NGHỆ THUẬT NHÂN QUẢ

Ngay lúc này, tất cả chúng ta đang tranh thủ mọi cơ hội làm thiện phước cùng nhau. Chúng ta nên hiểu khi làm việc thiện, những gì đang làm chính là chúng ta và ta cũng đang cúng dường đến Phật, Pháp, Tăng bằng nỗ lực vô kể của mình. Thế nên, cúng dường đến Phật – Pháp – Tăng chính là nhân gieo cho chính cuộc sống và bản thân chúng ta. Chúng ta giữ giới, thế nên nhân giữ giới là cuộc sống của chúng ta, là bản thân chúng ta. Giữ giới là một thiện pháp, ta hãy làm việc thiện bằng cách bố thí, cúng dường hoặc giữ giới. Đồng thời, thực hành chánh niệm và xả ly, đó là lý do chúng ta nên hiểu chánh niệm và xả ly là thiện nghiệp đúng đắn. Bằng cách thực hành chánh niệm và xả ly, chúng ta đang cùng nhau làm nên những thiện pháp hết sức cao quý. Nếu không làm thiện nghiệp để vun bồi phước đức, chúng ta sẽ làm việc vì tiền và khao khát những thứ muốn sở hữu. Nếu không biết bố thí – cúng dường, chúng ta chỉ cố gắng làm để tích lũy tài sản cá nhân; vì thế, bố thí – cúng dường từ đó cũng trở thành công việc chiếm giữ của cuộc sống chúng ta. Theo cách này, rất dễ lầm tưởng rằng làm việc với mục đích chiếm giữ là công việc của mình.

Chúng ta thường nghĩ và so sánh bản thân là giàu hay nghèo, trẻ hay già, mạnh khoẻ hay đau ốm, học thức hay vô học, nam hay nữ… thực tế, tất cả những thứ đó không có thật. Chúng ta là những gì chúng ta làm, và những gì đang làm bây giờ mới thực sự là chúng ta. Và bây giờ là cơ hội để cúng dường những gì chúng ta làm đến Phật – Pháp – Tăng. Chúng ta đang giữ giới và tu tập chánh niệm, xả ly; chính vì vậy, chắc chắn chúng ta đang cho đi, đang cúng dường và sự cúng dường đó mới thực sự là chúng ta. Giữ giới thật sự là những gì chúng ta đang là; theo đó, chánh niệm và xả ly cũng thật sự là chúng ta đang là (chúng ta cũng thực sự là chánh niệm và xả ly). Càng thực hành như vậy, chúng ta càng hiểu sự thật về giàu hay nghèo, khỏe mạnh hay đau yếu, đàn ông hay đàn bà, học thức hay không học thức, tất cả đều không phải chúng ta đang là. Hành động thiện hay bất thiện ở hiện tại mới thực sự là mối quan tâm của chúng ta. Ý tôi là, theo lý nhân quả, chúng ta là nhân và cũng chính chúng ta là quả; chúng ta không phải ai đó hay cái gì đó, chúng ta chỉ là nhân và quả mà thôi.

Nếu cứ bận tâm về tôi hay bạn, của tôi hay của bạn, cái gì đó hay ai đó, giàu hay nghèo, trẻ hay già, đàn ông hay đàn bà, … chúng ta sẽ khó mà thừa nhận sự thật rằng chúng ta chính là những gì chúng ta làm. Vì thế chúng ta nên thấu suốt sự thật rằng chỉ có nhân và quả. Một mặt của hành động là tạo nhân, và mặt kia là quả, tức kết quả của cái đang trở thành, hay cái đang xảy ra. Những nghiệp thiện ác khác nhau tạo nên vô vàn nhân; vì vậy, kết quả của những nghiệp thiện ác đó cũng tạo nên vô vàn quả. Càng thấu suốt sự thật về nhân – quả, chúng ta càng có thể tháo gỡ quan kiến sai lầm về cái gì đó hay ai đó.

Nhìn nhận sự việc chỉ từ một phía cái về gì đó hay ai đó và nhìn từ khía cạnh nhân – quả, hai góc nhìn này hoàn toàn đối lập nhau. Nếu chỉ nhìn từ phía cái gì đó hay ai đó tức chúng ta đang sử dụng quan kiến sai lầm; từ đó, bất cứ điều gì chúng ta làm thật sự không đúng đắn. Đó là lý do vì sao những hành động tiêu cực từ quan kiến sai lầm cứ diễn tiến không bao giờ có hồi kết. Cái gì đó không có thật, ai đó cũng không có thật; chính vì vậy, suy nghĩ, hành động và lời nói từ phía cái gì đó hay ai đó sẽ không bao giờ chấm dứt bởi vì chúng không có thật. Những tư duy, lời nói và hành động chỉ từ góc nhìn của nhân – quả mới thật sự đúng đắn, từ đó chúng sẽ không còn sanh khởi nữa. Nếu theo đuổi con đường sự thật, sớm muộn chúng ta sẽ đi đến kết thúc; còn cứ mải miết theo con đường không có thật, chắc chắn luân hồi sẽ vô tận đối với chúng ta. Luân hồi chính là nghiệp về thân – khẩu – ý với thói quen sử dụng quan kiến của ai đó hay cái gì đó. Vòng luân hồi chỉ thật sự đoạn tận khi những suy nghĩ, nói năng, hành động được tạo tác với chánh kiến của nhân – quả mà thôi. Quan kiến về cái gì đó hay ai đó là có thật, như ai đó đang còn sống hay đã chết đi, cái gì đó đang tồn tại hay không còn hiện diện nữa; tất cả điều này được cho là có thật bởi chúng đang được nhìn từ góc nhìn của ai đó hay cái gì đó. Nếu chúng ta nhìn từ góc nhìn chỉ có nhân – quả, không có cái gì đó hay ai đó, không có ai đang tồn tại và không có ai chết đi, không có gì là mất đi và không có gì là hiện diện mãi; chỉ có biết và chỉ có không biết mà thôi, chỉ có nghĩ và chỉ có không nghĩ mà thôi, chỉ có làm và chỉ có không làm mà thôi, chỉ có nhân và chỉ có quả mà thôi. Vì thế chúng ta nên cố gắng nhìn từ phía nhân – quả để xả ly khỏi góc nhìn hạn hẹp của cái gì đó hay ai đó. Do chúng ta đều có góc nhìn từ ai đó hay cái gì đó, tôi hay bạn, nên chúng ta chỉ làm việc cho bản thân hay cho gia đình mình. Nhưng điều này chưa đủ. Chính vì vây, chúng ta nên cố gắng nhìn từ phía chỉ có nhân – quả mà thôi – là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới – không có cái gì đó hay ai đó. Chỉ có bản chất vô thường luôn luôn đổi mới đang dạy và đang nghe, bản chất vô thường luôn luôn đổi mới đang giữ giới và phá giới, bản chất vô thường luôn luôn đổi mới đang không thực hành chánh niệm – xả ly, bản chất vô thường luôn luôn đổi mới đang thực hành chánh niệm và xả ly. Nếu hiểu ra chúng ta chính là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới, theo đó, sự giải thoát cũng chính là bản chất vô thường luôn luôn đổi mới mà không phải tôi cũng chẳng phải bạn. Vì vậy, nếu có thể lĩnh hội được, chúng ta không nhất thiết bận tâm đến bản thân hay người khác. Bên cạnh đó, với quan kiến không có tôi hay bạn, không của tôi hay của bạn, không phải cái gì đó hay ai đó, chúng ta sẽ có khả năng làm nhiều thiện pháp khác nhau, không chỉ cho bản thân mà cho mọi người, cho sự thật và cho tất cả.

Điều này thực sự quan trọng. Với quan kiến sai lầm, chúng ta dễ dàng chỉ nghĩ và làm vì bản thân; nếu nhìn từ quan điểm đúng đắn, chúng ta sẽ làm vì tất cả mọi người và làm vì sự sự thật. Chỉ làm hay chỉ không làm mà thôi, chỉ hiểu biết hay chỉ không hiểu biết mà thôi, chỉ trải nghiệm hay chỉ không trải nghiệm mà thôi, chỉ sử dụng hay chỉ không sử dụng mà thôi; chúng ta nên sử dụng cả hai quan điểm về cái gì đó hay ai đó và không có cái gì đó hay ai đó, chỉ có nhân và chỉ có quả. Và chúng ta cần vận dụng hai quan điểm đối lập này một cách thuần thục, khéo léo. Theo cách này, bất kỳ những gì chúng ta làm sẽ có khả năng chỉ làm mà thôi. Nếu chỉ làm mà thôi, chúng ta sẽ tận dụng triệt để năng lượng tự nhiên và tự nhiên là nguồn năng lượng có sức mạnh lớn nhất. Khi thực hành chỉ làm mà thôi, chúng ta có thể làm nhiều việc phước thiện hơn ngay cả những việc lớn lao nhất. Chỉ làm mà thôi thì hoàn toàn trọn vẹn, tức làm không chối bỏ hay dính mắc, đó là lý do vì sao khi chưa khéo léo và đạt thành công trong thực hành, chúng ta không nên vội vã từ bỏ, hãy cứ chỉ làm mà thôi để đạt nhiều kết quả lợi lạc. Khi làm sẽ không tránh khỏi lỗi lầm nhưng đừng vì vậy mà nản chí, hãy cứ tiếp tục làm, chỉ làm mà thôi.

Thiền sư Ottamathara

15/01/2019 – thiền viện Phước Sơn – Việt Nam
Xin tri ân quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app