Bài Giảng Kinh Tương Ưng Tập 3 – Chương 1: Tương Ưng Uẩn – Phẩm A La Hán

Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 3

Chương 1: Tương Ưng Uẩn

Phẩm A La Hán

CHẤP TRƯỚC

Tiếp theo là một loạt kinh có nội dung gần giống nhau: Upadiyamanasutta, Mannamanasutta, Abhinandamanasutta, tôi gom chung tôi nói. Tôi có cái mộng giảng hết bộ kinh này rồi qua bộ kinh khác miễn sao mình không giảng thiếu thì thôi, giảng râu ria mất thời gian. Phải đi cho hết bộ kinh cho bà con có sự kiêu ngạo rằng ta đây đã học xong một bộ kinh (!)

Chư tỳ kheo thời Đức Phật mỗi khi sắp đi đâu xa thường hay đi đến gặp Đức Thế Tôn hoặc các vị cao đồ như ngài Xá Lợi Phất, Ānanda, Mục Kiền Liên… để trình thưa, hoặc nhận những lời can ngăn nếu Đức Phật hoặc các vị ấy thấy trước chuyện gì xảy đến cho mình. Có lần ngài Meghiya đi bát ngay một khu vườn đẹp quá sức, ngài nghĩ bụng khi nào đi bát về thì ghé vào đây nghỉ trưa và ngồi thiền. Đây là nơi suốt năm trăm kiếp liên tục là vườn ngự uyển, giờ đây là khu vườn xoài của một tư nhân. Đức Thế Tôn thấy trước chuyện xảy ra, Ngài nói: Không nên! Vị này cứ nằng nặc vì quá muốn, Đức Thế Tôn biết nghiệp của vị này đã tới lúc trổ quả, cứu không được nên Ngài đành im lặng. Đọc kinh những chỗ như thế này mình hiểu ra một số chuyện, Đức Phật là bậc đại bi, đại trí, ai Ngài cũng thương, nhưng Ngài không thể can thiệp vào nghiệp được. Vị này đang đi bát chung với Đức Thế Tôn, một tay cầm hai bình bát, một bát của mình, một bát của Thế Tôn. Khi Đức Phật cản, vị này nói: Thế Tôn không cho, con cũng đi. Rồi vị này lấy bình bát của Đức Phật để ngay ở ngã ba đường. Thế rồi ngài Meghiya đi vào nơi đó bị lưu manh đập cho một trận tả tơi hoa lá.

Vị tỳ kheo trong bài kinh này đến gặp Đức Phật: Bạch Thế Tôn con sắp đi xa, xin ngài cho con một câu để dựa vào đó con tu. Ngài dùng Phật trí nhìn căn tánh vị này và biết phải nói gì. Ngài nói: “Vị tỳ kheo trong bài kinh này đến gặp Đức Phật: Bạch Thế Tôn con sắp đi xa, xin ngài cho con một câu để dựa vào đó con tu. Ngài dùng Phật trí nhìn căn tánh vị này và biết phải nói gì. Ngài nói: “Ai mà sống có chấp trước thì sẽ bị ác ma trói buộc.”

Chấp trước ở đây là biết 6 trần bằng sự chi phối của ái – mạn – kiến (taṇhāmānadiṭṭhi). Nhìn mà thích là ở đây là biết 6 trần bằng sự chi phối của ái – mạn – kiến (taṇhāmānadiṭṭhi). Nhìn mà thích là ái, nhìn từ góc độ ‘tôi nhìn’ là , nhìn từ góc độ ‘tôi nhìn’ là mạn. Một hành giả tu Tứ Niệm Xứ nhìn cái gì đó bên ngoài hay thân tâm của mình giống như quan sát một người khác. Chúng ta thì luôn nhìn từ góc độ ‘tôi nhìn’. . Một hành giả tu Tứ Niệm Xứ nhìn cái gì đó bên ngoài hay thân tâm của mình giống như quan sát một người khác. Chúng ta thì luôn nhìn từ góc độ ‘tôi nhìn’. Kiến là nhìn bằng sự chi phối, tác động, nhuốm màu của đoạn kiến hoặc thường kiến.

