TRÌNH PHÁP: THABARWA THỰC HIỆN CÁCH LY NHƯ THẾ NÀO?

Tôi muốn làm rõ các thông tin về việc giãn cách xã hội và cách ly. Chúng ta sẽ làm điều đó một cách nhất quán chứ? Khi nào chúng ta nên bắt đầu và duy trì trong bao lâu hay chúng ta sẽ để mọi thứ “thuận tự nhiên”?

 

Không, nếu nói chúng ta không làm gì thì đó là lỗi chối bỏ. Và nếu chúng ta từ chối thực hiện cách ly thì vấn đề trong tâm mọi người sẽ tăng lên. Do đó, chúng ta sẽ thực hiện cách ly không phải vì virus mà là vì tâm. Tóm lại, chúng ta sẽ không từ chối cách li. Vấn đề tôi quan ngại là bệnh nhân tâm thần có thể không chấp nhận nên chúng ta sẽ sắp xếp để họ cách ly không hoàn toàn. Virus là không chắc chắn, nhưng sự tức giận, sợ hãi, lo lắng tại thời điểm hiện tại trong tâm là vấn nạn chắc chắn nhất; chúng ta cần giải quyết nó trước. Gần như mọi người trong xã hội đều sợ hãi và lo lắng, họ không thể giải quyết vấn đề, họ chỉ có thể làm lơ nỗi phiền não này, như vậy không tốt. Đặc biệt trong hoàn cảnh này, nếu tâm bất an thì rất dễ bị virus tấn công. Giải pháp mà chúng ta đang tìm kiếm là dành cho tâm trọn vẹn, không chú ý nhiều đến thân.

Vâng! Nhưng tôi muốn biết rõ chúng ta sẽ chuẩn bị cho người nước ngoài mới tới như thế nào? Về thức ăn cho tất cả mọi người? Và ai sẽ giải thích cho họ trong việc thực hành thiền?

 

Đầu tiên, chúng ta sẽ thử nghiệm việc gửi người những thiền sinh Miến Điện đến các trung tâm Thabarwa khác và dựa theo kinh nghiệm của họ, nếu ổn, chúng ta có thể gửi người nước ngoài đến đó. Đấy là dự trù, hiện tại đây là nơi phù hợp nhất. Tạm thời, tất cả các bạn sẽ ở đây nhưng chúng tôi sẽ thực hiện việc chia các bạn ra thành các nhóm nhỏ. Một số tình nguyện viên có kỹ năng y tế, họ là bác sĩ và y tá, và họ muốn đảm bảo các quy tắc khoa học, y học. Một số tình nguyện viên khác có thể không quan tâm nhiều đến y học và có thể không quá nghiêm trọng việc tuân thủ các kiến nghị y tế dành cho dịch bệnh.Từ cơ sở đó, chúng ta sẽ phân tách thành 2 nhóm. Đối với những thiền sinh ngoại quốc nhấn mạnh vào hành thiền và không đặt nặng vấn đề virus, họ sẽ ở riêng so với nhóm có quan điểm khác. Chúng ta nên tổ chức thành nhiều nhóm để mọi người sinh hoạt và làm việc cục bộ, ở những nơi khác nhau với các hoạt động khác nhau. Như thế có thể dung hòa mọi mong cầu.

Có phân khu nam nữ không ạ?

 

Chúng tôi cũng đã cân nhắc vấn đề đó nhưng vì không có nhiều phòng. Chúng tôi sẽ ranh giới các khu vực bằng cách đặt khoảng không nhất định.

Nếu nam nữ được ở chung theo nhóm sẽ thoải mái hơn nhưng Thabarwa có ổn với điều đó không?

 

Chúng tôi sẽ thực hiện cách ly không hoàn toàn, vì sẽ tốt hơn cho một số người có bất ổn trong tâm; trong quá trình cách ly, tốt hơn là họ nên ở cùng với những người khác. Đặc biệt là trong tình huống này, tâm của mọi người hầu hết bất ổn do sợ hãi và lo lắng nên tôi không muốn cách ly hoàn toàn. Đây là một trung tâm thiền, chúng ta không nên chối bỏ nhưng cũng không quá nghiêm trọng trong hoạt động này. Nếu cần chúng ta sẽ thực hiện nghiêm ngặt hơn. Bây giờ không có virus tại thị trấn Thanlyin này nên đây chỉ là một sự chuẩn bị, không phải là truy vết virus. Nhưng khi chắc chắn là có virus thì chúng ta nên nghiêm túc vào lúc đó và chắc chắn các hoạt động cũng thay đổi. Có rất nhiều vấn đề cần giải quyết, rất khó để sắp xếp mọi thứ.

Mọi người ở đây khá bận, nhiều khi có việc cần làm nhưng không có thời gian. Nên có ít nhất hai đội sẽ chăm lo về bữa ăn, có thể áp dụng cho các hoạt động khác nữa, để nếu một đội không thể làm thì còn có đội khác thay thế. Đây là cách của Thabarwa, chúng ta phải làm như thế, ở đây không thể vận hành như trong xã hội. Tình hình có nhiều thay đổi, nhiều điều tốt hay xấu đang diễn ra mọi lúc tại nơi này. Sẽ khó thực hiện nhưng cách này khả quan. Đây là một cuộc chiến thật sự. Một số sẽ ổn, một số không ổn, một số sẽ an toàn và một số không an toàn. Ví dụ như UNICEF, họ phục vụ cho toàn thế giới nên họ bị quá tải. Theo cách nghĩ của tôi về việc cách li, tôi muốn ổn định tâm của những người sẽ ở trong khu cách li. Đây là lý do tôi cố gắng nắm bắt suy nghĩ của mọi người để ai cũng được quan tâm. Đây là cách mà tôi sử dụng. Nhưng đối với những người ở bên ngoài, họ không ở trong hoàn cảnh đó nên họ không thể hiểu được. Chúng tôi ưu tiên quan tâm người ở trong khu cách ly và cố gắng bình ổn tâm cho họ, sẽ an toàn cho tâm của họ vì họ quan trọng hơn. Người ngoài khu cách li có thể không hài lòng vì họ nghĩ cách chúng ta làm không đủ an toàn nhưng nó an toàn cho tâm của những người đang thực hiện cách ly. Nếu tâm họ không bình ổn, nó sẽ gây ra vấn đề cho cộng đồng bên ngoài. Họ là những người cần giúp đỡ, chúng ta nên chú trọng vào họ, bởi vì họ bị nghi ngờ mang bệnh, những người còn lại không bị nghi ngờ như họ.

Làm như vậy thì sẽ tốt hơn. Nếu tôi muốn giúp đỡ ai đó tôi sẽ giả sử mình là họ để hiểu họ, để giúp họ được thỏa mãn nhưng những người khác có thể không hài lòng. Đây không phải là vấn đề, tôi đang giúp đỡ người gặp khó khăn, và điều này thực sự hiệu quả. Bằng cách này, khi tôi gặp rắc rối hoặc cần sự giúp đỡ, tôi chắc chắn mình sẽ được giúp đỡ, sẽ được phục hồi. Bây giờ mọi người đều gặp nguy hiểm nhưng tình cảnh khác nhau, một số thực sự cần sự giúp đỡ, số khác ít khẩn cấp hơn. Vì vậy, chúng ta nên chọn đúng người để ưu tiên giúp đỡ. Nếu chọn chính xác, chắc chắn chúng ta sẽ có thể giải quyết mọi vấn đề. Điều tôi hi vọng là những người đang bị cách ly đồng ý những người mới tới ở cùng khu vực với họ. Đó là một tòa nhà lớn, sẽ tạo được khoảng cách giữa nhóm mới và nhóm cũ. Từ đó sẽ tạo sự thông cảm cho nhau vì ban đầu ai cũng trong hoàn cảnh cách li như nhau. Họ là những người mới tới, họ có thể quan sát và hiểu nhau hơn. Cách này sẽ ổn định nhóm tình nguyện viên cũ nữa. Đây là điều tốt nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Nếu có thêm không gian trống nào, chúng ta sẽ cân nhắc thêm. Theo cách này, hướng dẫn cho họ cũng dễ dàng hơn là biệt lập hoàn toàn. Nếu đa số đồng ý, chúng ta nên thực hiện điều đó, nếu không thì tìm cách khác. Đối với những người không muốn vào khu cách ly, chúng ta sẽ cân nhắc nơi ở riêng cho họ; họ sẽ không làm công tác tình nguyện và sinh hoạt biệt lập. Cách ly về cơ bản là tách biệt với cộng đồng, những ai không thích ở cùng với những người cách ly khác; chúng tôi có thể sắp xếp phòng riêng cho họ và họ có thể ở một mình.

Vấn đề cũng tương tự đối với người dân Myanmar. Nhiều người mới sắp tới và họ sẽ gặp khó khăn, dù cho chính họ là người dính mắc với việc cách ly. Nhưng họ đến từ các khu vực nông thôn nội địa nên không cần phải quá lo lắng. Chúng tôi có thể thay đổi phương thức cách li theo thời gian. Hiện tại, đây là phương thức khả thi nhất. Hôm nay hoặc ngày mai tình nguyện viên mới có thể đến, nếu tất cả nhất trí, các bạn sẽ ở cùng nhau. Những ai đang trong khu cách li rồi cũng nên giải thích với người mới tới rằng đây là giải pháp dành cho hoàn cảnh hiện tại, trong tương lai mọi thứ đều có thể thay đổi.

Còn những tình nguyện viên cũ đã ở với chúng ta, khi họ quay lại thì họ nên ở lại với chúng ta hay vào khu cách li?

 

Theo quan điểm của tôi, các cựu tình nguyện viên đã quen thuộc với nơi này và chúng ta đã biết họ, chúng ta không phải là người lạ. Nếu bạn nghĩ là an toàn, họ có thể đến và chúng ta có thể sắp xếp cho họ. Nếu mọi người cùng nhau ở đây thì không thành vấn đề. Nếu người cũ muốn hợp tác mà những người ở đây không đồng ý thì mới là vấn đề, vì việc này liên quan đến tất cả. Trong những ngày này, những người vừa quay lại nên ở cùng nhau và không tiếp xúc với các tình nguyện viên quốc tế khác, như vậy sẽ tốt hơn. Chúng ta còn có các trung tâm khác, sẽ đủ nơi trú cho tất cả. Đây là biện pháp trông chừng và theo dõi. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề. Nếu tôi nói chuyện với họ và quan sát suy nghĩ của họ, tôi có thể nhận biết họ an toàn hay không. Tôi hiểu đất nước này, tôi hiểu nơi này. Đối với tôi, đó không là vấn đề, tôi có kinh nghiệm giao tiếp với rất nhiều người. Chúng tôi vẫn có quan khách đến thăm hỏi nên tôi có nhiều nguồn thông tin bên ngoài. Ở các nước khác tôi không thể làm như thế này nhưng ở đây tôi hoàn toàn có khả năng. Chúng ta cũng có kết nối với các bệnh viện. Càng nhiều kết nối, chúng ta có càng nhiều cập nhật thực tế. Tình hình này có thể kéo dài trong hai hoặc ba tháng, chúng ta sẽ còn phải ở cùng nhau dài dài, nên việc chỉ giãn cách vài ngày trước mắt không là vấn đề lớn. Tổng quan là như vậy, chúng tôi cũng có thể đánh giá riêng một vài trường hợp cụ thể. Ví dụ như có một người mới đến với visa thiền, cô ấy đã đến Miến Điện được một thời gian và đã tham dự một khóa thiền ở nơi khác. Trường hợp như thế này thì không đáng lo.

Khi thực hành thiện pháp, việc bạn thực hành được đến đâu tùy thuộc vào việc bạn là một tình nguyện viên chuyên nghiệp hay chỉ mới thực hành tự phát. Chúng tôi phải quyết định xem ai đó có an toàn hay không phụ thuộc vào sức mạnh của tâm của họ. Tôi đã làm việc với nhiều tình nguyện viên, nhiều thiền sinh và nhiều mạnh thường quân đủ để tôi có thể đọc được tâm họ nghĩ gì, phước phần và thiện tâm của họ. Tôi có thể đoán, tôi có thể cảm thấy. Hầu hết mọi người không hiểu được như vậy nên họ cần nhấn mạnh vào việc cách li vì đó là cách duy nhất họ biết. Nhưng tôi biết nhiều cách để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật và thiên tai. Việc này đòi hỏi sự hợp tác. Chúng ta có những khả năng khác nhau, trí thông minh khác nhau mà chúng ta đang sử dụng ở đây. Bạn sẽ làm những gì bạn có thể làm và tôi sẽ làm những gì tôi có thể làm, và chúng ta phụ thuộc vào nhau để có thể an toàn cùng nhau. Nếu chúng ta không tin nhau, chúng ta không thể ở bên nhau. Nhờ sự hợp lực này mà chúng ta có khả năng làm nhiều việc. Nếu không ở cùng nhau, chắc chắn chúng ta không thể thực hành một các liên tục. Mà như thế thì chúng ta không còn an toàn nữa.

Thiền sư Ottamathara

31/03/2020 – Trung tâm Thabarwa Thanlyin, Yangon
Pháp thoại với tình nguyện viên quốc tế về Covid-19
Sayalay Pãnca Khandha ghi – Kha Nguyen chuyển ngữ
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app