đế. Do vô minh trong Bốn Đế nên mới dẫn đến ba hành. Từ vô minh trong Bốn Đế mới dẫn đến thích cái này thương cái kia nên mới dẫn đến bất mãn, không thương không thích lấy cái gì bất mãn. Muốn mà không được là khổ, mình muốn một tỷ mà cái mình được thỏa mãn là bao nhiêu. Những cái mình có rồi mình giữ được bao lâu? Mình không lìa bỏ nó, thì nó cũng lìa bỏ mình. Nói trắng ra như trong tình cảm nam nữ, mình không chán người ta thì cũng có ngày người ta chán mình. Tôi nể phục những người ly dục và vô cùng nể phục những người có cái gan hướng đến đời sống hôn nhân. Chúng ta không có bao nhiêu điều kiện để giữ lấy một cuộc hôn nhân tốt đẹp, chúng ta không có bao nhiêu niềm tin để giữ lấy một tình yêu thưa bà con. Mặc dù bây giờ tôi độc thân, chả cần va chạm nhiều, tôi chỉ cần hiểu theo lời Phật thôi, mình không chán người ta người ta cũng chán mình, rồi thì hai đứa cũng có một đứa đi trước. Bên cạnh người con gái mình thương có một tỷ đứa để mình so sánh và chung quanh mình có một tỷ người con trai để người đàn bà của mình so sánh, làm sao trong chừng đó năm người đàn bà của mình hoặc mình không ngoại tình tư tưởng, thử hỏi những người như vậy có phải can đảm ghê gớm lắm không. Vì vậy, ở đây chúng ta hãy nhớ rằng càng thương thích nhiều thì càng nhiều bất mãn, càng nhiều bất mãn thì cuộc đời càng khổ và si ở đây chính là vô minh trong Bốn Đế. Từ si mà tạo ra thương thích (tham) và ghét sợ (sân).
CUNG THUẬT (Issattasutta)
Cung thuật là nghệ thuật bắn cung (issatta). Chữ ‘issatta’ còn có nghĩa nữa là ‘cung thủ’- người chuyên bắn cung. Bất cứ chuyện gì trên đời này, nếu mình có lòng yêu nghề, mình đi đến đầu đến đũa đến nơi đến chốn thì cái gì cũng có chiều sâu đáng nể của nó. Ví dụ như chuyện đang rổ, dệt thảm (chùi chân) hoặc nghề làm bánh, nấu xôi chè bán, nghề bắn cung, nấu ăn, chưng hoa v.v… nếu yêu nghề thì cái gì cũng có chiều sâu chiều rộng của nó, còn nếu dễ hài lòng với nó thì đi không xa.
Bên Tàu có một cung thủ rất giỏi, nổi tiếng bậc nhất của Trung Quốc một thời. Khi có người đến xin học, ông từ chối, ông nói nghệ thuật bắn cung của ông không dành cho người bình thường; người không năng khiếu hay không kiên trì là không theo được. Sau khi người học trò năn nỉ nhiều lần, ông đồng ý với điều kiện người học trò phải làm đúng theo lời ông dặn. Ông đưa cho người học trò hột đậu phộng và bảo: Con nhìn chừng nào đến khi cái hột này bằng trứng gà thì nói cho ta biết. Người học trò không biết tại sao nhưng cứ làm theo, một lát sau thưa thầy: Con thực sự đã thấy. Ông nói: Phải thực sự thấy mới nói, không được xạo. Người học trò nói: Con thấy từng vết trầy xước nhỏ xíu trên hột đậu phộng như đang quan sát cái trứng gà. Ông thầy thay hột đậu phộng bằng hột đậu xanh và bảo người học trò tiếp tục nhìn đến khi hột đậu xanh to bằng trứng gà. Người học trò cũng quan sát và báo lại đã nhìn thấy hột đậu xanh to bằng trứng gà. Ông thay hột đậu xanh bằng hột mè và bảo người học trò nhìn đến khi nó to bằng cái trứng gà. Nhiều tháng sau người học trò báo cho ông thầy biết là đã thấy hột mè to bằng trứng gà. Ông bảo học trò tiếp tục nhìn đến khi hột mè to bằng cái thúng thì báo cho ông biết. Người học trò tiếp tục nhìn đến một lúc nói rằng cái hột mè to quá, to đến nỗi không thấy bên kia hột mè là gì nữa như là nguyên cái thúng che trước mặt. Khi đó ông thầy lấy cung ra và bảo tìm chỗ nào thấy cái thúng là bắn ngay vào giữa cái thúng. Tôi rất vừa ý câu chuyện này, vì nó rất giống kỹ thuật thiền Chỉ của PG. Mình muốn nhìn sâu, nhìn rõ vấn đề gì thì phải tập trung, không có định đừng hòng có tuệ là vậy đó. Mình sống chết với nó, chìm sâu vào nó thì phát hiện ở nó một tỷ vấn đề hay ho vô cùng, còn lăng xăng thì không học được gì hết. Ngay chuyện nhổ tóc sâu, bắt chí cũng cần sự tập trung chú ý; đàn bà ngồi dưới bếp lượm gạo cũng cần sự tập trung tư tưởng. Tôi kể câu chuyện này chỉ vì tựa kinh thôi, chớ không mắc mớ gì bài kinh hết.
