LỜI KHUYÊN CHO CÁC BẬC CHA MẸ
Thưa ngài, là một giáo viên, con không biết làm thế nào để giúp ba mẹ bé có sự hiểu biết đúng đắn khi nuôi dạy con như không nên mắng nhiếc đứa trẻ. Vì nếu ba mẹ làm như thế sẽ bị ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ, nó có thể bắt chước và phản ứng với đứa trẻ khác theo cách như vậy.
Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề, nhưng hầu hết những cách đó không thật sự thay đổi được nhân gốc rễ. Trước khi thực hành, tôi cũng trải nghiệm như vậy nhưng tôi chưa thể giải quyết được vấn đề. Khi thực hành, tôi nhận ra và hiểu được giải pháp nhờ thực hành hay biết chánh niệm và xả ly trong khi làm các loại thiện pháp khác nhau. Đó là lý do tôi sử dụng sức mạnh tập thể để làm thiện pháp với sự hay biết, chánh niệm và xả ly để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, vì lợi ích của tất cả và để cho trung tâm, để cho một tổ chức được phát triển và tồn tại bền vững, tôi sử dụng sức mạnh tập thể để điều hành trung tâm Thabawa ở khắp mọi nơi. Phương pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề không phải bằng cách suy nghĩ hoặc chỉ hiểu theo ý niệm thông thường, chúng ta cần làm những gì đúng đắn, nói những gì đúng đắn, nghĩ những gì đúng đắn. Đó là tất cả những gì chúng ta cần làm mà không phải cố gắng suy nghĩ hay tìm ra một giải pháp nào đó.
Thay vì suy nghĩ, nói năng, hành động sai lầm, chúng ta nên vun bồi năng lực chánh nghiệp thân – khẩu – ý; thay vì chỉ nhìn từ một phía, chúng ta cần nỗ lực để nhìn từ mọi khía cạnh và từ mỗi khía cạnh, chúng ta cần thay đổi sự hiểu biết. Vấn đề gây ra bởi chỉ nhìn từ một phía mà thôi, vì vậy giải pháp cho khúc mắc là hãy nhìn nhận một cách tự do và rộng mở. Nếu ai đó chỉ nhìn vấn đề từ một phía, họ sẽ chỉ sử dụng từ góc nhìn một phía mà thôi, và khi ai sử dụng góc nhìn một phía thì chúng ta cần nỗ lực để có thể chỉ để nhìn mà thôi. Để có thể nhìn từ khía cạnh khác, chúng ta cần nỗ lực nhìn nhận một cách rộng mở, tự do và làm sao để cái nhìn rộng mở, tự do này mạnh mẽ hơn cái nhìn, cái hiểu từ một phía. Vấn đề này đã tồn tại trong xã hội và hầu hết mọi người đều cố gắng giải quyết theo cách truyền thống nhưng không thực sự hiệu quả. Thế nên, chúng ta cần phải dừng lại góc nhìn theo sự hiểu biết truyền thống, dừng lại việc áp dụng phương pháp truyền thống; chúng ta cần nỗ lực để thực hành chỉ để làm mà thôi, làm tất cả các loại thiện pháp khác nhau để vun bồi năng lực chỉ để làm mà thôi. Và đặc biệt, chúng ta cần vun bồi năng lực thực hành như vậy nhiều hơn những người tu tập theo phương pháp truyền thống.
