TRÌNH PHÁP: KINH NGHIỆM HÀNH THIỀN

Kính bẩm thiền sư, con là một tu sĩ Bắc Tông đang hành thiền định. Nhưng thỉnh thoảng trong lúc hành thiền, con cảm thấy mình lạc khỏi đối tượng mà mình đang tập trung chú ý. Cùng lúc đó con lại cảm thấy rõ biết mọi thứ đang diễn ra xung quanh mặc dù đã lạc khỏi đối tượng. Con không biết kinh nghiệm như vậy là đúng hay sai, con có cần thay đổi gì không? Xin cảm ơn Ngài!

 

Kinh nghiệm như vậy là đúng, không có gì phải băn khoăn cả, nếu như bạn có thể hay biết về mọi thứ xung quanh một cách tự nhiên, hãy cố gắng để hay biết về bản chất vô thường của cái tâm hay biết đó. Nếu khi hành thiền bạn có thể giữ chánh niệm trên đối tượng bên ngoài tâm, rồi rời đối tượng và trở nên hay biết về mọi diễn tiến bên trong chúng ta một cách tự nhiên như lời bạn kể. Lúc đó, việc bạn cần làm là chỉ cần giữ chánh niệm về cái tâm đang hay biết đó. Tâm hay biết là vô thường, chỉ để sử dụng mà thôi. Đừng dính mắc, tâm hay biết cần được xả li. Chỉ khi nào nhận thức rõ về bản chất vô thường của cái tâm hay biết thì chúng ta mới có thể xả li khỏi nó.

Nếu bạn có thể giữ chánh niệm trên cái tâm hay biết trong khoảnh khắc hiện tại, tâm hay biết đó sẽ biến mất, lúc đó hãy giữ chánh niệm trên thời khắc hiện tại của chánh niệm (dùng chính chánh niệm như là đối tượng của chánh niệm). Đó là bước cuối cùng của chánh niệm, là bước khó khăn nhất đối với tất cả mọi người.

Kính bạch Sayadaw!, khi ngồi thiền lưng con hay bị đau và khó chịu, cho nên con không thể thiền trong thời gian dài được. Vậy có cách nào giúp con ngồi thiền tốt hơn và vượt qua nỗi đau đó không ạ?

 

Trong thực tế, chúng ta cần thay đổi thói quen nắm giữ của tâm. Cảm giác đau đớn hay thoải mái trong cơ thể và cảm giác đau đớn hay hân hoan trong tâm, tất cả đều chỉ để trải nghiệm, không phải để nắm giữ như một cái gì đó chúng ta sở hữu. Chúng ta nên hiểu rằng không có gì là vĩnh viễn, mọi thứ đều vô thường và diễn ra tự nhiên. Cả kinh nghiệm tốt lẫn xấu trong thân hay trong tâm của chúng ta bản chất đều là vô thường, tự nó xuất hiện và biến mất. Chúng ta chỉ cần thay đổi sự hiểu biết và quan kiến của mình, không cần thay đổi nỗi đau hay sự khổ đó. Nếu cảm thấy đau nhức, chúng ta nên giữ thẳng cơ thể, thở và trở nhẹ mình, cảm giác đau nhức sẽ giảm. Chúng ta chỉ cần thay đổi quan kiến, hành động hoặc những thói quen của mình. Thay vì ngồi thiền như chúng ta vẫn thường làm, hãy ngồi và thực hành phương pháp chỉ-làm-mà-thôi. Nỗi đau không phải là một “cái gì đó” cũng không phải là “của mình” hay “của người”, chỉ là Bản chất vô-thường-luôn-mới mà thôi. Biết về sự thật của cảm giác đau nhức có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự hiểu biết và hành động sai lầm.

Thiền sư Ottamathara

Tháng 02/ 2020 – Khóa thiền Malaysia – Singapore
Thời pháp tối tại trung tâm Thabarwa TNC Singapore
Kha Nguyen ghi – U Ariya – U Dhamma Ganga dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara

Các bài viết trong sách

Trả lời

Từ điển
Youtube
Live Stream
Tải app