Đoạn kiến gồm ba kiểu nhận thức: 1/Vô hành kiến: chủ trương thiện ác không có, muốn làm gì thì làm, không có chuyện làm lành cho quả vui, làm ác cho quả khổ; 2/ Vô nhân kiến: mọi thứ trên đời ngẫu nhiên mà có không do nhân duyên gì hết; 3/ Vô hữu kiến: phủ nhận toàn bộ những gì mình không chứng minh được trong khả năng của mình. Quan điểm Vô hữu kiến không khoa học, muốn phủ nhận hay tin cái gì đó hãy có bằng chứng, không phải tất cả những gì không chứng minh được đều là không có.

Thường kiến: 1/Tin có một cái tôi; 2/Tin có đấng tối cao; 3/Tin có cảnh giới vĩnh hằng.

Nhờ câu nói của Đức Phật, Vị tỳ kheo đi đứng nằm ngồi, ăn uống nhai nuốt, nhìn ngửi sờ chạm… trong mọi sinh hoạt đều luôn nhớ câu của Đức Phật: Ai sống trong chấp trước thì nằm trong vòng chi phối trói buộc của Ma vương.

Ma vương là gì? Ngũ ma gồm:

– Ác Ma thiên tử, vua cõi Dục thiên cao nhất cũng là ma.

– Phiền não cũng là ma.

– Năm uẩn cũng là ma.

– Pháp hữu vi nói chung (tức năm uẩn) cũng là ma.

– Cái chết cũng là ma

Đời sống chính là sự tiếp xúc sáu trần, còn biết sáu trần bằng sự chi phối của Ái, Mạn, Kiến tức là còn sống trong chấp trước, kẻ nào sống trong chấp trước thì sẽ nằm trong sự chi phối trói buộc của năm thứ ma này.

Ác Ma thiên tử có thói quen rất lạ là ghét người tu hành chơn chánh, thích nhìn thấy ai sa đọa. Từ khi thái tử Tất Đạt cưỡi ngựa rời hoàng thành Kapilavatthu đi tu, suốt bảy năm trời Ác Ma theo bén gót để quan sát, theo dõi, để ý xem con người này bây giờ ra sao, tâm tư đang nghĩ gì, có bị thối chí trong tu hành hay không. Theo dõi không phải để chăm sóc, mà sợ Ngài tu hành có kết quả.

Một lần Ác Ma xuống thưa với Thế Tôn: Bảy năm trời con theo dõi Thế Tôn mà không tìm thấy khuyết điểm của ngài. Tâm trạng của con giống như con quạ nhìn cục đá mà tưởng là cục mỡ. Ác Ma sau này cũng là vị Chánh Đẳng Chánh Giác nhưng bây giờ thì có tật xấu phá người khác. Một vị Chánh Đẳng Chánh Giác thì như mẹ hiền của Tam giới, là con đường giải thoát cho Tam giới, vậy mà Ác Ma đành đoạn thỉnh Ngài Niết bàn, lúc đó Ngài mới 35 tuổi. Ngài vừa rời gốc bồ đề ra đi thì Ác Ma quỳ xuống nói: Bạch Thế Tôn, chuyện Thế Tôn cần làm đã làm rồi, Thế Tôn muốn trở thành vị Chánh Đẳng Giác thì cũng xong rồi, xin thỉnh Thế Tôn Niết bàn, đừng sống nữa. Đức Phật trả lời: Ta ra đời vì đại bi độ người, cho đến bao giờ mà các đệ tử của ta chưa đủ sức hoằng pháp thì ta vẫn tiếp tục có mặt ở đây. Khi nào chúng tỳ kheo các đệ tử nam nữ tăng ni của ta đủ sức hoằng pháp thì ta sẽ Niết bàn. Bốn mươi lăm năm sau, vào một ngày Rằm tháng Giêng, còn ba tháng nữa Ngài 80 tuổi, Ác Ma xuống nhắc lại lần nữa: Bạch Thế Tôn, ngày xưa Thế Tôn có nói như vậy bây giờ đệ tử Thế Tôn đông quá rồi, số người đủ sức hoằng pháp không ít nữa. Đức Phật trả lời: Thôi được, ta hứa trong ba tháng nữa ta sẽ Niết bàn.

Nội dung bài kinh này là Đức Phật xác định khi nào mình còn biết 6 trần bằng sự chấp thủ thì ngày đó mình còn quẩn quanh trong sự chi phối của Ma Vương

SUY TƯỞNG (Maññamānasutta)

Tựa đề này dịch ‘Suy Tưởng’ là không chính xác. ‘Maññamāna’: quan niệmChữ này từ động từ ‘maññati’: động từ ‘quan niệm’. ‘Maññati’: đánh giá vấn đề dựa trên một lập trường hay công thức nào đó.

Ở đây Ngài xác nhận, khi nào mình còn đánh giá sáu trần qua sự chi phối của của Ái – Mạn – Kiến thì gọi là quan niệm. Ở đây Ngài xác nhận, khi nào mình còn đánh giá sáu trần qua sự chi phối của của Ái – Mạn – Kiến thì gọi là quan niệm. Biết là sự nhận thức tinh khôi và kịp thời, là sự nhận thức tinh khôi và kịp thời, quan niệm là cái biết cằn cỗi, khuôn sáo. Người hiểu đạo, hành giả Tứ Niệm Xứ hay thánh nhân chỉ có là cái biết cằn cỗi, khuôn sáo. Người hiểu đạo, hành giả Tứ Niệm Xứ hay thánh nhân chỉ có biết chớ không có chớ không có quan niệm, không suy tư theo lối mòn.

Tôi nhớ câu chuyện có một anh nhậu đi về nhà mà không chịu vào nhà cứ loay hoay ở cột đèn. Người ta hỏi thì anh ta nói không biết chìa khóa rơi mất chỗ nào nhưng vì cột đèn có ánh sáng nên cứ tìm chỗ cột đèn. Tức là anh giải quyết vấn đề theo cách mình có chứ không phải giải quyết theo cách nên có.

HOAN HỈ

Bài kinh này cũng vậy, cũng một vị tỳ kheo trước khi đi xa đến xin Thế Tôn một câu yếu chỉ để cầm tay. Ngài dạy rằng: Ở đâu, khi nào còn sống trong sự hoan hỉ với sáu trần thì còn bị ma trói buộc. Hoan hỉ ở đây nghĩa là nhìn sáu trần bằng sự thích thú qua sự chi phối của Ái – Mạn – Kiến

Ba bài kinh này tập chú vào một chuyện: Không thưởng thức sáu trần bằng sự chi phối của Ái – Mạn – Kiến.

Toàn bộ đời sống của chúng ta từ lúc sơ sinh đến khi chết đi thì chỉ nhận biết thế giới này qua một cách: theo đuổi cái mình thích và trốn chạy, từ chối cái mình ghét. Vì vậy, tất cả phiền não gom chung vào hai chữ ‘Tham – Ưu’ trong kinh Tứ Niệm Xứ. “Ở đây vị tỳ kheo tinh tấn sống quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm, quán pháp trên pháp tinh tấn chánh niệm diệt trừ tham ưu ở đời…”.

Tham ái ở mức độ thô thiển thì còn đi chung với bất mãn, tức là cặp Dục ái và Sân luôn đi chung. Ở cõi Phạm thiên dù là phàm phu cũng tạm thời không còn Dục ái và Sân. Muốn diệt trừ Dục ái và Sân rốt ráo thì chỉ có trí tuệ Tam quả. Từ Sắc ái, Vô sắc ái trở lên không còn bực mình nữa, chỉ còn có thích. Bởi vì, toàn bộ thế giới nằm trong ba khổ: Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ. Ở cõi Dục có đủ ba loại khổ. Ở các cõi Phạm thiên chỉ còn lại hai loại khổ (hoại khổ và hành khổ). Khổ khổ ở cõi Dục thiên cũng khác ở cõi Người và cõi đọa xứ ở điểm là hầu như không có thân khổ, chỉ có tâm khổ (hai cái này nằm trong Khổ khổ). Nghĩa là càng lên cao thì cái khổ càng ít đi, càng vi tế, khó thấy hơn. Cái khổ thân của loài người cũng nhẹ nhàng hơn các loại đọa xứ. Càng xuống thấp thì khổ càng nhiều.

Đời sống chỉ có thích và ghét, khổ và lạc. Có được cái mình thích thì vui, chịu đựng cái mình ghét thì bất mãn. Vui hay bất mãn đều là phiền não, đều là nhân sanh tử hết, gián tiếp hoặc trực tiếp. Hành giả Tứ Niệm Xứ là người sống chánh niệm, tùy theo sức của mình mà hạn chế tối đa thích và ghét. Nghĩa là thấy cái gì xảy ra thì chỉ biết tới đó thôi đừng suy diễn thêm. Suy diễn thêm nữa thì gọi là maññati’maññamāna: quan niệm, sống theo lối mòn.

Đã đúng bảy giờ rưỡi. Xin đảnh lễ Sư trưởng, đảnh lễ chư tăng nếu có. Gặp lại quí vị ngày thứ Bảy. Tất cả công đức có được xin cúng dường trước là Sư Trưởng được sức khỏe tốt, thọ và không có gì phải ưu tư. Cũng cầu nguyện cho tất cả Phật tử trong room cũng được y chang như vậy. Không có chuyện phước hồi hướng cho người này thì phần của người kia bị mất, bị mẻ. Phước báu không giống như vật chất kiểu mười đồng cho người kia tám đồng người nọ còn hai đồng. Nói là chia hết chớ chuyện đó vốn không bao giờ có. Nếu Sư trưởng không biết tôi hồi hướng, hoặc Sư trưởng biết, mà không vui, không sẵn sàng tùy hỷ thì coi như cũng trớt quớt. Còn một người không có mặt trong room này, họ chỉ nghe lại là tất cả buổi giảng này, công đức được chia đều cho tất cả chúng sinh nào biết đến, cho tất cả những ai cần phước báu, dù họ chỉ nghe sau năm mươi năm, họ nghe lại lúc tôi đã xanh cỏ rồi, họ nghe tôi chia cho họ mà họ vui t

Các bài kinh: Vô Thường (Aniccasutta), Khổ (Dukkhasutta) Vô Ngã (Anattasutta), Không Ðáng Thuộc Tự Ngã (Anattaniyasutta), Chỉ Trú Cho Ô Nhiễm (Rajanīyasaṇṭhitasutta), Ràdha (Rādhasutta), Suràdha (Surādhasutta) giống nhau nên mình chỉ lướt qua thôi. Đức Phật dạy năm uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, những thứ đó không đáng để mình gắn cái tôi và của tôi vào đó.

Bài kinh Chỉ Trú Cho Ô Nhiễm, Ngài dạy nên lưu ý để thấy rằng năm uẩn rất có thể là chỗ dựa cho phiền não, vì vậy hãy cẩn trọng trong sinh hoạt, ăn uống, nhìn ngắm, nói năng, làm việc… Thái độ của chúng ta đối với năm uẩn là sự tỉnh thức và sự nhận thức chớ không phải là bi quan chán đời của kiểu người không hiểu đạo. Năm uẩn có thể là nguồn tác động phiền não.

Chấp ngã gồm có hai: ‘Ahankāra’: chấp ngã, tôi; ‘Mamankāra’ chấp ngã sở, của tôi. Đây là hai chữ quí vị phải nhớ, học kinh điển Pāḷi mà không biết hai chữ này thì cũng hơi đáng tiếc.

Ngài nhấn mạnh, thế giới này không có gì không là vô thường. Cái gì thuộc về thời điểm quá khứ, hiện tại, vị lai, xa, gần, thô, tế, bên trong, bên ngoài… mỗi cá nhân, tất cả 11 trường hợp này thì trong bất cứ thời điểm, trường hợp nào năm uẩn vẫn luôn luôn vô thường, vô ngã. Dù mình có là ông vua ở đâu đi nữa, có tu tập thiền Chỉ, thiền Quán, chứng đắc cái gì đi nữa thì cái đó cũng nằm trong Tam tướng. Có người đam mê danh lợi, quyền lực, tình cảm, nhan sắc, khi biết đạo rồi thì coi chúng không ra gì, họ chuyên tâm tu hành; nhưng khổ thay, lúc đó lại thấy đức hạnh, trí tuệ của mình là ghê gớm. Giới hạnh, trí tuệ, kiến thức, thiền định là cần thiết nhưng chúng không phải là cái để mình dựa vào đó để thấy mình hay, mình giỏi. Năm uẩn trong bất cứ hoàn cảnh nào tình trạng nào cũng là đồ giả, đáng chán, đáng lìa bỏ, đáng để mình ly tham ly dục. Ngày xưa khi đọc cái này tôi chán, tôi nghĩ có gì đâu mà nhắc tới nhắc lui hoài. Giờ càng có tuổi càng thấm, đây là lời khẳng định của Đức Phật. Trong bất cứ tình huống nào, hễ là năm uẩn là luôn luôn có vấn đề.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app