ĐẠO LỘ TỰ NHIÊN

Câu hỏi: Kính thưa Thiền sư! Trong giờ toạ thiền, con đã bị một con muỗi đốt. Sự việc này khiến con suy tư rằng cần gia cố bao nhiêu công lực của hạnh kham nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động bình thường. Điều thôi thúc khiến các Bậc thiện trí trở nên nhẫn nại hơn. Con kính tri ân Thiền sư rất nhiều!

 

Đau nhức, ngứa ngáy, bệnh tật, căng thẳng, thất vọng, thèm thuồng, ác cảm, lo lắng, bất an… chính là hiểm hoạ bên trong. Hãy chánh niệm; tuệ tri về Bản Chất Vô Thường để xả bỏ chúng đi. Không chối bỏ, chúng ta cần nhận định rằng các cấu uế này sinh ra mới là bất toại nguyện. Để có khả năng xả ly, chúng ta tư duy về Bản Chất Vô Thường. Bản Chất này cũng đồng quy với mọi người hay vạn vật. Nêu như cho rằng chúng ta khác biệt nên sẽ có bệnh lý, triệu chứng khác nhau; song từ một nhân Bản-Chất-Vô-Thường-Luôn-Mới.

Đứng ở giác độ Sự thật Tự nhiên, chỉ có Bản-Chất-Vô-Thường-Luôn. Nếu chúng ta có thể liễu tri Sự Thật bằng thực ch ứng cá nhân thì chúng ta mới xả ly được. Đối với kinh nghiệm của mình, tôi đã từng thực hành ở Trung tâm Thiền và tại tư gia, không phải ở rừng; vậy nên, tôi không có vấn đề với muỗi nhưng lại liên quan nhiều đến kiến. Trong một thời thiền, chân tôi bị kiến cắn. Nhưng, tôi vẫn tiếp tục vì vẫn còn chịu đựng được. Lúc đó, giả sử tôi ngưng thiền vì kiến cắn, giờ đây tôi chẳng thể xả ly. Ví như, tôi không thể loại bỏ thì vấn đề sẽ vẫn tiếp diễn; trong mọi lúc, tôi sẽ gặp trở ngại với kiến. Bởi chánh niệm vào cơn thống khổ để hoá giải một cách thành công nên kiến không oan trái với tôi. Đôi khi, tôi vẫn bị kiến cắn nhưng không nhức nhối như trước nữa. Đối với muỗi, tôi chưa có cơ hội để đối mặt và đối trị, hiện giờ, tôi vẫn còn đang chịu đựng. Quay lại vấn đề, bạn cần kham nhẫn; khi công lực càng cao bao nhiêu, bạn càng có thể xả ly bấy nhiêu. Nếu bền chí chống lại sự phiền hà của muỗi thì kẻ thù này sẽ không còn nữa; tức là bạn thoát khỏi nguy hại này.

Khi làm các thiện pháp như trì giới cũng như giữ tâm quân bình và thuần tịnh; chúng ta nên tiếp tục pháp hành bất kể thời gian, nơi chốn, con người và hoàn cảnh. Theo đó, chúng ta chắc chắn sẽ vun bồi tất cả hạnh Ba-la-mật. Thông qua việc tìm đọc về Cuộc đời Các Vị Phật Tương lai cùng Những Vị Thiền Sư lỗi lạc, sẽ truyền động lực cho sự thực hành của bạn. Thật rất hữu ích.

Trong thiền tập, chớ nên gượng ép. Hãy tự nhiên, thư thái, chậm rãi, điềm tĩnh và kham nhẫn, không cần phải vồ vã, nóng nảy hay thô tháo. Nhẹ nhàng khép mắt lại. Thư giãn toàn bộ thân và tâm. Dầu việc gì, nhớ cố gắng chỉ-làm-mà-thôi. Thay chủ ý tạo tác thành chú tâm hay biết về hành vi, bản tánh hay thói quen. Cần tư niệm về căn hành phát khởi là do tự tánh hoặc huân tập. Chẳng có chi ngoài trừ sự tỉnh thức thuần tuý giữa thói quen và tự nhiên.

