TRÌNH PHÁP: TRỞ NÊN TRỌN VẸN ĐỂ CHUYỂN HÓA NGƯỜI KHÁC

Tôi xin trình bày 2 đề xuất. Thứ nhất, tôi thấy nhóm tình nguyện viên (TNV) quốc tế chúng tôi hoàn toàn tách biệt với những người Myanmar nơi đây. Không có sự hợp tác nào giữa hai nhóm. TNV quốc tế đến và đi liên tục. Nhóm TNV quốc tế và nhóm Myanmar nên làm việc cùng nhau. Có thể là người Miến Điện sẽ học thêm tiếng Anh, người nước ngoài sẽ học thêm tiếng Miến Điện và sau đó học hỏi nhau một số kĩ năng. Khi đó, khi nhân sự quốc tế thay đổi thì ít nhất vẫn còn nhóm Myanmar cố định tại đây.

Hai là, khi tôi đi bộ dọc khắp trung tâm và quan sát thấy nhiều người suốt ngày chỉ ngồi đó, hút thuốc và chẳng bao giờ khỏi được bệnh. Cũng có nhiều người trẻ có khả năng làm việc gì đó, và thật tệ nếu họ tự cảm thấy mình vô dụng. Nơi này người ta cần đến sự trợ cấp cái ăn chốn ở miễn phí, tôi không hiểu tiền đâu ra mà họ trả cho trà thuốc mỗi ngày. Phải nói rằng trung tâm này khá dơ bẩn, đường đi cũng dơ và người ta đang lợi dụng nơi này để ăn để ở miễn phí. Họ nên làm gì đó chứ, ít nhất hai ba lần mỗi ngày, hãy chia nhóm ra và lau dọn hay làm bất cứ việc gì họ thấy hữu dụng và điều này ít nhiều cũng giúp cho trung tâm.

Giữa cha mẹ và con cái, cha mẹ thì quan trọng hơn. Giữa người thầy và người trò, người thầy là nhân tố quyết định. Bởi vì con cái chưa trưởng thành, người học chưa đủ trải nghiệm, họ không thể tự cải huấn chính họ. Bên cạnh đó, cái tâm thì quan trọng nhất. Sự mong muốn thay đổi người dân địa phương nên thật sự mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nếu thực sự quyết tâm, bạn sẽ làm việc cật lực hơn vì họ. Chỉ khi tất cả TNV quốc tế cùng quyết chí và chuyên tâm hơn trước, vấn đề này mới được giải quyết.

Tôi cũng gặp phải vấn đề tương tự. Tôi dạy thiền và thực hành thiện pháp cho những người ở đây. Hầu hết chẳng ai hứng thú nên rất khó để giảng giải cho họ, dù già hay trẻ. Nhưng dần dà tôi cũng tìm ra câu trả lời. Vấn đề xuất phát từ phía tôi, tôi cần làm việc cật lực hơn và tôi cần là một người thầy trọn vẹn. Từ phía những thiền sinh hay thí chủ, sự tầm cầu trong họ cũng phải mạnh hơn trước kia thì mới theo đuổi được. Không dễ để thay đổi tâm người khác và cuộc đời của họ. Bởi vậy, nếu muốn thành công, bạn cần phải kham nhẫn cố gắng đến khi trở nên trọn vẹn. “Bạn” ở đây không phải cá nhân một ai đó mà là cả tập thể. Từng cá nhân đến và đi liên tục nhưng lúc nào ở đây cũng có một “nhóm” TNV quốc tế tồn tại. Làm việc cùng người khác thì rất khó, hoan hỉ đoàn kết cùng nhau cũng chẳng dễ dàng nhưng  khả thi. Khi càng có nhiều thành viên, những mong muốn chung của các TNV sẽ càng tăng trưởng, từ đó những kĩ năng tình nguyện và giáo dục sẽ dần thành thục. Từ đó sẽ thay đổi được tâm và cuộc sống của những người ở đây.

Nhưng cốt lõi tôi muốn hỏi là về làm việc nhóm. Còn Ngài lại đang nói về chuyển hóa tâm.

(Cười) Điều này đã thói quen cố hữu của những người ở đây. Không chịu hợp tác từ trong gia đình, kể cả chồng và vợ. Điều này xảy ra nhiều năm rồi. Chúng ta cần thay đổi văn hóa này,, chúng ta cần thay đổi thói quen. Thế nên điều này rất khó. Ngoài ra, ở nơi này có nhiều người nghiện rượu, nhiều bệnh nhân tâm thần nữa, rất khó để giảng giải cho họ hiểu, chúng tôi sẽ cố gắng. Tôi sẽ cố gắng.

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara

Pháp thoại với tình nguyện viên Quốc Tế
25/03/2020 – Trung tâm Thabarwa Thanlyin, Miến Điện
Ahmeelay Hong ghi – Kha Nguyen dịch – U Ariya biên tập
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app