TRÌNH PHÁP: CON ĐƯỜNG ĐẾN BUÔNG BỎ (PHẦN 1)
Nhờ thiền sư, con đã hiểu ra nhiều vấn đề; con tin rằng những hành động tốt sẽ tạo ra năng lượng cho mình làm mọi việc được tốt hơn. Trong một tháng qua hành thiền, con có làm được nhiều việc thiện hơn và tâm cũng được bình an hơn. Hôm nay, con có duyên gặp thiền sư, trước đây con đọc sách của ngài, thật sự con rất ấn tượng bài The Middle Way – Con đường trung đạo, và nhờ nghe pháp của thiền sư con đã hiểu hơn. Con vô cùng biết ơn ngài và con cũng có một vài câu hỏi, mong ngài hoan hỷ chỉ dạy.
Đầu tiên là: hiện nay có nhiều vị thầy, vị nào cũng nhận mình truyền dạy những giáo lý chân chánh của đức Phật như những khái niệm căn bản về Tứ diệu đế, Bát chánh đạo,… Về lý thuyết, các vị dạy tương đối giống nhau, nhưng về thực hành có sự khác biệt rất xa. Có thầy dạy phải thiền định, thầy khác bảo phải thiền tuệ, rồi thầy nữa lại nói chỉ có Vi diệu pháp mới mang lại kết quả, có thầy thực hành thiện pháp và thiện nghiệp, có những thầy bảo không cần làm gì cả chỉ cần duy trì chánh kiến mà thôi. Tóm lại, rất nhiều phương pháp đã làm cho thiền sinh rối rắm không biết phương pháp nào là đúng, phương pháp nào sai. Ngay cả thiền Vipassana cũng có vô số phương pháp, quán thân, thọ, tâm, pháp, thập nhị nhân duyên v.v…
Xin thiền sư cho con biết làm sao chúng ta có thể phân biệt được đâu là lời dạy chân chính của đức Phật để tránh việc thử hết phương pháp này đến phương pháp khác vừa không đem lại kết quả vừa làm cho sự đa nghi của thiền sinh ngày càng lớn. Con cảm ơn Ngài!
Những ai chưa thấu suốt về con đường trung đạo, họ sẽ thấy có rất nhiều phương pháp khác nhau. Rất nhiều người đã học thiền với những vị dạy thiền khác nhau, rất nhiều trung tâm thiền khác nhau, và đồng thời có rất nhiều lời dạy khác nhau từ đức Phật. Nếu biết được chìa khóa chính là con đường trung đạo thì mỗi phương pháp, mỗi người dạy thiền, mỗi trung tâm thiền, mỗi lời dạy thiền đều giống như nhau. Tất cả cũng chỉ để biết mà thôi, chỉ để làm mà thôi, chỉ để trải nghiệm mà thôi, chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ. Do không hiểu về con đường trung đạo nên chúng ta cũng dạy sai, và bởi không sáng tỏ về con đường trung đạo nên chúng ta cũng vận dụng sai các phương pháp, sử dụng sai những người thầy, sử dụng sai những trung tâm thiền. Tức vẫn có phương pháp, có người thầy dạy, có các trung tâm thiền, nhưng vì chúng ta không hiểu rõ về con đường trung đạo nên chúng ta sử dụng sai hết tất cả những điều đó. Về Bắc tông, lời dạy có thay đổi một chút nhưng về Phật giáo nguyên thủy, chúng tôi sử dụng nguyên gốc lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu là làm cũng chỉ để biết mà thôi, cũng chỉ để kinh nghiệm mà thôi, cũng chỉ để sử dụng mà thôi, không phải để dính mắc hay chối bỏ.
Những tôn giáo khác theo tôi được biết, không phải con đường trung đạo, còn lời dạy của đức Phật là đi theo con đường trung đạo. Ngoài ra, còn vô số vị thiền sư khác, lời dạy của các ngài rất dễ hiểu như ngài Ajahn Chah, … nhưng có vẻ mọi người vẫn chưa nắm được con đường trung đạo là gì, chiếc chìa khóa là gì. Và chính vì không thật sự thấu suốt con đường trung đạo là gì, không biết chiếc chìa khóa là gì nên chúng ta đã không biết cách vận dụng lời dạy của đức Phật một cách đúng đắn cũng như áp dụng những phương pháp mà đức Phật chỉ dạy một cách đúng đắn. Một người đệ tử nếu thật sự thấu hiểu được các lời dạy, họ có thể áp dụng được mọi phương pháp. Tức một người đệ tử có thể hiểu được nhiều lời dạy và vận dụng được tất cả những phương pháp khác nhau chỉ với mục đính hiểu về con đường trung đạo. Nhưng theo thường tình, con người ta đã có nhìn nhận sai về con đường trung đạo, nên họ sẽ luôn dính mắc vào một thứ gì đó. Họ áp dụng tất cả phương pháp dạy thiền và những lời dạy của trung tâm thiền với cách hiểu sai lầm, với sự vô minh và dính mắc. Và đây là điều tôi quan sát được về thói quen của con người sống trong thời hiện đại.
Con người thời hiện đại họ có thói quen dính mắc và chỉ lựa chọn một điều gì đó. Thậm chí, ngay cả đất nước cũng vậy, họ cũng chọn hoặc theo Chủ Nghĩa Xã Hội hoặc theo Tư Bản Chủ Nghĩa; họ chỉ chọn một mà không có khả năng chọn cả hai kết hợp với nhau. Và bởi sự dính mắc phải là một cái gì đó, đây chính là giới hạn thiển cận của chúng ta. Cũng như vậy, chúng ta dính mắc là chỉ một vị lãnh đạo được quyền điều khiển đất nước và dính mắc vào các giới hạn cũng như không có khả năng xả ly khỏi các giới hạn đó. Đó cũng là lý do tại sao khi chúng ta đặt ra câu hỏi.
Thiền sư Ottamathara
05/2018, TP.HCM, Việt Nam
Xin cảm ơn quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara