VÍ DỤ CHO VIỆC TỪ BỎ SỰ DÍNH MẮC

Xin Thiền sư đưa ra 1 ví dụ cụ thể về sự từ bỏ sự dính mắc mặc dù chúng ta hiểu rằng đó là việc cần làm?

Sự thực hành này liên quan đến cái hiểu là điều chính yếu chứ không phải chúng ta có thể làm gì.

Khi chúng ta chết thì chúng ta buộc phải từ bỏ tất cả; để lại mọi thứ hay từ giã mọi người khác thì không có gì khó khăn lắm; như vậy, việc từ bỏ hành động nào đó thì không quá khó.

Ví dụ như: khi chúng ta bị ốm, chúng ta không thể làm gì, chúng ta không thể đi được, chúng ta buộc phải nằm trên giường. Nhưng điều mà chúng ta phải làm là làm các việc thiện mà mình thấy khó làm.

Để hành thiện một cách trọn vẹn thì chúng ta cần phải làm các điều thiện lành mà mình thấy khó làm.Thông thường, chúng ta chỉ thực hiện điều mà chúng ta có thể làm. Với cách thức đó, có rất nhiều việc thiện mà chúng ta không có cơ hội làm. Chính vì vậy, khi nhân điều kiện để các việc thiện được tạo ra không hoàn hảo thì quả thu nhận sẽ là không trọn vẹn.

Sự hiểu biết đúng đắn hay hành thiện theo con đường Trung Đạo thì mang đến cái kết quả hoàn hảo. Nếu chúng ta muốn có kết quả hoàn hảo thì chúng ta phải có khả năng làm được các việc thiện một cách hoàn hảo. Đó là lý do vì sao mà chúng ta cần phải làm nhiều việc thiện hơn.

Khi chúng ta làm thiện pháp thì chúng ta cũng cần có chánh kiến nữa. Chánh kiến và làm phước thiện mà mình thấy khó làm chính là hai điều thật sự cần thiết.

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara

Trích Phần Thiền-sư-thuyết-Pháp-cho-Thiền-sinh-Việt-Nam được đăng trên Thư viện Hoa Sen.org ngày 19/01/2017
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app