Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Quần Tiên

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Quần Tiên

CON SƠN DƯƠNG

“X. Con Sơn Dương (S.i,16)

Chân như chân sơn dương,

Vừa thon lại vừa mạnh,

Ăn uống có chừng mực,

Không tham lam, say đắm,

Như sư tử, voi rừng,

Ðộc hành, không dục vọng.

Sau khi đến, con hỏi,

Làm sao thoát khổ đau?”

Quí vị đang đọc bản dịch tiếng Việt của HT Thích Minh Châu, tôi xin mạo muội đề nghị quí vị tạm thời sử dụng bản dịch này bài kệ sẽ sáng hơn:

“Nay con xin hỏi Thế Tôn, bậc đầy đủ các phước tướng, làm sao thoát khỏi khổ đau”

Nếu chỉ đọc bản tiếng Việt mà không ngó bản Pāḷi thì thật tình không có đường hiểu. Chánh văn Pāḷi:

10. Eṇijaṅghasuttaṃ

“Eṇijaṅghaṃ kisaṃ vīraṃ, appāhāraṃ alolupaṃ;

Sīhaṃ vekacaraṃ nāgaṃ, kāmesu anapekkhinaṃ;

Upasaṅkamma pucchāma, kathaṃ dukkhā pamuccatī”ti.

“Pañca kāmaguṇā loke, manochaṭṭhā paveditā;

Ettha chandaṃ virājetvā, evaṃ dukkhā pamuccatī”ti.

Nguyên bài kệ Pāḷi nếu các vị để ý sẽ thấy các danh từ trong toàn bộ cả bốn câu: câu 1, câu 2, câu 3, câu 4 đều được chia ở cách thứ hai của danh từ. (Dutiyavibhatti, thuật ngữ văn phạm tiếng VN gọi là ‘đối cách’. Nghĩa là một danh từ Pāḷi được thông thường được chia thành 8 cách. Cách 1: Chủ cách, khi danh từ ở vị trí chủ từ của câu; nếu là số ít thì cách số 1 số ít, nếu là số nhiều trở lên thì chia thành chủ cách số nhiều. Cách 2: Danh từ là đối tượng trực tiếp của động từ. Cách 3: Danh từ được dùng ở ý nghĩa phương tiện hành động, thí dụ như trong câu: “Tôi ăn cơm bằng muỗng”.“Muỗng” là danh từ cách 3. Cách 4: Danh từ là đối tượng gián tiếp. Cách 5: Danh từ mang ý nghĩa xuất xứ; ví dụ “Tôi đang nhặt sợi tóc lên từ cái muỗng, tôi lấy sợi tóc ra khỏi cái muỗng”; “muỗng” ở đây là danh từ chia theo cách 5 v.v… đại khái như vậy).

Trong câu kệ này, những danh từ trong câu 1, 2, 3, 4 đều được chia theo cách 2, số ít. Những danh từ trong câu này là đối tượng trực tiếp của động từ, nên dịch lại rất gọn:

“Nay con xin hỏi Thế Tôn, bậc đầy đủ các phước tướng, làm sao thoát khỏi khổ đau”. Theo văn phạm Pāḷi, “Thế Tôn” là đối tượng trực tiếp của động từ “hỏi”; “bậc đầy đủ các phước tướng” là gồm những danh từ được chia ở cách thứ 2, là đối tượng trực tiếp. Đó là lý do vì sao mình nhìn bản tiếng Việt thì mịt mù mà ngó vào bản Pāḷi thì ok. Chẳng hạn như người VN mình đọc Tâm kinh Bát Nhã: Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa, nếu chỉ đọc bản Việt và Hán thôi thì khó hiểu được chữ “hành thâm bát nhã”. Câu Pāḷi là: “Gambhirayam prajnaparamitam”, Gambhirayam nghĩa là sâu sắc, (tính từ). Trong câu “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa” này, chữ “thâm” không phải là trạng từ nữa mà là tính từ của chữ Ba La Mật Đa, nghĩa là thực hành “Bát – Nhã- Ba- La- Mật- Đa – Sâu- Sắc” chớ không phải thực hành sâu sắc, miên mật Bát Nhã Ba La Mật Đa. Chữ “thâm” ở đây là của “Ba-La-Mật-Đa”. Đôi khi tôi đưa ra những ví dụ có vẻ không liên quan gì với bài giảng, nhưng ý tôi muốn nói là nhiều khi cần phải tiếp cận nguyên tác (original text) của kinh điển thì phần giải nghĩa chú thích mới rộng, mới chính xác hơn chứ còn thông qua bản dịch thì rất khó. Nếu hôm nay chúng ta đọc Kiều qua bản tiếng Đức tiếng Nhật gì đó thì khó lòng thấy cái hay của truyện Kiều mà phải đọc nguyên tác tiếng Việt của cụ Nguyễn Du.

Ở đây, phải dịch gọn thế này: “Nay con xin hỏi Thế Tôn, bậc đầy đủ các phước tướng, làm sao thoát khỏi khổ đau”. “Phước tướng” ở đây là gì?