Duyên sự của bài kinh này là một ngày kia vua Pasenadi nghe râm ran trong thiên hạ có tiếng đồn là các du sĩ ngoại đạo bị thất thu nặng nề. Họ không nhận được sự hỗ trợ của quần chúng nhiều như ngày xưa kể từ khi chư tăng đông đảo hơn. Những đại gia phú hào, tướng lãnh, vua chúa, quận công tìm đến Phật pháp, tăng ni, Đức Phật nhiều hơn đến với họ, từ đó nảy sinh ra mối oán hờn, từ oán hờn đó mới sanh ra một tiếng đồn không hay, nói rằng “Sa-môn Gotama giành hết đệ tử của chúng tôi”, “Sa-môn Gotama hướng đến giải thoát nhưng trong cách nói của Sa-môn Gotama chỉ nhằm người ta cúng dường cho mình và cho đệ tử của mình thôi”. Vua nghe như vậy mới tìm đến thăm Đức Phật và hỏi hai câu mà chúng ta thấy trong chánh kinh: “Chỗ nào, bạch Thế Tôn, bố thí cần phải đem cho?”, “Bạch Thế Tôn, chỗ nào cho được quả lớn?”, nghĩa là đối tượng nào, chỗ nào mình cần bố thí. Đức Phật trả lời mà tôi có cảm giác Ngài đang trả lời cho bản thân tôi. Câu trả lời làm mình rất là bất ngờ. Ngài trả lời: “Mình hoan hỉ lúc nào, ở đâu, với ai thì lập tức bố thí làm phước ngay lúc đó”. Chớ nếu mà chờ thì con nước nào cũng xuôi về Đông, cơ hội nào cũng đến với ta một dịp nào đó thôi. Tâm thì vô thường, lúc thiện lúc ác, lúc rộng lúc hẹp mà ngồi chờ đúng dịp thì coi như lòng không còn như cũ nữa. Tiền bạc của mình lúc có lúc không, dòng đời thì luôn trôi chảy, tâm hồn mình cũng vậy, lúc hứng lúc không hứng, lúc rộng lúc hẹp, lúc muốn lúc không muốn, có lúc gặp người mình hoan hỉ có lúc gặp người mình không hoan hỉ. Chuyện đời không bao giờ chờ mình đâu, vì vậy khi vua hỏi thì Đức Phật trả lời hoan hỉ lúc nào làm ngay lúc đó, vì đó là cơ hội tốt nhất. Ví dụ bây giờ nếu tôi có ý tưởng muốn qua Miến Điện gặp các vị Sayadaw thuộc lòng Tam tạng, tôi quì lạy cúng dường chai dầu gió, khăn mặt, rồi vô học viện đông đảo chư tăng tôi lạy tôi xin cúng dường; xin hỏi thiệt, cơ hội đi Miến Điện nếu tôi ở VN thì 10 năm tôi đi được mấy lần, khi đi được thì cơ thể tôi còn khỏe mạnh hay không, điều kiện tài chánh lúc đó ra sao? Vì vậy khi hoan hỉ ở đâu lúc nào thì bèn ra tay lúc đó, nhưng nhớ chừng mực thôi, đừng hứng quá mà vung tay quá trán. Có hai chục triệu để làm phước bèn cúng hết hai chục triệu rồi lúc nghe lời ong tiếng ve gì về chùa đó, trụ trì đó rồi bất mãn chán chường rồi tiếc nuối là bậy. Làm phước là tốt nhưng mà trước khi làm phước thì làm ơn phải hợp trí một chút, coi chuyện đó có đáng hay không, ví dụ nghĩ bụng xem với hai chục triệu thì việc in kinh với đúc tượng cái nào cần hơn, hỗ trị tăng ni bị bịnh hay hỗ trợ thực phẩm cho hành giả, hỗ trợ làm chùa hay hỗ trợ làm đường, ngồi nghĩ thử xem mình khoái cái nào và tại sao mình khoái cái đó. Đã trao ra thì không hối tiếc, tình đã cho đi không đòi lại bao giờ, ngay trong tình cảm nam nữ rất đỗi trần tục kia người ta còn không tiếc, thà bị gạt chớ không hối tiếc, tại mình thương quá mình ráng mình chịu, nói chi là trong đạo. Dầu có tiếng xấu gì đi nữa thì cứ nhớ thế này, chuyện quan trọng nhất trong cuộc bố thí này mình đã làm được là mình đã không ôm giữ sở hữu, mình dám bỏ ra đã là thành công lớn rồi, mình đã làm được điều mà không phải ai cũng làm được, và mình đã hoan hỉ trong lúc mình làm. Có người bố thí vì nghĩ đến quả báo đời sau kiếp khác, có người bố thí để cầu danh trục lợi, có người bố thí để dạy cái tâm. Trong vô số kiếp luân hồi rồi mình đã có thói quen ôm, giữ, nắm, níu, giờ mình biết đạo rồi mình phải buông ra. Giải thoát là buông ra, muốn giải thoát mình phải buông sở hữu trước rồi mai này mình mới buông được thói xấu, buông phiền não. Đi chùa nghe đánh chuông phải nghe là “buông”. Chớ nghe chuông lớn là “bon” mà chuông nhỏ là “chen” thì còn bon chen chưa khá.
Câu hỏi thứ hai của vua “bố thí chỗ nào quả báo lớn”, Đức Phật nói rõ câu hỏi số một khác hẳn câu số hai: “Thưa Ðại vương, câu “Chỗ nào bố thí cần phải đem cho” khác với câu: “Chỗ nào cho được quả lớn”. Thưa Ðại vương, cho người trì giới được quả báo lớn. Cho người không giữ giới không được như vậy”.
Chỉ có vị Chánh Đẳng Giác mới trả lời như vậy vì Ngài thấy được vấn đề nghiệp lý. Hoan hỉ làm thì công đức lớn tuy nhiên trong những đối tượng bố thí lại có nhiều hạng. Có những miếng ruộng tốt đã được dọn cỏ mưa xuống thì sanh sôi phát triển nhưng ruộng xấu thì có quỳ lạy nó cũng cằn cỗi. Tôi nhớ ngày xưa mỗi lần đi xe đò ngang cánh đồng miền Trung tôi nhớ miền Nam. Ở miền Nam có những cánh đồng người ta cắt lúa xong gốc rạ còn cao hơn năm tấc, nghĩa là có những cây lúa cao vượt đầu người do đất tốt. Khi họ cắt thì phần gốc rạ còn lại rất dài, nên khi họ đốt thì thành tro thành phân, nếu không đốt để tự nhiên thì cũng thành phân, gốc rạ càng dài thì phân càng nhiều. Còn ở miền Trung, đất cằn cỗi nên khi cắt lúa thì phần gốc rạ không còn bao nhiêu. Đất xấu thì xấu hoài, đất tốt thì tốt hoài là như vậy. Phước điền ở đây cũng vậy, có những đối tượng mình gieo công đức nhỏ xíu mà hưởng ngàn đời không hết, còn có những mảnh ruộng thì cho thì nhiều mà quả nhận chẳng được bao nhiêu. “Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu; Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết…” là vậy đó. Cái quan trọng không phải là cầu quả báo mà quan trọng là có dịp để mình trao ra. Ở đây Đức Phật giải thích thêm: Giống như ở chiến trường đại vương lâm trận rồi lâm nạn và sắp sửa lâm chung, lúc đó đại vương cần ai? Cần một người vừa giỏi vừa gan! Chớ lúc đó gặp một kẻ chết nhát thì không xài được. Ở đây tùy chuyện mà nói, nói trên mặt tình cảm, thích chỗ nào hoan hỉ chỗ nào thì tùy chỗ đó mà làm phước, còn nói trên mặt kỹ thuật, chỗ nào công đức lớn thì lại là chuyện khác. Ở trên chiến trường, thương ai cũng tốt hết, nhưng có những trường hợp mình phải nói khía cạnh kỹ thuật chớ không phải vì thương. Tại sao xứ sở cộng sản không phát triển được? Trong thiên hạ có biết bao nhiêu người tài, ở xứ sở phát triển thì người ta lấy tinh hoa (trong số một tỷ người) từ thiên hạ, còn xứ cộng sản thì lấy tinh hoa (trong số một trăm người) từ số những đảng viên. Nói chung là tinh hoa trong thiên hạ có cả tỷ, còn họ chỉ có một trăm để lựa chọn trong đó, họ tự bó hẹp họ. Ở đây về mặt kỹ thuật thì cách dùng người ở xứ tiên tiến không nặng vấn đề tình cảm “tôi thích anh” hay “tôi tin anh” mà là “anh có khả năng hay không”. Đức Phật nói, khi bố thí xét về mặt cảm xúc, tình cảm thì đúng, hoan hỉ chỗ nào thì làm phước chỗ đó, nhưng xét về mặt kỹ thuật thì khác, nếu nói công đức lớn thì phải xét khác. Bình thường muốn thương ai thì thương nhưng ra ngoài chiến trường thì không phải làm việc theo cảm tính mà phải làm việc theo kỹ thuật. Đức Phật nói: Người bỏ được 5 cái và thành tựu 5 cái thì người đó được xem là đối tượng cúng dường tốt và là phước điền hoàn hảo cho chúng sanh.
Trí Phản Khán
Bỏ năm cái là bỏ được 5 triền, chứng được thiền Chỉ, có được năm cái: ngũ uẩn pháp thân là hoàn tất thiền Quán. Ngài nói đối tượng đáng cúng dường là bỏ được năm triền, tu Samatha (thiền Chỉ), có được năm cái là ngũ uẩn pháp thân.
Ngũ uẩn có hai trường hợp:
– – Ngũ uẩn sắc thân là sắc, thọ, tưởng, hành, thức;
– Ngũ uẩn pháp thân là giới, định, tuệ, giải thoát (đạo và quả) và giải thoát tri kiến (trí tuệ Phản Khán).
Trí tuệ Phản Khán (reviewing) là gì? A-tỳ-đàm giải thích, một người trí nhiều ngay khi đắc quả, họ dùng trí nhìn lại năm vấn đề:
1. Phản Khán đạo: nhìn lại đạo mình vừa đắc.
2. Phản Khán quả: nhìn lại thánh quả mình vừa đắc.
3. Phản Khán niết-bàn: nhìn lại niết-bàn mình vừa chứng ngộ.
4. Phản Khán phiền não đã diệt: đã giải quyết xong phiền não nào rồi.
5. Phản Khán phiền não dư sót: nhìn lại phiền não còn sót lại.
Năm vấn đề này đem nhân với bốn tầng thánh (sơ, nhị, tam, tứ quả) thì thành 20, nhưng trong thực tế chỉ có 19, vì vị chứng A-la-hán xong họ không còn phiền não sót lại. Từ Tu-đà-hoàn cho đến A-na-hàm thì có đủ 5 Phản Khán, còn vị A-la-hán thì trí Phản Khán chỉ có 4 vì không còn phiền não dư sót. Tóm lại, bài kinh này Đức Phật dạy rằng người đáng cúng dường nhất trên đời này là người bỏ được năm triền và có được năm Ngũ uẩn pháp thân.
VÍ DỤ HÒN NÚI (Pabbatūpamasutta)
Trong Chú giải cho chúng ta biết một chuyện, cung điện của vua Pasenadi rất gần với chùa Kỳ Viên, nên chữ Pāḷi là ‘dhuravihāra’: ‘gần chùa’, ‘sát bên chùa’, ‘hàng xóm của chùa’, ‘láng giềng của tăng ni’. Vì cung điện gần chùa nên có những ngày vua vào hầu Phật ba lần.
“Esa kira rājā divasassa tikkhattuṃ bhagavato upaṭṭhānaṃ gacchati”: Tương truyền rằng trung bình mỗi ngày vua đến hầu Thế Tôn ba lần, “antarāgamanāni bahūnipi honti” khoảng giữa thời gian của ba lần này nhiều khi có những chuyến đi ngoại lệ nữa. Chính vì gặp Phật quá thường nên vua Pasenadi thương Phật lắm, lý do cũng đơn giản là vì ông gần thành rồi, ông mến thiện pháp, đức lành của Thế Tôn. Tôi nghĩ có hai lý do mà tôi muốn sau kiếp này tôi về Trời là: 1. Tôi muốn gặp những vị Thánh để học được những gì tôi muốn. 2. Tôi muốn gặp những vị Thánh mà họ từng thấy Đức Phật, tôi sẽ năn nỉ họ cho tôi nhìn lại hình ảnh của Đức Phật, đó là con đường ngắn nhất mà tôi muốn chia sẻ với bà con. Ngay bây giờ nếu là cư sĩ, làm ơn ráng giữ bát quan.
Bát quan có ba loại:
1. Bát quan kiểu ngoại đạo, là có cái hạn chế không nghe nhạc nhưng coi phim được, không phạm tám giới cấm nhưng lòng thì coi như trớt quớt.
2. Giữ giới kiểu như người chăn bò, không phạm nhưng trù hoạch toan tính ngày mai mình làm gì đó ăn cho ngon, kiểu như người chăn bò nghĩa là buổi sáng nhận hai chục con bò trông chiều về giao đủ bò cho chủ là thôi;
3. Giữ bát quan kiểu bậc thánh, tức là giữ bát quan để trau dồi tam nghiệp, để thanh tịnh sáu căn, giữ bát quan này mới có thể đưa mình đi xa, lên cao được. Về trên đó gặp cả tỷ thánh nhân thuộc lòng Tam Tạng Chú giải như thế này, còn vị từng gặp Đức Phật thì có tám tỷ trên đó. Lên đó mình lạy họ và nói, ai từng gặp Thế Tôn thì cho tôi nhìn một lần. Trong kinh nói có vị trưởng lão Upagutta muốn gặp Đức Phật, vị này đề nghị với vị Thọ Thần tuổi thọ cao ngày xưa đã từng thấy Thế Tôn, thánh chúng trong khu rừng xin được nhìn thấy Thế Tôn. Vị thọ thần hứa cho sẽ cho Upagutta được nhìn thấy Thế Tôn với điều kiện là không được chắp tay. Một lát sau Upagutta thấy trong rừng hiện lên một vị ba mươi hai tướng tốt, sáu màu hào quang sáng lòa đi ra.
Theo Chú giải, vua Pasenadi thăm Đức Phật nhiều lần trong ngày quá nên tùy tùng lúc đông lúc ít. Lúc bấy giờ có một đám cướp lớn bàn nhau là vua rất giàu khi thì đi đông cận vệ, khi thì ít, nên phục kích, nếu bắt được thì cướp hoặc bắt cóc tống tiền. May mắn là trong đám đó có người mật báo cho vua là vua đang nằm trong tầm ngắm của nhóm người bất lương, sắp sửa là nạn nhân của một âm mưu. Vua mà biết được như vậy thì còn gì của, trong vòng ba giây vua điều quân đến bắt sạch không sót một mống, nhưng vua ra tay hơi ác, “gặp Phật thì tu, gặp quỷ thì trừ”. Vua xử hết, xử bằng cách “āsannāni sūlāni ropāpetvā sūlesu uttāsesi.”, móc mắt hết, bắt mấy tên cướp ngồi gần nhau rồi lấy mũi lao dài xiên qua hết giống như người ta nướng cá. Bên đây có món nấm, người ta lấy que bằng tre hay inox, xiên qua một miếng nấm, một miếng hành một miếng ớt, xỏ từng xâu hơ trên lửa ăn ngon cực kỳ. Ở đây cũng vậy, vua xử bọn cướp bằng cách lấy trường thương xiên từng xâu cho chết. Ông nghĩ nếu không nhận được tin báo thì ông sẽ bị như vậy nên ông ra tay hơi cay cú. Ra tay xong ông đi chùa.
Lúc đó Bậc Đạo Sư suy nghĩ như sau, “Atha satthā cintesi – ‘‘sacāhaṃ vakkhāmi, ‘mahārāja, mādise nāma sammāsambuddhe dhuravihāre vasante tayā evarūpaṃ dāruṇaṃ kammaṃ kataṃ, ayuttaṃ te kata’nti”, ông này ở gần chùa, sống gần một vị Chánh Đẳng Giác như ta mà vẫn ra tay tàn độc và cay cú như vậy, “athāyaṃ rājā maṅku hutvā” nếu nói ra thì ông sẽ hổ thẹn (maṅku) không nghe pháp được. Vì vậy nên Ngài nói đường vòng, không nói trực tiếp.
Ở đây các vị có biết chữ ‘vu hồi’ không? ‘Vu hồi’ nghĩa là một thuật ngữ trong quân sự, kinh doanh, nghĩa là ‘đường vòng’, đi bên hông hoặc phía sau, không trực diện. Đức Phật muốn giúp ông nhưng không nói thẳng, Ngài nói tránh qua một bên nhưng biết ông hiểu. Ngài hỏi: “Thưa Ðại vương, Ðại vương đi từ đâu lại?” “Bạch Thế Tôn, con rất là bận rộn với những sự việc các vua chúa bận rộn”. Vua trả lời là bận rộn nhưng thật ra ông mới đi giết người xong. Đức Phật nhắc ông bằng một câu hỏi: “Nếu biết mình sắp đối diện với cái chết thì việc đầu tiên quan trọng nhất đại vương sẽ làm gì?”. Gặp trường hợp mình, nghe vậy thì mình sẽ làm di chúc, trăn trối, từ giã bạn bè người thân v.v… còn vua thì không, ông là người có tu, ông nói: Nếu con biết cái chết đang tiến đến chỗ con thì con chỉ có một việc làm thôi đó là làm các công đức để bỏ túi con đi. Đức Phật nói: Đại vương đã suy nghĩ đúng rồi, cái chết là một đại họa không ai tránh được, nó là một kết thúc chắc chắn sẽ đến dù nhanh hay chậm.
Đầu buổi giảng tôi có nói trong buổi giảng này chúng ta có cơ hội nghe nhiều về cái chết, tôi không biết từng người trong đây tu theo pháp môn gì, nhưng tôi chỉ nhớ trong kinh có bốn đề mục hộ thân (Ārakkhaka- kammaṭṭhāna). Bất cứ hành giả tu đề mục gì không cần biết nhưng mỗi ngày mở mắt dậy phải nhớ bốn đề mục này: 1. Niệm Phật. 2. Niệm chết. 3. Bất tịnh quán. 4. Từ bi quán.
4 đề mục hộ thân:
Dầu các vị tu đề mục gì không cần biết, tu nhà, tu chợ, tu chùa, tu núi, tu rừng, tu đọt cây, tu hầm hố … đều phải nhớ bốn đề mục hộ thân:
Niệm Phật: “Thế Tôn là Bậc Đại giác đã làm chuyện khó làm đã cho cái khó cho, đã nhịn cái khó nhịn nên thấy được pháp khó thấy chứng đắc pháp khó chứng đắc, ai ngài cũng thương, cái gì ngài cũng biết, đức lành nào ngài cũng có”. Tôi không đốt nhang trong nhà, độc lắm, rớt tro tàn, hoa tôi cũng kén, phải chưng hoa không rớt cánh khi héo, khô quắt lại đem liệng cho dễ. Khi chưng hoa tôi chỉ niệm có một câu như vừa rồi.
Niệm chết: “vĩ đại như Phật cũng còn có lúc về Kusinārā nằm xuống”.
Bất tịnh quán: cứ nhớ rằng “thân này lúc đói là một cái túi rác, muốn hết đói thì phải thêm rác vào trong thùng rác này”, còn muốn quán chi tiết thì tóc lông móng răng da, mật đàm mủ máu mồ hôi, phẩn, nước tiểu v.v…
Từ bi quán: “trên đời chỉ có hai hạng chúng sanh, người ác người khổ là đáng thương người lành thì đáng mến, đáng kính”. Thánh Gandhi của Ấn Độ có câu rất hay: Thánh Gandhi của Ấn Độ có câu rất hay: “Hãy ghét điều ác nhưng hãy thương người ác”(Hate the sin, but love the sinner), sớm muộn gì họ cũng bị sa đọa. Không ai trên đời này chưa từng là cha mẹ của mình, chưa từng hy sinh tánh mạng cho mình, do luân hồi sanh tử nhiều đời vùi lấp kỷ niệm xa xưa nên giờ gặp nhau mà ghét nhau chớ đâu có ngờ được ngày xưa có một lần nào đó, cái chết của người đó làm cho mình chết điếng. Có ai ngờ người đó đang là một cái thằng râu ria xồm xoàm, xăm mình, lưu manh, mà trong nhiều kiếp quá khứ đó là một bóng hồng giai nhân trong lòng mà mình và nàng từng đau lòng chia tay nhau trong một mùa chinh chiến... Từ bi quán là quán thấy ai trên đời này cũng từng là người thân cũ của mình hết.