Nội Dung Chính
Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1
Chương 1: Tương Ưng Chư Thiên
Phẩm Đoạn
ĐOẠN SÁT
Chetvāsuttaṃ
Sát vật gì được lạc?
Sát vật gì không sầu?
Có một pháp loại gì,
Ngài tán đồng sát hại
Ngài nhìn vào căn tánh, khuynh hướng tâm lý, cơ duyên tiền kiếp của người hỏi mà Ngài trả lời. Chúng ta cho người khác cái gì thường là tùy vào mình, không vì nghĩ đến lợi ích của người mà chỉ tùy vào điều kiện mình có. Bất cứ câu nói nào của Đức Phật cũng hội đủ bốn điều kiện: Ngài nhìn vào căn tánh, khuynh hướng tâm lý, cơ duyên tiền kiếp của người hỏi mà Ngài trả lời. Chúng ta cho người khác cái gì thường là tùy vào mình, không vì nghĩ đến lợi ích của người mà chỉ tùy vào điều kiện mình có. Bất cứ câu nói nào của Đức Phật cũng hội đủ bốn điều kiện: 1. Đúng sự thật, 2. Hữu ích, 3. Hợp thời, 4. Bằng từ tâm. (Trung Bộ Kinh). Ngài không nói gì sai, điều Ngài nói là chân lý. Hữu ích là hữu ích trên con đường giải thoát, hữu ích cho đời sống tâm linh của họ. Ngài không nói những câu chuyện mua vui cho người khác, không nói một câu vô ích. Ngài là bậc Nhất thiết trí, chuyện gì Ngài cũng biết nên Ngài biết rất rõ hậu quả của một phút nói chuyện tào lao. Ngài thấy hậu quả kinh hoàng hơn mình thấy. “Này các tỳ kheo nếu các ngươi hiểu được quả báo của bố thí (Trung Bộ Kinh). Ngài không nói gì sai, điều Ngài nói là chân lý. Hữu ích là hữu ích trên con đường giải thoát, hữu ích cho đời sống tâm linh của họ. Ngài không nói những câu chuyện mua vui cho người khác, không nói một câu vô ích. Ngài là bậc Nhất thiết trí, chuyện gì Ngài cũng biết nên Ngài biết rất rõ hậu quả của một phút nói chuyện tào lao. Ngài thấy hậu quả kinh hoàng hơn mình thấy. “Này các tỳ kheo nếu các ngươi hiểu được quả báo của bố thí như là ta hiểu, thì một muỗng cơm cuối cùng dành cho mình sau khi đã cho hết thì các ngươi cũng không nỡ ăn”. Hơn ai hết Ngài biết rất rõ bao giờ mình chết, thời gian trong đời mỗi người còn lại bao nhiêu để mà sống đàng hoàng thì còn bụng dạ nào mà nói lời vô ích. Nếu bây giờ, giả dụ, mạng sống của mình có thể dùng tiền mua được từng phút, từng hơi thở giống như mua được từng lít nước biển, từng lít máu, theo quí vị một phút, một hơi thở trong đời sống đáng giá bao nhiêu. Tôi biết ở đây không ai dám trả lời. Ngay bây giờ quí vị thấy nó thường lắm, nhưng nếu một người chí thân của mình đang nằm trên giường bệnh, bỏ ra một ngàn đô la để sống thêm một tiếng đồng hồ, thì tôi nghĩ quí vị sẽ bán nhà để mua thêm giờ sống. Ấy vậy mà, trong khi đó, chúng ta đang đành lòng hoang phí thời gian, trùm mền đọc tiểu thuyết, mua một đống bắp rang, xách thêm một hộp khăn giấy ngồi coi phim Đại Hàn khóc chơi, vậy mà được. Thời gian đi rồi không bao giờ quay trở lại hết. Đó là lý do vì sao vị Chánh Đẳng Giác chỉ nói chân lý và không nói gì vô ích, vì thời gian trong đời không nhiều. Và phải nói đúng lúc. Nói không đúng lúc sẽ phản tác dụng, gây phản cảm. Dạy con cũng phải lựa lúc mà nói, lựa lúc nó vừa bị hư hao, thất bại, nhắc nó mới nhớ. Ngay cả phàm phu với nhau mà còn phải lựa lúc mà nói nói chi là vị Chánh Đẳng Giác. Tâm mình giống y như thân mình, cũng giống như trời đất bên ngoài, có những thời điểm chúng ta gieo hạt nó mới lên mầm trổ hoa ra trái, có những thời điểm lý tưởng cho một công việc nào đó, có những thời điểm lý tưởng để mình ăn uống, châm cứu, trị liệu, luyện tập thể dục v.v… Công việc còn luôn luôn cần những thời điểm lý tưởng thích hợp nói chi là đời sống tinh thần, vì vậy phải hợp thời. Điều gì cũng được Đức Phật nói ra bằng từ tâm, còn mình thì nói ra nhiều khi vì một lý do nào đó, vì danh, vì lợi, vì quyền lực, hoặc vì không nói thì … kỳ lắm, còn Đức Phật thì lúc nào cũng nói bằng từ tâm. Khi Ngài bắt đầu nói là phải có bốn điều kiện trên. Có những cái đúng sự thật nhưng không lợi ích, ví dụ phong thủy, tướng số, thời sự, chiến tranh, chính trị, có nhiều chỗ không thực sự cần thiết cho đời sống tâm linh của mình.
Khi người ta hỏi cái gì bỏ đi sẽ được an lạc, nếu gặp người khác hỏi chắc chắn Đức Thế Tôn sẽ trả lời khác; có bài kệ Ngài nói bỏ ái thì an lạc, bỏ danh thì được giải thoát. Ở đây Ngài nói bỏ được sự bất mãn, sự phẫn nộ (kodha) thì được an lạc. Ngài trả lời vậy bởi vì hai lý do:
