BUÔNG BỎ NHỮNG THÓI QUEN ĐỂ HIỂU VỀ SỰ THẬT

Xin Ngài giải thích về mối quan hệ nhân quả của buông bỏ dính mắc mà Ngài đã nhắc đến trong các câu hỏi trước.

Nếu chúng ta không cố gắng thực hành buông bỏ thì chúng ta sẽ có sự nắm giữ, chấp chặt.

Nếu có sự nắm giữ thì có sự dính mắc, thì có sự hiểu biết sai lầm ở đó

Nếu chúng ta cố gắng buông bỏ đến mức tối đa có thể thì sự hiểu biết đúng đắn sẽ sinh khởi và sẽ giúp chúng ta có được sự buông bỏ không có sự dính mắc. Việc thực hành buông bỏ sẽ giúp sinh khởi sự hiểu biết đúng đắn, giảm đi sự hiểu biết không đúng đắn.

Nếu chúng ta không có sự chấp chặt vào bản thân mình cũng như hành động thì không có tồn tại sự chấp chặt và dính mắc.

Việc có mặt của dính mắc hoặc ý tưởng về sự dính mắc liên quan đến sự hiểu biết sai lầm và dính mắc của bản thân. Đây là hành động chấp chặt và ý tưởng chấp chặt vào hành động của bản thân là do có sự hiểu biết sai lầm và do dính mắc.

Chúng ta thường đồng hóa là của tôi, của chúng ta. Chúng ta cũng có thói quen chấp chặt vào việc thực hành chánh niệm. cách thức thực hành chánh niệm và cho rằng chúng là của mình. Cái ý tưởng về việc nắm giữ và hành động nắm giữ đó là do sự không hiểu biết và sự dính mắc. Việc chúng ta thực hành chánh niệm cùng với sự buông bỏ thì sẽ giúp có được sự hiểu biết, sẽ giúp chúng ta có chánh kiến và có thể buông bỏ được dính mắc của mình. Chúng ta cần hiểu rằng, khi có sự dính mắc vào cái gì đó thì luôn có sự dính mắc ở đó, khi buông bỏ được thì luôn có một năng lực buông bỏ ở đó.

Nắm giữ là nguyên nhân dẫn tới sự hiểu biết sai lầm và dính mắc, buông bỏ là nguyên nhân dẫn đến sự hiểu đúng đắn và chánh kiến hay là sự buông bỏ. Khi chúng ta không có sự can đảm để buông bỏ thì chúng ta sẽ chấp chặt và dính mắc. Nếu như mà chúng ta có sự can đảm để buông bỏ thì chúng ta sẽ không có chấp chặt và dính mắc. Nếu người thiền sinh không có thể buông bỏ sự hiểu biết thông thường này thì chúng ta sẽ nắm chặt vào nó nên không thể đi được con đường trung đạo. Nếu chúng ta không có sự can đảm và khả năng buông bỏ cuộc sống của mình có nghĩa là chúng ta sợ mất đi cuộc sống của mình thì chúng ta cũng không thể đi con đường trung đạo được. Điều chắc chắn ở đây là sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ mất đi cuộc đời của mình, tóm lại là chúng ta sẽ chết và không thể mang theo khối tài sản qua thế giới bên kia. Chính vì vậ, chúng ta cần có 1 sự sẵn sàng để hy sinh cuộc đời mình và hy sinh mất đi tài sản của mình, ta phải ở trong 1 tư thế sẵn sàng. Chúng ta không có 1 sự lựa chọn nào khác cả vì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ mất đi cuộc sống của mình và tài sản của mình nên cần lựa chọn cách tốt nhất để mất đi cuộc sống của mình với phương thức như thế nào và ở đâu. Một cách hữu ích sử dụng cuộc sống của chúng ta là việc tránh xa các điều ác,làm các hạnh lành, biết cách tạo ra các phước thiện, trì giới và thực hành thiền. Đó là cách tốt nhất để sử dụng cuộc đời và tài sản của mình và phương thức thông minh nhất là chúng ta có thể sử dụng cuộc sống của mình, tài sản của mình theo con đường trung đạo.

Thực hành chánh niệm cũng là cách thức để giúp chúng ta buông bỏ. Hãy cố gắng thực hành việc buông bỏ thói quen hay như các hoạt động tâm thức của mình, (ở đây chúng ta có thể hiểu là các thói quen). Nếu không có chánh niệm thì chúng ta sẽ làm những gì mình muốn làm, làm những gì mình thích làm. Chúng ta có thể duy trì chánh niệm trong suốt thời gian, tâm của mình nó sẽ không bận rộn với những công việc khác, và như vậy thì sự hiểu biết sai lầm và sự dính mắc không thể len lỏi vào trong tâm thức của chúng ta được.

Buông bỏ những thói quen cũng là một phương thức để đạt được sự giác ngộ. Việc thực hành chánh niệm sẽ giúp chúng ta phát hiện ra được sự vận hành của thói quen, để thấy rằng tại sao chúng ta lại nói như vậy, tại sao lại làm như vậy, tại sao mình lại hành động như vậy. Nếu chúng ta có thể hiểu rõ ràng về các thói quen của mình thì mình sẽ biết là mình cần làm gì và mình không nên làm gì. Rõ ràng là chúng ta không có thể ngưng lại việc sử dụng bản thân mình cũng như là các hành động của chúng ta. Đó là điều không thể. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải sử dụng bản thân mình cũng như là các hành động của mình một cách hữu hiệu nhất, tốt nhất. Việc thực hành chánh niệm và buông bỏ sẽ làm thay đổi hành động của chúng ta và cuộc sống của chúng ta. Có thể nói rằng việc thực hành chánh niệm và buông bỏ sẽ giúp thì sẽ giúp chúng ta tạo ra được phước thiện, điều đó có nghĩa là chúng ta tạo ra kết quả tốt đẹp. Vì tự thân việc chánh niệm và buông bỏ đã tạo ra các đã tạo ra thiện nghiệp rồi. Vì bất cứ khi nào chúng ta tạo ra thiện nghiệp thì chúng ta sẽ có một kết quả tốt đẹp.

Buông bỏ tự thân nó là một cái điều kiện, nguyên nhân tốt nhất và như vậy chúng ta cũng sẽ có được kết quả tốt nhất. Mới đầu chúng ta có thể buông bỏ những cái nhỏ, những cái chúng ta có thể hiểu, chúng ta có thể làm được, bất kỳ những gì chúng ta có thể áp dụng việc buông bỏ, từ những việc buông bỏ nhỏ này sẽ giúp tạo nên những buông bỏ lớn, giống như việc nhiều giọt nước tạo nên 1 ly nước, nếu không có những buông bỏ nhỏ thì không thể nào có được sự buông bỏ lớn. Những hiểu biết nhỏ sẽ giúp chúng ta có những buông bỏ lớn hơn. Buông bỏ lớn sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết lớn và năng lực buông bỏ lớn hơn.

Tất cả chúng ta đều quen với việc làm cái gì, làm như thế nào, làm ở đâu, nhưng mà lại rất ít khi chúng ta học cách buông bỏ – buông bỏ đối với thời gian, nơi chốn, pháp môn mà chúng ta thực hành. Xã hội mà chúng ta đang sống ở đây, ít khi dạy về sự buông bỏ. Nhưng mà chúng ta có thể học hỏi từ giáo pháp của Đức Phật, từ những Lời dạy của Ngài, rồi thực hành chánh niệm và thực hành buông bỏ.

Tôi là một học sinh học thiền, tôi cũng được học cách thức thiền, giử chánh niệm mà lại không được học về buông bỏ. Thế nên, tôi chỉ có thể học được cách buông bỏ thông qua việc thực hành của mình. Chính vì vậy mà việc giải thích về buông bỏ như thế nào cũng khó thực hiện, khó nói. Để không có xa rời khỏi con đường trung đạo thì bắt buộc chúng ta phải thực hành chánh niệm và buông bỏ.

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara

Hỏi đáp ngày 25/6/2013, tại Thiền viện Phước Sơn
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app