Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1
Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên
Phẩm Đoạn
TÔN CHỦ Issariyasutta
Có những trường hợp Đức Phật nói theo cách nghĩ của người hỏi rồi dẫn dắt người ta về với Ngài, trong câu hỏi ở đây:
“Vật gì làm chủ ở đời, hàng hóa gì tối thượng”.
‘‘Kiṃsu issariyaṃ loke, kiṃsu bhaṇḍānamuttamaṃ;
Chữ ‘bhaṇḍā’ này có nhiều nghĩa: ‘hàng hóa’, ‘nhà kho’.
— Vật gì chủ ở đời?
Hàng hóa gì tối thượng?
Vật gì làm rỉ sét,
Lưỡi kiếm ở trên đời?
Vật gì ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục?
Ai đem đi, bị chận?
Ai đem đi, được ưa?
Ai thường xuyên đi lại,
Ðược kẻ trí hoan hỷ?
Trên đây có 6 câu hỏi và dĩ nhiên có 6 câu trả lời, 4 câu trả lời sau bà con hiểu được, nhưng hai câu trả lời đầu có lẽ bà con thấy khó hiểu. Trong chánh tạng:
“Vaso issariyaṃ loke, itthī bhaṇḍānamuttamaṃ;
Kodho satthamalaṃ loke, corā lokasmimabbudā.
‘issariyaṃ’: ‘chủ’, ‘sếp sòng’ ở một nơi. Chữ này trong tiếng Sanskrit là ‘isvara’, từ đó mới ra chữ ‘Avalokitesvara’ quán tự tại. Thời Đức Phật tiếng Pāḷi không có chữ viết, giống tiếng Việt mình chỉ có chữ Nôm, ông bà mình kết hợp với tiếng Tàu đẻ ra tiếng Nôm. Ví dụ Tàu có chữ ‘ảo’ nghĩa là không có thật, người ta thêm bộ Thủy đằng trước thành ra chữ ‘ao’, thành ra ‘ao hồ’, hoặc thêm bộ Y vào thành ra chữ ‘ào’. Tiếng Pāḷi cũng vậy, thời Đức Phật vùng châu thổ Ma Kiệt Đà (Magadha) rất giàu có, dân chúng rất đông và sử dụng tiếng Pāḷi, giới trí thức sử dụng tiếng Sanskrit, đây là ngôn ngữ được xem độc quyền của Bà-la-môn giáo, họ dùng trong các mục đích tôn giáo như chép ghi, tụng đọc kinh điển, cúng tế và là phương tiện để viết lách sáng tác văn chương thơ ca thi phú. Khi Đức Phật ra đời, Ngài xuất thân cao sang nhưng ngôn ngữ Ngài thường dùng không phải là Sanskrit mà dùng tiếng Pāḷi, người bình dân Ma Kiệt Đà sử dụng. Buổi đầu không gọi là tiếng Pāḷi, ngôn ngữ của xứ Magadha gọi là tiếng Magadhi nhưng về sau, khi Phật viên tịch thì mới được gọi là tiếng Pāḷi. Theo một số nhà ngôn ngữ học thì chữ này xuất phát từ chữ Pāleti (hộ trì, bảo vệ). Sau khi Phật viên tịch, người đời sau vì lòng tôn kính họ không gọi là tiếng Magadhi nữa mà họ gọi là tiếng Pāḷi là bởi vì trước khi Đức Phật ra đời ngôn ngữ Magadhi được người dân Magadha sử dụng trong phạm vi sinh hoạt thường nhật mỗi ngày như ăn uống, đi đứng, buồn vui, thường ngày, nhưng khi Đức Phật dùng ngôn ngữ này để thuyết pháp, diễn đạt những vấn đề cao sâu trong chánh pháp thì từ đó từng chữ từng chữ trong ngôn ngữ Magadhi Ngài sử dụng mang những nghĩa rất mới. Ví dụ, tiếng Việt thuở xa xưa trước khi có Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, lúc đó chưa thật sự là ngôn ngữ quí tộc cao sang, sau khi những tác phẩm văn học lớn ra đời với những tác giả lớn như Nguyễn Gia Thiều, Đoàn thị Điểm, Nguyễn Du, thì tiếng Việt trở mình đứng dậy thành ngôn ngữ cao sang. Theo chỗ tôi được biết, trong khu vực Đông Dương (Miên, Lào, Thái, Miến) này không có dân tộc nào có nền văn chương ghê gớm như Việt Nam, có một điều ở người Thái hay Miến, ngôn ngữ họ sử dụng ngày nay được xem là ngôn ngữ lớn vì dân họ bây giờ đông, kinh tế phát triển và đặc biệt họ vay mượn một số rất lớn từ ngữ Pāḷi làm giàu cho ngôn ngữ của họ. Ở đây cũng vậy, khi Đức Thế Tôn ra đời và sử dụng tiếng Pāḷi và cho nó mang nghĩa mới, từ đó tiếng Pāḷi (theo tôi được biết, trên hành tinh này) là ngôn ngữ qua mặt tiếng Latin và tiếng Do Thái cổ Hebrew. Qua mặt ở một điểm là tiếng Hy Lạp cũ (Koinè), hay tiếng Do Thái xưa (Hebrew) hay tiếng Latin là ngôn ngữ gốc của La mã xưa, bên cạnh sử dụng cho thánh kinh thì sử dụng rất nhiều cho văn bản thế tục, riêng tiếng Pāḷi thì sau khi Phật ra đời thì ngôn ngữ Pāḷi qua Đức Phật và các đệ tử của Ngài trở thành ngôn ngữ gần như hoàn toàn mới, từng chữ từng chữ được sử dụng trong kinh điển hoàn toàn mang nghĩa rất sâu. Chẳng hạn như chữ ‘). Sau khi Phật viên tịch, người đời sau vì lòng tôn kính họ không gọi là tiếng Magadhi nữa mà họ gọi là tiếng Pāḷi là bởi vì trước khi Đức Phật ra đời ngôn ngữ Magadhi được người dân Magadha sử dụng trong phạm vi sinh hoạt thường nhật mỗi ngày như ăn uống, đi đứng, buồn vui, thường ngày, nhưng khi Đức Phật dùng ngôn ngữ này để thuyết pháp, diễn đạt những vấn đề cao sâu trong chánh pháp thì từ đó từng chữ từng chữ trong ngôn ngữ Magadhi Ngài sử dụng mang những nghĩa rất mới. Ví dụ, tiếng Việt thuở xa xưa trước khi có Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, lúc đó chưa thật sự là ngôn ngữ quí tộc cao sang, sau khi những tác phẩm văn học lớn ra đời với những tác giả lớn như Nguyễn Gia Thiều, Đoàn thị Điểm, Nguyễn Du, thì tiếng Việt trở mình đứng dậy thành ngôn ngữ cao sang. Theo chỗ tôi được biết, trong khu vực Đông Dương (Miên, Lào, Thái, Miến) này không có dân tộc nào có nền văn chương ghê gớm như Việt Nam, có một điều ở người Thái hay Miến, ngôn ngữ họ sử dụng ngày nay được xem là ngôn ngữ lớn vì dân họ bây giờ đông, kinh tế phát triển và đặc biệt họ vay mượn một số rất lớn từ ngữ Pāḷi làm giàu cho ngôn ngữ của họ. Ở đây cũng vậy, khi Đức Thế Tôn ra đời và sử dụng tiếng Pāḷi và cho nó mang nghĩa mới, từ đó tiếng Pāḷi (theo tôi được biết, trên hành tinh này) là ngôn ngữ qua mặt tiếng Latin và tiếng Do Thái cổ Hebrew. Qua mặt ở một điểm là tiếng Hy Lạp cũ (Koinè), hay tiếng Do Thái xưa (Hebrew) hay tiếng Latin là ngôn ngữ gốc của La mã xưa, bên cạnh sử dụng cho thánh kinh thì sử dụng rất nhiều cho văn bản thế tục, riêng tiếng Pāḷi thì sau khi Phật ra đời thì ngôn ngữ Pāḷi qua Đức Phật và các đệ tử của Ngài trở thành ngôn ngữ gần như hoàn toàn mới, từng chữ từng chữ được sử dụng trong kinh điển hoàn toàn mang nghĩa rất sâu. Chẳng hạn như chữ ‘nibbuti’ chỉ có nghĩa là ‘tắt đèn’, ‘tắt lửa’; nhưng từ khi Phật ra đời thì chữ ‘ chỉ có nghĩa là ‘tắt đèn’, ‘tắt lửa’; nhưng từ khi Phật ra đời thì chữ ‘nibbuti’ còn có nghĩa ‘viên tịch’, xuất sắc ở chỗ đó. Chữ ‘Nibbana’ngày xưa dùng với nghĩa thế tục: ‘hết bịnh’, ‘tắt lửa’, nhưng khi Phật ra đời thì mang nghĩa khác. Tất cả những từ Pāḷi chúng ta thấy đều được Đức Phật khoác lên màu áo mới. Sau khi Đức Phật Niết bàn rồi, chư thánh tăng thấy rằng không thể nào lưu truyền một bộ Tam Tạng không chữ viết nên vào đời vua A Dục, các vị căn cứ trên âm vận và ngữ vực từng chữ mà viết ra Tam Tạng Pāḷi bằng chữ viết. Vấn đề này hơi tâm linh một chút, quí vị có học chữ Pāḷi sẽ thấy rằng đây là chuyện không phải của con người làm. Từ một ngôn ngữ không có chữ viết mà đã có một hệ thống văn phạm rất là chặt chẽ, văn phạm cũng chỉ là văn phạm miệng, vậy mà đúc kết thành bộ ngôn ngữ, bộ văn phạm Pāḷi bằng miệng: Kaccāyana, Netipakarana, Niddesa, Aṭṭhakathā, đặc biệt là hai bộ văn phạm Kaccāyana, Netipakarana, đây là hai bộ mà một người học Phật cực đoan liếc qua không thấy Phật pháp gì hết, nhưng hai bộ này là chìa khóa văn phạm cho tiếng Pāḷi Phật Giáo. Tôi biết tôi