Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 11: Tương Ưng Sakka

NGỌN CỜ (Dhajaggasutta)

‘Dhajagga’: ‘ngọn cờ’. ‘Dhaja’: ‘cây cờ’; ‘agga’: ‘đỉnh’, ‘ngọn’, ‘chỗ cao nhất’. Hôm nay mà quí vị qua Miến Điện sẽ thấy những chữ này hay xài lắm, những vị giỏi thì chính phủ ban tặng danh hiệu: “Abhidhaja Bhaddantaguru” (Vô Thượng Đại Sư), người giống như ngọn cờ tiêu biểu cho PG quốc gia. Ngài Hộ Pháp có tước hiệu Miến Điện phong tặng: ‘Aggamahapandita’Đại Hiền Giả. Nói tới Miến Điện là người ta bắt buộc phải nhắc đến những vị đó. Thí dụ như hôm nay Miến Điện trên con số chính thức có mấy trăm ngàn vị sư nhưng thực tế thì không dưới bốn triệu vị sư. Dhaja là ngọn cờ tiêu biểu cho bốn triệu vị đó.

 

Theo trong kinh ghi lại, đôi khi thỉnh thoảng A-tu-la có những cuộc tấn công nhắm vào chư thiên và lâu lâu chư thiên cũng có cuộc tấn công nhắm vào thành phố A-tu-la. Trong Chú giải ghi thêm là họ đánh nhau không thể giết nhau được, họ chỉ đứng gần nhau và lấn. Không phải như con nít lấn nhau mà họ đứng gần nhau và tiến dần tới, bên nào phước mạnh thì đẩy đối phương lùi dần. Bên nào lùi hoài thì thua, còn bên đẩy lùi được thì thắng. Đánh cho vui vậy thôi, phước ai nấy hưởng, cảnh giới người nào người đó ở, chứ không có chuyện làm cho chết người như kiểu TQ lấn Hoàng Sa, Trường Sa. Những lần chư thiên đuối sức bị thua thì họ sợ. Đế Thích và Tứ Thiên Vương rất ủng hộ người tu hành, bởi vì họ tùy hỉ và nếu càng nhiều người tu thì hội chúng chư thiên sẽ được hùng mạnh thêm. Nếu ít người tu hành thì giống như dân số giảm, từ đó trong kinh có từ ‘làm tràn ngập cõi trời’ (saggam pūreti) ám chỉ cho việc sanh thiên ào ạt ở những quốc gia có minh quân thánh chúa. Những nhà cầm quyền có thiện chí thiện tâm thì sẽ tạo điều kiện cho xã hội trở nên tốt hơn, họ khích lệ đời sống của người dân được nhiều thuận tiện hơn, cơ chế cai trị kín đáo hoặc công khai ủng hộ làm lành lánh dữ. Trong khi đó có những cơ chế chính trị xúi người ta trở nên giả dối, ích kỷ, nịnh bợ, sống trong sợ hãi, tố cáo nhau, nghi ngờ nhau và trong đời sống chỉ biết lo ăn chứ không còn thời gian nghĩ đến chuyện khác. Cơ chế đó làm cho dân chúng đi xuống. Trong lịch sử có vô số nhà cầm quyền như vậy, đẩy người dân vào thế nghi kỵ, sợ hãi lẫn nhau, nịnh ai được thì nịnh, gạt ai được thì gạt, suốt ngày đói liên tục để đầu không nghĩ được gì chỉ nghĩ đến cách có được miếng ăn, từ đó dẫn đến sát sanh trộm cắp. Trong trường hợp như vậy những nhà cai trị đó trở thành nhà cung cấp nhân số cho địa ngục. Những người cai trị tốt thì cung cấp nhân số cho cõi trời, saggam pūreti, tràn ngập thiên giới là như vậy.

Đức Phật kể cho các tỷ kheo: Thuở xưa khi có một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư thiên và các A-tu-la. Đế Thích có lời trấn an phủ dụ chư thiên “khi nào ra trận sợ quá thì chỉ nhìn lên ngọn cờ của ta và biết ta đang có mặt ở đó thì không sợ nữa, nếu không nghĩ đến ta thì nhìn ngọn cờ của những vị Thiên tử có phước báu khác thì biết họ đang có mặt ở đó thì cũng an tâm”.

Kể xong, Đức Phật cho biết: Khi chư thiên nhìn lên ngọn cờ của Đế Thích hay ngọn cờ của các Thiên tử thì có lúc họ hết sợ, và có lúc họ vẫn còn tiếp tục sợ. Bởi vì chư thiên biết Đế Thích còn có lúc sợ hãi, các Thiên tử kia vẫn còn có lúc sợ hãi. Đế Thích còn có phiền não, các vị Thiên tử kia còn có lúc phiền não, có lúc thích cái này ghét cái nọ sợ cái khác. Chính vì nghĩ như vậy nên có lúc họ hết sợ, có lúc không hết sợ. Riêng trường hợp tỷ kheo đệ tử của Thế Tôn sống trong chỗ hoang vắng, cô quạnh, nhà vắng, rừng sâu, nếu sợ hãi hãy niệm tưởng Đức Thế Tôn, niệm tưởng đến chánh pháp, niệm tưởng chúng tăng.

‘Chư tăng’ ở đây ám chỉ cho bốn tầng Thánh nhân, không phân biệt tăng ni, cư sĩ; nghĩa là bất cứ ai trong thế gian này miễn là thánh nhân thì được gọi là ‘tăng’, dầu đó là người nữ có chồng có con hay thiện nam có vợ có con hay một vị tỷ kheo, một tỷ kheo ni hay một sadi. Trong bài kinh này không phân biệt tăng ni cư sĩ, không phân biệt ở đây ám chỉ cho bốn tầng Thánh nhân, không phân biệt tăng ni, cư sĩ; nghĩa là bất cứ ai trong thế gian này miễn là thánh nhân thì được gọi là ‘tăng’, dầu đó là người nữ có chồng có con hay thiện nam có vợ có con hay một vị tỷ kheo, một tỷ kheo ni hay một sadi. Trong bài kinh này không phân biệt tăng ni cư sĩ, không phân biệt tănglà người cạo đầu đắp y. Chính chỗ này mình mới thấy niềm tin vững, vì mình cứ mơ hồ gặp những người trời ơi đất hỡi mà kêu mình niệm họ thì niệm làm sao. Tôi không dám mạnh miệng nói thời này không có thánh, nhưng tin thì tôi không có tin, cũng giống như bữa trước các vị hỏi tôi chuyện xá lợi, tôi không tin xá lợi không phải là tôi không tin sự tồn tại của xá lợi, không phải tôi coi thường sự thiêng liêng quí hiếm của xá lợi, mà tôi tin xá lợi nếu có thì không có nhiều lắm ở hành tinh này ngay thời điểm này. Phải là cá nhân hay đoàn thể nào tu hành ghê gớm chứ lơ mơ thì không có thể có xá lợi. Thánh nhân cũng vậy, ở đâu có Bát Chánh Đạo thì ở đó có thánh nhân, nhưng tình hình chung bây giờ nhìn thấy ngán quá. Vô tu ở thời buổi loạn lạc này thì tôi nghĩ, người có đủ duyên thành thánh thì họ không xuống đây, mà xuống đây thì không đủ duyên thành thánh, nhiều lắm thì họ có chánh kiến, thành tựu giới hạnh, chớ còn nghĩ sâu sắc thì thấy có nhiều lý do:

1- Kinh điển không được hướng dẫn giải thích một cách căn cơ bài bản, lý do là tăng ni không biết hoặc biết mà nói khai triển sâu rộng theo kinh điển thì không ai hiểu. Ví dụ, một bài kinh nào đó mà nhắc chữ Tứ Niệm Xứ hoặc chữ Danh Sắc muốn giảng tới nơi thì người nghe phải có kiến thức Vi diệu pháp, trừ Đức Phật, Ngài thấy người đó có căn duyên tu hành nhiều đời, dù họ chưa học ngày nào Đức Phật cũng có cách nói cho họ hiểu. Còn phàm phu mình biết nói thế nào cho hợp đây, thế là cứ giảng y như trong kinh, mà nếu người giảng hoặc người nghe không biết Vi diệu pháp làm sao mà giảng. Với chữ Danh Sắc, một người không học A-tỳ-đàm nói gượng thì nói được nhưng mơ hồ lắm, mà khi hiểu biết mơ hồ thì nhận thức làm sao đủ sâu đủ rộng được. Phải nói là chuyện đáng buồn như vậy, vì vậy tôi nghĩ ở đây thánh nhân hơi hiếm vì do pháp học có vấn đề.

2- Với tâm tánh chúng sanh thời nay mà thánh nhân xuất hiện thì chỉ có hại cho người ta thôi. Giúp người ta thì không biết bao nhiêu mà hại là cái chắc. Đi nói to cho người ta biết mình là thánh thì không có, hơi lạ lạ thì chúng đã ghét, chỉ cần họ buông ra một lời bất kính bất xứng thì khổ cho họ. Số người nhận được lợi ích sẽ không nhiều bằng số bị họa khi gặp thánh nhân.

A. NIỆM PHẬT

Bài kinh này giảng đặc biệt là vấn đề niệm Phật. Theo tôi biết đa phần những người niệm Phật là chỉ réo hồng danh chớ không biết nghĩa đó là gì, có chăng là nghĩa đó họ dựa theo một quyển kinh tiếng Việt nào đó, ví dụ cuốn Kinh Nhật Hành, trong đó có giải thích: Arahaṃ là sát trừ phiền não, là đáng cúng dường, Phật là giác ngộ Tứ diệu đế, Chánh Đẳng Giác là giác ngộ Tứ diệu đế và đem ra giáo hóa chúng sanh cùng biết. Theo tôi biết là 90% Phật tử VN niệm theo kinh này, nương tay mà nói vậy chứ thật ra thì họ không cần hiểu nghĩa luôn, cứ Buddho Buddho niệm hoài. Đây là cách niệm mà tôi cho là bậy bạ, niệm như vậy giống như ngoại đạo. Quí vị làm ơn vào xem Thanh Tịnh Đạo giùm tôi, phần Định, vào mục ‘ niệm hoài. Đây là cách niệm mà tôi cho là bậy bạ, niệm như vậy giống như ngoại đạo. Quí vị làm ơn vào xem Thanh Tịnh Đạo giùm tôi, phần Định, vào mục ‘Sáu Tùy Niệm’, xem người ta giải thích cách niệm 6 hồng danh như thế nào. Tôi đang suy nghĩ không biết là giảng chi tiết hay cho địa chỉ cho người ta đọc rồi mình đi luôn. Tôi suy nghĩ là một số người không có điều kiện đọc, hoặc không có thời gian, hoặc đọc một mình thì không siêng, nên tôi phải giảng chi tiết, nhưng không cách nào chi tiết bằng Thanh Tịnh Đạo. Ở đây xin quí vị ghi nhớ một nhân vật mình phải biết đó là nhân vật Phussadeva. Đây là một vị Trưởng lão ra đời sau khi Thế Tôn viên tịch. Một lần kia vị Phussadeva đang quét dọn bảo tháp, ba ngày liên tục đều bị Ác Ma quấy phá vì Ác Ma biết đây là một nhân vật đặc biệt, chân tu, nhiều trí tuệ. Ác Ma lần lượt hóa hiện thành ba hình ảnh trong ba ngày, lúc là một con khỉ, khi là một con bò, bữa khác lại là một người què chân. Cứ thấy ngài quét xong là làm dơ trở lại một cách kiên trì. Ngài suy nghĩ, đây không phải là con bò bình thường, con khỉ bình thường hay một người tàn tật bình thường, ngài hỏi: Có phải đây là một Ác Ma hay một phi nhơn nào phá hay không? Lúc đó biết là ngài đã biết, Ác Ma mới cho ngài nhìn thấy. Kinh kể thì tôi kể cho bà con nghe thôi, bà con tin hay không thì tùy. Tại sao ngày xưa có những giai thoại như thế này mà ngày nay không có? Có nhiều lý do:

– Khi Đức Phật mới viên tịch 100 năm, 300 năm, 400 năm, 500 năm, 600 năm, những thời gian đó những bậc đại căn đại phước đại trí đại hiền còn nhiều lắm nên quan hệ giữa chư thiên và loài người lúc đó chặt chẽ gắn bó hơn bây giờ. Còn bây giờ tìm một người dám bán mạng cho chuyện tu học hơi khó, nếu không muốn nói là rất khó. Ngày nay chuyện người học đạo hành đạo mà dám bán mạng rất khó tìm, tìm một vị thật lòng không màng danh lợi gì hết thì không phải dễ. Ở đây có một chuyện quí vị phải biết, khi nghe giảng kinh này thì bắt buộc phải biết chuyện khác. Dầu lòng không cầu danh lợi cụ thể nhưng vẫn mong người ta biết đến mình hay khi được phát hiện thì lòng vẫn thấy vui thì đó là lòng vẫn chưa là thiểu dục (appiccha) đúng mức. Nghĩa là dầu lòng không mong người ta tôn sùng, cúng dường, hộ trì nhưng trong bụng vẫn mong người ta biết mình là hành giả thứ thiệt, mình là uyên bác, mình là giỏi giang. Hoặc hạng khá hơn, không mong nhưng khi thấy người khác phát hiện ra mình cũng thấy vui, đó là chưa đúng mức. Thật sự đúng mức thì không màng đến những cái đó. Chỉ gợi ý một chuyện thôi, hãy tưởng tượng quí vị đứng thẳng lưng nhìn xuống đất thấy một ổ kiến, trong ổ kiến đó có những con kiến giỏi, con kiến nổi tiếng, những con kiến khác đi cung phụng lễ bái, kính trọng đồn đãi nhau, hãy tưởng tượng chuyện đó trong bầy kiến mà mình là con người với sức vóc mấy chục ký lô thì nhìn chuyện xảy ra trong ổ kiến có đáng gì không. Những vị Trời, Chư thiên, Phạm thiên bên ngoài cộng đồng xã hội, họ nhìn danh lợi của một cá nhân nào đó trong một nơi chốn nào đó không ra gì hết. Mình cũng vậy, những gì mình bỏ cả đời ra đầu tư kiếm tìm, mong mỏi, thật ra trong mắt người khác cũng chẳng là gì hết. Ví dụ HT Nhất Hạnh, HT Thanh Từ, HT Trí Quảng, HT Minh Châu v.v… ở VN mình mà nhìn thấy tu hành đến mức như vậy thì gọi là lên tới đỉnh rồi đó. Nhưng thật ra, nếu đúng là vị chân tu thì có thời gian để hưởng hay không? Đi đâu cũng mong ăn trên ngồi trước, đi đâu cũng được người ta dòm ngó chú ý, dù không mong nhưng luôn được người ta phát hiện mà mình cũng vui thì đó là chưa đúng mức, chỉ là sự mệt mỏi thôi. Rõ ràng là thấy một đám sinh viên hâm mộ mình không giống như một đám mầm non nó hâm mộ mình nếu mình là cô giáo mầm non được học trò thương, học trò gặp mình thích lắm vì mình hiểu được con nít. Hai cảm giác về sự tôn trọng hâm mộ đó khác nhau. Đức Phật tán thán một người sống như thế nào mà các bậc hiền trí nhìn về, họ coi trọng. Nếp sống đó đáng hơn là được một đám quần chúng cuồng tín thiếu trí tôn trọng mình. Cho dù các vị hiền trí có tôn trọng mình thì cũng đời ai nấy lo. Thí dụ như bây giờ mà HT Nhất Hạnh dù chưa có được tất cả các vị tôn đức ở VN tôn trọng rồi thì sao, cứ 90, 95 cũng phải vô hòm thôi chớ sao. Hồi nhỏ mình tu mình mong lên được Đại đức, Thượng tọa, chớ thật ra nghĩ xem, lên là lên gì, lên tới Hòa thượng là hết chỗ lên, cuối cùng là lên tới bàn thờ thôi.

Người chân tu rất là khó kiếm, khó ghê lắm. Ác Ma biết vậy nên Ác Ma phá. Ác Ma biết con người này đã biết mình nên mới có một chút tôn kính. Ác Ma xin lỗi ngài Phussadeva, ngài nói: Xin ngài giúp tôi một chuyện, tôi sinh sau đẻ muộn không được nhìn thấy Thế Tôn, xin ngài cho tôi được thấy Thế Tôn một lần được không? Ác Ma nói: Được. Một lát sau thì ngài Phussadeva thấy từ trong rừng hình ảnh của Đức Thế Tôn xuất hiện cùng với 1250 vị tỷ kheo ôm bát nghiêm trang từ khu rừng đi ra. Từ tóc đến bàn tay ôm bát, bàn chân bước đi, lá y trên người của Thế Tôn theo trong kinh mô tả vừa vặn và được đắp trên người một cách đẹp không thể đẹp hơn. Vị Chánh Đẳng Giác sử dụng y bát hoặc vật dụng một cách không thể đẹp hơn, không thể tốt hơn. Không phải Ngài làm dáng nhưng vì Ngài là bậc đại trí nên cách Ngài cầm ly nước, cầm bình bát là cách cầm đẹp nhất, thông minh nhất không thể tuyệt vời hơn. Khi Phussadeva nhìn thấy Đức Thế Tôn, ngài suy nghĩ: May mà đây là hình ảnh do một con người còn tham sân si dùng thần thông tạo nên chớ không phải là hình ảnh thật mà mình nhìn còn bàng hoàng như vậy huống hồ một người không còn tham sân si thì sao nữa. Khi nghĩ như vậy thì đức tin của ngài Phussadeva từ tim dâng lên tới óc luôn, lên tột đỉnh. Nhưng có một điều các vị pháp sư và dịch giả bỏ sót chỗ này, cứ kể đến chỗ mấy người hoan hỉ đắc đạo thì các vị chỉ kể đơn giản: “hoan hỉ quá là đắc”. Mình thấy chỗ đó mơ hồ không biết mọi sự diễn tiến ra làm sao. Trong này người ta kể rõ lắm, đắc là đắc như thế này, ngài Phussadeva khi nhìn hình ảnh đẹp như vậy ngài hoan hỉ và nghĩ đến một chuyện: Một con người tu tập Ba-la-mật mấy chục ngàn a-tăng-kỳ cuối cùng trở thành một vị Chánh Đẳng Chánh Giác có 32 hảo tướng 80 tướng phụ được nhân thiên ba cõi chiêm ngưỡng, trời người đảnh lễ bái sư, một con người đáng kính đáng mến như vậy mà rồi cũng đi vào bóng đêm của lịch sử. Một nhân cách vĩ đại như vậy cũng đi vào vô thường thì sá gì là ta, sá gì là thiên hạ quanh ta, sá gì là cây cỏ đất đá trong trời đất này, cái gì lại không bị vô thường khi một nhân cách vĩ đại kết tinh từ mấy chục a-tăng-kỳ Ba-la-mật như vậy cuối cùng cũng kết thúc, sá gì là núi non sông rạch ao hồ, chim muông cầm thú, nam phụ lão ấu trong thế giới loài người này. Tất cả đều là vô thường hết. Tinh hoa của vũ trụ còn phải ra đi thì sá gì những thứ còn lại. Nghĩ như vậy đó mới chứng quả A-la-hán, chớ còn mà nói niệm Phật rồi hoan hỉ mà đắc, hổng dám đắc đâu, đắc gì mà lạ vậy, từ niệm Phật mà làm sao có Tứ Niệm Xứ được, không thể nào! Phải đi đúng mức như vậy chứ không thể nào hoan hỉ là đắc. Họ cứ kể đến đó là đắc, bà con mình được cái vừa dốt vừa dễ dãi, cứ nghe vậy là cắm đầu “sadhu” thôi. Vì vậy phải nhớ niệm Phật có cái lợi như vậy, niệm Phật không phải là réo cái tên mà niệm Phật là để thấy từng ý nghĩa của hồng danh.

I. Bhagava.Có ít nhất hai nghĩa: 1. Người hữu phúccó đủ công đức để sở hữu tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời. Những gì thuộc về danh, lợi (vật chất) là có đủ. 2. Người phá nát (bhagga) tất cả những thứ ác xấu, bất thiện.

II. Arahaṃ.Có ít nhất hai nghĩa: 1/ Xứng đáng với tất cả sự cúng bái của nhân thiên và lìa bỏ được sự bất thiện. 2/ ‘Ari’: ‘kẻ thù’, ‘Ha’: ‘giết chết’, như vậy ‘Arahaṃ’ là người giết chết kẻ thù phiền não, sanh tử. Người này không còn dung túng cho phiền não trong lòng mình nữa. Còn tất cả phàm phu đều là người dung túng kẻ thù, nuôi dưỡng kẻ thù để chờ ngày bị hại phiền não, đều là kẻ nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà. Mình cứ tìm cách thích cái này, ghét cái kia; học đạo biết là phiền não không tốt, thích này thích kia ghét này ghét kia là không tốt, biết thì biết vậy thôi chớ khi ra khỏi đạo tràng rồi thì cái nào thích thì tiếp tục thích, cái nào ghét sợ thì tiếp tục ghét sợ, thay vì nhìn ngắm mọi thứ nó là nó không can dự cảm xúc trong đó. Nhưng nói cho vui vậy thôi chứ vẫn con đường xưa em đi, mình là người dung túng kẻ thù. Vị A-la-hán là người đã giết chết kẻ thù. Kẻ thù ở đây là phiền não, năm uẩn. Ngài chỉ làm việc với năm uẩn lần cuối cùng này thôi. Năm uẩn được coi là kẻ thù vì sự tồn tại của năm uẩn làm cho mình mệt, dù cho đó là sự tồn tại của năm uẩn làm nên vị Chánh Đẳng Chánh Giác. Ngày nào vị Chánh Đẳng Chánh Giác còn sống thì ngày đó Ngài còn bị mệt mỏi, phải ăn uống đi đứng tắm rửa, sinh hoạt. Một khi mình thấy sự có mặt ở đời này không có gì vui thì một ngày có mặt là một ngày thêm phiền phức. Đây là điểm rất sâu, phải về trùm mền vắt chân lên trán suy nghĩ đến chừng nào thấy được thì thôi. Ngày nào mình còn chưa thật sự sợ sự có mặt của năm uẩn thì ngày đó đừng hòng nói đến niết-bàn, đừng hòng nói chuyện tu thiền Quán. Bởi vì mình không thấy được bản chất thật sự của nó là chớp nhoáng mình không thấy chán. Tất cả những gì mình đam mê nhất, tất cả những gì mình ghét sợ nhất, nó chỉ tồn tại trong từng sát na, cái trước mất, cái sau xuất hiện, cứ như vậy, điều này chỉ hành giả Tứ Niệm Xứ mới thấy được. Trong kinh nói có 4 hạng ngựa, mình bây giờ là hạng ngựa nào? Hạng ngựa thứ nhất thấy dáng roi là chạy; loại ngựa thứ hai là quất một roi mới chạy; loại ngựa thứ ba đánh hơi khá khá mới chạy; loại ngựa thứ tư thì giết chết cũng không chạy. Bốn loại ngựa này tượng trưng cho bốn hạng người trên đời. Có những người chỉ cần nghe và suy nghĩ thấy đời kỳ quá là đã buông hết đi tu; hạng thứ hai phải đợi người thân người quen gặp chuyện rồi sốc, mới đi tu; hạng thứ ba thì bản thân đương sự gặp chuyện kinh thiên động địa trời long đất lở mới đi tu, ví dụ bị người thân bị tai nạn chết, hoặc bị phụ tình phụ tiền, hoặc công ty phá sản nợ ngập đầu…mới đi tu; hạng thứ tư thì cỡ nào đi nữa cũng không đi vào chánh pháp được hết. Nói gì thì nói không biết mình là loại ngựa nào trong bốn loại ngựa này. A-la-hán là vị đã giết kết kẻ thù hại mình, còn mình là kẻ dung túng kẻ thù.

III. Sammāsambuddho (Chánh Đẳng Chánh Giác):là vị tự mình có khả năng giác ngộ. ‘Sama’: ‘hoàn toàn’, ‘hoàn hảo’. ‘Sambuddho’là ‘tự ngộ, tự chứng không cần thầy dạy’. Vị Độc Giác, bên Hán Tạng gọi là Bích Chi Phật, cũng tự ngộ nhưng còn có chỗ không biết chỉ am tường con đường giải thoát. Phật Toàn giác, Chánh Đẳng Giác thì cái gì cũng biết (xem lại Kinh Simsapa). Trong Simsapa có kể cho mình nghe một giai thoại nhỏ xíu nhưng nếu hôm nay có người tới hỏi tôi chọn ra hai chục bài kinh dài ngắn để khắc lên đá cho bà con tu học, cho đại chúng dốt như con bò thì trong đó có bài kinh này. Sẵn đây tôi nói luôn, biết đâu tôi làm không được mà đời sau làm được. Tôi qua Miến Điện, Thái Lan tận mắt nhìn thấy những bộ Tam Tạng khắc bằng đá thấy cũng hay hay nhưng trong bụng tôi chưa vừa lòng. Nếu tôi là một người có khả năng tài chính, tôi sẽ không khắc lên đá, nó sẽ bị mòn bị bể, tôi sẽ cho khắc Tam tạng Pāḷi lên những tấm titanium dày. Titanium là kim loại cứng hơn thép, nhẹ hơn nhôm, không bị mòn (anti corrosion). Bộ Tam tạng của Thái Lan bằng đá nhìn đã thiệt nhưng bằng titanium thì nhẹ và bền theo năm tháng. Tôi đã đọc bài báo, người ta nói rằng một trăm ngàn năm nữa thì nền văn minh này chỉ còn lại những cái gì bằng vàng, platin hoặc titanium, ngoài ra tất cả đều hư hết. Bài báo đó trong mắt những người khác thì thường nhưng với tôi rất giá trị, bài báo làm cho tôi thấm thía một điều, thì ra mọi thứ rồi sẽ mất, thì ra một trăm năm nữa bảy tỉ người hiện giờ đang có mặt trên hành tinh này sẽ không còn một mống, sẽ bị thay thế hoàn toàn. Hiểu vậy mới xanh mặt. Nghĩa là bây giờ mình đi máy bay nhìn thấy phố xá đầy người, một trăm năm nữa toàn bộ sẽ thay thế bằng người mới. Hôm nay mình nghĩ cái này xài bền, cái này xài chắc, mai mốt chết bỏ lại hết. Vì vậy hãy để lại cái gì có lợi ích cho mình, cho người khác đời này đời sau. Nếu đơn giản là món đồ mình thích thuần túy vật chất thì không đáng để mình đầu tư như vậy. Trong kinh Simsapa Đức Phật hốt nắm lá nhỏ trên tay và nói: Này các tỷ kheo điều mà Như Lai hiểu biết nhiều như khu rừng mà điều Như Lai nói ra ít như số lá trong năm tay này.“Sama Sambuddho” là như vậy đó. Sambuddho là tự ngộ, Sama là hoàn hảo. Cái biết của Ngài là hoàn hảo, không bỏ sót cái gì hết. Vị Độc Giác rất am tường con đường đi đến giải thoát nhưng ngoài chuyện làm sao để tu hành giải thoát ra thì có cái Ngài không biết, riêng vị Chánh Đẳng Giác thì cái gì cũng biết, đã tự ngộ và tự ngộ một cách hoàn hảo. Đọc thêm một kinh nữa là kinh Vương Tử Bodhi trong Trung Bộ. Hoàng tử Bodhi hỏi Ngài: Bạch Thế Tôn, con nghe nói Thế Tôn là bậc Toàn giác, cái gì cũng biết, vậy khi trả lời câu hỏi cho người khác ngài có suy nghĩ không? Đức Phật trả lời: Hoàng tử có biết rõ tên gọi từng bộ phận trong chiếc xe ngựa hay không? Hoàng tử thưa biết. Đức Phật hỏi: Vậy khi có người hỏi ngươi những tên gọi đó ngươi có phải suy nghĩ không? Hoàng tử thưa không. Đức Phật nói: Ta cũng vậy, khi có ai hỏi thì ta không có phải đắn đo phân vân suy nghĩ khó khăn. Sama Sambuddho là tự ngộ hoàn hảo không khiếm khuyết, cái gì Ngài cũng biết.

IV. Vijjācaraṇasammpanno (Minh Hạnh Túc)

‘Vijjā’ (‘Bát minh’): là lục thông + 7 pháp hiền trí (saddhamma): Tín, tấn, niệm, tàm, úy, đa văn, trí tuệ. ‘Túc’: ‘đầy đủ’. Trong kinh khi nói về Lục thôngthì nhiều tài liệu nói khác nhau. Chẳng hạn như tài liệu này.

Lục thông gồm:

1.Biến hóa thông (iddhividha): bay lên cao, độn thổ, lặn nước, xuyên tường, biến hóa thành cái này cái kia.

2.Thiên nhĩ thông (dibbasota): nghe được âm thanh nhỏ, xa, tai thường không nghe được, nghe được tiếng nói chư thiên.

3.Tha tâm thông (cetopariyanana): hiểu được người khác đang nghĩ gì.

4. Túc mạng thông (pubbenivasanana): nhớ được đời xưa kiếp trước, nhớ quả quá khứ.

5. Thiên nhãn thông (dibbacakkhu) gồm hai trường hợp: thấy được những thứ mắt thường không thấy và thấy được nhân thiện ác nào đã khiến chúng sinh được vui bị khổ.

6. Lậu tận thông (asavakkhayanana): trí chấm dứt tất cả phiền não.

Quí vị xem chương 7, Thanh Tịnh Đạo, phần Định, trong đó có giảng về ý nghĩa của Minh Hạnh Túc.

“Minh” ở đây là Bát Minh tức là Lục Thông cộng thêm hai thứ nữa là tức là Lục Thông cộng thêm hai thứ nữa là Ý hóa thông (Manomayiddhi)và và Tuệ quán thông (Vipassananana).

(7.) Ý hóa thông là một người có thể hóa hiện thành ra nhiều người, cái này không kể chung với là một người có thể hóa hiện thành ra nhiều người, cái này không kể chung với biến hóa thông vì người có khả năng biến hóa tùm lum chưa chắc có khả năng làm được điều này. Biến hóa thông là hóa hiện ra bò, trâu, dê, nhà cửa… thì dễ còn hóa hiện bản thân mình ra cả trăm người mà mỗi người sinh hoạt khác nhau thì hơi mệt. Đọc trong Thanh Tịnh Đạo mới thấy hóa hiện thần thông phải là người nhanh và lanh cũng giống như học toán trong lớp thì học giống nhau nhưng để có được cái nhanh của anh chàng đề-lô pháo binh, người chấm tọa độ để rót pháo lúc hai bên đang đánh nhau, lúc khẩn như vậy mà còn làm toán được thì không dễ, hoặc khả năng làm toán của phi công phải nhanh, chớ không phải như mình ngồi trong lớp giải toán không ra thì cắn bút suy nghĩ cho ra. Một người không biết gì thì nghe dễ hiểu, còn biết chút chút thì thấy cái này khó làm, khó ở chỗ là là hóa hiện ra bò, trâu, dê, nhà cửa… thì dễ còn hóa hiện bản thân mình ra cả trăm người mà mỗi người sinh hoạt khác nhau thì hơi mệt. Đọc trong Thanh Tịnh Đạo mới thấy hóa hiện thần thông phải là người nhanh và lanh cũng giống như học toán trong lớp thì học giống nhau nhưng để có được cái nhanh của anh chàng đề-lô pháo binh, người chấm tọa độ để rót pháo lúc hai bên đang đánh nhau, lúc khẩn như vậy mà còn làm toán được thì không dễ, hoặc khả năng làm toán của phi công phải nhanh, chớ không phải như mình ngồi trong lớp giải toán không ra thì cắn bút suy nghĩ cho ra. Một người không biết gì thì nghe dễ hiểu, còn biết chút chút thì thấy cái này khó làm, khó ở chỗ là biến hóa thông có thể biến hiện tùm lum còn có thể biến hiện tùm lum còn ý hóa thông là có thể biến ra chính mình ở nhiều tư thế khác nhau: người thì đang thuyết pháp, người đang nằm đọc sách, người đang đi bát, người đang giặt y…

(8.) Tuệ quán thông là trí quán sát danh sắc, năm uẩn trên khía cạnh Tam tướng. Tại sao được kể ở đây? Vì một người phàm phải sống trong Niệm xứ để chứng thánh. Chứng thánh rồi vẫn phải sống trong Niệm xứ vì không còn cảnh giới nào đáng để tâm dong ruổi nữa. Phàm phu thì phải có gì để đam mê, phàm phu mà đắc thiền thì ăn rồi cứ cắm đầu nhập thiền cho đã, đàn bà thì trang điểm, shopping, đàn ông thì đi nhậu nhẹt, đua xe, săn bắn, câu cá, đi đánh golf, hoặc chun vô thư viện làm con mọt sách, vô phòng thí nghiệm để nghiên cứu này kia. Riêng đối với bậc thánh thì tất cả những hoạt động của chúng sinh đều là chuyện vớ vẩn, không có cảnh giới nào để các ngài chìm sâu vào đó, chỉ còn có an trú trong niệm xứ nghĩa là đang như thế nào biết rõ như thế đó, đó là tuệ quán thông.

Tám ‘Thông’trên được gọi là Bát minh trong trường hợp này.

Hạnh: gồm 15 hạnh: Giới, thu thúc 6 căn, tri độ, tỉnh thức; bảy thiện pháp (tín, tấn, niệm, tuệ, tàm, uý, đa văn) và bốn thiền Vô sắc.

1. Giới: cư sĩ giới, xuất gia giới.

2. Thu thúc 6 căn: không để cho tâm mình bị bất mãn hoặc đam mê trong những gì mình thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng.

3. Tri độ (bhojanne mattannutā): ăn uống tiết độ chừng mực, không tìm cái thích để ăn, và cũng không ăn quá no vì thèm hay đói.

4. Tỉnh thức (jāgariya) chỉ nghỉ ngơi vì cơ thể không thể tiếp tục hoạt động nặng nhọc nữa, không ngủ do lười biếng hoặc thích an dưỡng. Chỉ nghỉ ngơi khi cơ thể không tiếp tục gượng gồng đi đứng làm việc bình thường nữa. Phàm phu mình ngủ là vì mình muốn ngủ, hoặc làm biếng hoặc muốn an dưỡng.

Ba hạng hành giả Tứ Niệm Xứ:

– Bậc hạ: chánh niệm theo giờ giấc đã định ngoài lúc đó ra làm gì cũng được. Tu theo giờ, ngoài giờ khỏi tu.

– Bậc trung: ngoài lúc tu thiền theo thời khóa chỉ làm điều thiện như xem kinh, nghe pháp, và không cần theo dõi chánh niệm.

– Bậc thượng: 100% chánh niệm trừ lúc ngủ. Từ trên giường ngủ mà giựt mình thức dậy là chánh niệm liền, biết rõ đang đi đang đứng, biết rõ đang tham, sân, si. Thân, thọ, tâm, pháp chọn một cái để theo dõi, từ đó triền miên cho đến tối chìm vào giấc ngủ thì thôi. Đó là tỉnh giác.

5. Tín: niềm tin vào cái thiện, tin nghiệp báo, tin vào các pháp ở đời bằng trí tuệ.

6. Tinh tấn: sự cố gắng nhắm đến lý tưởng giải thoát.

7. Niệm: làm gì biết đó, sống trong Niệm xứ

8. Tuệ: tuệ trong Tam Tướng và tuệ trong Nhân quả.

9. Tàm: biết thẹn trong điều xấu

10. Úy: biết sợ trong điều xấu

11. Đa văn: nghe nhiều học rộng

Bốn thiền vô sắc:

12. Hư Không Vô Biên,

13. Thức Vô Biên,

14. Vô Sở Hữu Xứ,

15. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ.

Khi phần lớn chúng sanh chìm đắm trong năm dục thì có một số người nhàm chán các dục, tu thiền Sắc giới để trở thành Phạm thiên, chỉ sống bằng thiền lạc, có nhiều hào quang. Trong số này lại có kẻ tiếp tục muốn lên cao hơn vì chán ghét hình tướng vật chất, kể cả hào quang nên sau khi đắc Ngũ thiền Sắc giới thì hướng tâm đến cái gì nằm ngoài vật chất. (Tôi chưa từng thấy và chưa từng nghe ở VN mình vị nào mà giảng về thiền Vô sắc mà kỹ như vậy. Cứ nói chung chung. Một thời gian rất dài hồi nhỏ tôi khổ lắm, tôi hỏi tại sao trên đời lại có kẻ đi tu thiền Vô sắc mà thiền Vô sắc là cái gì).

Cái gì nằm ngoài vật chất? Đầu tiên phải nghĩ đến hư không. Đừng nhầm lẫn ‘hư không’ ở đây với ‘đề mục hư không’ trong thiền Sắc giới. Trong thiền Sắc giới có đề mục hư không. Đề mục hư không trong thiền sắc giới là khe hở, lỗ trống của cái gì đó không phải ‘không gian bao la’. Nghĩa là vị đó nhàm chán vật chất, vị đó nghĩ rằng bây giờ phải làm sao để lìa bỏ được nó. Với một người có phước báu nhiều đời, cộng với trình độ Ngũ thiền, đầu tiên họ tự động nghĩ chỉ không gian bao lamới không phải vật chất. Với trình độ định tâm của người chứng Ngũ thiền Sắc giới, vị đó chỉ cần quán niệm một câu: Ananto Ākāso: hư không là vô biên. Nếu đủ phước duyên thì chứng thiền Hư Không Vô Biên là tầng thiền Vô sắc đầu tiên. Sau đó nếu đủ duyên vị này sẽ chứng thiền Thức Vô Biên Xứ với tâm niệm rằng hư không tuy vô biên nhưng vẫn còn bị tâm biết nên vị này lại chú tâm vào đề mục vi tế hơn là: Thức Vô biên. (Xem thêm trong quyển Triết Học A-tỳ-đàm cuốn 1, trong đó có giải thích kỹ). Sau khi đạt tới tầng thiền thứ hai là Thức Vô Biên, vị đó tiếp tục suy niệm tiếp. Vị đó thấy rằng cả hư không và cái tâm biết hư không đó cũng đều có thể là đối tượng nhận biết của tâm khác, nên lòng muốn phủ nhận cả hai, đây chính là tầng Vô Sở Hữu Xứ (‘Ākiñcañña’: không thứ nào hay ho cả). Cả hai thứ đó đều không đáng kể, cách nghĩ này được lặp lại nhiều lần và trở thành đề mục Vô Sở Hữu Xứ. Nhàm chán cả tầng Vô Sở Hữu Xứ này đương sự xét thấy tâm mình còn quá thô thiển. Cứ quan sát tâm thiền Vô Sở Hữu Xứ với cái nhìn như vậy lâu ngày trở thành một thứ đề mục gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Cái tâm lúc này nói có cũng không phải mà nói không cũng không phải nên gọi là Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ.

15 hạnh là 15 thứ vừa kể trên. Bồ tát khi thành Phật là đã đắc Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Học cho biết vậy thôi chớ bây giờ mình chưa đắc thiền Sắc giới thì mình có hướng đến Vô sắc cũng không được. Trên đời này, mọi người phải đi theo đúng trình tự thứ lớp đó, nhưng chỉ có một hạng người làm được chuyện làm đó thôi. Đó là ai? Chỉ có kẻ ngoại tình mới có khả năng “đi ngang về tắt” chớ còn ngoài ra trên đời này phải đi theo thứ lớp hết.

V. Sugato (Thiện Thệ) gồm hai nghĩa: Đi trên gồm hai nghĩa: Đi trên con đường tốt đẹp và là và là bậc khéo thuyết giảng. Xưa nay ta chỉ biết Thiện Thệ là vị đi trên con đường Bát Chánh Đạo và hướng đến cứu cánh niết-bàn. Riêng trong đây giải thích thêm là . Xưa nay ta chỉ biết Thiện Thệ là vị đi trên con đường Bát Chánh Đạo và hướng đến cứu cánh niết-bàn. Riêng trong đây giải thích thêm là bậc khéo thuyết giảngThệ là đi luôn không quay lui trở lại. Khổng Tử có lần đứng nhìn dòng sông đêm mà nói: “Thệ như tư phù bất xả trú dạ”, dòng nước chảy hoài chảy mãi không thôi suốt cả ngày đêm, dòng nước chảy luôn không có quay lui. Người xưa cũng ghê gớm lắm, nghĩ ra chữ ‘thệ’ này để dịch chữ Thiện thệ. Nhưng chỉ mới một nghĩa thôi, còn một nghĩa nữa là ‘khéo thuyết giảng’.

Khéo thuyết giảng là biết vô số cách nói thích hợp với vô số căn tánh người nghe. Một vấn đề Ngài có vô số cách thuyết giảng. Tại sao phải như vậy? Vì có bao nhiêu người tầm đạo thì có bấy nhiêu căn duyên khác nhau nên Ngài không thể nào “bổn cũ soạn lại” theo kiểu phàm phu hay đệ tử của Ngài được. Bao nhiêu người đến thì có bấy nhiêu căn cơ, có bấy nhiêu căn cơ thì Ngài có bấy nhiêu cách nói cho thích hợp với người ta. Trong Tăng Chi Bộ kinh nói rõ thế này: Này các tỷ kheo, có những trường hợp không nên nói về bố thí mà lại đem bố thí ra nói, ta gọi là vụng thuyết. Có những trường hợp không nên nói về giới mà đem giới ra nói chỗ đó, ta gọi là vụng thuyết. Có trường hợp không nên nói về đa văn, về tàm úy, về niệm về định mà đem ra nói, ta gọi là vụng thuyết. Tiếng VN gọi là “nhầm chỗ”.

VI. Lokavidū (Thế Gian Giải): ‘Giải’ ở đây có nghĩa là ‘thông suốt, thấu đáo’. ‘Thế gian’ ở đây có hai nghĩa: Người và Cõi, Tục đế và Chân đế, Danh và Sắc.

Thế nào là Người và Cõi? Bây giờ tôi lấy gỗ, xi măng, tôn, ghép lại thành một chỗ ở nền xi măng, mỗi một cạnh của nó là ba mét các vị gọi là gì? Nhà! Vậy nếu cũng với gỗ, với tôn, với xi măng, tôi làm y hệt vậy và gọi là chuồng heo được không? Con nào ở trong cái đó thì cái đó được mang tên. Mình gọi Cõi Trời, Cõi Người, Cõi Địa ngục thì cũng giống như vậy, nếu tôi dọn dẹp sạch sẽ cái chỗ đó tôi vô đó ngồi thiền, thì quí vị gọi là Cốc thiền, hoặc Thiền thất, nếu thả lợn vào thì gọi là chuồng heo. Cõi là không gian mà chúng sanh sống, tên gọi của không gian này tùy thuộc vào ai ở trong đó. Trong kinh nói rõ, chỗ nào đi đứng nằm ngồi bằng tâm bất thiện thì chỗ đó là chuồng, là cũi của bàng sanh súc vật. Chỗ nào mình sống bằng tâm thiện: bố thí trì giới thì chỗ đó là chỗ của Dục Thiên. Chỗ nào mình sống bằng vô lượng tâm từ, bi, hỷ xả, thì chỗ đó là Phạm cung – chỗ của Phạm thiên đang ở. Chỗ nào mình sống bằng trí tuệ, thiền quán: đây là danh, đây là sắc, đây là khổ, vô thường vô ngã… đó là Thánh xứ – trụ xứ của thánh nhân.

Mới ngày hôm qua, tôi có nói với một cô Phật tử, cổ nói lúc này cổ lu bu chuyện nhà cửa mệt quá, mua nhà mới sửa nhà cũ. Thiệt lòng lúc đó tôi cũng có lòng từ bi, tôi nói cẩn thận nghen không khéo mình không là chủ nhà mà chỉ là con chuột giữ hang. Tôi kể cho cổ nghe là hồi xưa ở VN tôi ở trong rừng Bình Sơn, sau này tôi về Florida, cũng ở gần rừng. Mấy con sóc tha trái thông, tha đồ ăn về giấu, có thể chúng để dành cho mùa nào không có thức ăn để ăn. Nên tôi nói cổ cẩn thận chứ làm sao mình sống không như con người mà giống con sóc con chuột thì thảm lắm. Sống làm sao cái nhà mình là chỗ ở của con người, là thiền thất, là cốc thiền, chớ đừng là cái chuồng heo. Quí vị sẽ phàn nàn sao nhà của quí vị mà tôi gọi là chuồng heo nhưng thật ra cõi này cõi kia căn cứ vào người ở đó là người như thế nào. Ví dụ như cái chùa không tu học gì hết, chỉ để tượng Phật không thôi thì gọi là chỗ buôn thần bán thánh, cửa hàng tôn giáo, chứ đúng là cái chùa, đạo tràng hay pháp hội phải là chỗ tăng ni và cư sĩ có tu học. Mấy cái chùa Tàu, chùa TQ, mình gặp mấy ông thầy trong đó chạy đi kiếm nhang, kiếm tượng, khách hàng đứng chờ… đây là cái tiệm tôn giáo.

Thế Gian Giải ở đây nghĩa là Ngài biết rõ cõi nào dành cho chúng sanh loại nào. Cõi tùy thuộc vào chúng sanh và chúng sanh tùy thuộc vào cõi.

Theo một hướng khác, Ngài thấy thế giới này chỉ gồm có danh và sắc. Có chỗ vừa có danh vừa có sắc (Cõi Dục hoặc một số cõi Phạm Thiên ngũ uẩn). Có những chỗ chỉ có danh mà không sắc (cõi Vô Sắc), có chỗ chỉ có sắc mà không có danh (cõi Vô Tưởng). Có lúc Ngài nhìn thế gian theo năm uẩn, có cõi đủ năm uẩn, có cõi không đủ. Có chỗ 12 xứ, có cõi đủ có cõi không đủ; 18 giới có cõi đủ có cõi không đủ. Tùy lúc mà cái nhìn của Đức Thế Tôn như thế nào. Chính vì Ngài có khả năng nhìn ngắm thế gian từ nhiều góc độ khác nhau nên chúng sanh đến học đạo cỡ nào Ngài cũng nói cho họ nghe được.

Hôm nay chúng ta biết, một anh chàng học về Vật lý nói về thế giới này không giống anh chàng học Hóa học. Anh chàng học về Triết học không giống người học ngành Khoa học. Ông Steve Jobs nói toàn bộ thế giới này gồm những chấm (dot). Cái màn hình ti vi cũng chỉ là những cái hạt, người ta nói thế giới này gồm sóng và hạt là vậy đó. Bức tranh hay tấm ảnh thấy đẹp nhưng phóng ra một tỷ lần thì không còn cái hình nữa mà chỉ là những cái hạt.

Đức Thế Tôn có khả năng thấy hết, Ngài nhìn rõ thế giới này, phân tích cỡ nào cũng được; nói thế giới này chỉ gồm có ba thọ cũng được; nói thế giới này là chỗ tiêu thụ thực phẩm cũng được; là chỗ gặp gỡ của những cảm xúc buồn vui cũng được; là bịnh viện khổng lồ, là một nghĩa trang mênh mông, là một màn ảnh tivi đều đúng hết.

Thời gian có hai loại:

Biological time:(thời gian sinh học). Thời gian tính theo kiếp người, ví dụ hai tuổi dứt sữa, ba tuổi biết đi, bốn tuổi biết nói rành… Lá phổi lá gan của người 15 tuổi không giống của người 40, không giống của người 60. Đó gọi là thời gian sinh học

Ecological time (thời gian địa quyển): Thương hải hóa vi tang điền, biển xanh hóa thành ruộng dâu. Chỗ đó ngày xưa là biển cả giờ là núi, ngày xưa là ngọn đồi, giờ mất tiêu rồi. Ngoài Đà Nẵng có núi Ngũ Hành Sơn, những tảng đá trên đó đầy vỏ ốc sò bám. Nhiều triệu năm về trước Ngũ Hành Sơn nằm dưới biển, sau trồi lên thành núi. Thời gian để những sự kiện sự cố này xảy ra gọi là thời gian địa quyển. Thế giới này cứ sanh ra là chết lẹ lắm, mình thấy tuổi thọ của những con ruồi con muỗi không bao lâu thì trong cái nhìn của những vị Trời, tuổi thọ của mình cũng ngắn như vậy.

Thế gian giải là Thế Tôn nhìn thấy thế giới này từ nhiều góc cạnh, phương diện khác nhau. Nhìn về khía cạnh thế gian hay khía cạnh giải thoát, Ngài thấy hết; người như vậy gọi là Thế Gian giải. Thế giới này nói theo khía cạnh tục đế (đây là cõi Trời, đây là cõi Người) hay chân đế (đây là thế giới của danh pháp, của sắc pháp) Ngài đều thấy hết.

VII. Anuttaro (Vô Thượng Sĩ).

Có chuyện phải để ý, có chỗ chữ ‘Anuttaro’ được kể riêng là một hồng danh là Vô Thượng Sĩ. Vô Thượng Sĩ nghĩa là không ai hơn được Thế Tôn về công đức, hạnh lành, trí tuệ… Nhưng cũng có chỗ chỉ xem chữ ‘Anuttaro’ này là tính từ của hồng danh Điều Ngự Trượng Phu (Sārathi).

‘Sārathi’: ‘người đánh xe’, thường là điều khiển ngựa, bò hoặc chó. Có những vùng lạnh quá không còn bò ngựa phải dùng chó để kéo xe. Những con chó này mạnh lắm, một chiếc xe khoảng 6 con. Kéo trên tuyết thì ok chớ thả trên đường lộ thì mấy con này lăn ra chết sạch. Tuyết thì trơn và lạnh nên mấy con chó không có mệt, nếu trên đường lộ thì trời vừa nóng vừa không trơn thì không được. Thế Tôn được gọi là ‘Purisasārathi’ là ‘kẻ điều khiển con người’.

Damma’: huấn luyện thuần thục, chuyên nghiệp (well trained). ‘Damma sārathi’ (Damma là tĩnh từ của sārathi) là ‘người đánh xe thuần thục’ không phải để điều khiển thú kéo mà là nhân thiên. ‘Tâm viên ý mã’ là tâm phàm giống như con vượn, ngựa nên cứ lăng xăng. Tu là làm sao để đừng lăng xăng nữa. Người giúp cho mình tu là Đức Phật; mình học trực tiếp hoặc nương theo lời dạy của Ngài để giữ tâm của mình, nên Ngài được gọi là Purisadammasārathi (Kẻ điều khiển con người). Ngài Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên cũng được gọi là Purisasārathi nhưng phải bỏ bớt chữ Damma vì ngài cũng giỏi nhưng không bằng Đức Phật,  Damma là lão luyện, chuyên nghiệp.

Tóm lại, Anuttarocó trường hợp là Vô Thượng Sĩ và có trường hợp chữ Vô Thượng này không nằm một mình mà ghép chung với hồng danh dưới thì không dịch là Vô Thượng Sĩ nữa. Nếu ghép chung thì dịch là Vô Thượng Điều Ngự (Anuttaro purisadammasārathi). Đây là cách niệm mà tôi rất thích. Tôi thích niệm Nam Mô Vô Thượng Điều Ngự Bổn Sư hơn là Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Đức Phật có nhiều hồng danh, có người thích chữ Thế Tôn, có người thích nghe chữ Thiện Thệ, có người thích nghe chữ Điều Ngự Trượng Phu, có người thích nghe chữ Đức Phật.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app