THỰC HÀNH XẢ LY KHỎI HAM MUỐN VỀ ĂN UỐNG

Khi 13 tuổi, tôi vô tình phải thực hành fasting – nhịn ăn khi đi theo anh rể trong một chuyến dã ngoại. Lần đó tôi hoạt động rất nhiều ngoài trời, bơi lội, ngày tiếp theo lại phải đi vào rừng hái nấm, dù hoạt động rất nhiều nhưng cuối ngày tôi không hề cảm thấy có vấn đề gì cả. Sau đó, tôi rất ngạc nhiên và nảy sinh ra câu hỏi là: tại sao người ta lại ăn hàng ngày nhiều như vậy? Chắc hẳn là vì mọi người luôn ăn rất nhiều cho nên họ cứ theo thói quen mà ăn tiếp.

Rồi có một lần tôi bị viêm da rất nặng và đi đến quyết định nhịn ăn 3 ngày, do đó là 3 ngày cuối tuần tôi không phải đi làm. Sau 3 ngày tôi vẫn thấy rất tốt, không có chuyện gì xảy ra cả. Thế nên tôi quyết định tiếp tục thêm 1 tuần nữa, mọi chuyện đều ổn. Và rồi tôi lại tiếp tục nhịn ăn tuần thứ 2, không hề có vấn đề gì cả. Chỉ có một vấn đề duy nhất là tôi cảm thấy rất cô đơn, vì mọi người xung quanh thì bận rộn trong việc đi chợ, nấu nướng, ăn uống, còn tôi thì cứ một mình nhịn ăn nên cảm thấy cô đơn, thế nên tôi bắt đầu ăn trở lại.

Sức khoẻ tôi được cải thiện và tình trạng bệnh viêm da hoàn toàn biến mất. Mặc dù quay lại ăn nhưng mà trong tâm tôi luôn xuất hiện những câu hỏi là tại sao phải ăn nhiều như vậy, tại sao mình không thể ngừng việc ăn được, tại sao cứ phải chiều theo thói quen và bị cuốn vào việc ăn uống mãi như thế.

Một vài năm sau. tôi lại có một cơ hội nữa, trong chương trình lần đó ban tổ chức chỉ cung cấp bữa ăn một lần trong ngày, với một hộp đồ ăn duy nhất. Do thấy nhiều rắc rối, phức tạp liên quan đến việc đưa đồ ăn đến nơi tôi đang thực hành, tôi quyết định không ăn nữa. Tôi nói với người đưa thức ăn là sau 2 tuần hẵn quay lại. Hai tuần trôi qua, mọi việc rất là tốt và tôi cảm thấy rất khoẻ.

Tuy nhiên, đáng lẽ sau 2 tuần người đưa thức ăn sẽ đến, tuy nhiên họ lại chẳng đến. Tâm của tôi bắt đầu xuất hiện sự lo lắng vì đã đến giới hạn nhịn ăn như lúc trước. Tôi thấy tim mình bắt đầu đập yếu dần, lo lắng và sinh ra đủ thứ hồi hộp và tôi cảm thấy gần như là gần chết vậy, hơi thở yếu, tim đập yếu. Trong lúc nằm đó, tôi nhớ khu này gần bên một bờ sông rất đẹp, nếu bây giờ tôi chết mà vẫn không được đi tắm sông thì thật là tiếc, cho nên là tôi ngồi dậy và cố gắng đi ra sông. Sau khi tắm mát dưới lòng sông, tôi thấy rất khỏe, chẳng hề hấn gì cả. Sau chuyện đó, tôi phát hiện ra cái tâm của tôi tự nó đã tạo ra rất nhiều vấn đề và đó chính là lí do cơ thể tôi trở nên yếu đuối và khiến tôi gần như là đã chết lả đi.

Thông qua các kinh nghiệm đó, đầu tiên tôi khuyến khích mọi người hãy cố gắng tham gia chương trình nhịn ăn trong khóa thiền này. Có thể các bạn sẽ không tham gia được hết cấc buổi, sẽ lỡ không nhịn ăn nổi trong một buổi, hai buổi nào đó. Điều đó không sao, nó sẽ giúp chúng ta sau này khi giả sử rơi vào hoàn cảnh không có đồ ăn thì sẽ không phải lo lắng đi tìm. Hoặc lúc ta cần phải làm việc gì đó liên tục qua trưa hoặc qua tối mà không phải lo vấn đề sức khoẻ.

Điều thứ hai là về việc nhịn ăn rất tốt cho việc thanh lọc tâm. Bất kỳ một sự dính mắc nào cũng đều tạo ra những vấn đề, dính mắc vào thức ăn sẽ tạo ra rất nhiều lo lắng, các triệu chứng sẽ biểu hiện ra rất rõ. Chính vì vậy ta có thể thực hành xả ly trên những biểu hiện đó và đó cũng là lúc tiến trình thanh lọc tâm đang diễn ra.

Bây giờ ở trung tâm Thabarwa (Myanmar), chúng tôi có rất nhiều cơ hội thực hành liên tục những các chương trình nhịn ăn như thế, cho nên nó không còn xa lạ nữa, nhất là đối với những thiền sinh nước ngoài, họ tham gia rất thích thú. Một vài người thì dễ dàng vượt qua 2, 3 ngày đầu, sau khi vượt qua rồi họ lại tiếp tục vì lúc đó rất dễ dàng. Một vài người bỏ cuộc giữa chừng, tuy nhiên họ sẽ có kinh nghiệm nhận ra thực chất là mình đã dính mắc vào đồ ăn nhiều như thế nào, không như mình nghĩ là không dính mắc.

Thêm một điều nữa là tôi thường xuyên đi theo Thiền sư cho nên trong điều kiện đó, Thiền sư liên tục hướng dẫn cách thực hành xả ly, càng thực hành thì càng hiểu sự dính mắc vào thức ăn hoặc dính mắc vào những điều khác nguy hiểm như thế nào, nó ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề hiện tại của tâm.

Khi thấy như vậy thì mọi người sẽ hiểu ra sự dính mắc và hiểu về phương pháp này nhiều hơn. Sử dụng sự dính mắc vào thức ăn để thực hành xả ly là một trong những sự dính mắc dễ dàng nhất để có thể hiểu được Sự thật. Thậm chí nếu một người mà không có thể đi theo phương pháp này đến cuối cùng thì họ cũng hiểu rất rõ ràng về sự dính mắc của họ về đồ ăn, và họ sẽ thử bắt đầu lại vào lần sau, ít nhất họ cũng thấy những người khác thực hành nhịn ăn đều không bị gì cả.

Tôi khuyến khích thực hiện vì hai lợi ích, chắc chắn nó sẽ có lợi về thân và giả sử rơi vào điều kiện không được ăn thì các bạn cũng sẽ không quá lo lắng. Thứ hai là tốt cho việc thanh lọc tâm và trải nghiệm phần nào về phương pháp thực hành xả ly này. Khi nhịn ăn chúng ta sẽ ngay lập tức hiểu dính mắc là như thế nào, xả ly là như thế nào. Thông qua việc nhịn ăn này, chúng ta sử dụng nó để hiểu phương pháp, để nhận ra sai lầm thường gặp là nghĩ rằng mình không dính mắc.

 

P/s: Sayalay Khema Cari (phải) – ni trưởng trung tâm Thabarwa miền Nam nước Ý

Chia sẻ của nữ tu Khema Cari – 05/2017, Việt Nam
Xin cảm ơn quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app