nói hơi xa nhưng không thể không nói, vì mình là Nam Tông không thể không biết tiếng Pāḷi ở đâu mà ra. Các ngài căn cứ vào bộ văn phạm này mà tạo ra chữ viết. Tiếng Pāḷi có hai chữ T: t, ṭ. Tiếng Pāḷi buổi đầu tiên, nguyên thủy được viết bằng tiếng Tích Lan cổ, khi con trai vua A Dục sang Tích Lan, ngài cho chư tăng viết bộ Tam tạng bằng ngôn ngữ mới. Ngày xưa mình đọc chữ ‘t’ /ta/ có hai chữ. Chữ ‘ta’ thứ nhất: hai hàm răng cắn lưỡi (t), chữ ‘ṭa’ thứ hai: lưỡi uốn cong lên nóc họng (ṭ). Đến thế kỷ 19 các nhà học giả của Tây Phương: Anh, Đức, Nga, Hungari nghiên cứu Tam tạng Pāḷi bằng chữ Tích Lan và chữ Miến Điện rồi mới nghĩ ra tiếng Pāḷi Latin mà chúng ta đang thấy. Căn cứ vào bản Pāḷi họ thấy hai chữ T nên nghĩ ra cách phân biệt: Chữ ‘t’ lưỡi của mình để giữa hai hàm răng gọi là dentaja (âm răng, denta: cái răng, ja: sanh ra), chữ ‘ṭ’ được gọi là muddhaja (âm đầu) lưỡi cuốn lên vòm nóc họng. Nhóm [t, th, d, dh,n] gọi là nhóm dentaja. Nhóm [ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ] gọi là nhóm muddhaja. Tất cả những luật này nằm trong mấy bộ sách trên nên người đời sau cứ căn cứ vào những bộ sách đó, vẫn là không có chữ viết mà chỉ nhớ thuộc lòng. Người ta đã căn cứ vào bộ luật đó mà làm ra chữ viết Pāḷi, theo chỗ tôi được biết thì chưa có ngôn ngữ nào có được 3 điều đáng nể như thế: 1/ Không có chữ viết nhưng được lưu trữ thành hệ thống kinh văn, một hệ thống tư tưởng văn chương phong phú như tiếng Pāḷi, 2/ Không có chữ viết mà được bảo trì đầy đủ chính xác, chuyện này không thể dễ làm, 3/ Sự trung thành của người kế thừa thế hệ trước và thế hệ sau liên tục không gián đoạn bằng bộ nhớ phải nói là trác việt xuất chúng. Cho nên hôm nay chúng ta mới có bộ Tam Tạng bằng chữ Pāḷi viết ra mẫu tự hẳn hoi, mẫu tự Miến, Thái, Lào, Tích, Miên và Latin nhưng sau này chúng ta còn biết thêm mẫu tự nữa đó là Nga mà người Mông Cổ cũng sử dụng mẫu tự Nga để chế ra 33 (phụ âm) và 8 (nguyên âm) của tiếng Pāḷi, nên mới có một bản Pāḷi nữa mẫu tự Nga. Tôi đánh một vòng như vậy tôi mong rằng ai đang trực tiếp nghe thì hôm nay biết thêm một chuyện nữa, hoặc mai này ai nghe lại băng giảng này thì mới có dịp hiểu tiếng Pāḷi từ đâu ra. Kể từ khi kinh điển được viết thành chữ, dạng văn bản sách vở rồi thì không gọi là tiếng Magadhi nữa mà gọi là tiếng Pāḷi, từ động từ ‘Pāleti’ (bảo trì), nghĩa là ngôn ngữ này giữ lại một ngôn ngữ của Đức Phật, giữ lại một truyền thống tuyệt đẹp của nhân loại.
– Thế lực chủ ở đời,
Nữ nhân, vật tối thượng.
Phẫn nộ làm rỉ sét,
Lưỡi kiếm ở trên đời.
Kẻ trộm ở đời này,
Tác thành cõi địa ngục.
Trộm đem đi, bị chận,
Sa-môn đem, được ưa,
Sa-môn thường đi lại,
Ðược kẻ trí hoan hỷ.
“Vật gì chủ ở đời?”, vật gì xếp sòng ở đời này? Đó là quyền lực. ‘Avalokitesvara’ (Skt): xếp sòng, tự tại. Tự tại nghĩa là tự mình quyết định mọi thứ, không bị lệ thuộc ai hết. Chồng thì phải nhìn mặt vợ mà sống, con cái thì nhìn mặt cha mẹ mà sống, bởi vì sống phải căn cứ vào buồn vui của người khác mà biết cách hành xử. Tự tại là người sống không lệ thuộc ai hết mà vẫn không mắc lỗi. Một vị Sa-môn trước 6 trần mà lòng không tham giận không thương thích ghét sợ mới được gọi là tự tại, một Sa-môn không vợ con nhà cửa đi đứng thoải mái gọi là tự tại, chớ không phải mấy người lang thang không nhà không cửa bị người nguyền rủa, xua đuổi là tự tại. Tự tại là khả năng tồn tại một cách thanh thản, độc lập, có quyền tự quyết đời mình mà không có lỗi.
“itthī bhaṇḍānamuttamaṃ”. Câu này HT Minh Châu dịch “Nữ nhân, vật tối thượng”, nghe cũng hơi sốc. Người Tàu thì nói câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”; Ấn Độ cũng vậy, con gái nhà nghèo đi lấy chồng dễ bị chồng đánh, giá trị phụ nữ là của hồi môn mang theo, vậy sao ở đây nói là tối thượng? Bhaṇḍā còn có nghĩa là nhà kho. Theo chú giải: “sabbepi bodhisattā ca cakkavattino ca mātukucchiyaṃyeva nibbattantīti “itthī bhaṇḍānamuttama”nti āha”. Tất cả chư Bồ tát Chánh Đẳng Giác và Chuyển Luân thánh vương đều tự bụng mẹ (cái nhà kho đó) mà ra.
Chuyển Luân Vương là một loại vua do phước mà có chứ không phải do người ta bầu. Chuyển Luân Vương có nhiều loại, hạng thứ nhất, phước nhiều nhất, là sử dụng bánh xe ngọc. Một người đại phước lên làm vua tự nhiên họ biết chớ không cần ai nhắc, giữ trai giới trong sạch suốt bảy ngày, tự nhiên có bánh xe bằng ngọc xuất hiện trước mặt và họ dùng nó làm phương tiện, dụng cụ để cai trị bốn đại châu: Đông Thắng thần châu, Tây Ngưu Hóa Châu, Nam thiệm Bộ Châu, Bắc Cưu Lô Châu; gọi là Ngọc Luân thánh Vương. Kim Luân thánh vương là vị có bánh xe bằng vàng, vị này có khả năng cai trị ba đại châu. Ngân Luân thánh vương, vị này có bánh xe bằng bạc, cai trị một Nam Thiện Bộ Châu, tức là hành tinh của mình. Vị này có thể dùng bánh xe đó có thể di chuyển một lúc vô số người cùng đi với mình như ý. Hơi khó tin, nhưng tùy quí vị, mỗi thời kỳ có những chuyện mà thời điểm khác người ta tin không được. Cách đây một trăm năm về trước làm sao người ta có thể hình dung được chuyện hôm nay có kẻ điểm tâm ở Paris, ăn trưa ở Luân Đôn, ăn tối ở New York, cũng không ai tin được hôm nay con người cách nhau qua đại dương mà có thể nói chuyện mà nhìn thấy mặt nhau. Người ngày nay có những cái mà người ngày xưa không tin được, và ngược lại. Quí vị vào google gõ mấy chữ: “Người thế kỷ 19 tiên đoán gì về năm 2000?”. Ngày nay mình đã vượt xa những gì họ mà tưởng tượng.
“itthī bhaṇḍānamuttamaṃ”, người nữ là “nhà kho số một” vì từ đây mà ra các bậc hiền thánh trong đời. Có một buổi chiều vua Pasenadi đang ngồi hầu Phật, có người vô báo vua chuyện gì đó, vua đang vui tự nhiên mặt bí xị, Đức Phật hỏi vua có an lạc không, vua thưa: Bạch Thế Tôn con vừa nghe báo tin hoàng hậu sinh công chúa mà con thích hoàng tử hơn. Đức Phật nói: Này đại vương, sao lại có thể coi thường phụ nữ trong khi tất cả đàn ông vĩ đại nhất trên thế gian này đều do phụ nữ sanh ra. Đó là câu tuyên ngôn về nữ quyền đầu tiên trên thế giới mà sâu sắc vô cùng. Nghe vậy nhưng đừng có ham, trong kinh còn có câu “Itthī malaṃ brahmacariyassa”, người nữ là cấu uế của phạm hạnh. Cách đây không lâu tôi nghe một vị sư nói thế này, người nữ tuy là cấu uế của phạm hạnh nhưng là bạn lành của Sa-môn, vì cúng dường nuôi dưỡng toàn phần nhiều là phụ nữ. Cấu uế hay bạn lành là do chính mình. Ngài Narada có câu: Ta không nên vì gai mà bỏ hoa cũng không nên vì hoa mà cắm mình vô gai.
“Vật gì làm rỉ sét, Lưỡi kiếm ở trên đời?”
Kodho satthamalaṃloke, corā lokasmimabbudā.
‘Mala’: ‘cấu uế’, ‘vật không sạch’, cái gì đó khiến cái khác bị dơ bẩn. Ví dụ khói tàu khói xe trước khi ám trên thùng xe, vách tường, thì được gọi là khói xe, nhưng khi dính lên thì vết bẩn đó gọi là ‘mala’. Nước chảy dưới cống là nước cống, nhưng dính lên áo là ‘mala’. Trong bản tiếng Anh thì họ dùng chữ ‘stain’ (rỉ, sét, teng). Ngài Minh Châu nhìn thấy chữ ‘lưỡi kiếm’ nên chữ ‘mala’ ngài dịch là ‘rỉ sét’ chớ chữ malanghĩa rộng mênh mông. Sattha là vũ khí bén nhọn hoặc con dao.
Câu kệ trên dịch lại: Vật gì làm hỏng đi vũ khí ở đời?Đó chính là tâm sân! “Giận quá mất khôn”. Chú giải giải thích, khi giận quá trí tuệ của mình không có cơ hội có mặt để làm việc. Tùy chỗ mà Đức Phật có câu trả lời khác nhau, ở đây Ngài trả lời “tâm sân là cấu uế, vật bất tịnh, hoen ố trí tuệ của mình”. Vũ khí ở đây là ‘pannasāttha’, vũ khí trí tuệ. Trong trường hợp khác Đức Phật sẽ không nói đến lòng phẫn nộ (kodha) ở đây nữa mà Ngài có thể trả lời là tâm tham hoặc ngã mạn, hoặc tà kiến, hoặc vô minh… Ở đây nhìn nội tâm người trước mặt, Ngài thấy trả lời như vậy hợp với họ hơn. Cũng xin nhắc lại, thấy Đức Phật nói đến tâm sân thì đừng hồn nhiên thơ ngây chỉ nghĩ đến tâm sân. Phiền não vốn đi chùm, người nào còn tâm sân thì có cao siêu lắm lắm cũng chưa đắc A-na-hàm, người nào còn thân kiến thì dù cao siêu lắm lắm cũng chưa phải Tu-đà-hoàn, còn ngã mạn thì có cao siêu lắm lắm cũng chưa đắc A-la-hán. Còn sân hận là còn vô số phiền não khác. Vì vậy ở đây Ngài nói phẫn nộ là cấu uế cho trí tuệ thì phải hiểu ngầm rằng ai còn phẫn nộ thì sẽ kéo theo bao nhiêu hệ lụy liên quan khác chứ không phải riêng tâm sân. Tất cả những gì mình thương thích ghét sợ hoàn toàn do hiểu lầm mà ra, hiểu lầm là nghĩ đó là tôi, đó là của tôi, là cái gì đó thuộc quyền sở hữu của tôi hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Thiện, ác, buồn, vui chính là những linh kiện lắp ráp nên cái gọi là chúng sinh.
Yathāpi aṅgasambhārā hoti saddo ratho iti,
Evaṃ khandhesu santesu hoti sattoti sammuti.
Giống như chiếc xe có tên gọi là xe bởi do các món phụ tùng lắp ráp lại, cái gọi là chúng sanh cũng là sự lắp ráp của năm uẩn mà thôi. Một cô gái bị cùi hay một hoa hậu chia ra một tỉ lần thì cũng giống như nhau thôi. Câu kệ trên của tỳ kheo ni Vajirà. Vajirà có hai nghĩa là ‘kim cương’, ‘tia chớp’. Theo truyền thuyết Đế Thích có một bánh xe bằng ngọc mỗi lần ngài quăng bánh xe đó ra thì tạo ra những tia chớp. Thật ra bánh xe đó bằng kim cương (vajirà) từ đó mới có kinh Kim Cang Năng Đoạn (Vajracchedikā ).
“Vật gì ở đời này, Tác thành cõi địa ngục?”
Chỉ riêng trong trường hợp này Đức Phật đem chuyện trộm cắp ra nói. Trong câu Phật tử thường đọc khi xin giới thứ hai “con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp”, tôi đề nghị đổi lại là ‘trộm cướp’ chứ không phải ‘trộm cắp’, vì chữ “trộm” và “cắp” đồng nghĩa (lấy lén lút), cướp là lấy công khai, tấn công người chủ. ‘Cora’: ‘trộm’, ‘cướp’ (lấy công khai hoặc lấy lén lút).
Trong kinh Đức Phật có dùng chữ này: ‘theyyasamvāsa’
‘theyya’: ‘ăn trộm’
‘samvàsa’: ‘cộng trú’, ‘cộng sinh’, ‘ở chung’.
Theyyasamvāsa: ở chung với tư cách là kẻ trộm. Một người không chân chánh nhưng sống chung trà trộn với người chân chánh gọi là ‘theyyasamvāsa’, không phải sinh viên nhưng ở chung với sinh viên để trộm. Trà trộn ở đây nghĩa là tìm đủ cách để lẩn vào trong mà không bị phát hiện ví dụ thấy người ta sáng tác, trình làng mình cũng bắt chước sáng tác trình làng như một tác giả lớn cũng gọi là ‘theyyasamvāsa’. Không phải Sa-môn, tỳ kheo nhưng sống chung trà trộn với Sa-môn, tỳ kheo cũng gọi là theyyasamvāsa’, nghĩa là sống chung, cộng hưởng, cộng trú theo tư cách của người ăn trộm. Ai làm tròn phận nấy thì xã hội này yên, nếu sống sai vai trò của mình thì thế giới này đại loạn. Vợ phải giữ tròn trách nhiệm của vợ, chồng phải tròn trách nhiệm của chồng, không có ai cố ý mong người khác hiểu lầm mình là một thứ khác mà mình vốn không phải. Xã hội đáng sợ nhất là xã hội lừa đảo, mình không được như vậy mà mong người khác nghĩ như vậy, đó cũng là một thứ trộm. Lạm dụng tín nhiệm của người khác để kiếm chác cũng gọi là trộm chứ không riêng gì đào tường khoét vách rọc xách móc túi. Phải hiệu nghĩa “trộm” rộng mênh mông như vậy mới hiểu được câu “Kẻ trộm ở đời này, Tác thành cõi địa ngục”. Hôm nay, ngồi đây, quí vị tìm chỗ nào đó (trong chùa, nhà người quen) để túi xách có tiền của mình mà thanh thản yên lòng? Tôi là một tu sĩ sống trong chùa mà phải nhìn nhận là không thể nào có. Vì sao lại như vậy, đó là do ăn trộm tạo ra. Tội ăn trộm lớn như vậy. Thằng Tèo ăn trộm của thằng Tý làm cho thằng Tý mất ăn mất ngủ và làm cho cả thế giới này không còn ai tin ai nữa. Đừng bao giờ dại dột đem bạn gái về ở chung nhà với chồng, đừng bao giờ dại dột đem bạn trai về sống chung nhà với vợ. Có ba sự bố thí: 1. Tài thí, đem chia sẻ vật chất của mình cho người khác, 2. Pháp thí, chia sẻ cái hiểu của mình về chánh pháp cho người khác. 3. Vô úy thí, đem lại an lòng cho người khác. Điều thứ ba này ít Phật tử để ý. Tôi e rằng không nhiều người biết làm sao sống cho người khác yên tâm, an lòng. Khi mình làm bất cứ điều gì bất thiện thì phải hiểu rằng việc làm này làm cho thế giới này trở nên bất an bất ổn.
Giấc trưa, sau giờ cơm tôi hay ra ngoài rừng một chút, chỗ tôi ở trên rừng ngó xuống dòng sông đẹp lắm, sợ trời mưa tôi cầm dù đi thong thả, xứ này không có bạo hành cướp bóc. Đang đi ngon lành gặp một gã ở dưới đi lên, mình giơ tay chào mà mặt gã lạnh ngắt, tôi giựt mình nghĩ một chuyện rồi từ đó tôi nghĩ đến một trăm chuyện, một ngàn chuyện, tôi lui gót tức khắc. Có nhiều ông biến thái, tâm thần bạo lực, nhìn mình mà nghĩ mình là đối tượng cần thanh toán, giải quyết. Bà thủ tướng Palme của Thụy Điển, nữ hoàng Sissi của Áo cũng bị đâm bởi kẻ tâm thần bạo lực, từ đó người ta mới cần có vệ sĩ. Sẵn đây cũng nhắc các hành giả nữ đừng nghĩ mình có chư thiên hộ trì mà tìm chỗ vắng vẻ hành thiền nghen. Ở thánh địa Mecca, có câu: Giấc trưa, sau giờ cơm tôi hay ra ngoài rừng một chút, chỗ tôi ở trên rừng ngó xuống dòng sông đẹp lắm, sợ trời mưa tôi cầm dù đi thong thả, xứ này không có bạo hành cướp bóc. Đang đi ngon lành gặp một gã ở dưới đi lên, mình giơ tay chào mà mặt gã lạnh ngắt, tôi giựt mình nghĩ một chuyện rồi từ đó tôi nghĩ đến một trăm chuyện, một ngàn chuyện, tôi lui gót tức khắc. Có nhiều ông biến thái, tâm thần bạo lực, nhìn mình mà nghĩ mình là đối tượng cần thanh toán, giải quyết. Bà thủ tướng Palme của Thụy Điển, nữ hoàng Sissi của Áo cũng bị đâm bởi kẻ tâm thần bạo lực, từ đó người ta mới cần có vệ sĩ. Sẵn đây cũng nhắc các hành giả nữ đừng nghĩ mình có chư thiên hộ trì mà tìm chỗ vắng vẻ hành thiền nghen. Ở thánh địa Mecca, có câu: Tin thánh A La thì cứ tin, nhưng hành lý của mình thì phải giữ. Đó là lý do vì sao kẻ trộm cướp tội nặng như vậy, chúng không những gây thiệt hại trực tiếp cho nạn nhân mà còn gián tiếp gieo bất an cho toàn xã hội. Chỉ một chuyện nhỏ xíu: những người nhiều chuyện cũng làm cho thế giới bất an.
“Ai đem đi, bị chận? Ai đem đi, được ưa?”. Ở đời có nhiều người họ lấy càng nhiều mình càng thích, nhưng có người lấy trái ớt trái cà mình giận. Sa-môn lấy đi được người ta thích, kẻ trộm đem đi thì người ta giận. Nghĩa sâu của câu này: khi mình là người xứng đáng thì cả thế giới đứng về phía mình, còn khi mình bất xứng thì cả thế giới quay lưng với mình. VN có câu đau lòng là “đàn bà xấu không quà”, người ta thích cho người đẹp, câu này hiểu ngầm là người không có đức hạnh thì không nhận được gì từ cuộc đời, nếu muốn lấy đi cái gì thì chỉ lấy theo kiểu kẻ trộm sẽ làm cho người ta tiếc của, bực mình, còn nếu mình xứng đáng thì người ta cho bao nhiêu cũng không tiếc.
“Sa-môn đem, được ưa”. ‘Sameti’: ‘làm cho lắng dịu’, ‘yên tĩnh’. Từ chữ này mới ra chữ sāmaṇa: Sa-môn. Sa-môn là âm của Tàu, theo kiểu phiên âm giống như ‘Luân Đôn’ (London), ‘Hoa Thịnh Đốn’ (Washington), ‘Nữu Ước’ (New York), Ba Lê (Paris). ‘sāmaṇera’: ‘sa di’ (con của Sa-môn). Sa-môn là vị nhận làm cho người ta vui, còn ăn trộm lấy đi làm cho người ta tiếc.
“Sa-môn thường đi lại, Ðược kẻ trí hoan hỷ”. Sự đi lại ở đây là sự có mặt đúng lúc khi cần thiết, một trăm lần một ngàn lần vẫn làm cho người ta hoan hỉ. Bên Tàu có câu “cần lai thân giả sơ” là lui tới hoài làm cho người ta nhàm, nhưng đến trong sự cần thiết thì sự lui tới của mình càng lúc càng ý nghĩa, được trân trọng hơn. Lấy nửa bài kinh trước để hiểu nửa bài kinh sau là xong.
DỤC
Kāmasutta
– Nghĩ lợi, không cho ai,
Con người từ bỏ gì?
Thiện gì nên thốt ra?
Ác gì nên ngăn chận?
Không nhìn chánh kinh Pāḷi thì không hiểu gì. Vì đây là kệ nên ngài Minh Châu không thể dịch khác được. Nếu dịch văn xuôi thì dễ vô cùng.
“Kimatthakāmo na dade, kiṃ macco na pariccaje;
Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikaṃ na ca mocaye”ti
‘Attha’: ‘lợi ích’, ‘ý nghĩa’, ‘quyền lợi’. ‘Kāma’:‘muốn’
‘Atthakāmo’: ‘người bình thường’. Ai trên đời này cũng muốn vui, sợ khổ, ham sống sợ chết, trốn khổ tìm vui, ngay cả con nít, cái gì êm ấm hoan hỉ thì làm cho nó cười, chát chua nóng lạnh làm cho nó khóc, con nít cũng có sự lựa chọn trốn khổ tìm vui, nói chi là người lớn. Trong trường hợp này ‘Atthakāmo’ có thể dịch là “người bình thường”. Câu kinh trên ý nói người bình thường muốn cho cái gì cũng được nhưng cái gì nên giữ lại?. “na dade” là “không cho”, nhưng dịch “không nên cho cái gì” thì hơi kỳ, nên dịch là “người bình thường nên giữ lại cái gì cho mình và có cho gì đến người khác thì cũng phải giữ lại cái gì?” Ở đây Đức Phật trả lời: Cho gì thì cho nhưng không ai đem bản thân mình đi cho, ngoại trừ ra các vị Bồ tát (Thapetvā sabbabodhisatte).
“Kiṃsu muñceyya kalyāṇaṃ, pāpikaṃ na ca mocaye”. Cái gì nên cho ra, cái gì nên đóng lại? Lời thiện là lời nên cho ra, lời ác là lời nên giữ lại không nói ra.
Nghe qua bài kinh này có vẻ thường nhưng nói lên toàn bộ đời sống của mình từng ngày. Làm gì thì làm nhưng chuyện đầu tiên là phải nghĩ đến bản thân mình. Đây không phải là ích kỷ. Người hiền trí là người làm chuyện gì cũng suy xét điều này có hại mình hại người hay không, có đem lợi ích cho mình cho người hay không, lợi ích cho đời này hay cho kiếp sau, làm gì cũng biết nhân biết quả.
Bài kinh này có hai nghĩa: không đem tấm thân sinh học này trao tặng cho người khác và không để cho mình sống trong bất thiện vì khi mình sống trong bất thiện là tự mình phản bội mình.
“Kẻ thù hại kẻ thù,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân”.
(Pháp Cú 42)
Xưa nay chỉ kẻ thù mới hại mình, những người ghét nhau mới hại nhau, tấn công nhau nhưng không có kẻ thù nào đáng sợ bằng chính cái bất thiện ở mỗi con người, cái phiền não từ bên trong của mình. Theo A-tỳ-đàm, đặc biệt là giáo lý duyên khởi, mỗi lần có tâm bất thiện là mình đang tích chứa một số thuốc nổ trong đường luân hồi của mình. Mỗi lần tâm bất thiện có mặt là mỗi lần mình đã kiếm thêm một thùng thuốc nổ để sẵn. Kinh nói người làm phước nhiều thì đời đời sinh ra được phước xưa chào đón như “tình nhân nhớ lúc người xa chưa về”, giống như bà con quyến thuộc chờ đón nhau vậy đó, còn người làm bất thiện thì đời đời kiếp kiếp sanh ra bị cái ác chực chờ sẵn như kẻ thù chờ ngoài ngõ. Người hiền trí là người có kiểu hành động nào đó mà ngay đời này không tiếc nuối, đời sau không đau khổ. Làm bất thiện thì như đem trao mình cho quỷ dữ. “Không đem cho” ở đây nghĩa là không bán rẻ chính mình.