1. Căn tánh người đối diện cần phải nghe điều này mới chạm huyệt của họ. Có người phải nói ngay chỗ đó họ mới thấy.
2. Đối với người học A-tỳ-đàm thì phải hiểu ngầm là tất cả những phiền não giống hệt sợi dây xích. Phiền não có nhiều cách nói: tham sân si cũng được, nói tà kiến ngã mạncũng được, nhưng nói gì thì nói, các phiền não nó qui định lẫn nhau. Ví dụ khi nói vị Tu-đà-hoàn vĩnh viễn không còn hoài nghi, vĩnh viễn không còn thân kiến nữa, thì phải hiểu ngầm vị này là Hữu học hoặc là vị Vô học rồi. Ở đây có sự chơi chữ: ‘Vadhaṃ’: ‘sát sanh’. ‘Vadha’ (killing): ‘giết chóc’, ‘sát hại’. Biết Đức Thế Tôn là một người từ mẫn, đệ nhất hiếu sinh, không chủ trương chuyện làm buồn ai chớ đừng nói là làm chết ai, vậy mà người hỏi có cái gì mình ‘giết’ nó, ‘trừ khử’ nó thì được an lạc. Đức Thế Tôn trả lời là trừ bỏ lòng phẫn nộ thì mới được an lạc. Vì căn cơ người nghe, Ngài nói đến ‘phẫn nộ’ mới hợp với họ, và chỉ nói đến ‘phẫn nộ’ là bao trùm các phiền não khác, bởi vì không có chuyện một người chấm dứt tuyệt đối phẫn nộ mà lại còn phàm phu. Theo A-tỳ-đàm thì tối thiểu phải là vị Tam quả mới chấm dứt phẫn nộ, chỉ cần Tu-đà-hoàn là đủ rồi. Tu-đà-hoàn là chiếc xe đã chạy tám ngàn tỷ (billion) cây số rồi, chỉ còn lăn bánh thêm 7cm (7 kiếp) nữa, (có chuyện thú vị là cùng chữ ‘billion’ mà tiếng Mỹ nghĩa là 1 tỷ, còn tiếng Đức là 1000 tỷ). Vì vậy, chỉ cần nói chấm dứt hoài nghi, chấm dứt thân kiến thì phải hiểu ngầm vị này tối thiểu đã là Sơ quả, đã đi hết đường sanh tử rồi nói chi người đã chấm dứt phẫn nộ, tối thiểu là tam quả A-na-hàm. Phẫn nộ là sự bất mãn, là mặt kia của tham ái. Vì mình còn thích cái này còn thích cái kia thì còn có sự bất mãn, chấm dứt phẫn nộ là khai trừ vĩnh viễn tham ái. Đó là lý do tại sao ở thiền Chỉ, đạt đến Tứ thiền rồi, thọ khổ và thọ lạc tạm thời chấm dứt, vị ấy không còn thấy sự sung sướng hay đau khổ của thân tâm mà chỉ còn cảm giác hững hờ lạnh lùng, vì khổ và lạc là một cặp. Còn bên thiền Quán, khi đắc Nhị quả thì giảm nhẹ được dục ái và sân, và đắc tam quả thì dứt hẳn dục ái và sân vì ở đâu có dục ái thì ở đó có sân. Hễ còn ái thô thiển thì còn có sự bất mãn. Người nào mà mình còn có khả năng giận họ là mình còn có khả năng quan tâm họ; còn không đáng giận họ nữa thì mình không còn khả năng quan tâm họ nữa, mình đã coi họ là người dưng, bên ngoài cuộc đời của mình rồi. Nói theo tâm lý học thì cái ghét gần cái thương hơn cái lạnh lùng, vì mình còn chút bận tâm. Còn càng nhiều cái thích thì càng nhiều cái ghét, càng ít bận tâm thế giới này thì cái ít cái bất mãn. Vì vậy trong Tương Ưng Bộ Kinh, Đức Phật dạy: “Đừng tìm chi cái thích, đừng tìm chi cái ghét. Thích phải xa là khổ, ghét phải gần là khổ.” Tôi có một chút kinh nghiệm trong chuyện này. Trong giao tiếp thôi, chỉ cần mình thấy người ta có một điểm dễ mến thì mình về mình nhớ, thay vì mình chỉ ghi nhận người ta là người ta. Ví dụ người ta cho mình cục xà bông, đôi vớ, tự nhiên mình nhìn cái mặt người ta mình mến 30%, rồi mình phân tích tại sao người ta mua cho mình đôi vớ, ý họ muốn là mỗi lần trời lạnh mình phải nhớ tới họ, mình mang họ vào trong giường, mình mang họ đi ra phố… mình phân tích một hồi rồi kết luận là người ta thương mình. Đó chỉ là do mình tưởng chớ thật ra không có gì hết, đừng tìm chi cái khía cạnh để thương thích hay ghét sợ, vì thương thích phải xa là khổ, ghét sợ phải gần là khổ. Khổ lạc là hai mặt của một đồng tiền; bất mãn thích thú là đồng tiền hai mặt. Đức Thế Tôn chỉ nói đến phẫn nộ thôi là đủ với người hữu duyên rồi.
CỖ XE
Rathasutta
“Kiṃsu rathassa paññāṇaṃ, kiṃsu paññāṇamaggino;
Kiṃsu raṭṭhassa paññāṇaṃ, kiṃsu paññāṇamitthiyā’’ti
“Dhajo rathassa paññāṇaṃ, dhūmo paññāṇamaggino; Rājā raṭṭhassa paññāṇaṃ, bhattā paññāṇamitthiyā’’ti
Chữ ‘paññāṇa’ ở đây không liên hệ gì đến trí tuệ, mà chỉ là biểu tượng (symbol). Thế giới này là thế giới của những biểu tượng. Chỉ vì màu cờ sắc áo mà biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Khoan nói đến chiến tranh hay lá cờ ở cổ thành Quảng Trị năm 1972, chỉ cần nói đến mùa World Cup vừa rồi, chỉ có màu cờ sắc áo mà đã làm cho bao nhiêu người lên máu, đột quỵ, đó là chỉ nói người yêu bóng đá chớ không nói dân cá độ. Cùng một ngày nhưng người này gọi là ngày thống nhất, người kia gọi là ngày mất nước chỉ vì màu cờ. Chính thể nào rồi cũng tồn tại một thời, có thể nó bị bôi xóa tức thì trong một biến cố nào đó, hoặc có thể tiếp tục tồn tại trong sự thay đổi dần dần không còn như cũ. Vì nhãn hiệu mà chúng ta quay lưng, bắn vào nhau. Sau này nhắc chuyện cũ thì người Việt ôm nhau mà khóc. Không phải riêng VN mà toàn thế giới này như vậy. Chúng ta đã chế ra, nghĩ ra màu cờ sắc áo rồi phân ranh biên giới, rồi bắn vào nhau. Toàn bộ thế giới này là biểu tượng là vậy.
Trong bài kệ này Đức Phật có vô số cách trả lời cho câu hỏi, nhưng nhìn căn tánh người hỏi Ngài thấy chỉ có cách trả lời này thì đối tượng đó mới thấm. Đối với một đứa bé chưa có răng thì phải đưa bình sữa, một người già không còn răng thì đừng mời họ ăn mía, Đức Thế Tôn có thức ăn cho trẻ em và cho người lớn, cho người rụng răng và còn răng, trong bài kinh này, Ngài nói: Toàn bộ thế giới này chỉ là thế giới của biểu tượng.
‘Cờ’ ở đây phải hiểu ngầm. Ngày xưa nhà nghèo làm gì có xe. Xe của tổng thống Mỹ, một bên là cờ Mỹ, một bên là cờ của Nhà Trắng, mình thấy thì biết là không thể xin quá giang được. Trước 1975 xe của tướng có để hình sao. Ở bên Miến Điện bây giờ, một vị thuộc lòng Tam Tạng sẽ được chính phủ tặng cho chiếc xe hơi, trên đó có gắn biểu tượng để người ta biết vị này thuộc lòng Tam Tạng. Đó là cách vinh danh của chính phủ đối với những tinh hoa của đất nước. ‘Paññāṇa’ ở đây là tiêu biểu cho nhân vật ngồi trên xe thể hiện qua lá cờ.
Tiêu biểu cho ngọn lửa là ‘khói’. Xưa có phong hỏa đài, đây là nơi để tạo ra những tín hiệu liên lạc bằng khói.
Vị nguyên thủ, lãnh đạo đất nước được xem là diện mạo của một đất nước. Một đất nước mà lãnh đạo biết suy nghĩ thì dân đất nước đó được nhờ, nên ở đây ‘vua’ là biểu tượng cho đất nước là vì vậy. Một trụ trì mà bất tài thì chùa phát triển không nổi, nói gì nguyên thủ quốc gia. Một tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh mãn nhiệm rồi họ chỉ đi diễn thuyết cũng đủ làm giàu, vì họ có kiến thức thật sự. Trong khi đó có biết bao nhiêu kẻ bất tài nhưng lại làm lãnh đạo nhờ móc nối phe đảng. Những kẻ như vậy đứng trên đầu thiên hạ mà dân tộc đó không khổ mới lạ. Mỗi lần tôi bị kẹt xe, chờ đèn đỏ, chiếc xe đậu phía trước vì lý do nào đó đèn xanh rồi mà không chạy, bắt những chiếc xe sau phải bóp kèn, tôi thường nghĩ đến mấy tay lãnh đạo bất tài làm trì trệ cả đất nước.
“bhattā paññāṇamitthiyā’’ti” (chồng hiện tướng nữ nhân) Biểu tượng cho người đàn bà chính là người chồng. Chỗ dựa một đời của họ, trong nhờ đục chịu.
Toàn bộ nội dung của bốn câu kệ này là thế giới này tồn tại trong những biểu tượng. Nghĩ bao nhiêu đó đủ chán rồi. Tôi chủ trương cũng đừng nặng lòng lắm với những hình thức chớ ra đường thấy treo thánh giá thì ghét, mặc dù đó là tự do tín ngưỡng của người ta, hoặc thấy chữ Ả Rập là khó chịu vì nghĩ đến Hồi giáo, khủng bố, cực đoan, hắc ám; hoặc thấy búa liềm thì thở không nổi, đó là biểu tượng.
Rathasutta
Trong bài kinh gốc chỉ có bốn câu thôi:
Cỗ xe hiện tướng gì?
Ngọn lửa hiện tướng gì?
Vương quốc hiện tướng gì?
Phụ nữ hiện tướng gì?
Nghĩa là cái diện mục của người nữ là gì, ngọn lửa biểu tượng cho cái gì, tiêu biểu của quốc gia là gì và chiếc xe được biểu tượng cho ai. Khi nhắc bài kinh này chúng tôi không gọi là bài kinh Cỗ Xe mà gọi là bài kinh Biểu Tượng và bài kinh này rất quan trọng.
Đối với rất đông đảo chúng sinh phàm phu, khi Đức Phật đối diện với một người Ngài nhìn vào căn cơ của người đó mà nói. Có người, thay vì nói rằng tất cả là đồ giả Ngài chỉ nói là đồ ráp, thì mình biết đó là đồ giả. Khi có người hỏi: Bạch Thế Tôn, khi một người sau khi chết họ sẽ đi về đâu, có tiếp tục tồn tại nữa hay không? Khi họ hỏi như vậy là cái ý họ muốn nói đến một cái ‘tôi’, một cái ‘ta’. Nhìn họ Ngài biết họ muốn hỏi là sau khi họ chết có còn gì nữa hay không. Đối với mỗi người Ngài trả lời một cách. Có người Ngài nói: Sắc là vô thường, thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành thức cũng là vô thường, cái gì vô thường cái đó là vô ngã, cái gì vô thường cái đó là khổ… Nếu ngay lúc họ còn sống mà cái được gọi là cuộc đời của họ chỉ là sự có mặt của 5 uẩn, và 5 uẩn đó cũng chỉ là cái gì rất đỗi vô thường phù phiếm, nếu họ có tái sanh thì sự tái sanh của họ cũng là sự trở lại của những gì rất đỗi phù phiếm. Ở trường hợp khác, cũng có người hỏi Ngài một câu y như vậy và Ngài sẽ trả lời như thế này: Ở đây, ta nói rằng do vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc v.v…, tức là Ngài nhắc lại hệ thống chuỗi duyên khởi cho họ nghe. Với người hữu duyên, họ nghe sẽ thấm liền. Thay vì trả lời họ sẽ tiếp tục tồn tại hay không tồn tại sau khi chết thì Ngài trả lời do vô minh duyên hành, hành duyên thức… nghĩa là sự tiếp nối của những đơn vị pháp giới rất là phù du. Nghĩa là “ngay bây giờ con đang còn sống thì nó đã như vậy thì nếu con chưa là vị La Hán chấm dứt sinh tử thì sự tiếp nối sau này của con vẫn là sự lặp lại của chừng đó món phụ tùng thiết bị linh kiện mà thôi.”
Ngay trong đầu buổi giảng hôm trước, chúng tôi có đưa ra nội dung ngắn gọn của bài kinh này là “toàn bộ thế giới này được thiết lập trên biểu tượng”. Trước khi biết Phật pháp, chúng ta chỉ sống trong thế giới biểu tượng. Cũng là người đó nhưng trong một buổi họp mặt, trước mặt mọi người, sau khi ta gắn vào tay họ, trên ngón áp út – ngón tay của cảm xúc, ngon tay trực tiếp gắn liền với trái tim – một chiếc khoen kim loại, có thể bằng vàng, bằng bạc hoặc bằng đồng, trên đó có cẩn hột xoàn hay đá quí hoặc không cẩn gì hết thì chiếc khoen kim loại đó được gọi là “nhẫn cưới” và buổi họp mặt đó có cái tên là “hôn lễ”. Trong đời có biết bao nhiêu chiếc khoen kim loại, nhưng kể từ lúc chúng ta trao vào tay nhau chiếc nhẫn mà ta gọi là nhẫn cưới và trong buổi họp mặt ta gọi là hôn lễ thì người kia được gọi là người phối ngẫu của mình, là một nửa của đời mình, là chiếc xương sườn số 7 của mình. Rồi thì một thời gian cơm không lành canh không ngọt, chiếc khoen của ngày xưa bây giờ có thể được trả lại hay không được trả lại chỉ cần có mảnh giấy gọi là tờ hôn thú, giờ đây bị xé bỏ, được đem ra tòa, trả lại cho luật sư, xác nhận tờ giấy đó không còn tác dụng nữa. Chỉ cần xác nhận như vậy thôi thì buổi họp mặt mang tên “hôn lễ” ngày xưa đó không còn giá trị nữa và ý nghĩa tinh thần của chiếc khoen kim loại ngày cũ đó cũng không còn giá trị nữa. Những khế ước những hợp đồng giữa cá nhân này với cá nhân kia, đoàn thể này với đoàn thể nọ, tổ chức này với tổ chức khác cũng chỉ là những biểu tượng. Chúng ta thấy đời khổ quá, chạy về với Phật, chúng ta cầm trên tay xấp giấy gọi là cuốn Kinh, chúng ta quì lạy một bức tượng, khúc gỗ hay cục xi măng, một bức tranh mà ta gọi là tranh của vị Đạo sư tinh thần của mình, rồi thì cũng chỉ là biểu tượng. Những ngôn ngữ, những ngôn từ mà tăng ni, Phật tử cư sĩ vào đạo trước mình trao truyền cho mình, vẫn chỉ là biểu tượng. Quí vị xem trong Trường Bộ Kinh, bài kinh Poṭṭhapādasutta trong đó có một câu rất quan trọng:
“Itimā kho, Citta, lokasamaññā lokaniruttiyo lokavohārā lokapaññattiyo, yāhi Tathāgato voharati aparāmasanti.” (Poṭṭhapādasutta- 440) (Ở đây, này gia chủ Citta, đó chỉ là ký hiệu của thế gian, từ ngữ của thế gian, ngôn ngữ của thế gian, sự định đặt của thế gian, Đức Như Lai chỉ sử dụng thôi, không có chấp thủ, không có nặng lòng trong đó).
Chính từ những câu kinh rất nguyên thủy này mà có câu trong kinh Pháp Hoa: Trong bốn mươi mấy năm qua ta chưa từng nói một lời. Này Tu Bồ Đề, ta thuyết giảng mà không phải là thuyết giảng đó mới chính là thuyết giảng vậy. Những câu kinh đó của PG phát triển đời sau y cứ vào câu “Itimā kho, Citta, lokasamaññā lokaniruttiyo lokavohārā lokapaññattiyo, yāhi Tathāgato voharati aparāmasanti.” Đó chỉ là từ ngữ ngôn từ định đặt của thế gian Như Lai chỉ sử dụng thôi, không có chấp thủ, nặng lòng trong đó, chỉ là biểu tượng thôi. Trong Trường Bộ Kinh[1], có câu thế này: Này các tỳ kheo nếu có cuộc tranh luận xảy ra giữa chúng tỳ kheo thì các ngươi phải ngồi lại trao đổi bàn luận xem sự khác biệt, mâu thuẫn đó thuộc về từ ngữ hay ý nghĩa, nếu chỉ mâu thuẫn về từ ngữ thì mâu thuẫn đó rất nhỏ không đáng kể miễn là quan điểm của hai bên tương đồng với Kinh tương ứng với Luật…
Khi chưa biết đạo thì mình sống chìm đắm trong thế giới của biểu tượng. Những khái niệm, những kỹ thuật hội họa cũng chỉ là những biểu tượng, vì những khái niệm, những kỹ thuật đó được người này chấp nhận nhưng không được người kia chấp nhận, bằng chứng là hội họa có vô số trường phái; rồi thì âm nhạc, kiến trúc, chính trị, văn hóa xã hội, bao nhiêu thứ trên đời cũng chỉ là những biểu tượng và trên những biểu tượng đó người ta hướng đến lý tưởng ý nghĩa cao vời nào đó của cá nhân hay của đoàn thể. Tất cả chỉ là biểu tượng và y cứ trên biểu tượng đó người ta mới làm việc tiếp tục. Trong chính trị thì biên giới, quốc ca, quốc kỳ chính là biểu tượng. Văn hóa cũng vậy, người Tàu tự hào 5000 nghìn năm văn hóa Hoa Hạ, người Việt Nam có 4000 năm văn hóa Văn Lang, Đại Việt… dân tộc nào cũng có huyền thoại huyền sử, đó chính là những biểu tượng.
Thế giới này chỉ là những biểu tượng, còn đời sống chúng ta là phải chọn lấy biểu tượng nào, để hướng tới cái gì. Nói như vậy không phải là tôi phủ nhận ý nghĩa tác dụng của biểu tượng, cái quan trọng là tôi muốn nhấn mạnh rằng hãy luôn luôn tâm niệm rằng đừng khư khư với tất cả những biểu tượng mà hãy nhớ rằng biểu tượng chỉ là phương tiện dẫn đến một lý tưởng. Như là cái ngón tay, dù là ngón tay của người nam hay nữ, ngón tay dơ hay sạch, đẹp hay không đẹp, ngón tay dài hay ngắn, mập hay ốm, đen hay trắng, ngón tay nào cũng là ngón tay thôi mà quan trọng là ngón tay đó chỉ về đâu. Đời sống mình chỉ là biểu tượng, Phật pháp cũng vậy, từng câu từng chữ trong kinh cứ xúm nhau mà cãi mà tranh luận, trong khi quan trọng nhất là những điều đó dẫn về đâu. Hôm nay chúng ta có phong trào tu thiền từ 1962 đến năm 2012, đúng tròn trịa vừa vặn 50 năm, vừa vặn nửa thế kỷ. Miến Điện thì đóng cửa, bế quan tỏa cảng không mở cửa ra bên ngoài, thế là bao nhiêu cái gì bên trong thế giới đó chúng ta không có dịp để biết nhiều lắm. Rồi thì sau năm 2012 Miến Điện mở cửa, về nhiều mặt trong đó có tôn giáo, có Phật giáo và kéo theo đó là pháp môn Vipassana, Tứ Niệm Xứ, rồi thì người Việt chúng ta ùn ùn kéo vào trong đó. Tới ngày chúng ta vào được đất Miến rồi chúng ta mới tu thiền. Chuyện đó hay quá tốt quá nhưng lại nảy sinh ra một số vấn đề chúng ta được nghe, đọc trên internet. Có người mặn mà với pháp môn của thiền sư này, thiền sư kia, của dòng thiền này, dòng thiền nọ, nhưng chúng tôi muốn nói điều quan trọng là hành giả VN nói riêng, Phật tử VN nói chung hoan hỉ nhớ giùm mỗi vị thiền sư đều có thành tựu riêng của mình và có vấn đề của riêng mình, không ai giống ai hết. Trong đời này chỉ có một hạng người duy nhất là Chánh Đẳng Chánh Giác, tất cả chư Phật đều giống hệt nhau, khi hướng dẫn cho người khác thì các ngài luôn hướng đến bằng con đường tốt nhất. Nếu lật ngược thời gian lại, nếu Đức Phật Nhiên Đăng – là vị Phật đầu tiên đã thọ ký cho Bồ tát – gặp Angulimala thì Ngài cũng sẽ hành động và nói y hệt như Đức Phật Thích Ca vậy đó, vì cái thấy của các vị đó đối với ngài Vô Não giống nhau, nên phải nói gì, hành động gì, cư xử gì các ngài cũng chọn cái tốt nhất, và hiển nhiên là giống nhau. Nhưng nếu các vị Độc Giác hay Chí thượng Thanh Văn như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, đại Thanh văn như ngài Ānanda, ngài Ca Diếp khi gặp chúng sinh khác cần phải tiếp độ thì mỗi vị sẽ có cách nói khác nhau nói chi là những vị thiền sư phàm phu, mỗi vị có vấn đề riêng và thành tựu riêng. Ví dụ, vị thiền sư A đi đứng không thoải mái lắm nên khi hướng dẫn thiền định vị này không nói nhiều về kinh hành. Không phải vì vị này muốn mọi người đều ngồi nhưng cứ nói kinh nghiệm tu tập thì vị ấy sẽ nói việc ngồi và nằm thì sở trường hơn là đi. Có vị thì coi nặng hành thiền tập thể hơn là thiền cá nhân. Có vị do điều kiện sức khỏe hoặc sở thích tâm lý hoặc do cơ thể mà vị đó luôn chú ý vấn đề thực phẩm; vị này sẽ nhấn mạnh việc chúng ta phải ăn cái gì kiêng cái gì. Có vị coi nặng vấn đề trú xứ, gặp mặt thì đề cập vấn đề chỗ ở phải như thế này thế kia. Chính vì vậy mà trong sự hướng dẫn của vị thiền sư A làm sao giống vị thiền sư B. Khổ thay người đi học thiền lại không để ý cái này, cứ thấy ông thầy mình hay hơn ông thầy kia, rồi từ đó nói chuyện với học trò của vị thầy khác thì khó giao cảm thỏa hiệp và từ đó thiếu sự cảm thông, chia sẻ, trong khi tất cả mọi thứ đó chỉ là biểu tượng, phương tiện, cách nào cũng được miễn là có chánh niệm, làm sao cho cái tâm nó yên và có cơ hội để nhìn vào diện mục thật sự của mình, cái gì là buồn vui, cái gì là vô ngã trong danh sắc này… Trong chuyện nghe pháp cũng vậy, mình nói mình hợp với vị này vị kia, nhưng tất cả những gì mình nghe được thấy được từ vị ấy cũng chỉ là biểu tượng. Để ý điều này chúng ta sẽ thoát được cái bịnh cố chấp, bịnh phe đảng. Không có một nguyên tắc nào trên đời này là tuyệt đối hết, mà tất cả chỉ là những giải pháp tạm thời thôi, kể cả trong đạo lẫn ngoài đời. Tất cả vấn đề về văn hóa, xã hội, chính trị, đạo đức, cũng vậy, chỉ là giải pháp tạm thời. Ngay cả Đức Phật là bậc vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Nhất thiết trí mà Ngài cũng không xem nguyên tắc nào tuyệt đối hết, tùy căn cơ chúng sanh mà nói, và có vô số cách trình bày cho một vấn đề. Chúng ta cứ tưởng tượng trước mặt mình có một bản đồ, trên đó chúng ta để hột me hay hòn sỏi giữa tờ giấy, thử nghĩ có bao nhiêu con đường có thể dẫn đến hột me. Hột me nằm giữa hình tròn 3600, chúng ta có vô số hướng tìm đến hột me đó. Chân lý cũng vậy, đạo giải thoát, cứu cánh thánh trí cũng y hệt, có nhiều hướng đi vào, đạo giải thoát chỉ là hột me nằm ngay tâm của hình tròn 3600, tại sao có bao nhiêu con đường để đi vào mà chúng ta phải tranh luận với nhau rằng anh phải đi con đường này? Con đường nào cũng được miễn là con đường đó mang tinh thần ý nghĩa Bát chánh đạo. Bát chánh đạo ở đây không phải riêng con số 8. Có chỗ Đức Phật không nói con số 8 mà là con số 7: thất giác chi; có chỗ Ngài nói con số 5: tín tấn niệm định tuệ; có chỗ Ngài nói con số 3: Tam vô lậu học; có chỗ Ngài nói số 2: Chỉ và Quán, Ngài không nhắc đến giới nhưng mình phải hiểu ngầm, không có giới thì làm gì có Chỉ, làm gì có Quán; không có tàm quí, không có từ tâm, không có nhẫn nhục, hành xả, trí tuệ làm gì có Chỉ Quán, nhưng Ngài chỉ nói có hai, trong Tăng Chi Bộ, phần 2 chi: “Này các tỳ kheo ta nói rằng chỉ có hai việc mà vị tỳ kheo phải dành trọn thời gian trong đời mình để thực hiện, đó là Chỉ và Quán”. Nếu quí vị là một bác sĩ, khi đứng trước câu hỏi “Làm sao có được sức khỏe tốt?” thì có rất nhiều cách trả lời phải không. Cách trả lời nào cũng chỉ là biểu tượng. Một hệ thống tín ngưỡng, hệ thống chính trị, ý thức hệ, quan điểm, học thuyết, chủ nghĩa nào cũng chỉ là biểu tượng mà mình sống chìm sâu vào trong nó, coi nó là tất cả thì hỏng. Mọi công thức, nguyên tắc chỉ là giải pháp mang tính tạm thời. Chúng ta không thể là những người máy di động, làm việc trong sự sắp xếp cài đặt của ai đó được, chúng ta phải có cái đầu độc lập. Chúng ta không phải là những con thú nuôi chỉ sinh hoạt trong những đường hướng nhất định mà người chủ bày ra cho mình, sáng đi ăn, chiều vô chuồng. Chúng ta không phải là em bé, người già lú lẫn mất trí để y tá sắp xếp. Chúng ta là người trưởng thành, bình tĩnh, có khả năng suy tư độc lập, tất cả những điều đó cho phép chúng ta có cái nhìn độc lập. Giải thoát là gì? Trước khi chấm dứt phiền não, thoát khỏi sự sinh tử thì giải thoát nằm ở chỗ là chúng ta có khả năng suy tư độc lập. Còn chưa có được thánh trí, chưa chấm dứt sanh tử mà ngay trong cách nghĩ, cách hiểu, cách hành trì chúng ta đã bị nhốt tù, giam hãm thì giải thoát nằm ở đâu? Phải thấy ra sự thật để được tự do (Krisnamurti). Nếu không thấy được sự thật chúng ta dễ dàng bị nhốt trong những cái lồng của những khái niệm mà người khác bày ra cho mình.
Hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ ở ngoài đời hay trong Phật pháp cũng chỉ là biểu tượng, và cái quan trọng nhất là những biểu tượng đó tượng trưng cho cái gì và dắt chúng ta đi về đâu, cách đón nhận của chúng ta đối với những biểu tượng đó như thế nào. Tùy vào não trạng, vào hành trạng của mình, tùy vào khả năng đón nhận, khả năng tiêu hóa của mình mà chúng ta chấp nhận những biểu tượng đó theo kiểu nào, đây là việc quan trọng. Hãy nhớ rằng trong từng ngày, trong từng giờ chuyện chúng ta suy tư, hành trì thiền Quán thiền Chỉ, xem kinh đọc sách, tiếp xúc tăng ni cư sĩ để học hỏi, đó là những giờ phút chúng ta tăng cường khả năng nhận thức cuộc đời, tăng cường khả năng tiêu hóa Phật pháp, chớ đừng nghĩ là chúng ta thu gom kiến thức thu gom chân lý. Cách đón nhận những nguyên tắc, công thức, chính trị, văn hóa, tôn giáo rất quan trọng, tất cả chỉ là chiếc bè qua sông, là ngón tay chỉ mặt trăng, là bản đồ bằng giấy, là đường sá kẽ bằng mực, tờ giấy đó không phải là con đường mình muốn đi, con đường mình có thể đặt chân trên đó. Bản đồ không phải là con đường, con đường được phác họa trên bản đồ. Khả năng nhận thức, cách thức tiêu hóa của mình rất quan trọng. Có người đến với Phật pháp qua một buổi giảng và phải đúng ông thầy nào đó; có người đến với Phật pháp qua những trang kinh mà chỉ trang kinh đó nó mới chạm tâm tư của họ, là vì nó ứng với những gì họ đã chuẩn bị sẵn, đó là vì cách đón nhận biểu tượng. Mỗi người có cánh cửa thích hợp riêng để bước vào chân lý. Mỗi bộ kinh chỉ là những cánh cổng, từng bài kinh chỉ là những chiếc cổng để đi vào Phật pháp. Mỗi bài kinh được trình bày bởi một vị sư thì vị đó lại là một cánh cổng. Cùng một bài kinh nhưng đọc cách đây mười mấy năm cách hiểu sẽ không giống như bây giờ, vì cái não trạng, tâm trạng của mình bây giờ đã khác. Đời là một dòng chảy, tất cả chỉ là những giải pháp tạm thời mà thôi, đó chính là tất cả những gì chúng ta cần phải lưu tâm để ý khi nói đến chữ biểu tượng trong Phật pháp và nói rộng hơn, từ đó nó cũng dẫn đến những gợi ý quan trọng, những nhận thức của mình trong tất cả các lĩnh vực khác. Khư khư ôm lấy một thứ không dám nghi ngờ con đường dưới chân của mình thì chúng ta sẽ là chim lồng cá chậu. Kiếp người có bao nhiêu mà vùi đầu trong thứ chân lý ảo vọng, thứ học thuyết chủ nghĩa người khác áp đặt cho mình, giống như con ngựa bị cột vào chiếc xe rồi còn bị che hai bên mắt.
TÀI SẢN
Bài kinh này có một duyên khởi rất là tôn giáo, rất là nội bộ. Gọi là tôn giáo vì duyên khởi bài kinh này không dễ chấp nhận, hơi hoang đường đối với người khác đạo.
Đức Phật của mình là Đức Phật Gautama hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài chỉ là một trong vô số những vị Phật đã và đang và sẽ xuất hiện trên thế gian này. Phật là trước đây vô số kiếp Ngài cũng y chang như mình, rồi có một ngày nhận ra đời sống là biển khổ, thế là Ngài đi đến suy nghĩ: trên đời cái gì cũng có hai mặt: sáng và tối, đen và trắng, cao và thấp, mập và ốm, vui và khổ, khóc và cười, có ràng buộc có tháo cởi, vậy là hễ có sanh tử thì có sự không sanh tử, có trầm luân thì phải có gì đó đối lập với trầm luân. Thế là Ngài làm các hạnh lành, với tâm niệm rằng nếu quả thật có những cứu cánh như vậy thì với những hạnh lành này ta tìm ra được con đường để bản thân mình thoát khổ và giúp được người khác thoát khổ. Kể từ lúc sơ phát tâm như vậy đó được gọi là Bồ đề tâm của một vị Bồ tát, cứ như vậy huân tập các hạnh lành, và trong hàng tỷ tỷ người mới có một người có suy nghĩ như vậy, và trong hàng tỷ tỷ người chỉ có một người thực hiện được trọn vẹn tâm nguyện của mình để trở thành một vị Phật. Vì vậy trong kinh nói lâu lắm mới có một vị Phật ra đời, nhưng dòng luân hồi vốn vô thủy vô chung nên có vô số Đức Phật ra đời và sống hết tuổi thọ của mình thì từ đó ra đi vĩnh viễn không quay lại nữa. Khi đủ duyên thì còn sinh tử, khi duyên sinh tử hết rồi thì giống như ngọn đèn hết dầu, tim lụn thì tắt. Bên kinh điển Nam Tông thì không nói Phật quốc, ứng thân, báo thân để xuống hoằng pháp đản sanh thị hiện rồi trở về cõi Phật. Trước khi thành Phật thì vị nào cũng như vị nào, chỉ vì đại nguyện làm các hạnh lành Ba-la-mật, duyên thành tựu chứng quả sống hết tuổi thọ rồi từ đó ra đi. Đức Phật là một trong vô số vị Phật đã đang và sẽ xuất hiện trên thế gian theo cách này. Tôi không hiểu vì sao có nhiều vị trong đó có cả HT Trí Quang nói Nam Tông chỉ chấp nhận một vị Phật Thích Ca Mâu Ni thôi (trong lời nói đầu của kinh Pháp Cú), đây là cách nói dễ gây hiểu lầm. Ngay bây giờ trong vũ trụ này, chớ không nói vũ trụ khác thời điểm khác, thì chỉ có giáo pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni thôi.
Trước Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có vị Phật tên là Ca Diếp (Kassapa). Lúc Đức Phật Ca Diếp còn tại thế chưa Niết bàn có cặp vợ chồng Dạ Xoa (yakkha) vào lễ Phật. Dạ Xoa là một loại chúng sinh mà mình gọi là quỷ. Trong tầng Dục giới có nhiều cõi, cõi thấp nhất là các cõi Địa ngục, lên nữa là cõi Người, Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Tự Tại. Dạ Xoa này thuộc về thế giới Tứ Đại Thiên Vương, nằm dưới quyền chủ quản của một Thiên vương nào đó trong Tứ Thiên Vương. Ngay thời này chủ quản Dạ Xoa là Thiên vương Vessavana (Tỳ-sa-môn). Dạ Xoa có nhiều loại, có loại hiền, có thức ăn, thức uống, y phục, trú xứ; xuất hiện theo phước muốn là có, nhưng có loại Dạ Xoa thứ hai tính tình hung dữ, sống bằng cách ăn thịt chúng sanh khác, giống như mình ăn thịt heo cừu cá dê. Cặp vợ chồng Dạ Xoa đi vào lễ Phật Ca Diếp học đạo. Học xong xuôi họ về chép câu hỏi và câu trả lời vào những miếng vàng lá để thờ. Họ có một người con tên là Ālavaka. Dạ Xoa sống rất lâu nên cha mẹ Ālavaka gặp được Phật Ca Diếp, sau này Dạ xoa Ālavaka gặp được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đem những câu hỏi đó ra hỏi Đức Phật như là một cách thử, nếu Ngài đúng là thứ thiệt thì sẽ biết cách trả lời giống như ngày xưa cha mẹ mình đã biết. Đó là duyên khởi bài kinh này, hơi tôn giáo, hơi nội bộ một chút, người ngoài khó chấp nhận. Tôi do dự, không muốn nói rõ duyên sự vì sợ người chưa biết đạo họ không quen nghe. Tôi từng rất có cảm tình với Đức hồng y F.X. Nguyễn Văn Thuận, biết ngài qua video, tình cờ ngày xưa tôi thấy nơi nhà sách ở Houston có mấy băng giảng nên đem về nghe xem trong đó có gì. Có một điều là khi nghe ngài và những linh mục khác giảng, họ rất trí thức và được đào tạo bài bản, có những đoạn thánh kinh lẽ ra được diễn dịch một chút thì hay biết bao nhiêu, đàng này nói gì nói họ cũng quay lại Chúa, nên tôi nghe tôi nản. Trong sách văn lớp 10 VN có dạy về thơ Đỗ Phủ, một thi nhân nổi tiếng đời Đường, Trung Quốc, bài thơ của ông nói về thương người nghèo được diễn dịch ra là ông là người có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần đấu tranh giai cấp nên đứng về phía người nghèo… nghe như thể ông này được đào tạo từ trường chính trị đi ra. Ở đây cũng vậy, vô đạo nghe tinh thần giáo lý thôi, nghe cái gì chuyên môn quá thì hơi nản.
Duyên khởi của bài kinh này là tài sản gì ở đời được xem là số một.
‘‘Kiṃsūdha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ, ở đời tài sản gì quí nhất. ở đời tài sản gì quí nhất. Kiṃsu suciṇṇo sukhamāvahati; ở đời sự thu gom nào đem lại sự an lạc
Chữ ‘suciṇṇo’ ở đây ngài Minh Châu dịch là ‘sự hành trì’, nhưng nó còn có một nghĩa nữa là ‘sự tích cóp’, ‘thu gom’. ‘Suciṇṇo’ là ‘sự thực hành’ nhưng thực hành cũng có nghĩa như sự tích góp từng ngày
‘Acinàti’: ‘thu gom’, ‘lượm lặt’.
‘Āvahati’: ‘đem lại’
Kiṃsu have sādutaraṃrasānaṃ, kathaṃjīviṃ jīvitamāhu seṭṭha’’nti. Vị ngon nhất trên đời này là gì. Đời sống như thế nào được xe
‘Sādu’: ‘vị ngon’, ‘ngọt’
Bốn câu này ở một hoàn cảnh khác thì sẽ được trả lời khác chứ không phải chỉ mấy điều này, nhưng tùy căn cơ người hỏi mà Đức Phật Ca Diếp trả lời như vậy. Khi Ālavaka đem lại hỏi, Đức Phật biết Ālavaka muốn thử xem Ngài có trả lời đúng câu trả lời ngày xưa không nên Đức Thế Tôn đã trả lời bằng cách nhắc lại những câu trả lời của Đức Phật Ca Diếp. Cũng bốn câu hỏi này, nếu ở trường hợp khác đối tượng khác, thời điểm khác, chắc chắn Đức Phật sẽ có vô số cách trả lời khác chớ không phải khư khư bốn câu trả lời này. Ngài trả lời: Ở đời này niềm tin là tài sản lớn nhất. Không có niềm tin thì không làm ăn được gì hết. Chuyện nhỏ xíu thôi, hôm nay mình biết chắc ra chợ thế nào cũng mua được thực phẩm về nấu, có niềm tin vậy mới đi chợ chớ không ai xách giỏ vô rừng kiếm hàng hóa để mua. Đi chợ phải đi vào chỗ nào mình tin rằng có bán hàng dù đó là chợ phiên chỉ nhóm họp trong vài giờ đồng hồ. Chỉ là chuyện đi chợ, của đàn bà của phụ nữ thôi mà không có niềm tin thì không làm ăn gì được. Đó là lý do tại sao niềm tin được gọi là tài sản số một.
‘‘Saddhīdha vittaṃ purisassa seṭṭhaṃ, dhammo suciṇṇo sukhamāvahati; Saccaṃ have sādutaraṃ rasānaṃ, paññājīviṃ jīvitamāhu seṭṭha’’nti
Theo chú giải: ‘Dhammoti dasakusalakammapatho”, chữ ‘dhammo’ (pháp) ở đây ám chỉ cho ‘dasakusalakammapatho’ (thập thiện nghiệp)
‘Kamma’: ‘nghiệp’; ‘patho’: ‘con đường’, ‘đạo’.
[41] Thập thiện nghiệp đạo
Thập thiện nghiệp đạo(dasakusalakammapatho): 1. Bố thí, 2. Trì giới, 3. Hành thiền, 4. Cung kính, 5. Phục vụ, 6. Thính pháp, 7. Thuyết pháp, 8. Hồi hướng, 9. Tùy hỷ, 10. Điều chỉnh tri kiến.
Hành thiền ở đây có thể là theo dõi hơi thở, niệm Phật, quán bất tịnh hay quán từ tâm.
Cung kính, phục vụquan trọng lắm, nghe thấy thường nhưng sống trọn những điều này cũng đẹp lắm: cung kính người tuổi tác, người đức hạnh; phục vụ là sống ở đời biết động tay động chân giúp đỡ người khác, chứ không phải chỉ biết người thân của mình.
Thính pháp là khi có dịp nghe được điều hay lẽ phải thì lắng tai nghe, và khi có dịp chia sẻ cái biết của mình về giáo lý cho người khác thì lập tức không từ nan. Kinh nói: Dầu có đãi ăn cả hành tinh này thì xét trên ý nghĩa giải thoát vẫn không bằng nói một bài kệ bốn câu có nội dung hướng dẫn tu hành.
Tùy hỷ là thấy người ta được quả vui thì mình cũng vui và thấy người ta tạo được nhân vui thì mình cũng vui.
Điều chỉnh tri kiếnlà học hoài học nữa học mãi cho cái biết của mình tăng trưởng (rộng, sâu, cao, chính xác hơn). Chỉ chữ ‘pháp’ trong bài kệ này mới ám chỉ cho ‘thập thiện nghiệp’ thôi chớ trong trường hợp khác thì mang ý nghĩa khác.
“lokasmiṃ loṇambilādīnaṃsabbarasānaṃ saccameva madhurataraṃ”. Tất cả hương vị trên đời như là dấm, muối v.v… không vị nào hơn vị ngọt của sự chân thật.
‘loṇam’: ‘muối’; ‘bilā’: dấm ‘adī’: vân vân
Đây chỉ là cách so sánh, không vị nào bằng vị chân thật là vì, đắng chua ngọt mặn cách mấy một giây một phút sau là hết. Trong lưỡi của mình có chỗ nếm được vị chua, có chỗ nếm được vị ngọt, và không phải phần nào của lưỡi cũng cảm nhận được vị. Sự cảm nhận được vị đắng chua, ngọt, mặn cũng chỉ một thời gian nào đó thôi, còn vị ngọt của sự thật thì kéo dài cả đời.
‘Sacca’: ‘sự chân thật của một người’, cũng còn có nghĩa là ‘chân lý’. Có một câu chuyện thú vị về ‘Chân lý’ của trường La San Taberd. Một giáo sư vô lớp viết lên bảng chữ ‘chân lý’ và bảo học trò hôm sau đưa ra định nghĩa hay nhất gọn nhất về chân lý. Hôm sau học trò trình bày y cứ trên bao nhiêu tài liệu dài lê thê nào là triết Đông triết Tây, nào là Thánh kinh. Giáo sư nghe xong ngao ngán: Không ngờ chân lý rườm rà rắc rối như vậy, chân lý đơn giản là ‘sự thật’.
Vị ngọt của sự thật là đời kiếp kiếp. Hôm nay chúng ta nhìn lên đồng tiền xu, tiền giấy hay con tem của Ấn Độ sẽ thấy hàng chữ Sanskrit trên đó: . Hôm nay chúng ta nhìn lên đồng tiền xu, tiền giấy hay con tem của Ấn Độ sẽ thấy hàng chữ Sanskrit trên đó: Satyameva Jayati[2](Chân lý chiến thắng tất cả).
satya (Skt) = sacca:Chân thật
anitya (Skt) = anicca:vô thường
madhya (Skt) = majjha: middle
trishna (Skt) = tanha: khát
krishna (Skt) = kanha: màu đen, hắc ám
Chỉ có chân lý mới lâu bền với trời đất trăng sao hoa lá vũ trụ, còn đồ dỏm thì không có bền. Không có gì làm cho sự thật phai mờ hết.
Cuộc sống như thế nào được xem là cuộc sống số một? Đó là cuộc sống trí tuệ. Dầu cho mình có giàu có khỏe mạnh xinh đẹp cách mấy mà trong đầu mình không có nội hàm không có trí tuệ, toàn bã đậu thì chết rồi. Giàu cách mấy cũng lố bịch, đẹp cách mấy cũng vô duyên thôi, còn đẹp ngoài da (skin beauty) thì xài không được, chỉ đi làm người mẫu, làm một bình hoa biết đi trang trí cho cuộc đời thôi. Mỹ nhân thì phải có nội hàm, tức trí tuệ. Trí tuệ là biết phân biệt thiện ác, chuyện gì nên làm chuyện gì không nên làm, chuyện gì có lợi có hại cho mình, cho người, đời này kiếp khác. Nếu như hành động mà không màng gì đến lợi hại, thiện ác, cảm xúc của người khác là không trí tuệ. Đời sống có trí tuệ là đời sống có sự hướng dẫn, như câu kinh “Trí tuệ dẫn dắt đời” đã học trong các bài trước. Nếu không có trí tuệ thì chúng ta không biết phải học cái gì, sống ra sao, gặp ai, ý nghĩa thật sự của đời sống này là gì. Không có gì thê thảm cho bằng khi chỉ có biết: đói ăn, khát uống, nam nữ trống mái đực cái tìm nhau và khả năng phản vệ, ai đụng tới thì phản ứng. Nếu đời sống chỉ có như vậy thì có khác nào con thú. Hôm qua trên đường đi xuống núi tôi có thấm một điều, cũng con đường núi này, nhìn ra sông ra ruộng đẹp thế này, nhưng đâu phải trong thiên hạ ai cũng có cảm nhận giống nhau. Có câu chuyện tôi từng kể, một buổi trưa nọ vị sơn thần thấy một thiếu nữ đang tắm mà ông thì vô cảm, ông bèn biến thành con chim heo để đến gần nhìn kỹ hơn, nhưng khi biến thành con chim heo thì ông lại chú ý mấy con chuột trong bụi. Khi biến thành con bướm thì ông lại chú ý tới bông hoa, đến khi biến thành anh chàng thanh niên thì mới thưởng thức được vẻ đẹp của người con gái đang tắm. Để cảm nhận vấn đề thì phải đứng vào góc độ, khoảng cách tương ứng nào đó mới thấy được, chỉ có trí tuệ mới có thể làm được điều đó. Cũng món ăn đó nhưng cách thấm thía tiêu hóa của mình như thế nào chứ không phải ai ăn cũng thích, cũng dung nạp như nhau. Có một vị hòa thượng có chứng bệnh khả năng tiêu hóa đường không giống như người khác, người ta chỉ ăn cơm trắng với nước lạnh không mà đường lên rất cao trong khi đó vị hòa thượng này thì có ăn uống bao nhiêu, ngâm trong đường thì cơ thể vị này cũng chỉ thu nạp 15% đường. Rất nhiều người VN bây giờ không dám ăn gạo thường nữa, họ chuyển qua loại gạo Basmati (loại gạo của Ấn Độ và Pakistan có chỉ số đường thấp). Đời sống trí tuệ là sự nội hàm, là khả năng nhận thức, đối diện, thấm thía, tiêu hóa của mỗi người. Nếu có khả năng này thì được gọi là đời sống tối thượng.
MƯA
Vuṭṭhisutta
Vật gì được mọc lên,
Là mọc lên tối thượng?
Vật gì được rơi xuống,
Là rơi xuống tối thượng?
Vật gì thường bộ hành?
Vật gì thuyết tối thượng?
Chúng ta phải biết là ngài Minh Châu khổ tâm ghê lắm khi dịch đoạn kệ này, ngài chú ý hai chữ ‘lên’ và ‘xuống’. Bài kệ này không phải do ngài sáng tác, ngài dịch từ ngôn ngữ khác mà phải giữ cho được chữ ‘lên’ và ‘xuống’ thì rất là khổ.
“Kiṃsu uppatataṃ seṭṭhaṃ, kiṃsu nipatataṃ varaṃ;
Kiṃsu pavajamānānaṃ, kiṃsu pavadataṃ vara”nti
Trong câu hỏi đã có sự chơi chữ. “up”: ‘lên’. Người học Phật không có chú giải thì xem như chết đứng như Từ Hải. Có một duyên sự nho nhỏ thế này, có một số vị Trời, tôi không gọi là vị chư thiên, ‘chư’ nghĩa là ‘nhiều’, nên không thể nói là một vị chư thiên được, khổ một chỗ cái gì nghe lâu ngày hóa quen tai, trong kinh nói ”: ‘lên’. Người học Phật không có chú giải thì xem như chết đứng như Từ Hải. Có một duyên sự nho nhỏ thế này, có một số vị Trời, tôi không gọi là vị chư thiên, ‘chư’ nghĩa là ‘nhiều’, nên không thể nói là một vị chư thiên được, khổ một chỗ cái gì nghe lâu ngày hóa quen tai, trong kinh nói cuộc sống trí tuệ là cuộc sống tối thắnglà vậy, phải có lúc nhìn lại. Cái mặt mình có gì đâu hay mà sáng nào mình cũng soi gương, sức khỏe cũng khám định kỳ, mà kiến thức của mình thì lại không dòm ngó kiểm tra theo định kỳ. Một ngày kia có một số vị Trời xuống hầu Phật và hỏi Ngài thế này: “Cái gì nó lên tốt cho người ta, cái gì nó xuống tốt cho người ta”. Vị này hỏi cũng có lý, trên đời này có lên có xuống, có thăng có giáng, có ngày có đêm. Lúc đó có một vị đứng kế bên làm tày khôn trả lời: “Hột giống được mọc lên, cơn mưa được rơi xuống, con bò thường bộ hành”. Trong chú giải nói thế này “kira sutvā samīpe ṭhitā ekā devatā” tương truyền rằng, sau khi nghe câu hỏi, một vị Trời đứng kế bên hỏi, “kasmā tvaṃ etaṃ pañhaṃ dasabalaṃ pucchasi?” câu này có gì đâu mà đi hỏi làm chi, tôi sẽ trả lời cho ông nghe. “attano khantiyā laddhiyā pañhaṃ kathesi” rồi dựa theo khả năng của ổng mà trả lời.
“Bījaṃ uppatataṃ seṭṭhaṃ, vuṭṭhi nipatataṃ varā;
Gāvo pavajamānānaṃ, putto pavadataṃ varoti
Vị kia mới nói thế này: “yāva padhaṃsī vadesi devate yāva pagabbhā mukharā”, ông liều mạng (pagabbhā)nhiều chuyện (mukharā) quá, ahaṃ buddhaṃ bhagavantaṃ pucchāmi; tôi hỏi Đức Thế Tôn chớ đâu có hỏi ông đâu mà ông trả lời. Tvaṃ mayhaṃ kasmā kathesī’’ti?, trách xong vị này quay lại hỏi Đức Phật câu hỏi đó.
Ở đây chúng thấy chữ ‘up’ và chữ ‘ni’. Vị Trời hỏi: “Cái gì lên cũng giúp cho người ta, cái gì xuống cũng giúp cho người ta. Ai trên đời này thật sự là du sĩ”. Câu trả lời của vị Trời kia là: “Trên đời này không có cái lên nào hay bằng hột giống, mưa rơi xuống thì tốt, con bò đi nhiều nhất”. Đó là nói theo bối cảnh Ấn Độ, chớ hôm nay quí vị sang Thụy Sĩ nhìn lên những sườn đồi cỏ xanh mướt như nhung nhìn thấy những khối đen đen bất động, đó là những con cừu đứng ăn cỏ, miệng nó nhỏ nên nó đứng hàng giờ tại một chỗ để ăn, còn bò thì một ngày đi tới đi lui dù trong một diện tích không rộng. ‘Con trai thuyết tối thượng’, chỉ có lời nói của đàn ông mới tin được, Tàu cũng kỳ thị như vậy (nhất nam viết hữu thập nữ viết vô), Ấn Độ cũng vậy, đàn bà có nói gì cũng không bằng lời nói của đàn ông. Bốn câu trả lời của vị này không liên quan gì con đường giải thoát hết.
Đức Phật trả lời theo tinh thần Phật pháp
“Vijjā uppatataṃ seṭṭhā, avijjā nipatataṃ varā;
Saṅgho pavajamānānaṃ, buddho pavadataṃ varo”ti
Huệ minhđược mọc lên,
Là mọc lên tối thượng.
Vô minh được rơi xuống,
Là rơi xuống tối thượng.
Tăng-già thường bộ hành,
Ðức Phật thuyết tối thượng
Huệ minh (catumaggavijjā): là trí tuệ trong bốn thánh đạo; “mọc lên” ở đây là sự xuất hiện; Trên đời này không có sự xuất hiện nào hơn được sự xuất hiện của thánh trí thánh đạo. Hãy nghĩ xem, mình luân hồi từ vô thủy bỗng có được tâm sơ đạo là thấy khỏe, khả năng luân hồi tối đa là vài kiếp nữa, chuyện trước mắt là chấm dứt thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ. Khi đó thì những đau thương dồn dập của cuộc đời này trở nên vô nghĩa rồi, không còn bận tâm nặng lòng với chuyện đời như trước đây nữa (không còn thân kiến), không còn mất thời gian cho những pháp môn nằm ngoài Bát chánh đạo nữa (không còn giới cấm thủ). Nếu một kiếp nào đó không sinh ra không biết Phật pháp, thấy đời là khổ, mình chấp nhận một đường hướng tôn giáo nào đó, như Hồi giáo chẳng hạn một ngày có năm lần cầu nguyện dù đang ở trên biển cả hay rừng sâu, sa mạc mà không hề biết rõ mình từ đâu tới, cấu tạo bằng gì, rồi sẽ đi về đâu, suốt mấy chục năm cuộc đời như vậy thì hoang phí biết bao nhiêu. Một người đắc sơ đạo thôi thì không còn hành trì sai lầm như vậy nữa, nên sự xuất hiện của bốn thánh trí được xem là tối thắng. ‘Sự mọc lên’ chính là ‘sự xuất hiện’. Sự mọc lên của một khu rừng, của một thành phố, của một công trình, sự xuất hiện của một ngọn núi, hay tượng đài; sự mọc lên xuất hiện đó đã diễn ra bao nhiên lần, 7 kỳ quan của thế giới (Kim Tự Tháp, Vạn Lý Trường Thành, Angkor…) tất cả rồi sẽ tàn phai theo dòng chảy thời gian. Taj Mahal cũng đang xuống cấp nghiêm trọng mà người ta ước chừng khoảng đôi ba trăm năm nữa sẽ không còn tồn tại, nền móng của nó đang bị rỗng, không phải rỗng do kiến trúc mà là do cấu trúc địa tầng. Bất cứ sự xuất hiện, mọc lên của công trình nào không có sự xuất hiện nào bằng thánh trí.
‘Sự rơi xuống’(nipatana) là ‘sự sụp đổ’. Sự sụp đổ của cái gì được xem là có lợi cho chúng sinh? Trên đời này có biết bao nhiêu sự sụp đổ (công trình, triều đại, thần tượng, thân phận…) Không có sự sụp đổ nào thật sự có ý nghĩa và giá trị bằng sự sụp đổ của vô minh. Bao nhiêu đời nay thế giới được vận hành với tất cả sự có mặt của chúng sinh muôn loài, trầm luân sinh tử. Tất cả đều khởi đi từ vô minh, vô minh sụp đổ thì mọi thứ cũng sụp đổ, vì vậy sự biến mất của vô minh là tốt nhất. Không có sự phá hủy nào bằng sự phá hủy vô minh.
Ai thường đi bộ hành? Bộ hành (pavajamānānaṃ) ở đây là xê dịch. Mọi thứ trên đời đều xê dịch, gió thổi, nước chảy, mây bay, cá lội, con người di chuyển… Mọi thứ trong hành tinh này đều xê dịch, sự xê dịch nào được xem là tối thượng?
Chư Phật một lần xuất hiện chỉ một vị, Đức Phật không thể nào cùng lúc có mặt mọi nơi chốn, mọi thời điểm, thay vào đó bóng dáng của chư tăng là đại biểu cho Đức Phật, xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi. Giống như câu danh ngôn của Tây Phương: “Vì thượng đế không có mặt ở mọi nơi mọi lúc, nên ngài đã tạo ra những bà mẹ” (God could not be everywhere, and therefore he made mothers – Rudyard Kipling). Đây là một trong những câu danh ngôn tôi rất là tâm đắc. Có những chuyện không có trái tim của người mẹ thì không có cách chi làm được, một gánh chè, một gánh cháo có thể nuôi được cả chục đứa con, đứa đi học đứa bị bệnh, đứa tâm thần…, người mẹ nuôi được tất. Từ đó dễ dàng hiểu được câu Phật ngôn trên, vai trò của tăng chúng là đại diện cho Đức Phật ngay cả khi Ngài không còn nữa. Tôi nói điều này với sự khách quan thôi, mong những người không phải Phật tử không nghĩ rằng chúng tôi đang kêu gọi tán thán chuyện mấy ông sư đi tùm lum, mà sự xê dịch có mặt ở đây là đúng lúc và hữu ích. Sự bộ hành ở đây nhằm cho các vị thứ thiệt, đi bát để tạo điều kiện cho người ta bố thí chớ không phải chỉ để nuôi mạng. Thuyết pháp là để xây dựng đời sống tinh thần tâm linh cho người khác chớ không phải cầu danh lợi, có mặt ở đó là để người ta có cơ hội thấy bóng dáng của chư Phật chớ không phải mục đích vui cho cá nhân, những trường hợp đó mới gọi là sự bộ hành, sự có mặt, sự xê dịch của tăng già; nếu như nằm ngoài những ý nghĩa này thì sự xê dịch của mình phải xét lại. Sự xê dịch ở đây là sự có mặt đúng lúc, đúng lúc là lúc đời đang cần mình. Chính vì vậy, sự xê dịch tối thắng ở đây là sự xê dịch của tăng chúng – Tăng già thường bộ hành (Saṅgho pavajamānānaṃ). Hôm nay đã có PG Nam Tông tại châu Phi, đã có PG Nam Tông ở Úc, cũng rất mạnh. PG đã có nền móng vững chãi ở châu Âu. PG Nam Tông ở Đức rất mạnh, nhưng chỉ mạnh trong cộng đồng người Đức, còn người Việt thì chỉ là ảo mộng. Thụy Sĩ thì chính chuyên với đạo Chúa vậy mà cũng có hội PG Theravada trên 100 tuổi, cũng mừng vì đã có dấu vết của chánh pháp. Nhờ có sự xê dịch ngày xưa nào đó trên mảnh đất lạnh lẽo hoang vắng này mà giờ đây có dấu vết ấm cúng của chánh pháp.
Trên đời này ai cũng có thể phát biểu, nhưng những phát biểu của ai được xem là tối thắng? Chỉ có Đức Phật. Người duy nhất trên hành tinh này mỗi lần nói ra cái gì là đều giúp ích cho chúng sinh, đó là Đức Phật. Đức Thế Tôn khi nói luôn hội đủ 4 điều: 1.Đúng sự thật; 2. Hữu ích; 3. Hợp thời; 4.Bằng từ tâm. Một vị pháp sư hôm nay nhiều khi nói chưa chắc bằng lòng từ tâm, nhiều khi là vì tư lợi hay vì bực mình, hay vì một chút tình riêng… nhưng Đức Phật thì không, bao giờ Ngài nói điều gì cũng bằng từ tâm đối với người nghe, điều nào cũng phải đúng sự thật, hữu ích và nói đúng lúc. Chính vì mỗi câu nói đều phải hội đủ bốn tiêu chuẩn trên nên lời nói của Đức Phật là tối thượng, tối thắng trên đời này. Chính vì vậy, huệ minh được mọc lên là mọc lên tối thượng, vô minh được rơi xuống là rơi xuống tối thượng, tăng già thường bộ hành, Đức Phật thuyết tối thượng là như vậy đó.