Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 1 – Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên – Phẩm Cây Lau

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên

Phẩm Cây Lau

Đưa Đến Đoạn Tận (Upanīyasutta)

Có một chuyện tôi nhắc tới nhắc lui tính đến hôm nay là ba ngàn tỷ lần rồi mà tôi vẫn thấy cần thiết phải nhắc lại đó là Có một chuyện tôi nhắc tới nhắc lui tính đến hôm nay là ba ngàn tỷ lần rồi mà tôi vẫn thấy cần thiết phải nhắc lại đó là có bốn thứ vô minh[1],những ai có lòng cầu giải thoát cần phải nhớ. ,những ai có lòng cầu giải thoát cần phải nhớ. Không chịu hiểu rằng mọi hiện hữu trên đời này là khổ. Dầu là chúng ta hiện hữu trong hình thức nào đi nữa thì nó cũng là khổ. Con ong cái kiến khổ đã đành rồi mà cả Phạm Thiên, Đế Thích cũng khổ bởi vì hễ còn là phàm phu thì sống hết tuổi thọ trên đó rồi cũng phải quay trở xuống cõi khổ. Vì sao? Bởi vì mỗi người chúng ta trong vô số kiếp luân hồi đã tạo rất nhiều nghiệp thiện, rất nhiều nghiệp ác và có một chuyện ai cũng phải nhìn nhận đó là nghiệp thiện luôn luôn là số lẻ của nghiệp ác. Ví dụ, mình có tất cả là 1400 cái tiền nghiệp thiện ác thì trong đó thiện nghiệp nhiều lắm thì chỉ có 400 thôi, còn lại bao nhiêu là ác nghiệp. Vì sao? Vì khuynh hướng tâm lý sinh tử của phàm phu lúc nào cũng hướng về cái ác nhiều hơn là cái thiện. Bạn lành khó kiếm hơn bạn ác, điều kiện làm lành khó kiếm hơn điều kiện làm ác. Nếu không tin thì quý vị ngồi xếp bằng lại một ngày đi, coi trong hăm bốn giờ đồng hồ đó cái giây phút mình có thiện tâm được bao nhiêu phần trăm thời gian so với giây phút mình sống bằng tham lam, sân hận, si mê, ganh tị, bỏn xẻn, nhỏ mọn, ích kỷ? Trong một ngày như vậy có thể nói là chín mươi chín phần trăm thời gian của chúng ta là điều bất thiện. Thử nghĩ xem, mình đã biết Phật pháp, đã là tu sĩ, đã là Phật tử rồi mà còn tệ như vậy thì những kiếp mình không phải là tu sĩ hay Phật tử, không biết đến chánh pháp, những kiếp mình không mang thân nhân loại, những kiếp mình làm trùn dế, ruồi muỗi, cọp beo, heo bò đó ác nghiệp còn nhiều cỡ nào nữa. Thế nên, trong vòng luân hồi thỉnh thoảng chúng ta có được những thiện nghiệp và nhờ vậy thỉnh thoảng chúng ta được sanh về các cõi Nhân, Thiên, và sau những lần thỉnh thoảng sung sướng đó chúng ta quay trở về sự sa đọa thường trực chắc chắn của mình, cho nên nói gì thì nói hễ còn luân hồi là còn khổ.

Bất cứ một cảnh giới nào cũng nằm trong vòng kềm tỏa chi phối ảnh hưởng của tam tướng. Có sanh thì có diệt. Có mặt thì phải có vô thường. Mọi thứ luôn luôn trong tình trạng trở thành một cái khác, và mọi thứ, những gì chúng ta nhìn thấy trước mặt, khi chúng ta nhận ra nó là cái gì thì nó đã không còn nữa. Mọi thứ biến diệt mau lẹ hơn sự tưởng tượng của chúng ta nữa. Vì vậy hễ còn có mặt hiện hữu trên đời này thì chúng ta còn dây dưa với hằng hà vô số cái khổ.

Hôm qua tôi đã nói rồi, khổ có 3: Tất cả những gì làm cho mình khổ thân khổ tâm: khổ khổ. Sự biến mất những gì làm cho mình sung sướng: hoại khổ. Chính sự có mặt trong tam giới này mới có cơ hội cho chúng ta gánh hai cái khổ trước: hành khổ. Có mặt trong tam giới này dù ở hình thức nào cũng là khổ. Đừng nghĩ rằng sanh ra ở cõi này thì khổ mà sanh ra ở cõi kia thì sướng thôi bây giờ ta bỏ cõi này ta cầu nguyện vãng sanh ở cõi kia, đó là một thứ lầm lạc. Không biết rằng mọi hiện hữu là khổ, cứ cho rằng có chỗ này đáng ở, chỗ kia đáng sống, suy nghĩ như vậy được gọi là vô minh trong khổ đế.

Tất cả cái khổ của khổ đế được khởi đi, được gầy dựng từ 6 ái. Sáu ái là gì? Là thích trong những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, và suy tư. Nếu thích trong cảnh dục thì chết sẽ trở về cõi Dục tiếp tục sống trong cõi Dục; nếu thích trong thiền Sắc giới thì (phải ly dục, tu các đề mục) sau đó chết sẽ trở về cõi Phạm Thiên Sắc giới. Đắc thiền Sắc giới rồi nhưng không vừa lòng thỏa mãn với thiền Sắc giới thì tiếp tục ly dục để tu tập thiền Vô sắc để sanh về cõi Vô sắc cao hơn. Nói gom lại, dù thích cái gì cũng là tham ái, thích cái gì cũng là nằm trong 6 ái. Chính 6 ái này là nguồn cội để chúng ta tái sanh về các cảnh giới, và chính 6 ái này là lý do, điều kiện, nguyên nhân, yếu tố để chúng ta tiếp tục có mặt, tiếp tục hiện hữu. Tất cả cái khổ của khổ đế được khởi đi, được gầy dựng từ 6 ái. Sáu ái là gì? Là thích trong những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, và suy tư. Nếu thích trong cảnh dục thì chết sẽ trở về cõi Dục tiếp tục sống trong cõi Dục; nếu thích trong thiền Sắc giới thì (phải ly dục, tu các đề mục) sau đó chết sẽ trở về cõi Phạm Thiên Sắc giới. Đắc thiền Sắc giới rồi nhưng không vừa lòng thỏa mãn với thiền Sắc giới thì tiếp tục ly dục để tu tập thiền Vô sắc để sanh về cõi Vô sắc cao hơn. Nói gom lại, dù thích cái gì cũng là tham ái, thích cái gì cũng là nằm trong 6 ái. Chính 6 ái này là nguồn cội để chúng ta tái sanh về các cảnh giới, và chính 6 ái này là lý do, điều kiện, nguyên nhân, yếu tố để chúng ta tiếp tục có mặt, tiếp tục hiện hữu. Tất cả cái khổ của khổ đế được khởi đi, được gầy dựng từ 6 ái. Sáu ái là gì? Là thích trong những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, và suy tư. Nếu thích trong cảnh dục thì chết sẽ trở về cõi Dục tiếp tục sống trong cõi Dục; nếu thích trong thiền Sắc giới thì (phải ly dục, tu các đề mục) sau đó chết sẽ trở về cõi Phạm Thiên Sắc giới. Đắc thiền Sắc giới rồi nhưng không vừa lòng thỏa mãn với thiền Sắc giới thì tiếp tục ly dục để tu tập thiền Vô sắc để sanh về cõi Vô sắc cao hơn. Nói gom lại, dù thích cái gì cũng là tham ái, thích cái gì cũng là nằm trong 6 ái. Chính 6 ái này là nguồn cội để chúng ta tái sanh về các cảnh giới, và chính 6 ái này là lý do, điều kiện, nguyên nhân, yếu tố để chúng ta tiếp tục có mặt, tiếp tục hiện hữu. Tất cả mọi hiện hữu đều là khổ, không hiểu được mọi hiện hữu đều là khổ gọi là vô minh trong khổ đế. Không hiểu được 6 ái là gốc tạo ra khổ đế là vô minh trong tập đế. Không hiểu được có một trạng thái nằm ngoài khổ đế và tập đế là vô minh trong diệt đế. Muốn chấm dứt khổ, chấm dứt tái sinh nhưng cứ loay hoay trong những pháp môn nằm ngoài Bát chánh đạo, giống như khát nước mà uống nước muối. Vấn đề ở đây không phải mình là người Phật tử nghe giảng Bát chánh đạo rồi tôn sùng Bát chánh đạo là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Tác dụng dẫn đến giải thoát của Bát chánh đạo không phải là vấn đề tôn giáo mà là vấn đề khoa học. Sẽ có những người không tin Phật nói với chúng ta: Tu thì có nhiều con đường giải thoát lắm mà đạo Phật thì chỉ biết có Bát chánh đạo thôi cho nên đạo Phật cho rằng Bát chánh đạo là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát thật ra các tôn giáo khác cũng có đường hướng tu hành dẫn đến giải thoát. Họ nói gì thì nói nhưng chúng ta phải biết lý do vì sao đạo Phật đặt nặng Bát chánh đạo. Vì tất cả cái khổ của chúng ta khởi đi từ sự hiểu lầm, Bát chánh đạo là con đường giúp chúng ta lìa bỏ sự hiểu lầm đó. Mọi thứ trong trời đất vũ trụ này chỉ là những gì rất đỗi mong manh, có mặt chớp nhoáng, tồn tại hư ảo, phù du, ngắn hạn; tùy duyên mà có tùy duyên mà mất, nên không có gì đáng cho chúng ta ghét hay thích. Và trong con người cũng vậy, không có con người nào đáng để cho chúng ta ghét hay đáng để chúng ta yêu. Trong toàn bộ vũ trụ này chỉ có hai hạng chúng sinh: người đáng thương và người dễ thương, chứ không ai dễ ghét cả. Người đáng thương là những người đang sống trong bất thiện, đang chịu khổ. Những người đang thiện, đang sướng là người dễ thương. Vì không biết Tứ đế nên mình cứ ghét cái này, thích cái kia, từ chuyên môn trong đạo Phật gọi là tham ưu. Trong Tứ Niệm Xứ, Phật dạy: Vị tỳ kheo sống quán thân trên thân, tinh cần tỉnh giác chánh niệm, diệt trừ tham ưu ở đời. Tham nghĩa là chạy theo, ôm ấp, thích thú, đam mê; ưu là chống đối, bất mãn, ghét sợ. Một người sống chánh niệm thì không chạy theo thích thú cũng không bất mãn chống đối. Chỉ có Bát chánh đạo mới cho người ta một nhận thức đúng đắn về bản chất thực sự của vũ trụ, của thế giới. Đó là lý do tại sao Bát chánh đạo là đạo đế, là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát.

Chính vì vô minh trong Bốn đế nên mới có 3 hành. (phi phúc hành, phúc hành và bất động hành)[2]để tiếp tục tái sinh trong tam giới (Dục, Sắc và Vô sắc giới). Có nhiều vị trời, nhìn thấy dấu hiệu báo tin Bồ tát vừa nhận lời giáng trần tu hành thành Phật độ sinh thì nghĩ ngay: ta sẽ đến gặp ngài. Có vị thấy Bồ tát đản sinh ở vườn Lumbini thì cũng nghĩ rằng: ta sẽ đến khi ngài thành đạo. Có vị thấy Bồ tát bỏ ngai đi tu trong Khổ hạnh lâm thì nghĩ: ta sẽ đến nghe ngài thuyết pháp. Nhiều người đã nghĩ như vậy, nhưng tuổi thọ của loài người ngắn quá. Cõi Dục Thiên thấp nhất là cõi Tứ thiên vương cũng sống được 9 triệu năm nhân loại. Năm mươi năm của cõi nhân loại bằng một ngày đêm ở cõi Tứ thiên vương, một trăm năm của nhân loại bằng một ngày đêm của cõi Đao Lợi, hai trăm năm của nhân loại bằng một ngày đêm của cõi Dạ Ma… Họ sống lâu quá nên khái niệm thời gian không giống cõi Nhân loại nên từ khi họ nhìn thấy Bồ tát và dự định đến gặp Ngài đến khi họ chợt nhớ ra và đến hầu Ngài thì chỉ còn dịp nhìn thấy Ngài lần cuối cùng trong đêm Niết bàn mà thôi (Theo chú giải Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh). Dân sang nhất thế giới này là dân VN, từ cõi trời đi xuống nên mình rất thong thả, “không ăn đậu không phải người Mễ, không đi trễ không phải người VN”. Thông báo giảng từ 5 giờ sáng mà giờ này chỉ có chừng này người, một lát nữa các vị vô thì tôi đã không còn nữa. Chính vì vậy mà vị Phạm thiên nói: Mạng sống bị dắt dẫn, Tuổi thọ chẳng là bao, Bị dẫn đến già nua, Không có nơi dừng bước. Ai đem tâm quán tưởng, Sợ hãi tử vong này. Tôi chọn giảng năm giờ sáng để sau đó tôi còn có nguyên một ngày. Giảng càng trễ thì dở dang không đi đến đâu. Tôi chọn cách làm việc của người Âu Mỹ, đúng giờ là làm việc. Thậm chí ngày mai không ai vào lớp tôi vẫn tiếp tục giảng, bên cạnh tôi có người, tôi giảng cho một người nghe cũng được. Tôi học ở Đức Phật câu chuyện này: Chỉ vì để gặp du sĩ ngoại đạo tên là Upaka mà từ gốc bồ đề đi về thành Vương Xá Ngài cố ý đi bộ thay vì dùng thần thông. Ông Upaka thấy Ngài đẹp nên hỏi: “Ngài có phải là thần tiên?”. Đức Phật trả lời: Ta chỉ là một người tỉnh thức, một người giác ngộ. Nghe vậy, Upaka nói: Vậy cũng hay. Đức Phật nói: . Đức Phật nói: Mai sau khi nào nhớ đến ta, cứ đi tìm ta và hỏi “bậc chiến thắng đang ở đâu”, sẽ có người chỉ đường. Về sau Upaka đi lang thang và được một người thợ săn đem về hộ độ. Con gái của người thợ săn chăm sóc ông và lửa đã gần rơm. Gia đình người thợ săn thấy Upaka không có nghề nghiệp gì nên kêu ông đi theo cuộc săn để lượm thú về. Cô vợ ở nhà chế ra một khúc hát[3]ru con: “Nín đi con, nín đi con, đứa con trai của người du sĩ, vì một chút tình bỏ hết nợ nước mây, giờ trở về đi lượm thú, lượm chim trong rừng cây để sống. Nín đi con, nín đi con, đứa con trai của người du sĩ ngày nào giờ đã bỏ mộng nước mây…”. Upaka nghe khúc hát bỗng thấy sốc. Ngày xưa trời rộng bao la giờ thương một người đàn bà dốt nát quê mùa, mượn lời hát ru con mà mỉa mai chồng. Upaka nhớ lời đức Phật, lên đường đi tìm Ngài. Khi đến chùa Kỳ Viên, ông xin xuất gia và đắc quả A-la-hán. Vợ ông dắt con đi tìm chồng, cũng xuất gia và đắc quả A-la-hán. Chỉ vì một chút nhân duyên của vị này thôi mà Đức Thế Tôn đã đi bộ từ gốc Bồ đề về thành Vương Xá để chuyển pháp luân. Trong đời Đức Phật có nhiều trường hợp như vậy, trường hợp cuối cùng là một chút từ bi đối với thợ rèn Cunda. Trong bữa ăn cuối cùng đó, thay vì nhận của nhiều người tiếng tăm, đại thí chủ, Đức Thế Tôn chọn nơi hẻo lánh và nhận bữa ăn cuối cùng từ một người thợ rèn. Những hình ảnh đẹp nhất trong đời Đức Phật mà tôi lưu ý chính là những gì nhỏ nhặt nhất. Chúng ta cứ tưởng một Bậc đại giác như vậy trước khi Niết bàn sẽ có những sắp xếp ghê gớm cho đại sự về sau, nhưng không, Ngài chú ý những chuyện rất nhỏ nhặt. Chuyện lớn đã giải quyết rồi, trước đó mấy ngày, Ngài liên tục thuyết những pháp bất thối để gìn giữ giềng mối tăng già mai hậu, nhưng trong những ngày tháng cuối, Đức Phật vẫn để ý những chuyện chi li sắp xếp cho đời sau. Ngài dặn ngài A Nan “Sau này ta mất rồi, chúng tỳ kheo gọi có tôn ti một chút, nhỏ gọi lớn là Bhante, lớn gọi nhỏ là Avuso”. Tôi nghĩ đó là chuyện nhỏ vậy mà Ngài bận tâm chuyện đó. Ngài còn dặn ngài Ananda: “Sau khi ta mất rồi sẽ có tiếng đồn xấu cho Cunda, rằng thì là ta trọng bệnh vì ăn bữa cơm cuối cùng của Cunda. Hãy an ủi rằng, trong đời Như Lai chỉ có hai bữa cơm công đức vô lượng là của nàng Sujātā, nhờ bữa cơm đó mà ta có sức lực để thiền định và trở thành vị Chánh Đẳng Giác, bữa cơm thứ hai là của Cunda, bữa cơm cuối cùng trong đời của một vị Chánh Đẳng Giác, sau bữa cơm này ta viên tịch Niết bàn. Hãy nói với Cunda đó là hai bữa cơm quan trọng nhất trong đời vị Chánh Đẳng Giác”. Chưa hết, Ngài còn dặn ngài Ānanda, “Sau khi ta mất, tỳ kheo Channa xưa giờ rất kiêu ngạo, ỷ công đánh xe đưa ta đi xuất gia, từ đó sanh tâm kiêu ngạo không tôn trọng, không nhận lời nhắc nhở của ai hết, khi ta mất rồi, để giúp đỡ Channa, hãy dặn chư tăng bỏ lơ Channa một thời gian (tiếng Phạn gọi là “phạm đàn” nghĩa là đừng dòm ngó gì hết), đợi đến khi nào Channa cảm thấy hối hận đến ăn năn sám hối mới nhìn mặt và giúp đỡ”. Ngài dặn thêm ngài Ananda: “Khi ta mất rồi, tăng chúng tỳ kheo đừng quan tâm cúng dường thân xá lợi của ta, mà hãy dành việc đó cho cư sĩ, những người có niềm tin, việc quan trọng mà chúng tỳ kheo phải làm là tu tập 37 pháp Trợ bồ đề”. Những giây phút cuối cùng của vị Chánh Đẳng Chánh Giác đẹp như vậy đó. Đẹp không phải vì những chuyện ghê gớm to tát mà đẹp là vì quan tâm đến những việc cần thiết bất kể chuyện đó lớn nhỏ thế nào trong mắt người đời nhận xét. Trong lý tưởng đó, tôi nghĩ mọi người chúng ta nếu cái gì cần làm thì làm, còn điều kiện bối cảnh ra sao thì tùy duyên vậy. Khi mình nói với nhau là năm giờ mình bắt đầu học, thì dù chỉ có một người tôi cũng nói. Thật ra mà nói, tôi nghĩ rằng cho đến hôm nay, tất cả mọi người trong room vẫn có nhiều người không hiểu lý do tại sao có lớp học này, thậm chí có người còn ngờ những lý do rất là bất thiện nữa. Xin thưa rằng, chỉ một lý do duy nhất: hơn mười năm nay thỉnh thoảng tôi vào room Phật pháp, hoặc nghe youtube, hoặc các trang web có audio giảng pháp, tôi có một chút giựt mình, sợ hãi vừa chạnh lòng khi thấy rằng thật là khó hiểu khi Phật tử Nam Tông Bắc phái số người hiểu Phật pháp biết ngoại ngữ nhiều lắm vậy mà khi giảng Kinh Tạng người ta hoàn toàn không đả động gì đến cái gọi là chú giải hết. Tôi rất lấy làm lạ khi họ chỉ lật Trung Bộ Kinh ra, nhìn bản dịch của HT Minh Châu, họ dùng kiến thức tiếng Việt của họ, họ nghĩ ra làm sao thì họ dịch y chang như vậy. Chẳng hạn như bài kinh sáng nay, trong bài kinh có chữ “công đức”: “Ai đem tâm quán tưởng, Sợ hãi tử vong này, Hãy làm các công đức…”. Tăng ni, Phật tử ai mà chẳng hiểu chữ công đức này, thế là cứ giảng “công đức” là bố thí, trì giới v.v… Giảng như vậy không đến nỗi sai, nhưng không sát với nội dung bài kinh. Chỗ này có lệch một chút cũng không sao, nhưng có những bài kinh rất là quan trọng mà trình bày theo cách nghĩ cá nhân thì kẹt ghê lắm. Thứ nhất là bản thân mình không có điều kiện tiếp xúc được cái gọi là pháp nhũ, Phật thân. Thứ hai là mình không cho người nghe có cơ hội tiếp cận lời dạy uyên nguyên của Đức Phật. Không có gì đáng tiếc cho bằng tuệ giác của một vị Chánh Đẳng Giác mà được diễn dịch bằng trí tuệ phàm phu. Đó là một trong những điều thiệt là đáng tức và thực là đáng tiếc. Chính HT Thích Nhất Hạnh trong một bài viết ngắn, hình như là bài Đi như một dòng sông, có nói một câu mà tôi rất tâm đắc: Điều đáng tiếc nhất là thành tựu trí tuệ, suy tư sâu sắc và cực kỳ minh triết của Đức Phật đã bị phàm phu đời sau diễn dịch theo nhãn quan thiển cận của họ và áp đặt lên những diễn dịch đó, bằng hai chữ “Phật ngôn” rất đỗi ngậm ngùi. Phật không có nói như vậy, mình cứ giải thích theo ý của mình rồi gắn chữ Phật ngôn lên đó có phải là mình đổ oan cho Ngài không, Ngài có tầm thường như vậy không, Ngài có nông cạn thiển cận như vậy không mà mình cứ tùy hứng và một phần là nghĩ đến thính chúng là dốt nên tha hồ muốn nói sao thì nói? Tôi nhớ VN có cái này vui lắm, mình nói hay nói dở gì họ cũng lên cúng bao thơ, nói hay nói dở gì họ cũng vỗ tay, nói hay nói dở gì họ cũng “sadhu” bể cái chùa, nói hay nói dở gì cứ thuyết trên ba thời pháp thì gọi là pháp sư, nói hay nói dở gì miễn có một lớp học thì được gọi là giảng sư. Nhiều khi chỉ giảng cách đọc kinh Pāḷi hoặc Pháp cú, cứ đem câu chuyện ra mà kể xong rồi tán hươu tán vượn chút xíu là có lớp học Pháp cú. Kể cũng lạ, kinh điển rất là nhiều nhưng không hiểu sao cứ coi Pháp cú như là lá cờ của Nam Tông. Có một ông ở Jacksonville bên Mỹ nói với tôi thế này: “Thầy nói con Bắc tông chớ con đọc kinh Nam tông. Quyển Đức Phật và Phật pháp với quyển Pháp cú con đọc tới đọc lui không biết bao nhiêu lần”. Ổng tưởng nói vậy cho tôi vui, nhưng tôi nghe tôi càng thêm hận, bởi vì hai quyển đó đâu đủ để đại diện tiêu biểu cho giáo lý nguyên thủy, giáo lý Pāḷi đâu. Sau này tôi phát hiện ra là do ổng vào trong mấy cái room chỉ nghe được chừng đó thôi. Mình đánh giá, nhận xét về Phật pháp mà thông qua hai cuốn đó thì… không phải tôi chê, nhưng mà hơi nghèo. Gia tài ông bố mình để lại gồm có tám muôn bốn ngàn công đất, trong đó có hằng hà sa số những nhà kho chứa đầy châu báu, tự nhiên mình hốt ra có một thau một thúng, thì uổng quá. Lý do ra đời của lớp học này chỉ là một chuyện rất là nhỏ thôi; mong sao nó là một chút gợi ý cho những vị đang hoặc sẽ giảng Kinh Tạng sau này. Tôi mong lớp học này chỉ là một que diêm, chỉ là một tiếng động nhỏ, nhắc nhớ cho thiên hạ hãy giải thích kinh tạng theo chú giải đi, rồi mai mốt giải Luật tạng, A-tỳ-đàm tạng theo chú giải đi, chứ còn mình suy diễn, diễn dịch theo ý mình thì sau này sẽ không còn gì hết. Trong kinh, Đức Phật dạy rằng: Này các tỳ kheo, thuở xưa có một địa phương tên là Amaka có cái trống bằng da rất tốt, mỗi lần trong làng có chuyện gì cần hội họp thì người ta đánh cái trống đó lên. Lâu ngày cái trống đó có cái tên là trống Amaka, giống như mình có trống Ngọc Lũ, Đông Sơn vậy. Trống này bằng da nên lâu dần nó bị lủng, người ta dùng da vá lại, vá nhiều lần nhiều lỗ, dù vá bao nhiêu đi nữa nó vẫn mang tên là Trống Amaka. Này các tỳ kheo, rồi một ngày kia hình dáng chất lượng của trống cũ không còn nữa nhưng người ta vẫn gọi đó là trống Amaka. Này các tỳ kheo, sẽ có một ngày, sẽ có một thời, giáo pháp của Như Lai bị hiểu sai, bị xuyên tạc báng bổ nhưng người ta không biết và người ta vẫn cứ gọi đó là lời dạy của Đức Phật, lời dạy của Như Lai. Sẽ có một ngày chúng ta vào chùa thấy cúng bái xin xăm gieo quẻ thờ phụng tào lao nhưng vẫn để tấm biển to là Chùa, Đạo Tràng… Có chuyện rất lạ lùng khó hiểu và rất đáng tiếc là toàn bộ PG hôm nay được đặt trên nền tảng của Tam tạng dầu là Hán Tạng hay Pāḷi tạng nhưng tủ Kinh Tạng trong mỗi chùa là một nơi chốn mà hiếm được người ta chú ý đến nhất. Đó là một điều rất là đáng buồn. Cho tôi nói câu này dễ ghét một chút, ví dụ thôi, nếu đúng là chùa của tôi, và Phật tử đúng là đệ tử, học trò của tôi, thứ nhất là trong chùa tôi, tôi sẽ dành cho đại tạng một vị trí quan trọng cực kỳ, và thay vì làm tháp thờ xá lợi tôi sẽ làm tháp thờ Tam tạng. Vì sao, vì tôi không tin xá lợi, không phải vì tôi không tin Phật mà vì tôi quá quí Đức Phật, tôi nghĩ nhiều lắm Ngài để lại 5kg xá lợi. Thử nghĩ trong hằng hà sa số vũ trụ biết bao nhiêu người có thần thông có đức độ họ muốn thờ xá lợi của Đức Phật, họ xứng đáng hơn mình nhiều; Chư thiên Phạm thiên trong hằng hà sa số vũ trụ, đến cả trong kinh nói lá y Ngài mặc người ta cũng đem thờ, cái nắm tóc Ngài bỏ đi trong lúc đi xuất gia Đế thích cũng đem về thờ, có nghĩa là chút xương của Ngài khi đã thành Phật còn quí cỡ nào nữa; mình tu hành đàng hoàng chư thiên còn cho mình thờ chứ mình tu tào lao đời nào chư thiên họ để cho mình. Tôi không tin là hôm nay trên hành tinh này còn xá lợi Đức Phật. Nếu có thì hiếm ghê lắm chỗ đó phải có cao tăng thạc đức tu hành mới có, dù quí vị nghe rất là phiền nhưng tôi vẫn phải nói là tôi không tin xá lợi. Có là có ở đâu chứ ở trên hành tinh này tu kiểu cà chớn làm gì chư Thiên để cho mình thờ, cái quan trọng hơn chính là Tam Tạng. Nhưng khổ một chỗ, tủ Tam Tạng thì chùa có chùa không, mà nếu có thì Phật tử không biết trong đó là cái gì, không ai thèm dòm ngó. Chỗ đáng dâng hoa dâng hương quỳ lạy đó chính là Tam Tạng, vì đó là gốc của PG. Nếu là đệ tử của tôi thì tôi cũng sẽ hướng dẫn họ chú trọng Tam Tạng hơn hết, vì họ chỉ là Phật tử khi họ biết dòm ngó Tam Tạng. Chuyện vô cùng quan trọng nữa là càng hiểu nhiều Phật pháp thì công đức lúc bố thí trì giới sẽ lớn hơn. Trong A-tỳ-đàm có nói thiện hợp trí và thiện ly trí, tức là tâm thiện có trí đi cùng. Đừng tưởng tâm thiện hợp trí của tôi, của ông A, và ông B giống nhau. Cái tâm đại thiện hợp trí của ông A khác ông B vì cái biết của ông A nhiều hơn hoặc ít hơn ông B. Càng biết nhiều về Đức Phật thì khi lạy Phật công đức nhiều hơn, còn mù tịt về Đức Phật thì khi lạy Phật cũng giống như lạy một ông thần. Khổ một chỗ là Phật tử không được nhắc những chỗ này, cứ cắm đầu cắm cổ làm phước, cứ móc túi móc tiền ra cúng. Càng dốt Phật pháp chừng nào thì tâm hợp trí càng nhỏ càng bé, càng ít tác dụng chừng nấy. Mắc chứng gì vô chùa sợ Tam Tạng sợ kinh điển, sợ kinh cắn hay sao mà không dám học. Đi nói xấu tăng ni thì dám nói mà đi học đạo thì sợ bị la, vì sao, bởi vì mình là người cõi trên xuống, coi thường thời gian, coi trăm năm chỉ là rác, coi thường cơ hội gặp Chánh pháp. Đối với người Miến, họ quý cơ hội học Phật pháp, cơ hội trau dồi trí tuệ, cơ hội hành thiền lắm. Ý thức thời gian là mong manh, làm ơn làm cái gì đó cho đáng. Cơ hội của con rùa mù 100 năm trồi lên mặt biển một lần mà chui đầu vô lỗ ván là cơ hội khả thể (possibility) rất thấp. Cơ hội làm người còn khó hơn. Ngày xưa tôi nghĩ trong kinh dọa thôi, giờ già thì mới tin. Một ngày mình sống bằng tâm con người không nhiều, mà bằng tâm thú nhiều hơn: đói ăn khát uống, đực cái, trống mái, nam nữ tìm nhau. Ai đụng tới mình thì mình phản ứng tự vệ “cẩu xực xí quách”; dù mình có là tiến sĩ, bác sĩ, luật sư gì đi nữa cũng chỉ quẩn quanh cách sống đó thôi. Nếu mình sống như cái gì thì khi chết về với cảnh giới đó, mình sống với tâm của loài nào thì mai mốt mình về cộng trú với loài đó. Kiếp người ngắn ngủi và làm ơn nhớ điều này, chúng ta có 100 đồng, chia ra thành 5 tờ 20 đồng, giá trị của tờ nào cũng ngang nhau. Nhưng 100 năm của kiếp người thì không giống như vậy, 20 năm đầu đời mình có biết gì đâu, mình chỉ chớm trưởng thành, từ 20-60 thì chững chạc ngon lành, nhưng từ 60-80 thì hai mươi năm đó sẽ không như giai đoạn 20 năm của những năm trước đó, khi đó bệnh tật già nua tràn về, còn từ 80 -100 thì chờ vất đi.

Nhớ cái so sánh trên mới thấy bài kinh này là bài kinh đáng để lưu tâm, Phạm Thiên nói sống ít quá chứ nếu ráng tu thiền về cõi Trời sống lâu hơn. Đức Phật mới nói rằng: Sợ chết rồi tu thiền về cõi trên, sống hết tuổi thọ rồi cũng về cõi yểu nữa. Vì vậy Ngài sửa lại bài kệ của Phạm Thiên một câu thay vì: “Ai đem tâm quán tưởng, Sợ hãi tử vong này, Hãy làm các công đức, Ðưa đến chơn an lạc” Ngài nói: Ai đem tâm quán tưởng, Sợ hãi tử vong này, Hãy bỏ mọi thế lợi, Tâm hướng cầu tịch tịnh.” Theo chú giải, “Làm các công đức” ở đây là tu tập các tầng thiền định để về Phạm thiên. Thế lợi là Lokāmisaṃ. Nếu không đọc chú giải, chỉ dùng kiến thức Hán Việt sẽ giảng “thế lợi” là danh lợi, lợi ích vật chất của thế gian. Thế lợi ở đây trong tiếng Pāḷi chỉ cho 3 hành[4]. Ba hành là từ 4 vô minh mà ra. Tịch tịnhlà Niết bàn. Cái quan trọng nhất của người Phật tử là phải biết 4 thứ vô minh này. Bốn đế là toàn bộ vấn đề của vũ trụ, là toàn bộ vấn đề của sinh tử, là toàn bộ vấn đề của phàm và thánh. Nội dung bài kinh Chuyển Pháp Luân nói gì? Bốn thánh đế là nội dung chính của bài kinh Chuyển pháp luân. Nếu Bốn thánh đế là một vấn đề nhỏ, tầm thường thì một vị Chánh Đẳng Chánh Giác nhất thiết trí như vậy sao lại lấy làm đề tài để chuyển pháp luân? Khi Ngài giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân thì cả ngàn vũ trụ bị chấn động. Sau buổi học này, mong là bà con dù Nam hay Bắc tông hãy nhớ khái niệm căn bản về Bốn đế. Hôm trước tôi về Sài Gòn gặp mấy cô tu nữ. Tôi nói với họ rằng, chúng ta còn rất nhiều chuyện phải làm trong việc học hiểu Phật pháp. Tôi hỏi một cô Phật tử: Giữ giới là sao? Cô ấm a ấm ớ đại khái là “không phạm giới”. Hiểu như vậy là chết rồi. Một đứa bé còn bú nằm trong nôi làm sao phạm giới, vậy nói là nó đang giữ giới hay sao? Giữ giới có nghĩa là gặp hoàn cảnh thử thách cám dỗ, lẽ ra phải phạm nhưng mình không phạm, đó mới gọi là giây phút giữ giới. Mình không nhớ mình là tỳ kheo, sa di, cư sĩ.., đang chạy xe ngoài đường, giây phút đó đâu phải là giữ giới. Giới chỉ được kể là giới khi mình có lòng tác ý mà thôi. Nếu như mình sống bình thường, vẫn nghe pháp, vẫn xem kinh, vẫn kinh hành, vẫn tọa thiền, nhưng bỗng có tiếng nhạc đâu đó vọng tới đúng ngay bài nhạc mình thích mà mình vẫn chánh niệm; hoặc buổi chiều đói lắm, mình nghe mùi chiên xào thơm phức, thèm lắm, người ta mời mà mình vẫn không ăn, đó là giữ giới. Tôi còn hỏi vị đó: Thế nào là chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng? Các vị có tin nổi không, 4 cô tu nữ lanh lẹ xông xáo của chùa Phước Sơn, đi chung một xe khoảng hai chục cô, xung phong trả lời. Một cô trả lời: Chánh nghiệp là nghề nghiệp chơn chánh. Trời nóng mà nghe câu trả lời tôi càng nóng hơn. Tôi hỏi một cô im lặng: Cô có học Vi diệu pháp không. Cô đáp: dạ có. Tôi nói cô trả lời, cô nói, “Chánh ngữ là nói lời chân chánh”. Người ngồi kế bên hích cùi chõ cô một cái “Không phải nói lời chân chánh mà lời nói chân chánh”. Còn chánh mạng thì suy nghĩ cả buổi rồi trả lời: “Nghề nghiệp chân chánh”; chánh nghiệp thì trả lời là “hành động chân chánh”. Xin hỏi bà con, ba cái định nghĩa đó có đúng chưa, có đủ chưa? Tôi gợi ý cho quí vị một chuyện, cái định nghĩa Bát chánh đạo từ hồi đó đến giờ tăng ni Phật tử VN phổ biến trao truyền cho nhau cứ giải thích như vậy đó. Nếu quí vị nói đúng thì tôi cũng đồng ý là đúng nhưng không đủ. Vì sao? Ở đây ai có học A-tỳ-đàm thì biết, Bát chánh đạo có mặt đầy đủ trong một sát na thánh đạo; khi mình từ phàm sang thánh thì diễn biến tâm lý lúc đó phải có xuất hiện một tâm thánh đạo, thí dụ như tâm Sơ đạo, Nhị đạo, Tam đạo, Tứ đạo. Ngay trong tâm Sơ đạo có đủ Bát chánh đạo; nếu định nghĩa “chánh ngữ là lời nói chân chánh, chánh nghiệp là hành động chân chánh, chánh mạng là nghề nghiệp chân chánh” thì tôi xin hỏi, trong một sát na tâm, (theo A-tỳ-đàm giải thích, chỉ một búng ngón tay là vô số sát na tâm sanh diệt) thì 3 thứ định nghĩa này làm sao lọt vô được một sát na? Hiện giờ tôi đang uống một loại thuốc, Herba S, thuốc này chiết suất từ bông và trái Artichaut. Bên cạnh đó tôi cũng đi chợ mua bông Artichaut. Khi tôi cầm hộp thuốc Herba S này tôi thấy có ghi chữ Artichaut nhưng Artichaut này không giống như cái Artichaut tôi nấu trong nồi. Nó vừa giống và vừa khác. Cái viên thuốc nhỏ xíu mà tôi uống nó cũng là Artichaut, mà cái bông tôi bỏ vào nồi nấu cũng là Artichaut. Cái bông nó to cỡ nào mà viên thuốc nhỏ cỡ nào. Chánh ngữ chánh nghiệp chánh mạng nói ở trên cũng vậy… Bữa nay tôi lên trú xứ trên núi để làm cỏ, cưa cây khô, hôm qua mới mua cây cưa điện, giờ tôi phải đi rồi, khổ lắm chớ không phải sướng như bà con tưởng. Chúc bà con một ngày vui, ngày mai gặp lại.

[1] Xem bốn vô minh trong bài giảng ngày 22-5-2014

[2] Xem 3 hành trong bài Kinh Bộc Lưu giảng ngày 22-5-2014

[3] Một bản dịch khác:

“- Ầu ơ… ru con, con ngủ cho ngoan

Cha con ẩn sĩ… lượm thịt săn giữa rừng

Ầu ơ… ẩn sĩ rớt bát nửa chừng

Vì con, vì vợ còng lưng tháng ngày.”

(Ngàn xưa hương bối- Minh đức Triều Tâm Ảnh)

[4] Xem 3 hành trong bài kinh Bộc Lưu

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app