“Chân như chân sơn dương,

Vừa thon lại vừa mạnh”

Đây là một trong ba mươi hai tướng của Thế Tôn. Vì sao chọn trích tướng này? Vì tùy người thích. Lần Thế Tôn từ cội bồ đề ra đi chuyển pháp luân ở Isipatana, ở Varanasi và đi hoằng pháp nhiều nơi, hai năm sau khi thành đạo Ngài trở về Kapilavastu cùng với hai mươi ngàn vị tỳ kheo hướng về cung điện của vua Tịnh Phạn. Lúc đó Bà Yasodhara đứng ở trên lầu, cầm tay của hoàng tử Rahula chỉ xuống đường và nói: Con có thấy vị Sa-môn đi giữa hai vạn tỳ kheo, người ấy chính là cha của con. Bà đọc một bài kệ rất dài và tả từng tướng một của Thế Tôn (Vị Sa-môn có màu da như vậy đó, răng trắng như vậy đó, dáng đi sư tử, sợi tóc xoắn về hướng phải như vậy đó v.v… đó là cha của con). Bà hoan hỉ với từng tướng tốt của Thế Tôn. Tùy người thích tướng nào thì họ tán thán tướng đó. Người hỏi ở đây không được nêu rõ danh tính hay nhân thân, chỉ biết là vị này thích tướng chân của Đức Phật. Trong kinh nói tướng này là do thuở xưa khi còn Bồ tát, Ngài sinh kiếp nào cũng vậy, trừ khi sa đọa thì thôi còn khi ở nhân loại mang thân người, làm cái gì cho mình hay cho người khác Ngài luôn nghĩ đến chuyện làm sao cho nhanh, cho gọn, cho nhiều kết quả. Trong đời sống hiện nay có nhiều người cứ theo lối mòn mà đi, xưa bày nay bắt chước, không có sáng tạo, kế thừa không phê phán, chưa kể có người do cuồng tín mù quáng không dám nghĩ một hướng đi riêng, nhiều khi đi một con đường rất tồi tệ mà không dám nhận xét nghi ngờ con đường dưới chân mình. Mẹ sinh mình ra rất tự do, không ràng buộc mình, vậy mà khi vào đời thì biết bao nhiêu ngục tù giam hãm mình. Những xiềng xích đó nhiều kiểu, khi bằng vàng, khi bằng sắt, bằng đồng, khi bằng bạch kim, nhưng cho dù nó có bằng sét rỉ hay bằng vàng mười đi nữa thì xiềng xích vẫn là xiềng xích. Chúng ta nhiều khi bị giam hãm suốt một đời trong xiềng xích của tôn giáo, chính trị, văn hóa, xã hội, thành một quan niệm đạo đức rất có vấn đề mà không dám thoát ra, và trong hành động cũng vậy, suốt đời cứ đi theo một lối mòn nào đó mà không có ý hướng sáng tạo, không nghĩ ra một con đường thoát, một giải pháp hay hơn, đẹp hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, đó cũng là điều đáng tiếc trong cõi phù sinh này. Đức Thế Tôn là một người khi còn là phàm phu, trong mọi tình huống Ngài luôn luôn nghĩ ra mọi giải pháp hay nhất tốt nhất cho công việc Ngài đang theo đuổi. Chính hạnh lành này khiến cho khi thành Phật rồi, Ngài có một thân tướng rất đẹp, gồm có 32 đại nhân tướng. Riêng trong đó có một tướng được nhắc trong bài kinh này: “Chân như sơn dương”, nhờ Ngài biết từ bỏ lối mòn, và có vị nhắc đến tướng này vì vị ấy tâm đắc với cái hạnh của Ngài, hạnh biết từ bỏ lối mòn, biết nghi ngờ con đường dưới chân của mình và luôn nghĩ đến giải pháp hay nhất, đẹp nhất, tốt nhất, có nhiều hiệu quả nhất chứ không phải bỗng dưng mà họ thích cái tướng đó. Chính vì vậy nhân vật ấy đến hỏi Thế Tôn: Nay con đến hỏi Thế Tôn một người có hảo tướng đặc biệt như vậy, hảo tướng có từ tiền nghiệp đáng lưu ý như vậy, một người “ăn uống có chừng mực, không tham lam say đắm”.

“Như sư tử, voi rừng,

Ðộc hành, không dục vọng.”

Ở đây cần phải hiểu sư tử hay voi không phải lúc nào cũng độc hành đi một mình, voi rừng cũng vậy. Sở dĩ người hỏi như vậy là họ muốn nói những khi Thế Tôn sống độc hành một mình thì y hệt như sư tử, như voi rừng, đây là những loài mãnh thú có phong thú uy dũng, tự tại không có e sợ cái gì trong rừng. Không có gì làm cho Thế Tôn phải e dè sợ sệt như phàm phu chúng ta. Một trong những yếu tố khiến cho một người trở nên đại hùng đại lực là người này không sợ mất gì hết. Kẻ không sợ mất gì hết có hai hạng: 1/ Không có gì để mất. 2/ Tự tin rằng những cái mình có không thể mất được. Có ông bố dạy cho đứa con, hãy cẩn thận, trên đời này thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân, không còn gì để mất. Trên đời này mình ngại nhất là thánh nhân hoặc là hạng liều mạng, người không còn gì để mất. Hôm nay tại sao trong đời sống ta hay e dè sợ hãi, bởi vì ta sợ mất và sợ bị cái gì đó. Chỉ một trong hai thứ đó đã làm cho mình trở thành một thằng hèn rồi huống chi là cả hai. Đối với Đức Phật, Ngài không sợ bị mất cái Ngài đã được và không sợ bị gánh thêm cái gì bất như ý. “Độc hành không dục vọng”là như vậy đó.

Trong chú giải, chữ ‘ekacara’ là ‘độc hành’. Nếu mình để ý từng chữ sẽ học được nhiều điều trong bài kệ này:

1/ Hảo tướng của Ngài là do không theo lối mòn, luôn có những ý tưởng sáng tạo, tự cứu mình ra khỏi những khuôn sáo của nhân gian.

2/ Ăn uống có chừng mực. Trong chú giải giải thích:

Appāhā’: ‘ăn ít’. Ngài không ăn khi không cần thiết, lượng sinh tố trong một bữa ăn là đủ cho một ngày, thêm nữa chỉ có dư. Sau 10 giờ đêm thì thức ăn càng bổ chừng nào thì càng hại cho mình chừng nấy. Dây thắt lưng càng dài chừng nào thì cuộc đời càng ngắn. Không phải ở đây nói Thế Tôn sợ chết, “vikālabhojanapaṭikkhepavasena” có nghĩa là Ngài không ăn phi thời, chỉ ăn một lần đã đủ cho cơ thể của Ngài. Ngày ăn một lần thì có nhiều thì giờ cho việc khác, không mất thì giờ cho việc ăn và chuẩn bị thức ăn, và cơ thể không phải làm việc nhiều hơn. Đặc biệt trong chú giải có giải thích, ngay cả đối với thức ăn gì đi nữa thì Ngài cũng ăn vừa đủ và luôn dừng lại trước khi vừa đủ no; chẳng những thế, với tứ sự vật dụng người ta cúng dường, Ngài cũng không say đắm trong đó, vật chất Ngài sở hữu cũng chỉ là bình bát và tam y thôi không có thêm gì khác. Càng sở hữu nhiều khả năng mất mát càng lớn.

Có câu chuyện cô giáo hỏi học trò, làm thế nào để được tha lỗi, học trò đáp: Dạ trước hết phải phạm lỗi. Giống như câu chuyện đùa, nhưng gợi ý trong Phật pháp là mình chỉ sợ bị mất khi mình có cái để mất. Những người như chúng tôi không có thu nhập vậy mà mỗi lần đi xa sắp xếp hành lý thì rất là phiền, vì sợ quên, quên dây điện sạc phone, quên chai dầu gió, quên con dao… Mỗi lần như vậy ước gì có lục thông, muốn đi đến đâu thì có mặt không cần phải xách theo hành lý cồng kềnh. Lúc đó mới nghĩ thấy bậc thánh sướng thiệt, di chuyển nhanh và cả đời không lo gìn giữ gì hết. Làm sao để có đã là khổ, khổ kế tiếp là sợ mất nó, mang nó theo mình từ nơi này đến nơi khác lại là một điều khổ nữa. Bài kệ này tán thán Đức Phật những đức tính mà mình nên có: Thế Tôn là người thoát khỏi khuôn sáo, lồng chậu, lối mòn khuôn phép của nhân gian; Thế Tôn là người tự tại giữa đời, không muốn gì hết chỉ nhận những gì cần thiết ở mức cần và đủ; Thế Tôn luôn luôn độc hành. Trên cổ tay mà đeo hai chiếc vòng thì sẽ tạo tiếng khua, cuộc đời mà có hai người trở lên thì sẽ va chạm. Ở đâu có 6 căn mà gặp 6 trần thì va vào nhau. Một hành giả theo dõi tâm mình lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui, theo dõi hơi thở vào ra, theo dõi tứ oai nghi luôn xê dịch thay đổi, bao nhiêu đó đã mệt rồi, vì vậy hành giả không muốn đầu tư thêm hoạt động khác nữa. Độc hành ở đây mang ý nghĩa rất sâu sắc, đi ít người càng vắng chừng nào thì càng hay chừng đó. Phi Châu có câu . Giống như câu chuyện đùa, nhưng gợi ý trong Phật pháp là mình chỉ sợ bị mất khi mình có cái để mất. Những người như chúng tôi không có thu nhập vậy mà mỗi lần đi xa sắp xếp hành lý thì rất là phiền, vì sợ quên, quên dây điện sạc phone, quên chai dầu gió, quên con dao… Mỗi lần như vậy ước gì có lục thông, muốn đi đến đâu thì có mặt không cần phải xách theo hành lý cồng kềnh. Lúc đó mới nghĩ thấy bậc thánh sướng thiệt, di chuyển nhanh và cả đời không lo gìn giữ gì hết. Làm sao để có đã là khổ, khổ kế tiếp là sợ mất nó, mang nó theo mình từ nơi này đến nơi khác lại là một điều khổ nữa. Bài kệ này tán thán Đức Phật những đức tính mà mình nên có: Thế Tôn là người thoát khỏi khuôn sáo, lồng chậu, lối mòn khuôn phép của nhân gian; Thế Tôn là người tự tại giữa đời, không muốn gì hết chỉ nhận những gì cần thiết ở mức cần và đủ; Thế Tôn luôn luôn độc hành. Trên cổ tay mà đeo hai chiếc vòng thì sẽ tạo tiếng khua, cuộc đời mà có hai người trở lên thì sẽ va chạm. Ở đâu có 6 căn mà gặp 6 trần thì va vào nhau. Một hành giả theo dõi tâm mình lúc thiện lúc ác, lúc buồn lúc vui, theo dõi hơi thở vào ra, theo dõi tứ oai nghi luôn xê dịch thay đổi, bao nhiêu đó đã mệt rồi, vì vậy hành giả không muốn đầu tư thêm hoạt động khác nữa. Độc hành ở đây mang ý nghĩa rất sâu sắc, đi ít người càng vắng chừng nào thì càng hay chừng đó. Phi Châu có câu “muốn đi nhanh thì nên đi một mình, muốn đi xa thì nên đi có bạn”[1]. Câu này hai vế khác nhau, một dịp khác tôi sẽ giải thích vế sau. Đời sống này, chúng ta có vô số lý do để sống một mình, tại sao phải sống với thêm một ai đó nữa? Nếu người đó là thầy, là bạn mình, có thể giúp cho mình đi xa hơn, bàn tay họ có thể đẩy lưng mình cho mình đi về phía trước thì tốt, còn nếu đi chung với nhau chỉ làm phiền, nặng lòng thêm nhau thì sự có mặt của nhau chỉ làm khổ nhau thôi. Tìm tri kỷ tri âm trong cuộc đời này chỉ là ảo mộng phù du, mình không hiểu nổi mình thì làm gì có tri kỷ tri âm. Mẹ mình thương mình biết bao nhiêu, có thể hy sinh, có thể chết cho mình, chính mẹ mình sinh mình ra mà có thể hiểu được mình bao nhiêu, vì chính mẹ không hiểu được mẹ thì làm sao hiểu được mình. Rồi bao nhiêu vòng tay của tình nhân, vòng tay kẻ lạ mà chúng ta gặp gỡ trên đường đời này, ai trong số đó thật sự ai là tri âm. Làm gì có! Tốt nhất vẫn là ta về với ta, “tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta”, dành nhiều thời gian để hiểu mình hơn. Krishnamurti có nói: “Khi anh thấy sự thật thì anh được tự do”. Sự thật đó không ai mang lại cho mình hết, chỉ tự mình mang lại, làm sao mình có được tự do đó, việc đầu tiên là phải hiểu càng nhiều càng tốt về bản thân mình. Bao nhiêu khổ lụy trần gian đi ra từ chỗ ngộ nhận, ngộ nhận chính là mình không nhận ra bản chất thực của mình, mình là ai, từ đâu tới, sẽ đi về đâu, mình phải cần phải làm gì, nhiêu đó đã đuối rồi hơi sức đâu mà tìm kiếm tri âm tri kỷ, tìm kiếm bạn đường đồng hành. Chữ “độc hành” ở đây hay lắm, theo nghĩa đen là bớt đi sự va chạm không cần thiết, bớt đi những ân tình gánh nặng khó nhọc cho tim cho dạ của mình, và tránh được càng nhiều càng tốt sự va chạm không cần thiết giữa sáu căn và sáu trần.

“Sau khi đến, con hỏi,

Làm sao thoát khổ đau?”

Vị này đã đến hỏi Thế Tôn, bây giờ con khổ quá, làm sao cho con thoát khỏi được khổ đau. Thế Tôn trả lời:

Có năm dục ở đời,

Ý căn là thứ sáu,

Ở đây, từ ước muốn,

Như vậy thoát khổ đau.

Hai câu kệ này đọc theo bản tiếng Việt, nói theo ngôn ngữ thời nay là “biết chết liền”. Xin thưa với đại chúng, không rõ vì sao ở đây trong bản dịch lại đi xài chữ “ý căn là thứ sáu” trong khi bản Pāḷi thế này: “Pañca kāmaguṇā loke, manochaṭṭhā paveditā”. Mano’ ở đây đúng là ‘ý’ nhưng theo luật thơ, chỗ này lẽ ra phải xài chữ khác. Chữ đó chen vào thì không còn đúng luật của một câu kệ nữa, đang nói về “năm dục”, đến dục thứ 6 là phải xài chữ khác là chữ ‘dhamma’ nhưng như vậy thì không đúng luật thơ trong này, nên phải thế chữ ‘dhamma’ bằng một chữ khác là ‘mano’. Chữ ‘mano’ này muốn cho đủ phải là ‘mano-aramana’ nghĩa là cảnh của ý, nhưng ở đây ghi tắt là chữ ‘mano’. Ở đây không thể dịch là “năm dục” cộng với cái thứ 6 là “ý”, vì như vậy thì hơi kẹt, vì “ý” thuộc về căn, còn “năm dục” thuộc về cảnh. Vì vậy ở đây có 5 cảnh dục thì cảnh thứ 6 là cảnh pháp dục. Câu thứ ba trong bản tiếng Việt mới là chua nè:

Ở đây, từ ước muốn,

Như vậy thoát khổ đau”.

Chữ ‘Từ’ ở đây là động từ, tiếng Pāḷi là ‘virājeti’ nghĩa là ‘lìa bỏ’ chứ không phải là xuất xứ. Ở đây trong khuôn khổ câu dịch 5 chữ, người dịch đi chọn một giải pháp thiếu thuyết phục nhất, giữ lại có một chữ “từ” gây ra hơi tối nghĩa, bản dịch này theo tôi chưa phải là xuất sắc. Dịch lại theo văn xuôi là như thế này: “Ở đời có tất cả là 6 dục, 6 cảnh cho 6 căn, nếu lìa bỏ được ước muốn từ đó, không còn tiếp tục đam mê thích thú trong 6 dục nữa thì đó chính là con đường thoát khỏi khổ đau”. Chúng ta đang quay trở lại một bài học rất là quen thuộc: Ở đời có 4 thứ vô minh [2]tạo nên dòng chảy luân hồi miên viễn bất tận không dừng được: vô minh trong khổ đế, vô minh trong tập đế, vô minh trong diệt đế và vô minh trong đạo đế. Tôi xin thưa lại một lần nữa điều này mà tôi cho rằng rất là quan trọng, đó là, một người ngoại đạo khi nghe mình nói “Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát”, họ có thể cho mình là tín đồ cuồng tín, nhưng nếu mai này có người hỏi rằng: “Đạo nào cũng đưa đến giải thoát, đường nào cũng đưa đến La Mã tại sao phải tôn vinh con đường Bát Chánh Đạo?” Khi đó mình phải trả lời: “Làm ơn coi lại nội dung Bát Chánh Đạo giùm tôi để xem nội dung đó là cái gì. Bạn không thích con số 8 thì còn có con số 7 (thất giác chi), con số 5 (năm quyền), con số 3 (giới, định, tuệ), con số 2 (chỉ, quán), và con số 1 (không dễ duôi), bạn có thể chọn con số nào đi nữa, con đường giải thoát được trình bày ra sao đi nữa thì nội dung của nó vẫn là tinh thần lý tưởng của Bát Chánh Đạo. Vì sao, vì tinh thần của Bát Chánh Đạo là lìa bỏ sự ngộ nhận, sự hiểu lầm về bản thân mình và nhất thiết pháp giới chung quanh. Đó là lý tưởng, tinh thần ý, nghĩa rốt ráo của Bát Chánh Đạo. Không phải bỗng dưng mà trong bài kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật nhắc rõ Bát Chánh Đạo, đây là tám cách phân giải rộng rãi nhất của con đường tu hành, bởi vì con đường tu hành nói gọn chỉ có một chữ thôi: appamāda (không dễ duôi, không dễ ngươi). Không dễ ngươi khi gặp cảnh vừa ý, không dễ ngươi khi gặp cảnh bất toại. Trong bài kinh này Đức Phật dạy, đối với sáu trần, nếu lìa bỏ được lòng tham muốn thì đó chính là con đường dẫn đến sự thoát khỏi đau khổ.

Bài hôm nay, tôi nói mênh mông hà xứ chỉ với một mục đích, tôi mong mai này khi đọc kinh sách thì bà con chú ý từng chữ từng chữ. Kinh điển giống như chén cơm với muối mè, ăn vội vã, ăn không cần nhai, không kịp nhai thì không thấm thía từng hạt mè trong đó đâu. Có chú giải giải thích cho mình nghe rất nhiều chữ mà mình không thể tự nghĩ ra, hoặc mình đã bỏ qua nhiều ý hay ý đẹp trong đó. Ví dụ nói đến hảo tướng của Đức Phật, không phải chỉ là nói đến tướng đẹp của đạo sư mình đâu, mà mỗi hảo tướng của Ngài là hạnh lành là công đức nào đó mà Ngài đã huân tu tích lũy trong nhiều kiếp. Xem lại bài Tướng Kinh trong Trường Bộ Kinh để thấy đạo Phật không chủ trương bói tướng, tướng số, nhưng khi đề cập đến tướng số thì cách nói của đạo Phật gắn liền với những giá trị nhân văn rất lớn, rất đáng lưu tâm đến.

