NẮM GIỮ – CĂN BỆNH NAN Y

Ban đầu, trung tâm thiền chúng tôi cũng có rất nhiều vấn đề, nhu cầu từ nơi ăn, chốn ở, thực phẩm đến thuốc men đều túng thiếu. Vì vậy, đã có nhiều trở ngại trong trung tâm, có những người có ý định đến hành thiền trọn đời ở trung tâm nhưng họ không thể xả ly khỏi hoàn cảnh và những trắc trở đó nên họ trở về. Họ đến với trung tâm thiền nhưng lại không thể xả ly khỏi ngôi nhà của mình – đó là lý do tại sao họ lại quay về nhà. Chỉ có thiền sinh nào xả ly khỏi nơi chốn và xả ly khỏi hoàn cảnh thì mới có thể ở trong trung tâm lâu dài hay trọn đời. Họ có rất nhiều khó khăn và thử thách trong việc thực hành, nếu không xả ly khỏi những chướng ngại đó thì sẽ không thể tiếp tục hành thiền thêm được, mà họ phải từ bỏ sự thực hành.

Chúng ta cần buông bỏ hành động của mình, không chỉ về thân, lời nói mà còn cả các hành động của tâm. Điều đó không có nghĩa là không làm gì, mục đích của việc buông bỏ là xả ly khỏi sự dính mắc vào hành động. Làm với sự hiểu biết sai lầm và với dính mắc thì không đúng, chỉ làm mà thôi, với sự hiểu biết đúng đắn và xả ly là mới là đúng đắn. Chúng ta cần phải xả ly các hành động của mình để giải thoát khỏi dính mắc và hiểu biết sai lầm. Đức bồ tát đã có thể buông bỏ gia đình và ngai vàng của mình trước khi chứng đắc quả vị chánh đẳng chánh giác. Để có khả năng thực hành theo phương pháp đúng đắn thì sức mạnh của sự xả ly hay buông bỏ là thật sự cần thiết. Đức Phật đã có thể buông bỏ mọi thứ; do đó, sau khi chứng ngộ, Ngài quay trở lại hoàng tộc và vương quốc của mình với sức mạnh của sự hiểu biết đúng và xả ly nên ắt hẳn ngài biết làm thế nào để giúp gia quyến có thể xả ly khỏi sự hiểu biết sai lầm và dính mắc. Khi còn là thái tử sống trong cung điện, đức bồ tát đã không thể xả ly khỏi sự hiểu biết sai lầm và dính mắc đó.

Hành động của sự buông bỏ là một trong những nhân và cần hiểu hành động của sự buông bỏ theo cách đúng đắn, chúng ta cần phải có khả năng sử dụng việc buông bỏ theo cách đúng đắn mà không nắm giữ. Tôi đã bắt đầu thành lập trường thiền từ năm 2007, từ trước đến nay đã có nhiều thiền sinh đến và ở lại trung tâm. Tôi đã phải đối mặt với nhiều vấn đề, nhiều người họ nắm giữ lời dạy của tôi, nắm giữ trung tâm, hay nắm giữ người thầy, nắm giữ thiền sinh khác do họ không thể buông bỏ được thói quen nắm giữ, chú ý đến một người, một thứ nào đó. Đó là nguyên do họ nắm giữ hết cái này đến cái khác, vì vậy rất khó giải quyết vấn đề, giống như một số bệnh nan y không thể chữa được.

Để giải quyết vấn đề, tôi đã cố gắng để có khả năng sử dụng theo cách đúng đắn. Khi tôi không thể giúp họ buông bỏ được các thói quen của mình, tôi sẽ cố gắng xả ly họ. Tôi vẫn cho phép họ ở trong trung tâm để họ làm thiện pháp, chỉ có làm thiện pháp mới giúp giảm bớt sự hiểu biết sai lầm và giảm bớt dính mắc. Vì vậy, tôi thành lập một trung tâm thiền hoạt động thường xuyên, chứ không phải chỉ theo từng khóa thiền mà thôi. Điều đó để tạo cơ hội cho thiền sinh thực hành đều đặn, bền bỉ và làm thiện pháp hàng ngày. Nếu không thể giải thích bằng ngôn từ, tôi để họ tự giải quyết vấn đề bằng cách để họ tự mình làm các thiện pháp. Đó là cách tốt nhất tôi có thể giúp họ, và theo thời gian, sự dính mắc sâu vào hiểu biết sai lầm và hành động sai lầm càng trở nên giảm thiểu, và họ chỉ còn ít vấn đề. Nếu sự hiểu biết sai lầm mạnh mẽ thì họ có những hành động sai và dẫn đến nhiều vấn đề, còn nếu hiểu biết sai lầm ngày càng bớt dần đi thì ngày càng có ít vấn đề và hành động sai lầm hơn. Vì vậy, hành động làm thiện pháp là quan trọng nhất đối với tất cả mọi người, chúng ta cần có niềm tin và tin tưởng vào hành động thiện pháp của chính mình. Đó là câu trả lời cho mọi câu hỏi. Nếu bạn không thể hiểu bằng việc nghe pháp hay học kinh điển thì bạn cần cố gắng làm thiện pháp nhiều hơn nữa thì một ngày nào đó bạn sẽ hiểu được sự thật.

Thiền sư Ottamathara

18/12/2014, Thiền Viện Phước Sơn, Việt Nam
Xin tri ân quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app