VẤN ĐỀ TRONG TÂM
Ngày hôm qua, mẹ của một thiền sinh trẻ người Malaysia đến Trung tâm Thabarwa Thanlyin từ Malaysia và báo với tôi là do áp lực liên miên từ phía họ hàng, bà ấy muốn đưa con gái về lại Malaysia. Cô thiền sinh trẻ nói với tôi là cô không muốn chịu đựng nỗi khổ tâm và những đau khổ như mẹ cô, mẹ cô là người có giáo dục nhưng phải đối diện với những căng thẳng trong hôn nhân. Sau khi tham gia một khóa thiền một tháng hướng dẫn bởi Sayagyi U Kyaw San ở trung tâm Thabarwa Ratana ở Mogok, cô bé này đã quyết định không quay về Malaysia. Sau khóa thiền, cô bé tỏ ý không muốn quay về trường để học xong lớp 10 mà ở lại trung tâm Thabarwa và thực hành các thiện pháp Dana – sila – bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí) như là lựa chọn của cuộc đời.
Với nền tảng của một cô gái có giáo dục và ảnh hưởng gia đình, cũng như ở lứa tuổi 16, bà mẹ đặc biệt lo lắng cho tương lai của cô con gái, sợ rằng một ngày cô bé sẽ mệt mỏi với niềm đam mê hiện tại mà quyết định quay trở về nha khi đã quá muộn. Thêm vào đó, bà mẹ cũng lo lắng rằng người ta sẽ coi thường con gái mình khi cô bé không được học hành, có bằng cấp.
Đối với tôi, tôi xem những nỗ lực Dana – Sila – Bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí) là nghề nghiệp suốt cả cuộc đời. Ngược lại, dù thế gian nhận ra Dana – Sila – Bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí) là những thiện pháp, họ không thể phát triển đủ giới hạnh để hi sinh những nỗ lực thế gian hay việc kiếm sống. Phần lớn người ta không có thời gian để thực hiện các việc phước thiện Dana – Sila – Bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí). Bởi thế, họ không thể hình dung ra rằng mọi người xung quanh họ có khả năng chuyển hóa sức mạnh thành sự theo đuổi phước thiện đáng tán thán.
Thế gian thông thường không đủ cương quyết, họ nghĩ quá nhiều vì bản thân, không có ý chí và can đảm để buông bỏ điều mà họ tha thiết nắm giữ. Họ không nhận ra rằng sự thiếu quyết đoán trong việc làm thiện pháp tương đương với việc làm các bất thiện pháp (akusala) và do đó, dẫn đến kết quả không may mắn.
Cá nhân tôi tin rằng chừng nào bạn làm các việc phước thiện, dù lâu hay chóng hay chưa dứt khoát, thì những việc phước thiện vẫn đáng làm và chắc chắn là lợi ích cho bạn.
Thiền sinh trẻ Malaysia hiểu tầm quan trọng của việc làm thiện pháp, bởi thế, cô bé muốn cống hiến cuộc đời mình cho việc làm các thiện pháp Dana – Sila – Bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí). Làm các thiện pháp thực sự có một tầm quan trọng cho cộng đồng Phật tử Malaysia, bởi vì không có nhiều người, đặc biệt là tuổi trẻ cống hiến bản thân một cách hoàn toàn cho phận sự đó.
Thiền sinh trẻ có ý định lấp chỗ trống trong cộng đồng và có niềm tin đầy đủ về việc đảm đương phận sự đó. Với lứa tuổi của mình, cô bé không có sự dính mắc mạnh mẽ. Ngược lại, dù mẹ cô có sự hiểu biết tương đối về Pháp, bà ấy dính mắc mạnh mà sức mạnh buông bỏ lại yếu. Đó là tại sao bà ấy không thể kham nhẫn thêm nữa những áp lực liên miên từ phía họ hàng và quyết định đưa con gái về lại Malaysia.
Khi tôi khuyên cô thiền sinh trẻ tôn trọng mong muốn của mẹ và theo về Malaysia, cân nhắc lại về nguyện vọng và mục tiêu của mình và rồi cố gắng đưa ra quyết định chắc chắn về tương lai từ chính trong cộng đồng của mình, cô bé trả lời tôi rằng: quyết định đã được đưa ra. Tôi lại khuyên cô bé theo mẹ về lại Malaysia, xác nhận lại quyết định và giải quyết các vấn đề cá nhân kể từ khi cô bỏ đi đột ngột mấy tháng trước. Tôi cũng bảo cô bé quay trở lại trung tâm Thabarwa sau vài tháng, khi tôi kết thúc chuyến hoằng Pháp ở Việt Nam vào tháng 1 năm 2016.
Bằng việc thực hiện các việc thiện pháp Dana – Sila – Bhavana (Bố thí, cho đi – Giới hạnh – Phát triển tâm trí), bạn phải phát triển giới hạnh thực sự cần thiết cho sự hy sinh cuộc sống thế tục, sự giàu có thế tục và những sự thỏa mãn thế tục. Nếu bạn được phú cho sức khỏe tốt, sự thịnh vượng và trường thọ, những tài sản đáng mong ước theo thế gian, bạn được coi là may mắn và được ban phúc lành. Tuy nhiên, những sự thỏa mãn thế gian này là giới hạn. Để có thể đạt được con đường xuất thế gian thực sự, bạn phải nỗ lực xả ly tất cả những thỏa mãn thế gian và thực hiện các việc làm phước thiện một cách liên tục và tinh cần. Chỉ khi đó thì ý nguyện của bạn mới đưa lại sự thành tựu thực sự.
Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara
Pháp thoại 2017 – Vấn đề trong tâm
Thanlyin – Myanmar
Phật tử Lan Nanika dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara