Q&A: HƠI THỞ KHÔNG TỰ NHIÊN PHẢI LÀM GÌ?

Hơi thở của con rất căng và không có tự nhiên. Khi con tập trung vào hơi thở, rất căng thẳng, con phải làm gì?

Nếu quan sát hơi thở có sự căng thẳng, chúng ta có thể chuyển sang đối tượng khác trên thân và tâm. Chúng ta cần có sự chánh niệm, ghi nhận hiện tượng thân, tâm để buông bỏ các thói quen, tập khí của mình. Chúng ta có thể hành thiền bằng cách sử dụng cách này hay cách khác, quan sát bất cứ đối tượng nào ở trên thân và tâm, để có được sự xả ly, buông bỏ các hoạt động theo thói quen cố hữu của tâm.

Khi đạt mức độ hiểu biết hay thực chứng nào đó, tạm gọi là một mức độ giác ngộ nào đó, không còn sự dính mắc thì không nhất thiết phải tập trung vào thân tâm nữa. Có thể tiếp tục tập trung hoặc không tập trung vào các tiến trình thân, tâm nữa.

Trong trường hợp này, thiền sinh đang có vấn đề trong phương pháp, cách thức thực hành tập trung, nảy sinh do có sự dính mắc khi sử dụng một phương pháp cụ thể nào đó.

Trong sự quan sát hơi thở, có sự tập trung, căng thẳng thì có nghĩ là chúng ta đang có sự dính mắc vào việc thiết lập định. Chính vì vậy mà chúng tôi hướng dẫn thiền sinh để thực hành có hiểu biết đúng, tức là đơn thuần quan sát, một hành động đơn thuần mà thôi.

Chúng ta phải nhớ về sự thật là chỉ làm mà thôi, trên cơ sở đó sẽ chọn một phương pháp thích hợp, dù bất cứ phương pháp nào, sự hiểu biết đúng, chân chánh đằng sau sự quan sát là cần thiết.

Nếu như mà chúng ta quan sát hơi thở mà cảm thấy căng thẳng, có thể chuyển sang một trong các đối tượng khác ở trên thân hoặc tâm.

Vấn đề ở đây không phải là chúng ta làm gì hay làm theo cách nào thì quan trọng, mà điều quan trọng là chúng ta đang quan sát mà không có sự dính mắc, điều đó quan trọng hơn.

(What we are doing or how we are doing, that’s not important, to be doing only, without attachment is really important.)

Hiểu được vấn đề tôi giải đáp thì quý vị có thể hiểu ra được con đường mà tôi hướng dẫn thực hành ở đây. Tất cả chúng ta và những gì chúng ta đang làm, tất cả hành động của chúng ta đều là sự thật do tâm tạo. Mà tất cả các sự thật do tâm tạo chỉ để sử dụng mà thôi, nó chỉ đơn thuần là hành động, hoạt động đó mà thôi.

Nếu chúng ta tập trung quan sát một đối tượng nào đó mà có sự dính mắc ở đó là chúng ta thực hành không đúng. Sở dĩ điều này xảy ra là do thiền sinh đang có sự dính mắc đối với phương pháp, cách thức thực hành của mình. Ở đây chúng ta đang học cách xả ly, buông bỏ cả sự dính mắc đối với phương pháp.

Nếu không còn sự dính mắc ở đó, các tiến trình thân tâm chỉ đơn thuần diễn ra, đơn thuần dành cho mục đích sử dụng mà thôi

Đi trên con đường trung đạo có nghĩa là chỉ hành động mà thôi, chỉ kinh nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi, chỉ hay biết mà thôi. (The only middle way is doing only, using only, knowing only, experiencing only)

Để đi trên con đường trung đạo, chúng ta cần buông bỏ, tách rời ra khỏi khái niệm tôi, ta, của tôi, của ta, cái này, cái kia. (To follow the middle way, we must be free from attachments to the idea of I or you, me or my, this or that)

Nếu chúng ta có thể buông bỏ, không còn sự dính mắc đối với bất cứ phương pháp, pháp môn nào, thì các vấn đề cũng không còn nảy sinh.

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara

Thiền viện Phước Sơn 06/2013
Sư Thư dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app