HẠNH XUẤT GIA
[01]
Thời Pháp này sẽ kết thúc vào lúc 5 giờ chiều. Sau đó, một thiền sinh Việt Nam sẽ xuất gia trở thành tu nữ. Bà ấy 62 tuổi và có 8 người con. Bà đã phát nguyện trở thành nữ tu từ rất lâu nhưng chưa có được cơ hội. Tôi quyết định sẽ truyền giới xuất gia cho bà, bà ấy mong muốn sẽ đắp y trọn đời. [Và bà sẽ tu tập tại Viện dưỡng lão Pháp bảo của Thabarwa tại Tiền Giang, Việt Nam – Lời người biên tập]
Chẳng dễ dàng gì để hiểu về cuộc đời của những vị tì khưu hay tu nữ. Chỉ khi nào thọ giới xuất gia chúng ta mới có thể tiếp cận gần hơn với những người bạn đạo và tự mình thực chứng đời sống tu hành. Có vô vàn trở ngại trong cuộc đời của một tu sĩ, đặc biệt là về trú xứ, thực phẩm, thuốc men và thiền tập – thực hành chánh niệm và xả ly. Chỉ khi nào các bạn xuất gia để sống đời tăng sĩ, tu nữ, bạn mới có thể hiểu rõ điều này.
Tôi trở thành một tu sĩ vào năm 2002, và thành lập trung tâm thiền của mình vào năm 2007. Trước khi trung tâm được thành lâp, tôi không thể hỗ trợ những nhu cầu của các vị tăng, ni khác. Nhờ việc có trung tâm mà rất nhiều cư sĩ có được cơ hội xuất gia tại đó. Ở trụ sở chính tại Thanlyin – Yangon, hiện tại có khoảng 500 nhà sư và 400 tu nữ đang tu tập. Một số chuyển đến từ các tu viện hoặc thiền viện khác, phần đông trong số họ xuất gia tại Thabarwa. Khi là một cư sĩ, một thiền sinh, tôi hiếm khi có được cơ hội tiếp cận với chư vị tăng ni. Chỉ khi đã trở thành một nhà sư, tôi buộc phải tiếp xúc với những nhà sư khác mỗi ngày, thỉnh thoảng với các tu nữ nữa. Từ đó, bằng sự thực hành của mình, tôi dần thấm nhuần giáo pháp. Từ đó tôi thực sự trở thành một tu sĩ Phật Giáo, và trở nên am tường về những tu sĩ khác.
Là một tu sĩ, chúng tôi trở thành những người con Phật thực thụ. Có rất nhiều ưu điểm khi là một người con Phật, cạnh đó cũng là vô vàn khó khăn và trở ngại. Ưu điểm lớn nhất chính là sự thực hành không giới hạn và vượt qua khả năng của bản thân. Chính từ sự thực hành đó ta mới có thể tự mình chứng nghiệm. Còn những điểm yếu thì chỉ là hữu hạn, nó sẽ được giải quyết đúng lúc nếu chúng ta làm thiện pháp một cách đúng đắn. Là một cư sĩ, chúng ta bị níu giữ bởi rất nhiều trách nhiệm trong xã hội. Khi xuất gia, ta có thể từ bỏ những vướng bận đó, ta có thể tự do làm mọi thiện pháp trong khả năng. Ta cũng có thể được hỗ trợ từ những nhà sư, tu nữ và thiền sinh khác.
Chúng ta cũng có thể nhận được những sự hỗ trợ từ những tín đồ của Phật, Pháp, Tăng. Càng tín tâm về vai trò của mình, ta càng có thể được nhiều sự hỗ trợ từ những tu sĩ khác. Tôi đã hy sinh toàn bộ cuộc đời và tài sản để đáp ứng nhu cầu của những người đệ tử Phật. Điều này là đúng đắn, thế nên ngày càng có nhiều trung tâm Thabarwa ở Myanmar và khắp nơi trên thế giới. Ngày càng có nhiều nhà sư, tu nữ, thiền sinh và cư sĩ đến ở và làm việc tại các trung tâm Thabarwa khắp mọi nơi. Hầu hết những giáo lý đều nặng về lý thuyết, ít sự thực hành. Những lời dạy của tôi thì thiên về sự thực hành, ít lý thuyết. Vì thế chúng rất có ích cho những người có khả năng thực hành theo phương pháp này. Chúng tôi cũng chú trọng vào làm việc thực hành cùng nhau, thế nên chúng tôi có nhiều hơn cơ hội để thành công. Cạnh đó, chúng tôi chú trọng vào những người thực hành, không phải những người điều hành. Thế nên, hầu hết những người thực hành đều được tự do làm thiện pháp tại trung tâm của tôi.
Thường thì người ta đều mong sẽ thành công trong mọi việc họ làm. Ở trung tâm, chúng tôi chú trọng vào việc làm những việc thiện, kể cả chúng tôi hiểu hoặc không hiểu, kể cả khi thất bại lẫn thành công, khi chúng tôi có khả năng hoặc không có khả năng. Bằng cách này, chúng tôi trở nên thành thục trong việc thực hành thiện pháp một cách liên tục. Điều này là việc thực hành gieo nhân – gặt quả một cách liên tục. Trong truyền thống Phật giáo, chúng ta đã luôn học về nhân thiện và quả thiện. Ở trung tâm Thabarwa, cùng một lúc, chúng tôi học từ cả nhân thiện, quả thiện và nhân bất thiện, quả bất thiện. Ta cũng quen với việc theo học từ vị sư phụ nào đó, tại trung tâm Thabarwa chúng tôi học từ mọi người, không chỉ từ nhiều người thầy, mà còn học lẫn nhau, học hỏi giữa những tình nguyện viên và những thiền sinh. Mọi người có thể vừa là người học lẫn người dạy học. Điều này thật dễ hiểu nhưng phương pháp thực hành của chúng tôi là chỉ-làm-mà-thôi và chỉ-không-làm-mà-thôi, chỉ-kinh-nghiệm-mà-thôi hay chỉ-không-kinh-nghiệm-mà-thôi, chỉ-biết-mà-thôi hay chỉ-không-biết-mà-thôi, chỉ-sử-dụng-mà-thôi hay chỉ-không-sử-dụng-mà-thôi, những điều này rất vi tế và khó hiểu. Nhưng nếu chúng ta có thể thực hành thiện pháp liên tục như thế này, chúng ta có thể hiểu được phương pháp này, đây chính là con đường trung đạo duy nhất.
Thiền sư Sayadaw Ashin Ottamathara
Khóa thiền mùa đông – Thiền viện Phước Sơn, 07/01/2020
Kha Nguyen ghi
Nguồn: Facebook Thiền sư Ottamathara
————————
RENUNCIATION – DHAMMA TALK AT WINTER MEDITATION RETREAT
This session will end at 5 o’clock in the evening. After this session, a Vietnamese woman will be ordained to be a nun. She is 62 years old, she has 8 children. She wants to be a nun for long time ago. As she did not have chance to be ordained in this center. Now she will be a nun today by me. She intends to be a nun for life-time. [And she will come and stay in our TNC Dhamma Nursing Home in Vietnam – Editor]
It’s difficult to understand about the life of monks and nuns. Only when we ordain we can be dealing with religious people and then we can have our own experiences of monk-hood and nun-hood. There are many difficulties as a monk or nun, especially for shelter, food, medicine and meditation or mindfulness and detachment. Only when we are ordained to be monks and nuns, we can understand clearly.
I became a monk in 2002, I can successfully establish my own meditation center in 2007. Before I have my own meditation center, I can not help to solve, to fulfill the needs of other monks and nuns. When I have my own meditation center, lay people have a chance to be ordained in my center. At Thabarwa center – Thanlyin, at the present moment, over 500 monks and 400 nuns are staying there. Some transferred from other monasteries or meditation centers, many of them were ordained in Thabarwa center. As a lay person and a meditator, I don’t have many chance to deal with monks and nuns. Only when I became a monk I have to deal with other monks everyday and with nuns sometimes. In this way, I get to know more and more about religion by my own practice. I, myself, became one of religious person, that’s why my knowledge about religious people is sure.
As monks and nuns, we become real children of Buddha. There are many good points to be the children of Buddha, besides there are also many difficulties and problems also. Good points are limitless and beyond works. Only by our own experiences we can understand more and more. Weakness are limited, it can be solved when there is the right time if we are doing good deeds in the right way. As a layperson, we have many responsibilities to the society, as a monk or nun, we have not much responsibilities to the society, that’s why we are free to do good deeds as much as we can. We can get another supports from the other monks and nuns and meditators.
We can also have much supports from devotees who taking care of Buddha, Dhamma and Sangha. As much as we are dutiful in our responsibilities, we can get more and more belief and supports from monks and nuns. I have to use or sacrifice the whole of my life and belongings to fulfill the need of the people who are concerned with Buddha, Dhamma and Sangha. That’s right to do, that’s why there are many Thabarwa Nature Center in the country and around the world. More and more monks, nuns, meditators and lay people are staying and working in Thabarwa centers worldwide. Most of the teaching are more theory, less practice. My teaching is more practice, less theory. Therefore it is really useful for those who are able to do. Besides, we emphasize in teamwork, that’s why we have chance to get success from teamwork. Besides, we emphasize the followers, not much the leaders.
Therefore, most of followers are free to do good deeds in our center. Traditionally, we emphasize to get success on whatever we do; in our center, we emphasize to keep doing what is good whether we understand or not, whether we get failure or success, whether we are able to do or not. In this way, we become skillful in doing good deeds continuously. That is the cause and result continuously. Traditionally we used to learn about good cause and good effect or result. In Thabarwa center, we are learning about both good cause and good result, bad cause and bad result at the same time. Traditionally we used to learn from one of the masters; in our center we are learning from everyone, not only from the different masters, but also from each other, between meditators and volunteers. Everyone can be both teacher and student at the same time. It is easy to understand but the method we use is doing or not doing only, experiencing or not experiencing only, knowing or not knowing only, using only or not using only which is deep and difficult to understand. But if we are able to do good deeds continuously like this, we can understand this method which is the only middle way.
– Sayadaw Ashin Ottamathara –
Phước Sơn monastery – 07/01/2020
Kha Nguyen transcibe