VẤN ĐỀ TRONG TÂM

Chúng con có thể làm gì để có được trí tuệ trọn vẹn mà Thiền sư nói tới?

Chúng ta cần phải lấy tất cả hành động (qua thân, khẩu, ý) của Đức Phật làm tấm gương được chừng nào tốt chừng ấy. Hành thiện khiến cho chúng ta bận rộn nhưng chính là chúng ta chỉ làm cho bản thân mà thôi.

Các loài thú vật cũng bận rộn nhưng chúng chỉ bận rộn cho bản thân mà thôi. Cho nên, chúng ta cần làm việc không phải chỉ cho bản thân mình nhưng làm điều cần thiết. Điều này có nghĩa là chúng ta không chỉ làm lợi cho một người hay cho tất cả mà chính là làm điều cần thiết. Hành động này sẽ mang lại lợi lạc không chỉ cho bản thân, cho mọi người hay có thể cho tất cả song cái điều cốt yếu là phải làm điều cần thiết vào một thời điểm cụ thể không vì tự ngã. Làm việc phục vụ cho bản thân thì không được coi là làm việc thiện. Làm việc phục vụ cho tổ quốc cũng không là hành thiện trọn vẹn.

Chúng ta cần cố gắng làm điều cần thiết có thể mang lại lợi ích cho một người lạ hay những người khác trong tương lai. Điều cốt yếu của hành động làm điều cần thiết mà không vì tự ngã nghĩa là chú ý đến một người hay tất cả mọi người có nghĩa là làm việc với tự ngã. Khi có khái niệm là làm cho một người này hay làm cho tất cả tức là đang làm với ngã. Bạn cần phải làm cái điều cần thiết mà thôi. Khi chúng ta hành thiền, thông thường, chúng ta không thể bỏ được cái sự tập trung quá mức vào bản thân. Đó là làm với tự ngã tức làm với cách thức không đúng đắn.

Hãy chỉ thực hành với cái ý niệm để từ bỏ tất cả. Sự chú trọng vào một cái gì đó có nghĩa là chỉ làm thôi, chỉ thực hành thôi. Con đường trung đạo duy nhất chỉ là làm, chỉ kinh nghiệm, chỉ biết. Nếu chúng ta làm việc vì tiền thì đó không phải là cái cách đúng đắn. Nếu chúng ta làm việc vì danh vọng thì đó không phải là cái cách đúng. Chúng ta làm mà chỉ làm việc,   không cần chối bỏ hay dính mắc vào các công việc của thế gian có nghĩa là chỉ làm mà thôi, chỉ sử dụng mà thôi.

Vấn đề cần hiểu là chúng ta gặp khó khăn khi làm phước thiện với hàm ý chỉ có cái làm, chỉ có sử dụng mà thôi.

Để có khả năng theo con đường trung đạo thì chúng ta cần phải xả bỏ tất cả các ý niệm về chúng sinh hữu tình cũng như vô tình cũng như tất cả các nghiệp sinh khởi qua thân khẩu ý và làm tăng trưởng phẩm chất xả ly trong tất cả các hoạt động tạo tác thì chúng ta mới có thể làm các điều chúng ta phải làm và chúng ta mới có thể không làm cái điều chúng ta không nên làm.

Mục đích của việc từ bỏ tất cả mọi người, tất cả mọi thứ và tất cả mọi hoạt động là để chúng ta có thể kiểm soát được tất cả các nghiệp thân khẩu ý. Nếu như năng lực xả ly tăng trưởng thì chúng ta có thể kiểm soát được ý nghiệp. Bằng cách này, chúng ta sẽ không nghĩ điều mà chúng ta không nên nghĩ; chúng ta sẽ không nói điều mà chúng ta không nên nói. Chúng ta sẽ có thể nói điều mà chúng ta cần nói; làm điều mà chúng ta cần làm. Chúng ta có thể từ khước điều mà chúng ta không nên làm.

Nếu chúng ta không thể xả ly mọi thứ thì sẽ sinh khởi ham muốn sở hữu cái này hay cái kia; chẳng hạn như tôi muốn có một cái máy camera hay tôi muốn có một cái máy tính đó là vì chúng ta không thể xả ly. Thông thường, chúng ta sử dụng mọi thứ là để chấp thủ chứ không để xả ly. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được hành động thì sẽ có cái ham muốn, muốn có muốn sỡ hữu bất cứ những gì mà chúng ta có thể sở hữu. Nếu không có được năng lực xả ly thì sẽ có cái ham muốn làm một cái gì đó. Chẳng hạn khi chúng ta thấy người ta hát và múa thì sẽ có cái ham muốn tôi muốn làm như vậy đó là bởi vì chưa có được cái năng lực xả ly đối với hành động.

Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara

Pháp thoại 2012 – Vấn đề trong tâm
Thanlyin – Myanmar
Nhomthiensinh dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app