Ở đất nước chúng tôi, hầu hết mọi người đều thực hành phương pháp truyền thống, dù biết có tác dụng phụ trong lộ trình của mình nhưng họ vẫn tiếp tục. Về phía mình, tôi chỉ nương vào sự thật để giải quyết vấn đề và phương pháp làm các loại phước thiện khác nhau để có thể chỉ làm mà thôi. Trong thời gian đầu, tôi chưa thể tu tập như vậy một cách thực sự, dù lúc ấy chưa có nhiều thông tin về sự thực hành này nhưng tôi đã không từ bỏ, tôi vẫn tiếp tục thực hành, tiếp tục giảng dạy. Vì những vấn đề như vậy vẫn tiếp tục diễn ra trong xã hội, chúng vẫn tồn tại và tiếp diễn không chỉ trong xã hội mà còn trong các trung tâm thiền, ở hầu hết mọi lúc nên tôi có cơ hội để áp dụng sự hiểu biết về con đường trung đạo trong hầu hết thời gian. Và theo thời gian, tôi dần trở nên thuần thục, tôi hiểu biết ngày càng nhiều hơn về phương pháp chỉ để làm mà thôi. Từ khi thật sự đi theo con đường trung đạo, ngày càng có nhiều người tu tập cùng tôi hơn; khi tôi hiểu biết nhiều hơn, ngày càng có nhiều người cũng bắt đầu hiểu hơn. Hành động dù tốt hay xấu có thể lan truyền từ người này sang người khác, sự hiểu biết đúng hay sai cũng có thể lan truyền từ tâm này sang tâm khác. Nếu chúng ta làm một cách liên tục và bền bỉ, những hành động như vậy sẽ lan tỏa đến những người khác. Tương tự, hút thuốc, uống rượu và hút chích, những hành động này tiêu cực nhưng vì nhiều người cứ làm như vậy không thể ngừng lại; vì vậy, việc hút thuốc, uống rượu hay hút chích trở thành thói quen và tập quán tồn tại trong xã hội. Chính vì thế, chúng ta cần nỗ lực làm thiện pháp nhiều hơn nữa để làm thiện pháp trở thành thói quen của chúng ta, trở thành một truyền thống trong xã hội. Nếu làm được như thế thì sự hiểu biết này, việc làm phước thiện này sẽ tồn tại bền vững và lâu dài. Nhờ đó, mọi người sẽ có nhiều cơ hội hơn để được lựa chọn sự thật, nương tựa vào sự thật để biết đâu là đúng đắn. Nương tựa vào sự thật để làm điều đúng đắn và thậm chí khi hầu hết mọi người có thể biết và làm điều đúng đắn thì việc biết và làm điều không đúng đắn vẫn sẽ tồn tại ở đó theo thói quen và do sự dính mắc. Vì thế, không có gì để làm, chỉ để thấy mà thôi, chỉ để kinh nghiệm, cho dù nó tốt hay xấu, đều như nó đang là.
Và lúc này, bạn chỉ đề cập một cái lỗi về ba mẹ, thật ra lỗi ở khắp mọi nơi, ở khắp mọi người, ở mọi lúc; vì vậy, tất cả những lỗi lầm này chúng ta không nên chối bỏ, chỉ cần kiên trì, và khi đó, chúng ta chỉ nên vun bồi năng lực làm thiện pháp ngày càng nhiều hơn nữa. Giờ đây trung tâm Thabarwa TPHCM đã trở thành một tập thể thực hành thiện pháp ổn định, đó là lý do tại sao chúng ta có thể làm thiện pháp từng cá nhân một và chúng ta cũng có thể làm thiện pháp với cả tổ chức hay với các tổ chức khác. Bằng cách như thế, sức mạnh của việc làm thiện pháp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn sức mạnh của những điều bất thiện; khi đó, sẽ ngày càng có ít lỗi hơn, ít vấn đề hơn, ít rắc rối hơn. Bạn nên tham gia vào trung tâm Thabarwa TPHCM, ở đó bạn có thể học hỏi được rất nhiều thứ; có thể bạn chưa thể làm thiện pháp một mình, vì vậy hãy gia nhập cùng chúng tôi, làm việc cho người khác và người khác sẽ làm việc cho bạn; nhờ đó, bạn có thể trở thành những gì bạn muốn, có được những gì bạn muốn
Thiền sư Ottamathara
Trình pháp ngày 19/01/2012, Việt Nam
Xin cảm ơn quý đạo hữu đã thực hiện bản dịch
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara