Bài giảng Kinh Tương Ưng Tập 1

Chương 10: Tương Ưng Dạ Xoa

ALAVA (Āḷavakasutta) (tt)

Dạ-xoa hỏi Đức Phật:

“11) Làm sao vượt bộc lưu?

Làm sao vượt biển lớn?

Làm sao siêu khổ não?

Làm sao được thanh tịnh?”

Làm sao vượt bộc lưu? Bộc lưu là dòng nước xiết, ám chỉ dòng sinh tử luân hồi, phiền não, ám chỉ cho những gì thuộc về thế giới trầm luân. Trong bối cảnh đó, Đức Phật Kassapa đã trả lời: Vượt bộc lưu bằngBộc lưu là dòng nước xiết, ám chỉ dòng sinh tử luân hồi, phiền não, ám chỉ cho những gì thuộc về thế giới trầm luân. Trong bối cảnh đó, Đức Phật Kassapa đã trả lời: Vượt bộc lưu bằng niềm tin, ám chỉ cho , ám chỉ cho quả vị Dự Lưu.

Làm sao vượt được đại dương? Đại dương đây cũng là đại dương sinh tử. Vượt biển lớn bằng Đại dương đây cũng là đại dương sinh tử. Vượt biển lớn bằng sự chuyên cần, appamada, ám chỉ , appamada, ám chỉ quả vị Nhất Lai.

Làm sao thoát đau khổ? Thoát khổ bằng sự Thoát khổ bằng sự tinh tấn, ám chỉ , ám chỉ quả vị Bất Lai A-na-hàm.

Làm sao được thanh tịnh? Thanh tịnh hóa bản thân bằng Thanh tịnh hóa bản thân bằng trí tuệ, câu này ám chỉ , câu này ám chỉ quả vị La-Hán.

Bốn câu này ám chỉ cho bốn tầng thánh.

Niềm tin: ở đây là tin vào vào Nhân Quả, vào Tam tướng và tác dụng của Bốn Niệm xứ. Có được niềm tin đó thì mới thành tựu được bốn Dự lưu phần, từ đó có được niềm tịnh tín bất động nơi Tam Bảo và thành tựu ở đây là tin vào vào Nhân Quả, vào Tam tướng và tác dụng của Bốn Niệm xứ. Có được niềm tin đó thì mới thành tựu được bốn Dự lưu phần, từ đó có được niềm tịnh tín bất động nơi Tam Bảo và thành tựu Giới hạnh bất hoại.Nếu Phật học mình dốt, trí nhớ kém quá thì chỉ nhớ 3 điều:

1-Vạn pháp do duyên mà có (không có gì ở trên đời tự nhiên mà có, mọi thứ đều do vô số nhân duyên). Ví dụ buổi sáng ở VN đói bụng, muốn có dĩa bánh ướt trên tay để ăn thì không đơn giản, cần vô số nhân duyên (phải đói, phải muốn, phải có tiền, phải có người bán ngay trước nhà, phải không bị bệnh, và những duyên sâu xa nữa như trong nhà gia đạo ổn, không nợ nần hay pháp luật v.v… tình hình thế giới, tình hình đất nước phải ổn, nếu đói như năm 45, loạn lạc như 75, thì làm sao có bánh cuốn mà ăn)

2 – Đã có phải vô thường

3 – Phải có đời sống tỉnh thức của người tu tập Tứ Niệm Xứ thì mới an lạc trong đời này và giải thoát sinh tử. Vì vậy, Đức Phật dạy: Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến sự thanh tịnh cho chúng sanh, chấm dứt khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn.

Tu-đà-hoàn

Điểm đặc biệt thứ nhất của vị Tu-đà-hoàn là Điểm đặc biệt thứ nhất của vị Tu-đà-hoàn là niềm tin. Chỉ có niềm tin như vậy mới chứng được quả vị Tu-đà-hoàn, và từ đó mới dẫn đến những điều kiện để làm nên phẩm chất của vị Tu-đà-hoàn.

Giới hạnh bất hoại: Vị Tu-đà-hoàn dù thà chết chớ không phạm giới hạnh mình đã phát nguyện thọ trì. Giới của Tu-đà-hoàn không bao giờ bị mất, họ không nguyện thì thôi, đã nguyện rồi thì không bao giờ mất. (‘Samadanasila’: Giới đã phát nguyện thọ trì). Đâylà điểm đặc biệt của vị Tu-đà-hoàn.

Tinh tấn không dễ duôi: Điểm đặc biệt thứ hai của vị Tu-đà-hoàn là tinh tấn không dễ duôi. Vị đó có khả năng giảm nhẹ dục ái và sân.

Do phiền não bản thân cộng với túc nghiệp quá khứ nên mình thích cái này cái kia. Thật ra, chỉ cần đắc sơ thiền thì ta sẽ thấy không có lý do nào để thích năm dục

Khi tôi nói mình giải trí bằng cách đi đánh bài nhậu nhẹt, câu cá là quá bậy rồi mà theo tinh thần PG rốt ráo thì chuyện chơi lan chơi kiểng làm vườn mất thời gian cũng không nên, kẹt thì phải đi làm nuôi vợ nuôi con chứ thời gian thì phải để tu tập thiền định hoặc nghiên cứu Phật pháp, ngay cả việc giải trí thì cũng là chuyện không nên, Phật tử nghe vậy họ không đồng ý, họ nói chơi lan chơi kiểng cho đầu óc nhẹ nhàng thoải mái, nhìn ngắm đóa lan đang nở, theo một dõi đóa quỳnh giữa đêm là cái vui lành mạnh xã hội không lên án sao trong đạo khó khăn. Tôi trả lời, có những chuyện nói theo quan điểm xã hội thì ok, nhưng theo quan điểm rốt ráo của Phật pháp thì không nên, mất thời gian dữ lắm. Với một hành giả chuyên tu nhất cử nhất động đều quan sát thì hành giả sợ bày thêm chuyện, mất công thêm cảnh thì rối thêm. Theo dõi hơi thở đã không xuể rồi, đi tiêu đi tiểu, rửa mặt, bước đi, ngồi xuống, nằm xuống, những việc lít nhít đó cái tâm mình đã thay đổi liên tục, theo dõi nhiêu đó đã hết giờ rồi thời gian đâu mà lan mà kiểng mà thưởng thức vườn tược. Có một tỷ lý do để mình đam mê trong cảnh dục, bonsai cũng là cảnh sắc, mùi thơm của hoa, chưa kể cảnh xúc, cảm giác ngồi ngoài vườn gió hiu hiu mát nhìn trăng nhìn nắng. Mình có nhiều lý do để thích cảnh dục nhưng một người đã đắc Sơ thiền thì họ thấy rằng những nhu cầu đó thật ra không thật sự cần thiết giữa cuộc sống quá ngắn ngủi này. Với một người đắc thiền thì niềm an lạc từ Sơ thiền đem lại cho họ gấp triệu lần so với niềm an lạc trong lúc hưởng dục. Với người đắc Sơ thiền thì năm dục chỉ còn là gánh nặng, trong mắt của vị Sơ thiền thì nhìn cái dục giống như người lớn nhìn đồ chơi của con nít, họ không tưởng tượng ra vì sao người ta thích năm cái này. Giống như khi mình người lớn, mình suy nghĩ không hiểu tại sao hồi nhỏ mình thích được cái đó, hoặc một ngày nào đó mình gặp lại người xưa mình sẽ thấy, ủa sao con người này mặt mũi như vậy, tánh tình như vậy mà ngày đó mình lại mất ngủ. Hú vía, nếu như ngày đó không vì chướng duyên mà hai đứa đến với nhau thì bây giờ chết cha mình rồi, người bây giờ thì mập sồ sề, ăn nói hớ hênh, làm việc vụt chạc vô ý vô tứ, cảm giác hú vía đó chính là cảm giác của vị Tu-đà-hoàn khi nhìn lại thế giới của phàm phu, chính là cảm giác của vị Sơ thiền khi nhìn lại thế giới của Dục Giới. Còn thích trong cảnh Dục thì còn bất mãn, vị Nhất lai Tư-đà-hàm thì giảm nhẹ, chỉ còn ở dạng vi tế, lên đến tầng thánh thứ ba thì dứt hẳn. Vị này không còn thích trong năm dục dù có thể đang sống ở cảnh dục, và vị này vĩnh viễn không còn sự bất mãn nữa. Vì vậy, phải nói không cần đắc A-la-hán chỉ cần không còn thích dục nữa thì lòng tự nhiên nhẹ nhàng như trút gánh nặng ngàn cân. Khi không còn dục ái nữa thì không còn sự bất mãn. Mình khổ vì còn sự bất mãn, có cái gì đó làm cho mình khó chịu, sợ hãi, giận hờn, ghen tức, tiếc nuối. Chỉ cần không có tâm sân thì mình đã rất nhẹ nhàng. Đức Phật dạy trong Tăng Chi: Những vấn đề vị Tu-đà-hoàn đã giải quyết xong nhiều như dãy núi Himalaya mà vấn đề còn sót lại thì như bảy hòn sỏi.Huống hồ chi là vị A-na-hàm, một người không còn thích và không còn bất mãn nữa.

Tu-đà-hoàn nổi bật là đức tin, Tư-đà-hàm nổi bật là sự không dễ duôi nữa, vị A-na-hàm nổi bật là tinh tấn (trong trường hợp này). Vấn đề duy nhất mà vị Tam quả phải giải quyết để chứng La Hán chính là sự Tu-đà-hoàn nổi bật là đức tin, Tư-đà-hàm nổi bật là sự không dễ duôi nữa, vị A-na-hàm nổi bật là tinh tấn (trong trường hợp này). Vấn đề duy nhất mà vị Tam quả phải giải quyết để chứng La Hán chính là sự kiện toàn trí tuệ. Phiền não lúc này chỉ là kể cho vui. Ví dụ nói 10 phiền não vị đó giải quyết được 5, còn lại 5, đó là kể theo con số, chớ trong thực tế khi đắc sơ quả không còn thân kiến nữa thì phiền não hết đường rồi. Vị này không còn khả năng tái sanh cõi Dục quá 7 kiếp. Sơ quả là Thất lai vì chỉ còn lui tới cõi Dục giới tối đa bảy lần. Nhị Quả Nhất lai, chỉ còn có thể trở lui Dục giới 1 lần. Tam quả Bất lai không còn khả năng quay lại Dục giới nữa. (‘lai’nghĩa là trở lại)

Vị sắp sửa chứng La-Hán chỉ còn làm một việc duy nhất là kiện toàn trí tuệ, nghĩa là thấy rốt ráo Tứ Đế, bởi lúc đó cái thấy chưa tới nơi, gọi là Tam quả.

13) Dạ-xoa hỏi Thế Tôn:

Làm sao được trí tuệ?

Làm sao được tài sản?

Làm sao đạt danh xưng?

Làm sao kết bạn hữu?”

Làm sao được trí tuệ? Muốn được trí tuệ thì việc đầu tiên là Muốn được trí tuệ thì việc đầu tiên là khéo học hỏi (sussūsa). Khéo học hỏi là:

1. Học đạo với lòng cẩn trọng, tôn kính.

2. Học để hướng đến sự thấu đáo nghĩa lý rốt ráo chớ không phải học để biết suông.

3. Đạt được cứu cánh rốt ráo.

Làm sao có tài sản? Muốn có tài sản thì phải Muốn có tài sản thì phải tinh tấn (utthata), sống có trách nhiệm (dhuravā). Tài sản ở đây gồm tinh thần và vật chất, tài sản thế tục và tài sản đạo nghiệp.Đạo nghiệp là những gì mình thành tựu trong đường tu.

Làm sao kết bạn hữu? Đức Phật dạy có Bốn Nhiếp pháp (sangahavatthu) là 4 điều kiện tối thiểu để thu phục nhân tâm gồm sự hào sảng, cẩn ngôn, lợi hành, đồng sự

Tứ nhiếp pháp (saṅgahavatthū)

Hào sảng(dana) là mình đối với người ta không có sự toan tính về vật chất. Đó là một trong những lý do thu phục nhân tâm. Cũng tùy trường hợp, nếu người ta quá giàu thì sự rộng rãi của mình người ta không quan tâm và cũng không cảm kích.