Chúng ta giữ chánh niệm không chỉ cho mình mà còn những người khác và Sự Thật. Thiền tập dành cho tất cả. Sự Thật cũng để chỉ-làm-mà-thôi, hiện tiền, tự nhiên và kiên định. Điều quan trọng là chỉ-làm-mà-thôi. Chúng ta cần tập trung chánh niệm ở mỗi khoảnh khắc hiện tại. Mỗi người nên tự thực hành như vậy. Chúng ta không cần đặt trọng tâm vào một đối tượng như hơi thở hay chuyển động căng phồng và xẹp đi của bụng dưới. Đối tượng chánh niệm của mỗi người có thể khác nhau cũng như một thiền sinh chuyển đổi đề mục theo thời gian. Do vậy, chúng ta chẳng nên lưu tâm đến duy-chứng-chánh-niệm; kết quả tu tập giữa các thiên sinh nghe có vẻ không đồng nhất, chúng ta nên chấp nhận sự khác biệt về kết quả lẫn đối tượng tương ứng. Chúng ta cần đồng thuận giữa các phương pháp và sự khác biệt trong cách thức thực hành; không cần y hệt nhau ví như: nhà sư, cô tu nữ, người nữ, người nam,…, có thể là vầy hoặc không phải, chúng ta nên cố gắng thừa nhận hai mặt (hữu & vô; đồng & dị): giới tính; tuổi tác, dân tộc… Chúng ta đều cố gắng duy trì chánh niệm ở mỗi khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta cũng biết về toạ thiền và các oai nghi thiền khác. Chúng ta nên cùng nhau ngồi thiền, nhưng đừng dính mắc, hãy thuận lòng dù thiền ngồi lẫn không, ở hội chúng hay tự thân. Tất cả chúng ta hãy tập trung giữ chánh niệm ngay trên mỗi khoảnh khắc hiện tại. Cốt lõi chỉ có vậy thôi. 

Bằng sự thực hành, cái hiểu ngày càng rõ rệt hơn. Vì tâm có thể kết nối lẫn nhau nên chúng ta không cần cộng trú; chỉ duy pháp hành chánh niệm xảy ra tại mỗi khoảnh khắc hiện tại. Chúng ta chẳng nên ganh đua bởi sự dị biệt về con người, tổ chức, tôn giáo, quốc gia… Chúng ta chung sức tạo thế cạnh tranh giữa việc làm và không làm thiện pháp. Điều này thực sự quan trọng. Khi làm thiện pháp ở mỗi khoảnh khắc hiện tại; chúng ta nên làm một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, kiên nhẫn; trên tinh thần thông cảm và hợp tác để chỉ-làm-mà-thôi với chánh niệm và xả ly ngay trên mỗi khoảnh khắc hiện tại, không truy tìm quá khứ hoặc mơ tưởng đến tương lai là cốt yếu cho người bước theo con đường Trung Đạo. Vì có khoảng cách giữa năng lực thực hiện và ý muốn làm cũng như kiến nghị và thực nhận nên chẳng thể nào thoả mãn được.

Bên cạnh đó, chúng ta sân hận. Quấn quanh mối ác cảm đó, chúng ta chẳng chịu thứ tha, không thể điều hoà. Chúng ta muốn giải quyết ngay lập tức là điều bất khả thi. Mặt khác, do chúng ta vô minh nên không hiểu về Sự thật hay Chánh đạo. Chúng ta có tà kiến. Chúng ta chỉ cần chấp nhận Sự thật về tánh tham, sân và si đang thâu tóm tâm trí. Với chánh kiến, chỉ cần làm-điều-có-thể giống như là điều mà chúng ta đang làm ngay lúc này; chấp-nhận-mọi-sự đang diễn ra ngay khoảnh khắc hiện tại một cách kham nhẫn và trí tuệ. Giờ đây, chúng ta hãy tìm một cách thức khác; cố gắng vận dụng nó cho dù muốn làm hay không. Không cần thiết cưỡng cầu sửa đổi tâm tính. Những thiện phước đang tạo ngay hiện tại này sẽ khiến điều kiện thay đổi một cách tự nhiên. Chúng ta không thể dung nạp nghịch cảnh ở hiện tại bởi tham, sân và si có mặt. Chúng ta chỉ cần chấp nhận rồi liên tục làm thiện pháp, chẳng phải lục tìm giải pháp hay việc lành nào, tiếp tục làm bất cứ thiện pháp nào mà chúng ta có thể làm ngay giây phút hiện tại. Sau cùng, một cách tự nhiên, mọi việc sẽ tự chuyển dời theo nhân duyên, không cần dựa dẫm vào ai đó hay vào chính mình; hãy nương tựa vào khoảnh khắc hiện tại của hành động thiện pháp. Vì vậy, ngay bây giờ, tất cả chúng ta đang làm thiện pháp thì chỉ cần tiếp tục mà thôi. Với tính nhẫn nại, sự từ tốn, những ý nguyện của chúng ta chắc chắn sẽ được thành tựu từng cái một. Đây là cách thức Tự nhiên, lý Trung Đạo, mọi thứ đều khả thi, chẳng có việc gì khó nếu chúng ta quyết chí đi theo Trung Đạo – đạo lộ Tự Nhiên.

Thiền sư Ashin Ottamathara

Ariya Sacca ghi – Diệu Hỷ dịch
16/01/2020 – Chùa Pháp Lâm, Việt Nam
Nguồn: FB Thiền sư Ottamathara 

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app