“sīha: ‘sư tử’; ‘yaggha’: ‘cọp’; ‘sīhabyagghādīnaṃ’: ‘dã thú’
“sīhabyagghādīnaṃ na pariccajeyya” không ai trên đời này đem mạng mình cho cọp beo sư tử ăn (ngoại trừ các vị Bồ tát). Có đi lấy chồng lấy vợ cũng nghĩ là mình hạnh phúc mới theo người ta chớ đâu có dại gì giao cái mạng mình cho người dưng.
Câu “Nghĩ lợi, không cho ai” phải hiểu rằng người bình thường (atthakāmo) nên giữ lại cái gì, không nên cho ra cái gì, và cái gì cần được giữ lại, cái gì cần phải được cho ra, cái gì cần phải được đóng kín. Đó là bốn câu hỏi của bài kệ này.
Trong kinh có nhắc đến nhân vật nổi tiếng đó là A Xà Thế tiếng Pāḷi là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời). Văn học phương Tây có nhân vật Oedipe là một hoàng tử, ngày chào đời được người ta bói là đứa bé này lớn lên sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ, vua cha thấy vậy sai người giết chết, nhưng họ không giết mà lại có người nuôi. Hoàng tử này sau lớn lên không biết gốc tích mình, trở về vương quốc cũ giết cha mình và lấy luôn bà mẹ ruột của mình. Trong kinh nói ông Ajātasattu cũng vậy, mẹ ông là hoàng hậu của vua Bimbisara (Bình Sa Vương) khi có mang lại thèm món máu tươi. Vua cắt máu cho bà hút. Thầy bói trong cung bói rằng đứa bé lớn lên sẽ là kẻ thù, nên ông được đặt tên là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời). Tôi kể câu chuyện này để nói rằng không phải chỉ vua Bình Sa Vương mới có kẻ thù chưa chào đời mà bản thân chúng ta mỗi người trong hội chúng này đều là Bình Sa Vương, đều có một đứa con là A Xà Thế, đó chính là tâm bất thiện của mình, mỗi một giây phút mình sống bất thiện thì mình sẽ tạo ra kẻ thù. Ai đi nữa cũng có một kẻ thù trong lòng đó chính là phiền não của mình. Một danh nhân người Mỹ nói: Trong kinh có nhắc đến nhân vật nổi tiếng đó là A Xà Thế tiếng Pāḷi là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời). Văn học phương Tây có nhân vật Oedipe là một hoàng tử, ngày chào đời được người ta bói là đứa bé này lớn lên sẽ giết cha và lấy mẹ làm vợ, vua cha thấy vậy sai người giết chết, nhưng họ không giết mà lại có người nuôi. Hoàng tử này sau lớn lên không biết gốc tích mình, trở về vương quốc cũ giết cha mình và lấy luôn bà mẹ ruột của mình. Trong kinh nói ông Ajātasattu cũng vậy, mẹ ông là hoàng hậu của vua Bimbisara (Bình Sa Vương) khi có mang lại thèm món máu tươi. Vua cắt máu cho bà hút. Thầy bói trong cung bói rằng đứa bé lớn lên sẽ là kẻ thù, nên ông được đặt tên là Ajātasattu (kẻ thù chưa được chào đời). Tôi kể câu chuyện này để nói rằng không phải chỉ vua Bình Sa Vương mới có kẻ thù chưa chào đời mà bản thân chúng ta mỗi người trong hội chúng này đều là Bình Sa Vương, đều có một đứa con là A Xà Thế, đó chính là tâm bất thiện của mình, mỗi một giây phút mình sống bất thiện thì mình sẽ tạo ra kẻ thù. Ai đi nữa cũng có một kẻ thù trong lòng đó chính là phiền não của mình. Một danh nhân người Mỹ nói: Những vấn đề trước sau và chung quanh ta có rắc rối đến mấy cũng không bằng những vấn đề ngay bên trong chúng ta. Trong văn chương VN có câu chuyện Mỵ Châu. Khi thành Cổ Loa thất thủ, vua An Dương Vương bỏ hết mọi thứ sau lưng chỉ đem theo mình một thứ mà nghĩ là quý giá nhất trên đời là con gái của mình, ra biển tìm thần Kim Quy. Mỵ Châu ngồi sau lưng vua. Thần Kim Quy hiện lên nói: Kẻ thù ngay sau lưng bệ hạ. Vua rút gươm chém đầu Mỵ Châu. Nhiều khi mình không ngờ rằng kẻ thù sát bên mình chớ không đâu hết. Trong kinh nói kẻ thù chính là phiền não, còn ngoài đời thì ý nói kẻ tay chân thân cận của mình đó có khi chính là kẻ thù kẻ phản thùng, nhưng chính mình phản mình là đáng sợ nhất. Đã đúng bảy giờ, hẹn gặp lại quí vị.