Cam ngôn (Hadayaṅgama): lời nói đi thẳng vào tim người nghe. Ngôn từ rất quan trọng, ông vua cái gì cũng có hết vậy mà đứa nào nịnh chuyên nghiệp thì vua cũng chết lên chết xuống như thường. Cam ngôn là lời nói xuất phát từ lòng bi mẫn chớ không phải do lòng gian trá nịnh bợ,

Lợi hành (atthacariya):làm gì cũng nghĩ có lợi ích cho người ta. Hai người ở chung phòng, người đi sau bước ra thấy đôi dép mình được xếp ngay ngắn trước phòng, hướng mũi ra ngoài, người nào sống ý tứ sẽ cảm kích trước hành động đó. Người trí không vì người ta mà làm điều bất lợi cho mình và cũng không vì mình mà làm điều bất lợi cho ai. Lợi ích là lợi ích của đời này và cả đời sau kiếp khác.

Đồng sự (samanattata):sống có chia sẻ, không kỳ thị, sống hòa đồng. Người Phật tử có lúc chỉ cần hòa mà không đồng. Hòa quang nhưng không hỗn tục. Hòa mà không đồng là đoàn kết vui vẻ nhưng không hẳn trăm phần trăm ủng hộ đồng thuận khi người ta làm bậy, ví dụ người ta rủ mình đi cắm trại bên rừng bên suối rồi bắt cá lên nướng, hoặc đặt bẫy bắt thú, việc đó là không được. Có trường hợp từ chối thẳng, có trường hợp từ chối khéo. Ví dụ đang đi với sếp mà móc thẻ đạo đức ra nói làm cái này là tội lỗi thì cái đó là ngu chớ không phải tu. Nếu người nào mà mình thấy độ người ta được thì mình nói thẳng, còn có trường hợp phải nói khéo để tránh né, chẳng hạn: “tôi nặng vía lắm tôi ngồi đó là không ai câu được con cá nào”.

Ở đây Đức Phật không nói bốn thứ mà chỉ nói đến một phần tư của Tứ Nhiếp Pháp là sự hào sảng. Chỉ một thứ thôi đã thu phục được nhân tâm rồi. Nhớ lời ông Năm Cam: Cái gì không mua được bằng tiền thì có thể mua được bằng rất nhiều tiền. Câu này kỳ cục nhưng cũng đúng, vì kỳ cục nên mình nhớ dai.

Làm sao đạt danh xưng? “Chân thật được danh xưng” ở đây là khả năng nói sự thật và thấy sự thật; chỉ sống trong sự thật. Danh xưng nghĩa là thứ nào ra thứ đó. Đó là ông vua, đó là sự thật; đó là gã ăn mày, đó chính là sự thật, sự thật gã này không có tiền nên mới đi ăn mày. Cái bản chất làm nên con người và từ đó cũng làm nên tên gọi (danh xưng) một người. Cục đất sét là cục đất nhưng khi nặn thành cái ly và nung lên thì gọi là cái ly. Danh xưng là tên gọi căn cứ vào bản chất. Gọi là Phật hay gọi là phàm là căn cứ vào bản chất. Khi mình có khả năng sống chân thật thì có được danh xưng tiếng tăm (người trí, hiền giả, bạn lành…)

Làm sao để không khổ đời này và đời sau? Để đời sau kiếp khác không bị khổ thì phải nhớ đến 4 pháp: Chân thật (‘sacca’), Tự chế (‘damma’, self training), Tinh tấn (‘dhiti’) và Hào sảng (‘cago’, generosity). Người nào sống trong những pháp này thì người đó sống không đau khổ.

Trong Kinh có nhiều từ rất hay, ví dụ ‘Dāna’: sự trao ra, đem cho, gọi là bố thí. ‘Cāga’: (Từ gốc caj: lìa bỏ) cũng là bố thí nhưng chữ này nhấn mạnh ý nghĩa lìa bỏ quyền sở hữu, lìa bỏ sự chấp thủ (vừa là giving, vừa là giving up).

Phật tử mình thường giving (cho) chớ không giving up (lìa bỏ), cho mà còn mong chờ cái này cái kia. Có người cho rồi còn coi người nhận xài như thế nào. Có trường hợp cho rồi còn dặn đừng có cho ai. Đó chỉ là mới giving thôi, còn giving up thì “tình đã cho đi thì không nhận lại bao giờ”. Bên Thụy Sĩ có cô Phật tử, cổ có thói quen thù thắng đặc biệt, nhìn thấy mấy ông sư xài cái gì hơi tốt tốt thì cổ khó chịu lắm. Cổ cho tiền nhưng mà với điều kiện ông sư phải xài tiền đó mua đồ cũ, đồ rẻ, đồ rách mới chịu. Cổ vừa là tín đồ mà là giáo chủ shopping nên rành lắm. Cổ vô nhà tắm chùa Tích Lan mà thấy mấy cục xà bông thơm là không được, kem đánh răng là phải xài loại một đồng rưỡi một tuýp chớ sao xài loại bốn đồng. Tôi nhớ có nghe một vị trưởng lão kể chuyện ngày xưa lúc vị này còn ở ngoài đời thương một cô gái, tạm gọi là cô A, nhưng ông cụ thì muốn con trai mình cưới cô B. Sắp tới ngày cưới, người con nói với cha: Ba nghĩ sao, người sống suốt đời bên cạnh cổ là con, đâu phải là ba mà sao ba lựa người ba thích. Ông già trả lời: Tao sắp xếp mọi sự vì tao thương mày. Người con trả lời: Ba nói ba thương con nhưng ba thương con là vì ba chớ không phải thương con là vì con. Câu này hay quá. Ở đây cũng vậy, bố thí phải nhắm đến người nhận chứ sao lại trở giáo lại người cho. . Câu này hay quá. Ở đây cũng vậy, bố thí phải nhắm đến người nhận chứ sao lại trở giáo lại người cho. Phải bố thí như thả chim phóng sinh, đừng bố thí kiểu thả diều, con diều bay lên trời mà sợi dây còn nằm trong tay của mình. Câu này như câu thần chú, nếu mùa dâng y thì bà con viết mấy chữ này lên áo dài cho người khác đọc.

‘Tự chế’(self control): không nói không nghĩ không làm theo ý thích của mình. Người tu phải biết rõ (self control): không nói không nghĩ không làm theo ý thích của mình. Người tu phải biết rõ cái mình cần và điều mình thích, tự chế là sống theo tinh thần này. Ngày xưa mình chưa biết đạo, cái gì thích mình làm, thích thì mình nói, thích thì mình chìm đắm suy tư, nhưng bây giờ mình phát hiện trong tâm đang có suy nghĩ tào lao là chuyển đề tài liền, còn trong lời nói thấy sắp nói tào lao thì stop liền, và trong hành động thấy không lợi mình lợi người đời này kiếp khác thì không làm.

Có đủ bốn pháp: chân thật, tự chế, tinh tấn, hào sảng (giving và giving up) thì đời sau sanh ra không khổ nữa. Ngài xác nhận có lúc tinh tấn được thế chỗ bằng kham nhẫn, kể chung cũng là bốn pháp này.

Ở Mỹ có ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Phật tử mình nên có một ngày lễ là ngày lễ Forgiving, rất là hay. Trời hại tôi không có đủ điều kiện chớ nếu như tôi là mấy vị trụ trì tiếng tăm học trò đệ tử rầm rộ tôi bày nhiều chuyện có lợi cho đạo. Tôi muốn mỗi một năm tôi dành một tuần lễ văn hóa châu Á, một ngày cho văn hóa Campuchia, cộng đồng Phật tử có gì hay thì họ chơi hết mình trong ngày đó, một ngày văn hóa Lào, một ngày văn hóa Thái Lan, Miến Điện v.v… còn lại là một ngày cho văn hóa bản địa. (native culture). Ngày Vu Lan bên Nam Tông không có, đó là ngày nhớ về ơn cha mẹ, mình quỳ tặng quà cha mẹ, nói này nói kia, còn ngày Forgiving Day là ngày cùng ngồi lại nói lời xin lỗi với nhau, nếu thành công nhất là mời người mà mình xích mích trong năm ngồi lại nói chuyện với nhau. Nếu có ngày đó để mình ngồi với nhau mình bộc bạch vì sao bấy lâu nay mình giận không nhìn mặt người ta. Rất là hay.

Những bài giảng này được lưu trữ dưới dạng âm thanh trên internet ở địa chỉ sau đây: www.vietheravada.net; bản kinh Pāḷi và Sớ giải từ địa chỉ www.tipitaka.org.
Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app