VỚI NGƯỜI THIỆN

Trong thời Đức Phật có nhóm thương gia 700 người đi trên biển, bị chìm tàu, ai cũng sợ hãi, nhưng một người thiện nam bình tĩnh ngồi nhớ lại giới hạnh mình đã thọ trì và công đức bố thí mình đã thực hiện trước khi mình xuống tàu đi biển, vì vậy mà vị này vẫn bình tĩnh. Có câu danh ngôn thế này: “Cầu nguyện không phải để thoát nạn mà là nhằm có sự bình tĩnh trong lúc lâm nạn”. Không hy vọng thoát rồi thì mình chọn cái chết trong bình tĩnh hay cái chết trong sợ hãi? Nếu phải chọn, thì hãy chọn cái chết trong bình tĩnh. Nếu 100% không đường thoát thì mình sẽ ra đi trong thanh thản, và nếu còn 0,1% con đường thoát thì con đường đó chỉ dành cho người bình tĩnh thôi. Trên máy bay, họ hướng dẫn cách sử dụng phao cứu hộ, cửa thoát hiểm, tôi cười thầm không biết có bao nhiêu tai nạn máy bay mà người ta sử dụng kiến thức thoát hiểm đó, tuy nhiên, có những trường hợp người ta thoát chết trong đường tơ kẽ tóc nhờ bình tĩnh, kẻ nào càng bình tĩnh thì cơ hội sống sót càng lớn. Ông thiện nam này ngồi bình tĩnh và niệm tưởng giới hạnh. Bảy trăm người kia hỏi làm sao ổng có thể bình tĩnh như vậy, ổng nói: Tôi hết đường rồi, tôi cầu nguyện không phải để thoát nạn mà để bình tĩnh. Những người kia nghe vậy mới nói: Chúng tôi muốn thọ năm giới mà ông đã thọ. Nhưng để có sự tôn nghiêm của một lần thọ giới ở một nơi không có nhang đèn hoa quả thì làm sao bây giờ. Ông nói, giờ chia 700 người ra thành 7 nhóm, ông sẽ truyền năm giới cho từng nhóm. Lúc đó con tàu sắp chìm rồi. Năm giới cũng ngắn lắm: Đệ tử phát nguyện trọn đời không sát sinh, đệ tử phát nguyện trọn đời không trộm cắp, đệ tử phát nguyện trọn đời không tà dâm, không uống rượu, không nói dối. Cứ thế từ nhóm 1, đến khi nhóm thứ 7 vừa đọc xong “Đệ tử phát nguyện trọn đời không uống chất say, chất kích thích”thì con tàu chìm, cả 700 người này được sanh thiên. Ở đây phải nói thêm, 700 người này đều là có công đức đời trước chứ không phải nhờ công đức thọ giới ngay tại chỗ đâu. Sự nhất tâm của họ trong giây phút thập tử nhất sinh đó rất mạnh, cái mạnh đó trở thành nguồn tâm lực, phước lực đủ để sanh về cõi cao. Họ là những người có nội hàm, có căn cơ bản lĩnh, chớ không phải tay mơ như mình ở đây, mình bây giờ mà gặp Phật thì uổng thôi. Bây giờ nhiều người theo Phật nhưng toàn xà bần hổ lốn chớ không phải như những ngài Xá Lợi Phất, A Nan, Ca Diếp; Đức Phật bây giờ mà có ra đời cũng chỉ là dáng đứng cô đơn trong cõi mù sương hiu quạnh thôi.

700 vị này đi đâu cũng chung hội chung thuyền với nhau, một ngày kia kéo xuống hỏi đạo, nhớ lại duyên xưa vì đâu được sanh về đây, mỗi người đứng trước mặt Thế Tôn mà đọc bài kệ nói nỗi niềm tâm đắc của mình. Các bài kệ này có điểm giống nhau y hệt 3 câu đầu, chỉ khác câu thứ tư thôi:

Hãy thân với người lành,

Hãy gần gũi người thiện,

Biết diệu pháp người hiền

Theo chú giải, mấy ông này có biết gì đâu mà ‘diệu pháp’. ‘Diệu pháp’ mà họ nói trước mặt Thế Tôn ở đây ám chỉ cho năm giới thôi. Mấy ổng nhắc lại duyên xưa, may là ở gần gặp được ông thiện nam mà nay mới được sanh thiên nếu không là tiêu tùng cả đám, ý của bài kệ này là như vậy. Bài kệ này cũng không có gì khó hiểu, có một điều là Đức Thế Tôn thấy rõ ý của họ rất nghèo, rất cạn, không có sâu (được vui hơn, vui ở ngay thân nhân loại, vui được sanh về trời…). Có một ông còn nói nhờ giữ năm giới mà sinh ra được sung sướng. Cuối cùng Đức Phật đúc kết lại: Đúng rồi, gặp gỡ, học hỏi người lành là tốt, nhưng không phải nhắm cái mục đích mà các ông nghĩ đến đâu, cái rốt ráo nhất ở đây là khi thân với người lành phải lắng nghe người lành nói con đường giải thoát, và thực hành như người bạn lành đã dạy mình. Việc lắng nghe và thực hành đó không nhằm để sanh thiên hưởng lạc, mà sự thân cận này không phải sống như cái muỗng nằm trong nồi canh, không biết tận dụng khai thác cơ hội để học hỏi. Lắng nghe diệu pháp là để học hỏi con đường giải thoát chứ không phải là năm giới. Cứu cánh cao nhất của việc thân cận người lành, hiền trí đó là chấm dứt sanh tử luân hồi chứ không phải để an lạc trong cõi nhân thiên. Trong kinh nói số nước mắt đổ ra trong dòng luân hồi vì sanh ly tử biệt vì đau đớn bản thân nhiều hơn nước bốn biển; sữa mẹ mình uống trong dòng luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển. Nước trong bốn biển còn có giới hạn. Tính theo diện tích và chiều sâu của biển thì có thể biết được thể tích nước trong bốn biển nhưng dòng luân hồi thì tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung, nhìn tương lai mịt mịt mù mù như thế thì bốn biển kể gì. Với diện tích 9 triệu ki lô mét vuông, số cát trong sa mạc Sahara nhiều biết bao nhiêu, con số tuy lớn nhưng ít ra cũng còn có giới hạn trong khi dòng luân hồi thì thăm thẳm không có giới hạn. Trong dòng luân hồi biết bao nhiêu lần mình làm ác làm thiện. Rồi thì sao, sung sướng cho lắm thì cũng mắm với dưa, sung sướng vừa vừa thì cũng dưa với mắm, đã bao nhiêu kiếp mình đã ăn lạt, nếu không nhắm đến cứu cánh giải thoát thì cuộc luân hồi vẫn sẽ liên tục tái diễn, trùng phục đời này sang kiếp khác. Vì vậy điều quan trọng nhất ở đây chính là kết thúc nó. Việc gặp gũi người lành không phải đơn giản là gặp mặt nhau trà dư tửu hậu mà là sự lắng nghe nhau và sự hành trì, thực hiện điều mình học hỏi được từ người hiền trí. Kiến thức Phật pháp của mình phải ở mức độ tác động trực tiếp và tích cực lên trên đời sống nội tâm của mình mới là học đúng, còn học cho lắm mà cái học cái biết cái hiểu của mình không tác động tích cực được lên đời sống tâm linh của mình thì cái học đó không có được bao nhiêu ý nghĩa. Dù chỉ học một ít thôi mà cuộc đời mình vui hơn, bình thản hơn, tự tại vô ngại, có lòng yêu thương chúng sinh hơn. Còn nếu như thiếu duyên hoặc không gặp minh sư thiện hữu thì dễ bị điều này: 1/ Tự học thì học không nhiều, không chịu học. 2/ Có học cũng học dốt. 3/ Nếu học nhiều, cái học đó cũng không đủ để cho mình trở nên dễ thương hơn. Có người học cho nhiều chỉ để trở thành người uyên bác. Có người học nhiều để thêm hạnh nhẫn, hạnh vị tha. Có người nhẫn rất hay nhưng lòng thương người hơi thiếu. Có người thì vị tha, tốt bụng bao dung nhưng mặt tinh tấn thiền định hướng về tâm linh thì thờ ơ trễ nải. Một cuộc tu vuông tròn thì phải có này có nọ, có ta có người. Có điều kiện gặp minh sư, thiện hữu, thì phải kịp thời tranh thủ khai thác triệt để bỏ túi hành trang cần thiết cho cuộc tu và cái học được từ bậc hiền trí phải có khả năng xoay chuyển tác động lên trên đời sống tinh thần của mình. Học hỏi như vậy đó mới là nên, chúng ta không phải là những con chuột bạch cho những vị tăng ni tu sĩ làm thí nghiệm. Họ nghĩ cái gì, thích cái gì, nhớ cái gì bèn xách ra nhét vô trong đầu mình bắt mình học. Trong kinh nói số nước mắt đổ ra trong dòng luân hồi vì sanh ly tử biệt vì đau đớn bản thân nhiều hơn nước bốn biển; sữa mẹ mình uống trong dòng luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển. Nước trong bốn biển còn có giới hạn. Tính theo diện tích và chiều sâu của biển thì có thể biết được thể tích nước trong bốn biển nhưng dòng luân hồi thì tiền tiền vô thỉ, hậu hậu vô chung, nhìn tương lai mịt mịt mù mù như thế thì bốn biển kể gì. Với diện tích 9 triệu ki lô mét vuông, số cát trong sa mạc Sahara nhiều biết bao nhiêu, con số tuy lớn nhưng ít ra cũng còn có giới hạn trong khi dòng luân hồi thì thăm thẳm không có giới hạn. Trong dòng luân hồi biết bao nhiêu lần mình làm ác làm thiện. Rồi thì sao, sung sướng cho lắm thì cũng mắm với dưa, sung sướng vừa vừa thì cũng dưa với mắm, đã bao nhiêu kiếp mình đã ăn lạt, nếu không nhắm đến cứu cánh giải thoát thì cuộc luân hồi vẫn sẽ liên tục tái diễn, trùng phục đời này sang kiếp khác. Vì vậy điều quan trọng nhất ở đây chính là kết thúc nó. Việc gặp gũi người lành không phải đơn giản là gặp mặt nhau trà dư tửu hậu mà là sự lắng nghe nhau và sự hành trì, thực hiện điều mình học hỏi được từ người hiền trí. Kiến thức Phật pháp của mình phải ở mức độ tác động trực tiếp và tích cực lên trên đời sống nội tâm của mình mới là học đúng, còn học cho lắm mà cái học cái biết cái hiểu của mình không tác động tích cực được lên đời sống tâm linh của mình thì cái học đó không có được bao nhiêu ý nghĩa. Dù chỉ học một ít thôi mà cuộc đời mình vui hơn, bình thản hơn, tự tại vô ngại, có lòng yêu thương chúng sinh hơn. Còn nếu như thiếu duyên hoặc không gặp minh sư thiện hữu thì dễ bị điều này: 1/ Tự học thì học không nhiều, không chịu học. 2/ Có học cũng học dốt. 3/ Nếu học nhiều, cái học đó cũng không đủ để cho mình trở nên dễ thương hơn. Có người học cho nhiều chỉ để trở thành người uyên bác. Có người học nhiều để thêm hạnh nhẫn, hạnh vị tha. Có người nhẫn rất hay nhưng lòng thương người hơi thiếu. Có người thì vị tha, tốt bụng bao dung nhưng mặt tinh tấn thiền định hướng về tâm linh thì thờ ơ trễ nải. Một cuộc tu vuông tròn thì phải có này có nọ, có ta có người. Có điều kiện gặp minh sư, thiện hữu, thì phải kịp thời tranh thủ khai thác triệt để bỏ túi hành trang cần thiết cho cuộc tu và cái học được từ bậc hiền trí phải có khả năng xoay chuyển tác động lên trên đời sống tinh thần của mình. Học hỏi như vậy đó mới là nên, chúng ta không phải là những con chuột bạch cho những vị tăng ni tu sĩ làm thí nghiệm. Họ nghĩ cái gì, thích cái gì, nhớ cái gì bèn xách ra nhét vô trong đầu mình bắt mình học. Mình ăn còn kiêng cữ, kén chọn, tại sao đời sống tinh thần lại thiếu sự cẩn thận vậy?Đây là câu mà quí vị phải tự hỏi mình. Phụ nữ thì lấy son vẽ lên tấm gương trong nhà tắm để mỗi sáng rửa mặt nhớ đọc câu đó: Tại sao ta ăn kỹ mà học đạo ẩu vậy, ai nói sao nghe vậy ai nói bậy cũng nghe? Tại sao với tấm thân sinh lý thì e dè cẩn thận mà đời sống tinh thần bất cẩn dữ vậy? Rất là nhẹ dạ, cả tin chấp nhận những gì người ta ban cho mình là sao? Kiếp trước mình là con chuột bạch trong phòng thí nghiệm hay bây giờ mình đang chuẩn bị hành trang để mai mốt làm con chuột bạch. Kinh Kalama nói, chớ vội tin những gì được truyền thuyết ghi lại, chớ vội tin những gì đã được bảo chứng từ nguồn nào đó trong tôn giáo hay xã hội (sư phụ nói như vậy, sách vở nói như vậy, tổ tiên đời xưa nói như vậy…). Trên đời này mọi thứ luôn luôn ở trong trạng thái thay đổi, có những nguyên lý, những công thức đúng ở không gian thời gian này nhưng ở không gian thời gian khác cần phải xét lại. Tất cả giải pháp trên đời này từ chính trị, văn hóa, tôn giáo đều mang ý nghĩa tạm thời. Có những người đến học đạo với Đức Phật, Ngài nói về Thất Giác Chi, một lúc khác Ngài nói Bát Chánh Đạo, có người thì Ngài nói thu thúc lục căn, có người thì Ngài nói chỉ quán, có người thì Ngài nói Tam học, có người Ngài chỉ nói một câu: Nó làm sao thì thấy nó như vậy, có người Ngài nói một câu mà nghe còn nản nữa: Thấy vậy mà không phải vậy. Cứ niệm câu đó như con nít đi, đi ăn đi uống, đi vệ sinh, đi hành thiền cứ nhớ câu: “Thấy vậy mà không phải vậy”, bao nhiêu đó đủ thành thánh rồi. Mình tuyệt đối không bao giờ làm con chuột bạch cho bất cứ ai và hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành trình trước mắt của mình. Hẹn gặp nhau vào một mùa xuân mới của ngày mai.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app